CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/1998/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 1998 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định chi tiết việc thi hành Luật Thương mại về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trong hoạt động thương mại với nước ngoài; gia công và đại lý mua bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài.
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các văn bản pháp luật khác có liên quan và những quy định tại Nghị định này.
Trong Nghị định này, những từ dưới đây được hiểu như sau :
1. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá là hoạt động mua, bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá.
2. Gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài là việc thương nhân Việt Nam, doanh nghiệp được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhận gia công hàng hóa tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài hoặc đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài.
3. Đại lý mua, bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là việc thương nhân Việt Nam là bên đại lý bán hàng tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài hoặc là bên đại lý mua hàng tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài để xuất khẩu hoặc sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu.
MỤC 1: QUY ĐỊNH VỀ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Điều 3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định này.
Điều 4. Hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (Phụ lục số 1).
Việc điều chỉnh Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu do Chính phủ phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại sau khi đã bàn thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan.
2. Các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu chỉ được phép xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp đặc biệt khi được phép của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện
1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành.
2. Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện (Phụ lục số 2).
3. Việc điều chỉnh Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện do Chính phủ phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại sau khi đã bàn thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan.
4. Vào đầu quý IV hàng năm, Bộ Thương mại chủ trì cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nguyên tắc điều hành xuất nhập khẩu cho năm kế hoạch tiếp theo đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, theo hướng giảm dần Danh mục hàng hóa này và dùng thuế để điều tiết.
Điều 6. Hàng hoá tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu
Hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu do Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định tại Quy chế riêng sau khi đã bàn thống nhất với các Bộ, ngành liên quan và theo đúng thông lệ quốc tế.
Điều 7. Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu với một thị trường nhất định hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu với những mặt hàng nhất định để thực hiện quyền tự vệ theo pháp luật và thông lệ quốc tế.
Bộ Thương mại thông báo với các tổ chức kinh tế quốc tế, khu vực, các nước liên quan theo thủ tục đã thoả thuận (nếu có) khi Chính phủ có quyết định cụ thể về việc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
MỤC 2: QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Điều 8. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tổng cục Hải quan xây dựng hệ thống mã số nói trên và hướng dẫn việc đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Điều 9. Xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác
1. Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Thương nhân đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Việc ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu và việc nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện do Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể.
4. Nghĩa vụ và trách nhiệm của bên ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu và bên nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu được quy định cụ thể trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu do các bên tham gia ký kết thỏa thuận.
Điều 10. Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, nhập khẩu
Thương nhân kinh doanh cùng ngành hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, được phép thành lập Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở tự nguyện để phối hợp hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, đồng thời bảo đảm lợi ích quốc gia.
Bộ Thương mại ban hành Quy chế thành lập và hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, nhập khẩu sau khi bàn thống nhất với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan.
GIA CÔNG VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
MỤC 1: NHẬN GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
Thương nhân Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, không hạn chế số lượng, chủng loại hàng gia công. Đối với hàng gia công thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thương mại.
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản và bao gồm các điều khoản sau :
a) Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng;
b) Tên, số lượng sản phẩm gia công;
c) Giá gia công;
d) Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán;
đ) Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công;
e) Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có);
g) Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thức hợp đồng gia công.
h) Địa điểm và thời gian giao hàng;
i) Nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá;
k) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Điều 13. Định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư
Định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư do các bên thoả thuận trong hợp đồng gia công. Giám đốc doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm về việc sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu vào đúng mục đích gia công; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Điều 14. Thuê, mượn, nhập khẩu máy móc thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công
1. Bên nhận gia công được thuê, mượn máy móc, thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công. Việc thuê, mượn hoặc tặng máy móc, thiết bị phải được thoả thuận trong hợp đồng gia công.
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của bên đặt và nhận gia công
a) Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu vật tư gia công theo thoả thuận tại hợp đồng gia công;
c) Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công;
d) Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá. Trường hợp nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá đã được đăng ký tại Việt Nam thì phải có giấy chứng nhận của Cục sở hữu công nghiệp Việt Nam;
đ) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
a) Được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công;
b) Được thuê thương nhân khác gia công;
c) Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công và phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên, phụ liệu, vật tư mua trong nước;
đ) Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hoá trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
Căn cứ nội dung hợp đồng gia công đã được các bên ký kết theo quy định tại Điều 12 Nghị định này, cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và theo dõi việc xuất, nhập khẩu liên quan đến hợp đồng gia công.
1. Gia công chuyển tiếp là hình thức gia công mà sản phẩm gia công của hợp đồng gia công này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công khác.
2. Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công công đoạn trước được giao theo chỉ định của bên đặt gia công cho hợp đồng gia công công đoạn tiếp theo.
3. Thủ tục giao, nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm gia công thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
Điều 18. Thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công
1. Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên ký hợp đồng gia công phải thanh lý hợp đồng và làm thủ tục thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan.
Đối với các hợp đồng gia công có thời hạn trên 1 năm thì hàng năm, bên nhận gia công phải thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan.
4. Việc tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm (nếu có) phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Trường hợp không được phép hủy tại Việt Nam thì phải tái xuất cho bên đặt gia công.
5. Việc tặng máy móc thiết bị, nguyên, phụ liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm được quy định như sau:
a) Bên đặt gia công phải có văn bản tặng;
b) Bên được tặng phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định về xuất nhập khẩu; phải nộp thuế nhập khẩu (nếu có) và đăng ký tài sản theo quy định hiện hành.
c) Được Bộ Thương mại chấp thuận.
MỤC 2: ĐẶT GIA CÔNG HÀNG HÓA Ở NƯỚC NGOÀI
3. Hợp đồng đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài và thủ tục hải quan đối với xuất nhập khẩu hàng hoá đặt gia công theo quy định tại Điều 12 và Điều 16 Nghị định này.
Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài
3. Được bán sản phẩm gia công và máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đã xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công tại thị trường nước nhận gia công hoặc thị trường khác và phải nộp thuế theo quy định hiện hành.
4. Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu và sản phẩm gia công nhập khẩu; nếu không tái nhập khẩu thì phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu .
5. Được cử chuyên gia, công nhân kỹ thuật ra nước ngoài để kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm gia công.
ĐẠI LÝ MUA, BÁN HÀNG HOÁ CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
Điều 21. Điều kiện để thương nhân Việt Nam làm đại lý mua, bán hàng hoá cho thương nhân nước ngoài
1. Thương nhân Việt Nam được phép làm đại lý mua, bán hàng hoá cho thương nhân nước ngoài khi có đăng ký kinh doanh ngành hàng phù hợp với mặt hàng đại lý.
1. Thương nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định này được ký hợp đồng đại lý mua, bán hàng hoá không thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
2. Đối với hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, thương nhân chỉ được ký hợp đồng đại lý trong phạm vi số lượng hoặc giá trị hàng hoá do cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Điều 23. Hợp đồng đại lý mua, bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài
Việc ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý mua, bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải tuân thủ các quy định về đại lý mua, bán hàng hoá tại mục 6 Chương II Luật Thương mại.
1. Hàng hoá thuộc hợp đồng đại lý mua, bán phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Thương nhân Việt Nam có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hàng hoá thuộc hợp đồng đại lý mua - bán và hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
Hàng hoá thuộc hợp đồng đại lý mua, bán với thương nhân nước ngoài khi xuất khẩu, nhập khẩu do thương nhân Việt Nam làm thủ tục như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Nghị định này.
Hàng hoá thuộc hợp đồng đại lý bán hàng tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài phải tái xuất khẩu nếu không tiêu thụ được tại Việt Nam. Việc hoàn thuế được thực hiện theo các quy định của pháp luật về thuế của Việt Nam.
Điều 27. Xử lý các vi phạm của thương nhân
Thương nhân vi phạm các quy định tại Nghị định này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 28. Xử lý các vi phạm của cán bộ, công chức Nhà nước
Cán bộ, công chức Nhà nước nếu có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của Nghị định này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ những quy định trước đây trái với những quy định tại Nghị định này.
2. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm cung cấp số liệu về các doanh nghiệp đã đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu, về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo danh mục mặt hàng, thị trường và những số liệu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá liên quan cho Bộ Thương mại theo quy định do Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan thỏa thuận.
3. Bộ Thương mại phối hợp với Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Nghị định này.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC HÀNG HOÁ CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Nghị định số 57/1998/NĐ-CPngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ)
I. MẶT HÀNG CẤM XUẤT KHẨU:
1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
2. Đồ cổ.
3. Các loại ma tuý.
4. Hoá chất độc.
5. Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ bóc, củi, than từ gỗ hoặc củi, các sản phẩm gỗ sản xuất từ nhóm 1A và bán tinh chế sản xuất từ nhóm gỗ IIA trong danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992; song mây nguyên liệu.
6. Các loại động vật hoang và động vật, thực vật quý hiếm tự nhiên.
II. MẶT HÀNG CẤM NHẬP KHẨU:
1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
2. Các loại ma tuý.
3. Hoá chất độc.
4. Các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động.
5. Pháo các loại. Đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách, đến trật tự an toàn xã hội.
6. Thuốc lá điếu (trừ hành lý cá nhân theo định lượng).
7. Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng (trừ tài sản di chuyển bao gồm cả hàng hoá phục vụ nhu cầu của các cá nhân thuộc thân phận ngoại giao của các nước, các tổ chức quốc tế và hành lý cá nhân theo định lượng).
8. Ô tô và phương tiện tự hành các loại có tay lái nghịch (kể cả dạng tháo rời).
9. Phụ tùng đã qua sử dụng của các loại ôtô, xe hai bánh và ba bánh gắn máy, kể cả khung gầm có gắn động cơ ô tô các loại đã qua sử dụng.
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CÓ ĐIỀU KIỆN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ)
I. HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU , NHẬP KHẨU CÓ HẠN NGẠCH:
1. Gạo;
2. Hàng hoá theo hạn ngạch do các tổ chức kinh tế và nước ngoài ấn định đối với Việt Nam;
II. HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CÓ GIẤY PHÉP:
A. HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
4. Xăng dầu;
5. Phân bón;
6. Xe 2 bánh gắn máy và linh kiện lắp ráp đồng bộ;
7. Xe ôtô du lịch từ 12 chỗ ngồi trở xuống;
8. Sắt thép;
9. Xi măng;
10. Đường tinh luyện, đường thô nguyên liệu;
11. Giấy viết, giấy in các loại;
13. Kính xây dựng;
14. Hàng hoá quản lý chuyên ngành theo Danh mục được Chính phủ phê duyệt.
B. HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
15. Hàng hóa quản lý chuyên ngành theo Danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hướng dẫn
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, cụ thể như sau:
1. Điều 1 sửa đổi như sau:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. gia công và đại lý mua bán hàng hóa của thương nhân được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam với thương nhân nước ngoài".
Hướng dẫn
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, cụ thể như sau:
...
2. Điều 3 sửa đổi như sau:
"Điều 3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Tất cả các loại hàng hóa, trừ hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, đều được xuất khẩu, nhập khẩu". Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định này.
Theo báo cáo của Hải quan một số tỉnh, thành phố và phản ánh của một số Doanh nghiệp, sau hơn 10 ngày thực hiện Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31-7-1998 của Chính phủ theo các Thông tư hướng dẫn của Tổng cục Hải quan (Thông tư số 03/1998/TT-TCHQ ngày 29-8-1998, Thông tư số 04/1998/TT-TCHQ ngày 29-8-1998, Thông tư số 06/1998/TT-TCHQ ngày 03-09-1998 và Thông tư hướng dẫn của Bộ Thương mại (Thông tư số 18/1998/TT-BTM ngày 28-8-1998), Tổng cục Hải quan xét thấy có một số vướng mắc sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do nhiều Cơ quan có thẩm quyền cấp (Trọng tài kinh tế, Sở kế hoạch trước đây, nay là Sở Kế hoạch đầu tư. các quận huyện thuộc các tỉnh, thành phố).
- Nội dung ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quá chung chung, không thống nhất.
- Hàng hoá liên quan đến chính sách XNK năm 1998.
- Thương nhân là thành phần kinh tế tư nhân, hợp tác xã cho nợ thuế không yên tâm vì không có tài khoản gửi Ngân hàng. nơi làm việc, nơi thường trú có trường hợp không ổn định.
- Hàng tạm nhập - tái xuất, Hiệp hội ngành hàng XNK chưa có hướng dẫn.
Những vướng mắc nêu trên, theo quy định của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP tuy không thuộc trách nhiệm của Tổng cục Hải quan hướng dẫn, nhưng có liên quan rất quan trọng đến việc làm thủ tục để thông quan hàng hoá XNK tại các cửa khẩu. Vì vậy, trong khi chờ các cấp có thẩm quyền liên quan quy định, hướng dẫn những việc nêu trên, Tổng cục Hải quan tạm thời chỉ đạo giải quyết như sau:
1. Về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ nộp 1 lần đầu khi đăng ký) 01 bản sao do doanh nghiệp xác nhận, ký tên, đóng dấu (những Thương nhân không có con dấu thì ký, ghi rõ họ tên) và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong khi đang thực hiện Thông tư số 06/TT-TCHQ ngày 03-09-1998, tạm thời chấp nhận một trong những loại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau đây để làm thủ tục hải quan:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan Trọng tài kinh tế cấp.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Thương nhân thuộc thành phần kinh tế tư nhân HTX do các huyện, quận thuộc tỉnh, thành phố cấp. Những doanh nghiệp trước đây đã XNK và đã được Hải quan cấp mã số doanh nghiệp thì tiếp tục được sử dụng mã số cũ đã cấp để ghi vào Tờ khai và nhập máy, theo dõi quản lý.
Trường hợp Thương nhân được phép kinh doanh XNK theo quy định của Nghị định 57/1998/NĐ-CP và Thông tư 04/1998/TT-TCHQ do mới xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu nên trước đây Hải quan chưa cấp mã số thì những Thương nhân này vẫn được XNK hàng hoá theo đúng quy định hiện hành, nhưng khi đăng ký Tờ khai phải vào sổ theo dõi riêng.
Đến ngày 01-01-1999 tất cả các doanh nghiệp XNK phải có mã số mới, được cấp và thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/1998/TT-TCHQ ngày 03-09-1998 của Tổng cục Hải quan.
2. Về ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
- Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc loại không cấm xuất khẩu, không thuộc loại quản lý bằng hạn ngạch hoặc quản lý chuyên ngành thì không yêu cầu hàng hoá thực tế phải phù hợp với ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chỉ cần có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là được làm thủ tục hải quan theo quy định để xuất khẩu.
Hàng hoá xuất khẩu quản lý bằng hạn ngạch hoặc quản lý chuyên ngành thì căn cứ vào văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục cho xuất khẩu.
- Đối với hàng hoá nhập khẩu: Trường hợp trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp ghi chung chung, không rõ ràng thì tạm thời căn cứ nội dung ngành hàng ghi trong Giấy phép kinh doanh XNK (loại 7 chữ số) để đối chiếu với hàng nhập khẩu thực tế và làm thủ tục cho nhập khẩu.
- Đối với những trường hợp không có Giấy phép kinh doanh XNK (loại 7 chữ số): Ngành hàng kinh doanh XNK được quy định trong Giấy phép kinh doanh XNK (loại 7 chữ số) do Bộ Thương mại cấp trước đây được thu hẹp từ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Trọng tài kinh tế hoặc Sở Kế hoạch đầu tư cấp. Nay Giấy phép kinh doanh XNK (loại 7 chữ số) được thay thế bằng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nên ngành hàng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh rộng hơn nhiều so với Giấy phép kinh doanh XNK trước đây. Vì vậy Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố cần lưu ý chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong khi làm thủ tục tránh hiểu máy móc về quy định ngành hàng của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gây ách tắc, phiền hà cho các doanh nghiệp.
3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc chính sách XNK năm 1998:
Các loại hàng hoá thuộc cơ chế điều hành XNK năm 1998 thực hiện cho đến hết ngày 31-3-1999 theo các văn bản đã được Bộ Thương mại nêu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 18/1998/TT-BTM ngày 28-8-1998 (Văn phòng Tổng cục đã sao gửi Cục Hải quan các địa phương). 4. Hàng tạm nhập - tái xuất, Hiệp hội ngành hàng XNK Bộ Thương mại đang soạn thảo văn bản hướng dẫn. khi Bộ Thương mại ban hành văn bản hướng dẫn Tổng cục sẽ sao gửi sau.
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố lưu ý việc thực hiện Thông tư 06/1998/TT-TCHQ ngày 03-09-1998 của Tổng cục Hải quan, phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra để hoàn thành càng sớm càng tốt. Sau khi nhận được công văn này phổ biến ngay cho tất cả các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là các cửa khẩu để quán triệt thực hiện nhằm tránh gây ách tắc, phiền hà, sách nhiễu cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu thực hiện Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31-7-1998 của Chính phủ.
Để thi hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, Bộ Thương mại hướng dẫn một số vấn đề cụ thể như sau:
I. VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ:
...
2. Về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:
a. Hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, trừ những mặt hàng thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và những mặt hàng tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu.
b. Đối với các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện (hàng xuất khẩu, nhập khẩu có hạn ngạch, có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành), thương nhân phải được cơ quan có thẩm quyền phân bổ hạn ngạch hoặc cấp giấy phép.
c. Các mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 57/1998/NĐ-CP.
d. Các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện quy định tại Phụ lục 2, Nghị định 57/1998/NĐ-CP, được xuất khẩu, nhập khẩu theo các nguyên tắc điều hành hàng năm của Thủ tướng Chính phủ.
Hướng dẫn
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, cụ thể như sau:
...
3. Điều 4 sửa đổi như sau:
"Điều 4. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại và các Bộ, ngành liên quan.
2. Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu chỉ được xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp đặc biệt khi được phép của Thủ tướng Chính phủ".
Hướng dẫn
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, cụ thể như sau:
...
4. Điều 5 sửa đổi như sau:
"Điều 5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện bao gồm:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hạn ngạch.
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại.
c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành.
d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ.
2. Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện và những quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục này do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại và Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành liên quan".
Hướng dẫn
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, cụ thể như sau:
...
5. Điều 7 sửa đổi như sau:
"Điều 7. Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
Trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu với một thị trường nhất định hoặc với những mặt hàng nhất định để thực hiện quyền tự vệ theo pháp luật và thông lệ quốc tế.
Bộ Thương mại thông báo với các tổ chức kinh tế quốc tế, các nước có liên quan theo thủ tục đã thỏa thuận (nếu có) khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định cụ thể về việc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa".
Hướng dẫn
Để thi hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, Bộ Thương mại hướng dẫn một số vấn đề cụ thể như sau:
I. VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ:
1. Về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu:
a. Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thành lập theo quy định của pháp luật, được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã số tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo quy định tại khoản 3, Điều 8, Nghị định 57/1998/NĐ-CP, không phải xin Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tại Bộ Thương mại. Các Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu Bộ Thương mại đã cấp, hết hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/1998.
b. Đối với doanh nghiệp được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, cụ thể như sau:
...
6. Điều 8 sửa đổi như sau:
"Điều 8. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
1. Đối với thương nhân Việt Nam:
Thương nhân theo quy định của pháp luật được quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng hóa, không phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu. được nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đối với hàng hoá thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh. Danh mục hàng hoá, dịch vụ thương mại kinh doanh có điều kiện, thương nhân phải thực hiện đầy đủ quy định hiện hành của pháp luật về kinh doanh các hàng hóa đó trước khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu.
Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ủy quyền của thương nhân.
Riêng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh, ngoài việc xuất khẩu sản phẩm của mình, được xuất khẩu các loại hàng hoá khác, trừ hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu và một số loại hàng hoá do Bộ Thương mại quy định cho từng thời kỳ. Đối với hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thực hiện việc xuất khẩu theo quy định của Giấy phép đầu tư được cấp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Việc nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thực hiện theo quy định của Giấy phép đầu tư được cấp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Đối với chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:
Chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của Nghị định số 45/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài và doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, các chủ thể kinh doanh quy định tại khoản 1, 2 Điều này phải đăng ký mã số kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Tổng cục Hải quan xây dựng hệ thống mã số nói trên và hướng dẫn việc đăng ký mã số kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu".
Hướng dẫn
Để thi hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, Bộ Thương mại hướng dẫn một số vấn đề cụ thể như sau:
I. VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ:
...
3. Về uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu:
a. Đối với hàng hoá có hạn ngạch và có giấy phép của Bộ Thương mại:
- Thương nhân có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1, Điều 9, Nghị định số 57/1998/NĐ-CP chỉ được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá có hạn ngạch và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có giấy phép của Bộ Thương mại trong phạm vi số lượng hoặc trị giá ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy phép của Bộ Thương mại.
- Thương nhận có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP chỉ được nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá có hạn ngạch và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có giấy phép của Bộ Thương mại trong phạm vi số lượng hoặc trị giá ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy phép của Bộ Thương mại cấp cho thương nhân uỷ thác. thương nhân nhận uỷ thác không được sử dụng hạn ngạch hoặc giấy phép do Bộ Thương mại cấp cho mình để nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trường hợp Bộ Thương mại có quy định riêng về việc uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng có hạn ngạch hoặc có giấy phép thì việc uỷ thác được thực hiện theo quy định đó.
b. Đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu có giấy phép của Bộ quản lý chuyên ngành:
Thương nhân có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP được uỷ thác hoặc nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá quản lý chuyên ngành khi bên uỷ thác hoặc bên nhận uỷ thác có văn bản của Bộ quản lý chuyên ngành cho phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá đó.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, cụ thể như sau:
...
7. Điều 9 sửa đổi như sau:
"Điều 9. Xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác
1. Thương nhân, chi nhánh thương nhân quy định tại Điều 8 Nghị định này được ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo phạm vi quy định tại Nghị định này.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh và chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo phạm vi quy định tại Nghị định này.
2. Quyền và nghĩa vụ của Bên ủy thác, Bên nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu".
Hướng dẫn
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, cụ thể như sau:
...
8. Điểm b khoản 1 Điều 15 sửa đổi như sau:
"b) Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công. máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn. nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công (trừ trường hợp được phép xuất khẩu tại chỗ, tiêu hủy, biếu, tặng theo quy định tại Nghị định này)".
Hướng dẫn
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, cụ thể như sau:
...
12. Khoản 3 Điều 18 sửa đổi như sau:
"3. Sau khi kết thúc hợp đồng gia công, máy móc, thiết bị thuê, mượn theo hợp đồng. nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa. phế phẩm, phế liệu được xử lý theo thoả thuận trong hợp đồng gia công phù hợp với quy định của pháp luật. Thủ tục tái xuất, mua bán, biếu, tặng, tiêu hủy, chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác được thực hiện tại cơ quan Hải quan".
Hướng dẫn
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, cụ thể như sau:
...
9. Khoản 1 Điều 15 bổ sung điểm e như sau:
"e) Được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công. máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn. nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa. phế phẩm, phế liệu theo văn bản thỏa thuận của các Bên có liên quan, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất, nhập khẩu hàng hóa từng thời kỳ và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật".
Hướng dẫn
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, cụ thể như sau:
...
10. Khoản 2 Điều 15 bổ sung điểm e như sau:
"e) Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công. máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn. nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa. phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của Bên đặt gia công".
Hướng dẫn
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, cụ thể như sau:
...
11. Điều 15 bổ sung khoản 3 như sau:
"3. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công. máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn. nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa. phế phẩm, phế liệu:
a) Phải tuân thủ quy định về hàng hoá nhập khẩu, về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
b) Phải có hợp đồng mua bán ký giữa thương nhân nước ngoài với thương nhân nhập khẩu".
Hướng dẫn
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, cụ thể như sau:
...
13. Bổ sung Chương IV.1 "Thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài" như sau:
"Chương IV.1 Thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài
Điều 26a. Điều kiện thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài
1. Thương nhân quy định tại Điều 8 Nghị định này được thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài.
2. Thương nhân được thuê đại lý bán hàng tại nước ngoài tất cả các loại hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu có điều kiện, thương nhân chỉ được ký hợp đồng đại lý bán hàng tại nước ngoài theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Thương nhân thuê đại lý bán hàng tại nước ngoài phải ký hợp đồng đại lý với thương nhân nước ngoài. phải có tài khoản tại Ngân hàng để nhận tiền bán hàng đại lý theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Trường hợp nhận tiền bán hàng đại lý bằng hàng hóa, thương nhân Việt Nam phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về hàng hóa nhập khẩu.
Điều 26b. Nghĩa vụ về thuế
1. Hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý bán hàng tại nước ngoài phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Thương nhân Việt Nam có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hoạt động thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài.
Điều 26c. Trả lại hàng
1. Hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng đại lý bán hàng tại nước ngoài được nhập khẩu trở lại Việt Nam trong trường hợp không tiêu thụ được tại nước ngoài.
2. Hàng hóa nhập khẩu trở lại Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều này không phải chịu thuế nhập khẩu và được thoái thu thuế xuất khẩu (nếu có).
Bộ Tài chính hướng dẫn các quy định về thuế nêu tại khoản này.
Điều 26d. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý bán hàng tại nước ngoài, kể cả trường hợp nhập khẩu hàng hóa trở lại Việt Nam do không tiêu thụ được tại nước ngoài, thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan".
Để thi hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, tiếp thu ý kiến đóng góp của Bộ Thương mại tại công văn số 2172 TM/XNK ngày 18/5/1999 và Tổng Cục Hải quan tại công văn số 2870/TCHQ-PC ngày 27/5/1999, Bộ Y tế hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu văcxin, sinh phẩm miễn dịch như sau:
I. PHẠM VI KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU:
1.1. Các doanh nghiệp sản xuất văcxin, sinh phẩm miễn dịch có chức năng xuất nhập khẩu chỉ được nhập nguyên liệu, bán thành phẩm, phụ liệu, bao bì phục vụ cho sản xuất văcxin, sinh phẩm miễn dịch của doanh nghiệp mình, và xuất khẩu sản phẩm do doanh nghiệp mình làm ra.
1.2. Công ty xuất nhập khẩu có chức năng mua bán văcxin, sinh phẩm miễn dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, bao bì, phụ liệu. Riêng bao bì, nguyên liệu, phụ liệu chỉ được phép nhập khẩu để cung cấp cho các doanh nghiệp có chức năng sản xuất văcxin, sinh phẩm miễn dịch.
II. CÁC QUI ĐỊNH VỀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU THÀNH PHẨM VĂCXIN, SINH PHẨM MIỄN DỊCH, NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT VĂCXIN, SINH PHẨM MIỄN DỊCH
1. Qui định chung:
Việc nhập khẩu văcxin, sinh phẩm miễn dịch dùng cho người và nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm để sản xuất văcxin, sinh phẩm miễn dịch được thực hiện trên cơ sở đơn hàng, công văn đề nghị (của công ty xuất nhập khẩu có chức năng mua bán văcxin, sinh phẩm miễn dịch đã được Bộ Y tế phê duyệt) (đối với văcxin, sinh phẩm đã có số đăng ký) hoặc văn bản chấp thuận của Bộ Y tế (Vụ Y tế dự phòng).
Dựa trên đơn hàng, công văn đề nghị xin nhập và căn cứ vào nhu cầu văcxin, sinh phẩm miễn dịch để sử dụng, nghiên cứu..., Bộ Y tế (Vụ Y tế dự phòng) sẽ xem xét và trả lời trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận đủ đơn và các tài liệu kèm theo.
2. Văcxin, sinh phẩm đã có số đăng ký:
- Các đơn vị lập đơn hàng (theo mẫu 1), kèm theo dự trù của cơ sở y tế (Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố, các Viện Trung ương và khu vực) gửi Bộ Y tế (Vụ Y tế dự phòng) để phê duyệt.
- Công ty nước ngoài cung cấp văcxin, sinh phẩm miễn dịch phải là công ty đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh văcxin, sinh phẩm miễn dịch tại Việt Nam. Việc xuất, nhập khẩu phải do các công ty được phép xuất nhập khẩu văcxin, sinh phẩm miễn dịch của Việt Nam thực hiện. Trong trường hợp công ty cung cấp không phải là công ty đã đăng ký văcxin, sinh phẩm miễn dịch thì phải có giấy uỷ quyền phân phối của công ty đứng tên đăng ký văcxin, sinh phẩm miễn dịch.
- Các doanh nghiệp nhập khẩu khi làm thủ tục thông quan phải xuất trình cho cơ quan Hải quan phiếu kiểm nghiệm gốc đạt tiêu chuẩn của Cơ quan Kiểm định văcxin, sinh phẩm nước sở tại hoặc của Nhà sản xuất kèm theo từng lô hàng nhập và nộp cho Hải quan 01 bản photocopy phiếu kiểm nghiệm có đóng dấu sao y bản chính của Giám đốc doanh nghiệp.
- Văcxin, sinh phẩm thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam phải còn ít nhất là 2/3 thời hạn sử dụng kể từ khi đến Việt Nam
* Các trường hợp đặc biệt Bộ Y tế sẽ xem xét cụ thể.
3. Văcxin, sinh phẩm miễn dịch dùng làm mẫu đăng ký:
Số lượng xin nhập phải theo qui định tại Qui chế đăng ký văcxin, sinh phẩm miễn dịch ban hành kèm theo Quyết định số 2010/BYT-QĐ ngày 28/10/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Những mẫu này chỉ dùng cho mục đích đăng ký.
4. Văcxin, sinh phẩm làm mẫu trưng bày, triển lãm:
Được xem xét cụ thể với số lượng phù hợp cho mục đích trưng bày và triển lãm, không được bán.
5. Văcxin, sinh phẩm dùng để nghiên cứu:
Được xem xét cụ thể với số lượng phù hợp cho mục đích nghiên cứu, không dùng cho các mục đích khác.
6. Văcxin, sinh phẩm miễn dịch nhập khẩu dùng cho các chương trình quốc gia hoặc viện trợ nhân đạo phải còn ít nhất là 2/3 thời hạn sử dụng của sản phẩm kể từ khi nhập vào Việt Nam. Các đơn vị nhận viện trợ chịu trách nhiệm bảo quản, phân phối, sử dụng để đảm bảo chất lượng sản phẩm đến người tiêu dùng, không được bán. Trên bao bì đóng gói ngoài cùng của văcxin, sinh phẩm phải in dòng chữ: “Văcxin (sinh phẩm) viện trợ, không được bán” hoặc “Văcxin (sinh phẩm) thuộc chương trình quốc gia, không được bán” (Do đơn vị nhập khẩu in sau khi nhập khẩu).
Các doanh nghiệp nhập khẩu khi làm thủ tục thông quan phải xuất trình cho cơ quan Hải quan phiếu kiểm nghiệm gốc đạt tiêu chuẩn của Cơ quan Kiểm định văcxin, sinh phẩm miễn dịch của nước sở tại hoặc của Nhà sản xuất kèm theo từng lô hàng nhập và nộp cho Hải quan 01 bản photocopy phiếu kiểm nghiệm có đóng dấu sao y bản chính của Giám đốc doanh nghiệp.
Văcxin, sinh phẩm miễn dịch nhập khẩu phải được đưa về kho bảo quản của công ty nhập khẩu để cơ quan chức năng Bộ Y tế kiểm tra chất lượng (Trung tâm kiểm định quốc gia sinh phẩm y học và các đơn vị được uỷ quyền), sau đó mới giao hàng cho đơn vị nhận viện trợ. Giám đốc công ty nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm khi nhập khẩu.
7. Văcxin, sinh phẩm bán thành phẩm đã có số đăng ký:
- Các đơn vị lập đơn hàng (theo mẫu 2), kèm theo dự trù của cơ sở sản xuất có nhu cầu gửi Vụ Y tế dự phòng - Bộ Y tế để phê duyệt.
- Công ty cung cấp nước ngoài phải là công ty đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh văcxin, sinh phẩm miễn dịch với các đơn vị được phép xuất nhập khẩu văcxin, sinh phẩm miễn dịch của Việt Nam. Trong trường hợp công ty cung cấp không phải là công ty đã đăng ký văcxin, sinh phẩm miễn dịch thì phải có giấy uỷ quyền phân phối của công ty đứng tên đăng ký văcxin, sinh phẩm miễn dịch.
- Các doanh nghiệp nhập khẩu khi làm thủ tục thông quan phải xuất trình cho cơ quan Hải quan phiếu kiểm nghiệm gốc đạt tiêu chuẩn của Cơ quan Kiểm định văcxin, sinh phẩm nước sở tại hoặc của Nhà sản xuất kèm theo từng lô hàng nhập và nộp cho Hải quan 01 bản photocopy phiếu kiểm nghiệm có đóng dấu sao y bản chính của Giám đốc doanh nghiệp.
- Văcxin, sinh phẩm bán thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam (loại phải qua chuẩn độ, pha chế... hoặc sản phẩm chờ đóng gói) phải còn ít nhất là 2/3 thời hạn sử dụng kể từ khi đến Việt Nam. Trường hợp đặc biệt sẽ được xem xét cụ thể.
III. NHẬP KHẨU UỶ THÁC:
Việc nhập khẩu uỷ thác phải tuân thủ theo những qui định pháp luật hiện hành. Giám đốc công ty nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm khi nhập khẩu.
IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, ban hành.
Các Công ty có chức năng xuất nhập khẩu văcxin, sinh phẩm miễn dịch có trách nhiệm thực hiện đúng các qui định tại Thông tư này.
Hướng dẫn
Căn cứ khoản 4 - Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
...
Tổng cục Hải quan hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán hàng hoá. hàng hoá XNK thuộc hợp đồng đại lý mua, bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Thương nhân thuộc các thành phần kinh tế (sau đây gọi là Doanh nghiệp) có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đã đăng ký mã số Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá phù hợp với ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tất cả các loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp đều phải làm thủ tục hải quan, chịu sự giám sát quản lý của Hải quan và nộp đủ các loại thuế, lệ phí hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh XNK có một mã số riêng được đăng ký theo quy định tại Thông tư hướng dẫn thi hành việc đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu theo Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ do Tổng cục Hải quan ban hành.
3. Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ điều kiện để làm đại lý mua, bán hàng hoá cho thương nhân nước ngoài được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo hợp đồng đại lý (sau đây gọi là hàng đại lý). Hàng đại lý phải phù hợp với ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4. Doanh nghiệp là các chi nhánh của Tổng công ty, Công ty được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo uỷ quyền của Tổng giám đốc, Giám đốc công ty, phù hợp với nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Tổng công ty, Công ty.
5. Các doanh nghiệp nhận gia công hàng hoá cho thương nhân nước ngoài hoặc đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài thực hiện theo quy định của Tổng cục Hải quan tại Thông tư số 03/1998/TT-TCHQ ngày 29 tháng 8 năm 1998.
6. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thực hiện theo Thông tư 111/GSQL ngày 28/5/1997 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Nghị định 12/CP ngày 18/2/1997 quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
7. Doanh nghiệp được xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác các mặt hàng ngoài Danh mục nêu tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ nếu hàng hoá xuất nhập khẩu uỷ thác phù hợp với nội dung ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhận uỷ thác xuất nhập khẩu.
Việc uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá XNK có điều kiện quy định tại Phụ lục 2, ban hành kèm theo Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.
8. Hàng hoá tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập và chuyển khẩu quy định tại Điều 6 và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Điều 10 Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.
II. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU,NHẬP KHẨU THEO HỢP ĐỒNG MUA BÁN:
1. Bộ hồ sơ của doanh nghiệp nộp và xuất trình cho Hải quan để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá:
Bộ hồ sơ doanh nghiệp nộp và xuất trình cho Hải quan để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thực hiện theo quy định tại Quyết định 50/1998/QĐ-TCHQ ngày 10/3/1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, riêng giấy phép kinh doanh XNK loại 7 chữ số do Bộ Thương mại cấp trước đây được thay thế bằng hai loại giấy sau đây:
1.1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1.2. Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh XNK
2. Trình tự các bước thủ tục hải quan:
2.1. Về nguyên tắc và trình tự các bước thủ tục hải quan thực hiện theo quy trình thủ tục hải quan đối với hàng XNK mậu dịch ban hành kèm theo Quyết định số 258/TCHQ-GSQL ngày 16/12/1994 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
2.2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện nêu tại Phụ lục số 2, ban hành kèm theo Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ.
Khi các doanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc loại phải có hạn ngạch và phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu do các cơ quan có thẩm quyền cấp, Hải quan căn cứ hạn ngạch hoặc giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu để trừ lùi dần (nếu giấy phép cấp dài hạn) lượng hàng hoá đã thực xuất hoặc thực nhập. Khi lượng hàng hoá ghi trong hạn ngạch hoặc ghi trong Giấy phép doanh nghiệp đã thực hiện xong (đã xuất hoặc đã nhập hết) thì Hải quan làm thủ tục thanh khoản giấy phép và sổ sách theo dõi có liên quan.
Trường hợp giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp cho từng chuyến hàng xuất khẩu, nhập khẩu thì căn cứ nội dung giấy phép để kiểm tra, đối chiếu hàng hoá thực xuất, thực nhập theo quy định hiện hành. Việc thanh khoản giấy phép, sổ sách được tiến hành theo từng chuyến, từng tờ khai.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp hạn ngạch, cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thì cơ quan đó chịu trách nhiệm bổ sung, sửa đổi, cấp lại hạn ngạch, giấy phép khi các doanh nghiệp có yêu cầu.
2.3. Hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và hàng hoá tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo Điều 7 của Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ:
Theo khai báo của chủ hàng hoặc theo kết quả kiểm tra phát hiện được các loại hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. hàng hoá tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu đều phải được lập biên bản vi phạm để xử lý hoặc để chờ xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp đặc biệt, chỉ cho phép xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. hàng hoá tạm ngừng nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu khi có văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ.
Hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. hàng tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi có văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Hải quan sẽ căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo đối với từng trường hợp cụ thể.
2.4. Các loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc những loại hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện quy định tại Phụ lục số 1 và Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ:
Thương nhân thuộc các thành phần kinh tế có nhu cầu xuất khẩu, nhập khẩu những loại hàng hoá phù hợp với ngành hàng đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh chỉ cần nộp và xuất trình cho Hải quan nơi làm thủ tục các loại giấy tờ theo quy định tại Quyết định số 50/1998/QĐ-TCHQ ngày 10/3/1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Hải quan tại các nơi làm thủ tục tiến hành các bước thủ tục theo quy định để thông quan hàng hoá theo đúng hướng dẫn thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hải quan ở cửa khẩu của Tổng cục Hải quan.
Hướng dẫn
Căn cứ khoản 4 - Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
...
Tổng cục Hải quan hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán hàng hoá. hàng hoá XNK thuộc hợp đồng đại lý mua, bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài như sau:
...
III. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XNK THUỘC HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ MUA, BÁN VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI:
1. Bộ hồ sơ của doanh nghiệp nộp và xuất trình để làm thủ tục hải quan:
Doanh nghiệp phải nộp và xuất trình các giấy tờ quy định tại điểm 1 - phần II của Thông tư này, riêng hợp đồng mua bán hàng hoá được thay thế bằng hợp đồng đại lý mua, bán hàng hoá, ngoài ra doanh nghiệp phải xuất trình thêm:
1.1. Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã mở tài khoản riêng để thanh toán tiền hàng bán đại lý của Ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản (nếu doanh nghiệp làm đại lý bán hàng).
1.2. Giấy xác nhận về việc thương nhân nước ngoài chuyển tiền ngoại tệ có khả năng chuyển đổi được qua Ngân hàng để doanh nghiệp mua hàng theo hợp đồng đại lý của Ngân hàng nơi doanh nghiệp có tài khoản (nếu doanh nghiệp làm đại lý mua hàng).
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá XNK theo hợp đồng đại lý mua bán hàng: như điểm 2 - Phần II Thông tư này.
3. Hàng hoá XNK theo hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá phải chịu thuế XNK và các khoản tài chính liên quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Thủ tục Hải quan đối với việc thanh toán bằng hàng hoá xuất khẩu: thực hiện như điểm 2 - phần III Thông tư này.
5. Thủ tục Hải quan đối với hàng hoá trả lại phía nước ngoài thuộc hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá.
5.1. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng đại lý nếu không tiêu thụ được tại thị trường Việt Nam được làm thủ tục xuất trả cho Thương nhân nước ngoài với điều kiện:
- Hợp đồng đại lý có điều khoản quy định về việc trả lại hàng.
- Hàng hoá xuất trả phải đúng tên hàng, đúng chủng loại, xuất xứ ghi trên tờ khai nhập khẩu hàng hoá đó.
5.2. Chính sách, thủ tục hoàn thuế đối với lô hàng đại lý xuất trả thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Hướng dẫn
Thông tư 07/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Hợp đồng gia công hàng hoá ký giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo nội dung đã được quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ Việt Nam là căn cứ để cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến hợp đồng gia công đó.
Phụ kiện của hợp đồng gia công là bộ phận không tách rời của hợp đồng gia công.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, nếu có thay đổi, điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng gia công, thương nhân Việt Nam tham gia ký kết hợp đồng phải cung cấp cho Hải quan nơi theo dõi hợp đồng gia công văn bản điều chỉnh đó. Thời hạn cung cấp như sau: Nếu sự thay đổi, bổ sung các điều khoản của hợp đồng gia công liên quan đến việc nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc, thiết bị mượn thì thời hạn cung cấp cho Hải quan là trước khi làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hoá đó. Nếu thay đổi định mức gia công hoặc có sự thay đổi, điều chỉnh liên quan đến việc xuất khẩu sản phẩm thì phải cung cấp cho Hải quan trước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm đó.
Thương nhân ký hợp đồng gia công phải chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện hợp đồng gia công.
2. Tất cả hàng hoá xuất nhập khẩu của hợp đồng gia công đều phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra giám sát của Hải quan và nộp lệ phí hải quan theo quy định của pháp luật. Nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa máy móc, thiết bị mượn để phục vụ gia công. phế liệu, phế phẩm gia công, doanh nghiệp nhận gia công phải giải quyết như quy định tại điểm 11, mục A, phần III dưới đây là phải làm đầy đủ thủ tục hải quan theo quy định của Thông tư này, tuyệt đối không được tự ý sử dụng ngoài mục đích gia công, tiêu thụ hoặc chuyển nhượng cho người khác.
3. Đơn vị Hải quan quản lý hàng gia công và địa điểm kiểm tra đối với hàng hoá gia công xuất nhập khẩu.
3.1. Việc làm thủ tục Hải quan cho một hợp đồng gia công từ khâu tiếp nhận hợp đồng gia công, làm thủ tục Hải quan cho từng lô hàng xuất nhập khẩu của hợp đồng gia công, cho đến khâu thanh khoản hợp đồng gia công đều phải thực hiện tại một đơn vị Hải quan thuộc tỉnh, thành phố nơi có xí nghiệp (xí nghiệp của doanh nghiệp hoặc xí nghiệp của doanh nghiệp khác mà hợp đồng gia công được thực hiện ở đó) hoặc trụ sở của doanh nghiệp (trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc trụ sở các chi nhánh của doanh nghiệp, nếu các chi nhánh đó có Giấy đăng kí kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký thuế riêng). Trường hợp tại địa phương đó không có tổ chức Hải quan, doanh nghiệp được chọn đơn vị Hải quan thuận tiện nhất để làm thủ tục, nhưng đã làm thủ tục tại đơn vị Hải quan nào thì phải làm trọn hợp đồng gia công ở đơn vị Hải quan đó. Các trường hợp đặc biệt khác do Tổng cục Hải quan quyết định.
3.2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của hợp đồng gia công cho nước ngoài được kiểm tra tại kho của doanh nghiệp hoặc tại cửa khẩu xuất/nhập. Nếu hàng được kiểm tra tại kho của doanh nghiệp thì việc chuyển tiếp hàng hoá xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan từ kho của doanh nghiệp đến cửa khẩu xuất và việc chuyển tiếp hàng hoá nhập khẩu từ cửa khẩu nhập về kho của doanh nghiệp để kiểm tra hải quan thực hiện theo quy định tại Quy chế quản lý Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu chuyển tiếp hiện hành.
Trường hợp hàng phải kiểm tra ở cửa khẩu, nếu đơn vị Hải quan quản lý hợp đồng gia công không phải Hải quan cửa khẩu xuất/nhập thì Hải quan nơi có cửa khẩu xuất/nhập chịu trách nhiệm kiểm hoá (đối với hàng nhập khẩu) hoặc kiểm hoá và giám sát thực xuất (đối với hàng xuất khẩu) trên cơ sở bộ hồ sơ hải quan đã được đăng ký do Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công chuyển đến và công văn đề nghị của đơn vị Hải quan này. Sau khi làm xong thủ tục kiểm hoá hoặc giám sát thực suất cho lô hàng, Hải quan cửa khẩu xuất/nhập trả 01 bộ hồ sơ cho chủ hàng, 01 bộ hồ sơ niêm phong giao chủ hàng trả ngay cho đơn vị Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công để theo dõi và thanh khoản.
4. Trừ số sản phẩm do bên thuê gia công thanh toán tiền công, toàn bộ sản phẩm gia công còn lại phải được xuất trả cho bên nước ngoài thuê gia công hoặc khách hàng do bên thuê gia công chỉ định (bao gồm cả khách hàng Việt Nam ký hợp đồng mua bán sản phẩm với bên thuê gia công).
Sản phẩm gia công sau khi đã xuất khẩu ra nước ngoài, nếu bên thuê gia công có văn bản trả lại hàng để tái chế, sửa chữa, thì bên nhận gia công được nhận lại để tái chế và phải tái xuất khẩu sau khi tái chế xong. Thời gian tái chế không quá 90 ngày kể từ ngày làm thủ tục tạm nhập để tái chế. trường hợp cá biệt có lý do hợp lý thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét gia hạn.
Trường hợp có lý do hợp lý lô hàng không thể tái chế được, bên thuê gia công có văn bản đề nghị tiêu huỷ số sản phẩm này tại Việt Nam, thì Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo kiểm tra cụ thể từng trường hợp. Nếu qua kiểm tra, xác định chính xác hàng doanh nghiệp xin tiêu huỷ là hàng doanh nghiệp đã tạm nhập để tái chế chưa tái xuất thì xem xét giải quyết cho tiêu huỷ như đối với tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm gia công.
5. Doanh nghiệp được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng mẫu để làm mẫu gia công. Hàng mẫu trong trường hợp này, về hình thức mặt hàng phải thể hiện rõ là chỉ sử dụng được vào mục đích làm mẫu để gia công sản phẩm (Ví dụ: giầy một bên hoặc cả đôi nhưng đã bị đục lỗ. sản phẩm có in rõ các chữ thể hiện là hàng mẫu hoặc nếu trên sản phẩm không in, thì người gia công hoặc Hải quan phải đóng dấu hoặc viết lên sản phẩm đó chữ "Hàng mẫu" khi kiểm tra hàng) và bộ chứng từ lô hàng khi làm thủ tục hải quan phải thể hiện rõ là hàng mẫu.
Số lượng hàng mẫu cho một mã hàng là đơn chiếc. Trường hợp một hợp đồng gia công phải gia công ở nhiều địa điểm khác nhau cần có số lượng hàng mẫu nhiều hơn, thì doanh nghiệp phải có văn bản giải trình gửi Hải quan nơi theo dõi hợp đồng gia công, Hải quan sẽ xem xét giải quyết cho phù hợp nhưng tối đa không quá 05 chiếc cho một mã hàng.
Hàng mẫu để làm mẫu gia công không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nếu hàng mẫu xuất khẩu được sản xuất từ nguyên, phụ liệu, vật tư nhập khẩu của hợp đồng gia công, thì được đưa vào thanh khoản như sản phẩm xuất khẩu.
Thông tư 03/1998/TT-TCHQ hướng dẫn Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng Cục Hải Quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
I . NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Hợp đồng gia công hàng hoá ký giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo nội dung đã được quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ Việt Nam là căn cứ để cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá để thực hiện hợp đồng gia công.
Các phụ kiện của hợp đồng là một bộ phận không tách rời của hợp đồng gia công.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công nếu có thay đổi, điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng gia công, thương nhân Việt Nam tham gia ký kết hợp đồng phải cung cấp kịp thời cho Hải quan Việt Nam nơi theo dõi hợp đồng gia công các văn bản điều chỉnh đó.
Thương nhân ký hợp đồng gia công phải chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện hợp đồng gia công.
2. Tất cả hàng hoá xuất, nhập khẩu của hợp đồng gia công đều phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra giám sát của Hải quan và nộp lệ phí hải quan theo đúng quy định của Pháp luật Việt Nam.
3. Việc tiếp nhận hợp đồng gia công, làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu của một hợp đồng gia công, thanh khoản thanh lý hợp đồng gia công được thực hiện ở một đơn vị Hải quan thuộc tỉnh, thành phố nơi có Xí nghiệp hoặc trụ sở của doanh nghiệp. Trường hợp tại địa phương không có cơ sở Hải quan, doanh nghiệp được chọn cơ quan Hải quan thuận tiện nhất để làm thủ tục.
Nếu hàng hoá của hợp đồng gia công được xuất/nhập khẩu tại cửa khẩu của Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác với Hải quan tỉnh, thành phố nơi tiếp nhập hợp đồng gia công, thì Hải quan nơi có cửa khẩu xuất/nhập làm tiếp thủ tục hải quan trên cơ sở bộ hồ sơ hải quan đã được Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận, theo dõi hợp đồng chuyển đến. Sau khi làm xong thủ tục cho lô hàng, Hải quan cửa khẩu xuất/nhập chuyển trả lại bộ hồ sơ cho Hải quan nơi tiếp nhận hợp đồng gia công.
4. Toàn bộ sản phẩm gia công phải được xuất trả cho bên nước ngoài thuê gia công hoặc khách hàng do bên thuê gia công chỉ định, trừ số sản phẩm do bên thuê gia công thanh toán tiền gia công.
Sản phẩm gia công sau khi đã xuất khẩu, nếu bên thuê gia công có văn bản trả lại hàng để tái chế, sửa chữa thì bên nhận gia công được nhận lại để tái chế và sau đó phải tái xuất khẩu.
5. Doanh nghiệp được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng mẫu để làm mẫu gia công. Hàng mẫu không có giá trị thương mại thì không phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Nếu mẫu hàng xuất khẩu được sản xuất từ nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu của hợp đồng gia công, thì được đưa vào thanh khoản như sản phẩm xuất khẩu.
Hướng dẫn
Thông tư 07/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
1. Đối tượng thực hiện gia công: thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, có hoặc không có đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, được gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài. được trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế phẩm, phế liệu và sản phẩm gia công theo hợp đồng gia công. Các doanh nghiệp thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện hoạt động gia công theo quy định tại Điều 75 Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ.
Thông tư 03/1998/TT-TCHQ hướng dẫn Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng Cục Hải Quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
1. Đối tượng gia công: Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đều được gia công với thương nhân nước ngoài. Riêng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài việc gia công thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài, các văn bản pháp luật có liên quan và các quy định tại các Điều 12, 13, 15, 16, 17, 18 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ.
Để thi hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, Bộ Thương mại hướng dẫn một số vấn đề cụ thể như sau:
...
II. VỀ GIA CÔNG VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
1. Thương nhân gia công hàng hoá với nước ngoài.
a. Thương nhân Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, có hoặc không có đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, được gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài. được trực tiếp nhập khẩu, xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế phẩm, phế liệu và sản phẩm gia công theo hợp đồng gia công.
b. Đối với doanh nghiệp được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động gia công được thực hiện theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và các quy định tại các Điều 12, 13, 15, 16, 17, 18 Nghị định 57/1998/NĐ-CP.
2. Về gia công hàng hoá thuộc Danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu.
a. Thương nhân Việt Nam chỉ được ký hợp đồng gia công hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thương mại.
b. Hồ sơ gửi về Bộ Thương mại gồm:
- Văn bản đề nghị của thương nhân, trong đó nêu rõ biện pháp quản lý hàng gia công.
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Về nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để thực hiện hợp đồng gia công:
a. Đối với nguyên liệu, phụ liệu, vật tư mua tại Việt Nam:
- Nguyên liệu, phụ liệu, vật tư thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu chỉ được mua tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng gia công khi được Bộ Thương mại cho phép.
- Nguyên liệu, phụ liệu, vật tư thuộc Danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện chỉ được mua tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng gia công trong phạm vi số lượng hoặc trị giá ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch hoặc Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
b. Đối với nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu:
Nguyên liệu, phụ liệu, vật tư thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu chỉ được nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công khi được Bộ Thương mại cho phép.
Hướng dẫn
Thông tư 07/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
...
2. Về hợp đồng gia công quy định tại Điều 12 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP
2.1. Hợp đồng gia công có thể ký trực tiếp hoặc ký qua điện tín (fax, telex...).
2.2. Hợp đồng gia công được lập bằng hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Anh hoặc một thứ tiếng nước ngoài khác do hai bên thoả thuận. Trường hợp hợp đồng được lập bằng tiếng nước ngoài thì doanh nghiệp phía Việt Nam phải có bản dịch chính thức ra tiếng Việt, doanh nghiệp Việt Nam phải ký và đóng dấu, chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.
2.3. Phương thức thanh toán nêu tại khoản d, Điều 12: Hợp đồng gia công phải ghi rõ phương thức thanh toán bằng tiền hay bằng sản phẩm gia công. Nếu thanh toán tiền công bằng sản phẩm gia công thì phải ghi rõ loại sản phẩm, trị giá sản phẩm.
Thông tư 03/1998/TT-TCHQ hướng dẫn Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng Cục Hải Quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
...
2. Về hợp đồng gia công quy định tại Điều 12 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP:
2.1. Hợp đồng gia công có thể ký trực tiếp hoặc ký qua điện tín (fax, telex...).
2.2. Hợp đồng gia công được lập bằng hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Anh hoặc một thứ tiếng nước ngoài khác do hai bên thoả thuận. Trường hợp hợp đồng được ký bằng tiếng nước ngoài, thì doanh nghiệp phía Việt Nam phải có bản dịch chính thức ra tiếng Việt, doanh nghiệp Việt Nam phải ký và đóng dấu, chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.
2.3. Về phương thức thanh toán nêu ở khoản (d), Điều 12: Hợp đồng gia công phải ghi rõ phương thức thanh toán bằng tiền hay sản phẩm gia công. Nếu thanh toán tiền công bằng sản phẩm gia công thì phải ghi rõ loại sản phẩm, trị giá sản phẩm.
Hướng dẫn
Thông tư 07/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
...
3. Về nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá qui định tại khoản i Điều 12 của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP: là đối tượng sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 785 và Điều 786 Bộ luật Dân sự năm 1995 và Điều 6, Điều 7 Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ. Trong hợp đồng gia công/phụ kiện hợp đồng gia công phải ghi rõ nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá sẽ được gắn lên sản phẩm. Nếu trong hợp đồng gia công/phụ kiện hợp đồng, bên thuê gia công cam kết chịu trách nhiệm về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá và chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đó, thì sản phẩm gia công được gắn nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ thoả thuận trong hợp đồng/phụ kiện hợp đồng.
Trường hợp nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đó trùng với nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì phải có giấy chứng nhận của Cục Sở hữu Công nghiệp Việt Nam. Người có nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam muốn bảo vệ quyền lợi của mình trong lĩnh vực gia công hàng hoá cho nước ngoài, phải mang văn bằng này đến đăng ký với đơn vị Hải quan làm thủ tục hàng gia công. Nếu không đăng ký, cơ quan Hải quan không có trách nhiệm bảo vệ trong trường hợp có người khác sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đó.
Thông tư 03/1998/TT-TCHQ hướng dẫn Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng Cục Hải Quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
...
3. Về nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá quy định ở khoản (i) Điều 12 của Nghị định: trong hợp đồng các bên phải thoả thuận về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá. Bên thuê giá công phải cam kết chịu trách nhiệm về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá và chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đó.
Trường hợp nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ đó trùng với nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, thì phải có giấy chứng nhận của Cục Sở hữu công nghiệp Việt Nam.
Hướng dẫn
Thông tư 03/1998/TT-TCHQ hướng dẫn Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng Cục Hải Quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
...
4. Máy móc thiết bị thuê, mượn quy định tại Chương III của Nghị định bao gồm máy móc thiết bị đồng bộ, máy móc thiết bị lẻ và dụng cụ sản xuất, dụng cụ thay thế, bổ sung do bên thuê gia công cung cấp dưới hình thức tạm nhập - tái xuất.
Thông tư 07/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
...
4. Máy móc, thiết bị mượn quy định tại chương III của Nghị định bao gồm máy móc, thiết bị đồng bộ, máy móc, thiết bị lẻ và dụng cụ sản xuất, (kể cả dụng cụ thay thế, bổ sung) do bên thuê gia công cung cấp dưới hình thức tạm nhập - tái xuất. Máy móc, thiết bị mượn để phục vụ gia công thực hiện theo quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ, thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2.2, mục A, phần III dưới đây:
Máy móc, thiết bị thuê để phục vụ gia công thực hiện theo Quy chế về thuê máy móc, thiết bị của nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 1447/1999/QĐ-BTM ngày 10/12/1999 của Bộ Thương mại.
Hướng dẫn
Thông tư 03/1998/TT-TCHQ hướng dẫn Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng Cục Hải Quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
...
6. Giám đốc doanh nghiệp quy định tại Điều 13 được hiểu như sau:
Đối với thương nhân là pháp nhân: là Giám đốc doanh nghiệp. Đối với thương nhân là cá nhân: là chính cá nhân đó. Đối với thương nhân là tổ hợp tác: là người đứng đầu tổ hợp tác đó. Đối với thương nhân là hộ gia đình: là chủ hộ của hộ gia đình đó.
Thông tư 07/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
...
6. Giám đốc doanh nghiệp quy định tại Điều 13 được hiểu như sau:
Đối với thương nhân là pháp nhân: là Giám đốc doanh nghiệp. Đối với thương nhân là cá nhân: là chính cá nhân đó. Đối với thương nhân là tổ hợp tác: là người đứng đầu tổ hợp tác đó. Đối với thương nhân là hộ gia đình: là chủ hộ của hộ gia đình đó.
Thông tư 07/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
...
5. Định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư (qui định tại Điều 13, 18 của Nghị định) là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Định mức vật tư tiêu hao là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dùng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm nhưng không cấu thành trên sản phẩm hoặc không biểu hiện ra bên ngoài thành một bộ phận của sản phẩm.
Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư hao hụt trong quá trình sản xuất. Tỷ lệ hao hụt này phụ thuộc vào chất lượng nguyên, phụ liệu, vật tư, trình độ công nhân, sự cố máy móc, thiết bị và các nguyên nhân khác.
Thông tư 03/1998/TT-TCHQ hướng dẫn Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng Cục Hải Quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
...
5. Định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư (quy định tại Điều 13, 18 của Nghị định) là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Định mức vật tư tiêu hao là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dùng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, nhưng không cấu thành trên sản phẩm hoặc không biểu hiện ra bên ngoài thành một bộ phận của sản phẩm.
Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư hao hụt trong quá trình sản xuất. Tỷ lệ hao hụt này phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu, trình độ công nhân, sự cố máy móc thiết bị và các nguyên nhân khác.
Hướng dẫn
Thông tư 07/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
...
5. Định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư (qui định tại Điều 13, 18 của Nghị định) là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Định mức vật tư tiêu hao là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dùng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm nhưng không cấu thành trên sản phẩm hoặc không biểu hiện ra bên ngoài thành một bộ phận của sản phẩm.
Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư hao hụt trong quá trình sản xuất. Tỷ lệ hao hụt này phụ thuộc vào chất lượng nguyên, phụ liệu, vật tư, trình độ công nhân, sự cố máy móc, thiết bị và các nguyên nhân khác.
Thông tư 03/1998/TT-TCHQ hướng dẫn Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng Cục Hải Quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
...
5. Định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư (quy định tại Điều 13, 18 của Nghị định) là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Định mức vật tư tiêu hao là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dùng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, nhưng không cấu thành trên sản phẩm hoặc không biểu hiện ra bên ngoài thành một bộ phận của sản phẩm.
Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư hao hụt trong quá trình sản xuất. Tỷ lệ hao hụt này phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu, trình độ công nhân, sự cố máy móc thiết bị và các nguyên nhân khác.
Hướng dẫn
Thông tư 07/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
...
7. Khoản 2, Điều 14 quy định về nhập khẩu công nghệ và quản lý xuất nhập khẩu: Theo quy định này, khi nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng, về an toàn lao động và các quy định về quản lý chuyên ngành (nếu là hàng thuộc Danh mục quản lý chuyên ngành).
Thông tư 03/1998/TT-TCHQ hướng dẫn Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng Cục Hải Quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
...
7. Khoản 2, Điều 14 quy định về nhập khẩu công nghệ và quản lý XNK: theo quy định này, khi nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng, về an toàn lao động và các quy định về quản lý chuyên ngành (nếu là hàng thuộc danh mục quản lý chuyên ngành).
Hướng dẫn
Thông tư 07/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
...
8. Việc thanh toán tiền gia công bằng sản phẩm gia công quy định tại khoản 2.d, Điều 15 của Nghị định phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Phải được thoả thuận trong hợp đồng gia công (hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng).
- Trị giá của sản phẩm dùng để thanh toán tiền gia công không được vượt quá giá trị tiền thuê gia công.
- Không thuộc diện hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu. Nếu thuộc diện hàng nhập khẩu có điều kiện, thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
- Phải chịu thuế nhập khẩu và các thuế liên quan đối với sản phẩm gia công thanh toán tiền thuê gia công.
- Sản phẩm được gắn tên nước xuất xứ: "Sản xuất tại Việt Nam".
Thông tư 03/1998/TT-TCHQ hướng dẫn Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng Cục Hải Quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
...
8. Việc thanh toán tiền gia công bằng sản phẩm gia công quy định tại khoản 2.d, Điều 15 của Nghị định phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Phải được thoả thuận trong hợp đồng gia công (hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng).
- Trị giá của sản phẩm dùng để thanh toán tiền gia công không được vượt quá trị giá tiền thuê gia công.
- Không thuộc diện hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu. Nếu là thuộc diện hàng nhập khẩu có điều kiện, thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
- Phải chịu thuế nhập khẩu và các thuế liên quan đối với sản phẩm gia công thanh toán tiền thuê gia công.
Hướng dẫn
Thông tư 07/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
III. THỦ TỤC HẢI QUAN
A. NHẬN GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
1. Thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công:
Chậm nhất 3 ngày làm việc trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên cho hợp đồng, doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ để cơ quan Hải quan làm thủ tục tiếp nhận hợp đồng. Trong trường hợp có lý do hợp lý thì Trưởng đơn vị Hải quan làm thủ tục có thể chấp nhận rút ngắn thời gian trên.
a) Bộ hồ sơ xuất trình gồm:
- Hợp đồng gia công và các phụ kiện kèm theo (nếu có): 02 bản chính và 02 bản dịch (nếu hợp đồng lập bằng tiếng nước ngoài).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (nếu làm thủ tục tiếp nhận lần đầu): 02 bản sao.
- Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại, nếu mặt hàng gia công thuộc Danh mục hàng hoá Nhà nước Việt Nam cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu. hoặc của Ngân hàng Nhà nước, nếu gia công mặt hàng vàng: 01 bản chính, 01 bản sao.
- Giấy chứng nhận của Cục sở hữu Công nghiệp Việt Nam (trường hợp nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam): 01 bản chính, 01 bản sao.
b) Trách nhiệm của Hải quan khi tiếp nhận hợp đồng gia công:
- Tiếp nhận hợp đồng gia công phù hợp với quy định tại Điều 12 của Nghị định
- Đóng dấu "ĐÃ TIẾP NHẬN HỢP ĐỒNG" lên hợp đồng và các tài liệu khác kèm theo.
Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Hải quan phải làm xong thủ tục tiếp nhận hợp đồng. Sau khi tiếp nhận, Hải quan lưu một bộ hồ sơ để theo dõi, bao gồm 01 bản chính hợp đồng, phụ kiện hợp đồng gia công kèm theo (nếu có) và bản sao các chứng từ khác.
c) Tiếp nhận hợp đồng gia công của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
- Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện theo văn bản số 6478TM/ĐT ngày 07/11/1998 của Bộ Thương mại, doanh nghiệp không phải đăng ký hoặc phê duyệt hợp đồng gia công tại Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền mà đến trực tiếp làm thủ tục tiếp nhận tại cơ quan Hải quan.
- Bộ hồ sơ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các giấy tờ như quy định tại điểm (a) trên đây, doanh nghiệp phải nộp thêm bản giải trình công suất máy móc, thiết bị.
- Hợp đồng gia công được tiếp nhận, ngoài việc phải phù hợp với qui định tại Điều 12 của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ, về mặt hàng gia công còn phải phù hợp với mặt hàng ghi trong Giấy phép đầu tư và về số lượng sản phẩm gia công phải phù hợp với bản giải trình công suất máy móc, thiết bị.
2. Thủ tục nhập khẩu
2.1. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư (sau đây gọi chung là nguyên phụ liệu) thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu quy định tại Thông tư số 01/1999/TT-TCHQ ngày 10/05/1999. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thêm một số điểm sau:
a) Bộ hồ sơ Hải quan nộp và xuất trình khi làm thủ tục đăng kí tờ khai:
- Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai hàng nhập khẩu : 03 bản chính,
+ Vận tải đơn: 01 bản sao,
+ Hoá đơn thương mại (bản chính hoặc bản sao): 03 bản,
+ Bản kê chi tiết hàng hoá: 01 bản chính và 02 bản sao,
- Đối với các trường hợp sau đây phải nộp thêm:
+ Giấy đăng kí kiểm dịch (đối với hàng yêu cầu phải kiểm dịch): 01 bản chính
+ Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại nếu nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu thuộc danh mục Nhà nước Việt Nam cấm nhập khẩu và tạm ngừng nhập khẩu: 01 bản sao.
- Giấy tờ phải xuất trình:
+ Bảng thống kê tờ khai nhập khẩu (mẫu 01/GC),
+ Hợp đồng/phụ kiện hợp đồng gia công liên quan đến việc nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật tư đã được cơ quan Hải quan làm thủ tục tiếp nhận.
+ Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại nếu nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu thuộc danh mục Nhà nước Việt Nam cấm nhập khẩu và tạm ngừng nhập khẩu: 01 bản chính để đối chiếu với bản sao phải nộp.
Các bản sao phải nộp trên đây chỉ cần đóng dấu và có chữ ký xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp hoặc Phó giám đốc doanh nghiệp, không cần xác nhận của công chứng Nhà nước. Giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các bản sao này.
b) Cách thống kê tờ khai nhập khẩu vào Bảng thống kê tờ khai (mẫu 01/GC ban hành kèm Thông tư này):
- Mỗi hợp đồng gia công phải lập 02 Bảng thống kê tờ khai nhập khẩu. Doanh nghiệp giữ một Bảng để xuất trình cho Hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu từng lô hàng. Hải quan lưu 01 bảng.
- Việc thống kê tờ khai vào Bảng thống kê (cả Bảng do chủ hàng xuất trình và Bảng lưu tại Hải quan) đều do cán bộ Hải quan thực hiện tại thời điểm làm thủ tục đăng ký tờ khai (hoặc khi tiếp nhận Phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp/Phiếu chuyển giao nguyên phụ liệu, vật tư).
- Bảng thống kê tờ khai phải rõ ràng, chính xác, đầy đủ, tuyệt đối không được thống kê sót tờ khai. Sau mỗi lần thống kê tờ khai, cán bộ Hải quan làm nhiệm vụ này phải ký và ghi rõ họ tên vào cột quy định trên Bảng.
- Đối với những hợp đồng gia công lớn thực hiện trong thời gian dài, nếu 01 tờ Bảng thống kê không ghi đủ thì phải lập thành nhiều tờ. Trong trường hợp này, trên mỗi tờ Bảng thống kê phải ghi rõ số thứ tự tờ (tờ số...). cuối mỗi tờ phải ghi rõ "tiếp sang tờ số...". Việc đánh số thứ tự tại cột (1) của Bảng thống kê phải liên tục từ đầu cho đến kết thúc hợp đồng.
c) Lấy mẫu nguyên phụ liệu:
- Trừ những trường hợp do tính chất mặt hàng không thể lấy mẫu được (như gia công vàng bạc, da sống...), còn các trường hợp khác khi kiểm hoá nguyên phụ liệu, vật tư gia công nhập khẩu, hải quan phải lấy mẫu nguyên liệu chính và phụ liệu có giá trị lớn để làm cơ sở đối chiếu khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. Mẫu hàng phải được cán bộ hải quan và đại diện của doanh nghiệp cùng lấy, phải ghi rõ trên mẫu hoặc chứng từ kèm theo mẫu: tên nguyên phụ liệu. tên, số hiệu hợp đồng/phụ kiện hợp đồng. mã hàng. số tờ khai. số lượng mẫu.... cán bộ Hải quan và đại diện doanh nghiệp phải cùng ký, ghi rõ họ, tên lên mẫu hoặc chứng từ này. Mẫu phải được niêm phong hải quan cùng với chứng từ kèm theo mẫu và được giao doanh nghiệp bảo quản để xuất trình khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm.
- Nếu sản phẩm của một hợp đồng gia công sẽ được kiểm hoá cùng một lúc tại nhiều địa điểm khác nhau, thì doanh nghiệp phải dự liệu trước vấn đề này và thông báo cho Hải quan biết để khi lấy mẫu sẽ lấy nhiều mẫu cho một loại nguyên liệu, đủ phục vụ việc đối chiếu khi kiểm hoá.
- Sau khi lãnh đạo đơn vị Hải quan quản lý hợp đồng gia công ký xác nhận đã hoàn thành thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công vào bảng thanh khoản hợp đồng gia công (mẫu 09/GC), doanh nghiệp được phép huỷ mẫu lưu nguyên phụ liệu của hợp đồng này.
d) Việc chính sách thuế đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm gia công thực hiện theo quy định tại Thông tư số 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính.
2.2. Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị mượn để phục vụ gia công thực hiện như sau:
- Máy móc, thiết bị tạm nhập khẩu do bên thuê gia công cung cấp dưới hình thức mượn phục vụ gia công, sau khi kết thúc hợp đồng phải tái xuất trả cho bên thuê gia công, trừ các thiết bị, dụng cụ bị hư hỏng trở thành phế liệu được phép tiêu huỷ tại Việt Nam và những trường hợp được cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm 11, mục A phần này cho phép bán, biếu tặng tại Việt Nam.
- Máy móc, thiết bị mượn phải được quy định cụ thể trong hợp đồng/phụ kiện hợp đồng về tên gọi, chủng loại, số lượng, chất lượng.
- Thủ tục hải quan đối với loại máy móc, thiết bị này như thủ tục hải quan đối với lô hàng tạm nhập - tái xuất. Các tờ khai tạm nhập phải được cán bộ Hải quan thống kê vào Bảng thống kê tờ khai (mẫu 05/GC ban hành kèm theo Thông tư này) ngay khi làm thủ tục đăng kí tờ khai nhập khẩu, cách thống kê thực hiện như điểm 2.1.b., mục A trên đây. Máy móc, thiết bị tham gia trực tiếp vào sản xuất ra sản phẩm gia công (được lắp đặt, sử dụng tại phân xưởng để sản xuất sản phẩm gia công) do bên thuê gia công cho mượn được miễn thuế. Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc sử dụng máy móc, thiết bị đúng này mục đích.
Các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất khác, dụng cụ văn phòng không tham gia trực tiếp vào sản xuất ra sản phẩm gia công, muốn mượn khi tạm nhập khẩu phải tạm nộp thuế, khi tái xuất được hoàn lại thuế theo quy định tại điểm 1.m, mục I, phần E Thông tư số 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính. Nếu không tái xuất thì không được hoàn thuế.
Trong quá trình sử dụng nếu máy móc, thiết bị hư hỏng, doanh nghiệp có nhu cầu đưa ra nước ngoài để sửa chữa thì đơn vị Hải quan quản lý hợp đồng gia công xem xét giải quyết, thủ tục hải quan thực hiện theo phương thức tạm xuất - tái nhập miễn thuế.
3. Thủ tục xuất khẩu đối với sản phẩm gia công:
Thủ tục xuất khẩu đối với sản phẩm gia công thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuẩt khẩu quy định tại Thông tư 01/1999/TT-TCHQ ngày 10/05/1999. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thêm một số điểm sau:
3.1. Bộ hồ sơ Hải quan nộp và xuất trình khi làm thủ tục đăng ký tờ khai:
- Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai hàng xuất khẩu: 03 bản chính
+ Bản kê chi tiết hàng hoá: 03 bản chính.
- Đối với trường hợp sau đây phải nộp thêm:
+ Văn bản phân bổ hạn ngạch hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (nếu bên gia công cung ứng các nguyên phụ liệu, vật tư thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện): 01 bản sao có đóng dấu và chữ ký xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp hoặc Phó Giám đốc doanh nghiệp. nộp khi cấp phiếu theo dõi trừ lùi.
- Giấy tờ phải xuất trình:
+ Bảng thống kê tờ khai xuất khẩu (mẫu 03/GC).
+ Văn bản phân bổ hạn ngạch hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (nếu bên gia công cung ứng các nguyên phụ liệu, vật tư thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện): 01 bản chính để đối chiếu với bản sao phải nộp và cấp phiếu theo dõi trừ lùi hạn ngạch.
3.2. Khi kiểm hoá sản phẩm xuất khẩu, Hải quan phải đối chiếu nguyên liệu mẫu lấy khi làm thủ tục nhập khẩu với nguyên liệu cấu thành trên sản phẩm. Trường hợp nguyên liệu chính còn phải trải qua một quá trình xử lý trước khi đưa vào sản xuất ra sản phẩm (ví dụ như: len, sợi phải nhuộm...) nên hình thức không còn như khi nhập khẩu, thì người nhận gia công phải có văn bản thông báo với cơ quan Hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng đúng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu, Hải quan căn cứ vào tính chất của nguyên liệu để đối chiếu, nếu có nghi vấn thì yêu cầu giám định.
3.3. Cách thống kê tờ khai xuất khẩu vào Bảng thống kê tờ khai (mẫu 03/GC ban hành kèm theo Thông tư này.
Mỗi một hợp đồng gia công phải lập 02 bảng thống kê tờ khai xuất khẩu. Doanh nghiệp giữ một Bảng để xuất trình cho Hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu từng lô hàng, Hải quan lưu một Bảng. Thời điểm thống kê và cách thống kê tờ khai lên Bảng này giống như thống kê tờ khai nhập khẩu ở điểm 2.1.b, mục A trên đây.
3.4. Thủ tục hải quan đối với trường hợp sản phẩm gia công được bán cho doanh nghiệp Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc làm nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và hàng được giao nhận tại Việt Nam theo chỉ định của bên thuê gia công. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Thương mại tại văn bản số 1723/TM-ĐT ngày 28/4/1999, Tổng cục Hải quan hướng dẫn như sau:
Điều kiện để được giao, nhận sản phẩm gia công tại Việt Nam: Doanh nghiệp mua sản phẩm gia công phải ký hợp đồng mua bán với bên bán nước ngoài (là bên thuê gia công hoặc người mua hàng của bên thuê gia công bán lại cho doanh nghiệp Việt Nam). Trong hợp đồng phải ghi rõ hàng được giao tại doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công (tên, địa chỉ doanh nghiệp này, hàng thuộc hợp đồng gia công nào). Sản phẩm này phải phù hợp với phạm vi ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp mua hàng, phải phù hợp với chính sách quản lý xuất, nhập khẩu hàng hoá và quản lý nhập khẩu công nghệ của Nhà nước. Nếu bên mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thì sản phẩm gia công này phải là mặt hàng thuộc kế hoạch nhập khẩu đã được Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền duyệt. Sản phẩm gia công để tiêu thụ nội địa phải ghi rõ tên nước xuất xứ là: "Sản xuất tại Việt Nam".
Về thủ tục hải quan thực hiện như sau:
a) Thủ tục xuất khẩu (thủ tục giao sản phẩm của doanh nghiệp nhận gia công):
(i) Doanh nghiệp xuất khẩu giao sản phẩm phải làm thủ tục xuất như đối với xuất sản phẩm gia công ra nước ngoài.
(ii) Nhiệm vụ của Hải quan làm thủ tục xuất khẩu (Hải quan quản lý hợp đồng gia công): Thực hiện đăng ký tờ khai như đối với xuất sản phẩm gia công ra nước ngoài, ký xác nhận vào ô 47 tờ khai HQ99-XNK hiện hành (xác nhận này không bao hàm nội dung đã kiểm tra hàng hoá) niêm phong hồ sơ giao chủ hàng chuyển đến Hải quan làm thủ tục nhập khẩu để thực hiện các bước tiếp theo như quy định tại điểm c dưới đây:
b) Thủ tục nhập khẩu (thủ tục nhận hàng của doanh nghiệp mua):
(i) Doanh nghiệp nhập khẩu: Mở tờ khai nhập khẩu và thực hiện các chính sách về nhập khẩu hàng hoá, chính sách thuế theo đúng loại hình nhập khẩu.
(ii) Nhiệm vụ của Hải quan làm thủ tục nhập khẩu: Làm thủ tục nhập khẩu như quy định đối với một lô hàng nhập khẩu từ nước ngoài theo đúng loại hình (trong bộ hồ sơ Hải quan không yêu cầu phải có vận tải đơn).
c) Việc kiểm tra thực tế hàng hoá:
Sau khi đăng ký tờ khai với Hải quan làm thủ tục xuất, doanh nghiệp xuất khẩu (doanh nghiệp giao sản phẩm gia công) tổ chức giao hàng cho doanh nghiệp nhập khẩu. Hải quan làm thủ tục nhập khẩu thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hoá, đối chiếu sản phẩm giao nhận với mẫu nguyên liệu nhập khẩu ban đầu, lấy mẫu mới (nếu hàng thuộc diện phải lấy mẫu). ghi kết quả kiểm hoá và xác nhận thực xuất vào tờ khai xuất, trả lại 02 bản cho doanh nghiệp xuất để nộp 01 bản cho Hải quan xuất và lưu 01 bản vào hồ sơ hợp đồng gia công. ghi kết quả kiểm hoá và xác nhận thực nhập vào tờ khai nhập khẩu.
- Xác nhận thực xuất phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm, nơi đăng ký của tờ khai nhập khẩu. nơi giao hàng.
- Xác nhận thực nhập phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm, nơi đăng ký của tờ khai xuất. nơi nhận hàng. hàng là sản phẩm gia công của công ty... thuộc hợp đồng gia công số... ngày... tháng... năm.
- Thực hiện các bước thủ tục khác và chính sách thuế theo đúng quy định của từng loại hình.
4. Thủ tục chuyển nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị mượn từ hợp đồng này sang hợp đồng khác:
4.1. Trường hợp cùng đối tác thuê và nhận gia công, cùng đơn vị Hải quan quản lý hợp đồng gia công: Bên nhận gia công chỉ cần có văn bản thông báo cho đơn vị Hải quan theo dõi hợp đồng gia công về việc chuyển nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc, thiết bị mượn đó kèm theo văn bản thoả thuận giữa hai bên. Văn bản thông báo này phải ghi rõ tên, lượng, giá trị nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc, thiết bị chuyển giao từ hợp đồng nào sang hợp đồng nào. Văn bản này có giá trị như tờ khai xuất khẩu (đối với hợp đồng giao) và tờ khai nhập khẩu (đối với hợp đồng nhận).
Văn bản thông báo này phải lập thành 04 bản. Sau khi Hải quan xác nhận và thống kê vào Bảng thống kê tờ khai xuất khẩu (mẫu 03/GC) của hợp đồng gia công giao và Bảng thống kê tờ khai nhập khẩu (mẫu 01/GC) của hợp đồng gia công nhận, Hải quan giữ 02 bản để lưu vào hồ sơ mỗi hợp đồng 01 bản, trả lại doanh nghiệp 02 bản để lưu và hồ sơ mỗi hợp đồng một bản.
4.2. Trường hợp cùng đối tác thuê và nhận gia công, nhưng không cùng đơn vị Hải quan quản lý hợp đồng gia công: làm thủ tục như sản phẩm gia công chuyển tiếp dưới đây. Mẫu phiếu như mẫu 10/GC ban hành kèm theo Thông tư này, nhưng thay tên phiếu bằng tên "Phiếu chuyển giao nguyên phụ liệu, vật tư gia công" hoặc "Phiếu chuyển giao máy móc, thiết bị mượn".
Đối với những trường hợp này các tiêu thức của phiếu và xác nhận của Hải quan bên giao, Hải quan bên nhận đều phải ghi đầy đủ theo mẫu 10/GC nêu trên. Riêng phần xác nhận, ký tên, đóng dấu của Giám đốc bên giao và bên nhận chỉ cần thực hiện ở một bên.
4.3. Cùng đối tác thuê gia công nhưng khác đối tác nhận gia công: làm thủ tục như hàng gia công chuyển tiếp dưới đây. Mẫu phiếu và tên phiếu như quy định tại điểm 4.2 phần này.
Nếu Hải quan bên giao đồng thời là Hải quan bên nhận thì vẫn phải ghi đầy đủ các tiêu thức của phiếu. Riêng phần ký tên, đóng dấu của Hải quan bên giao và Hải quan bên nhận trên phiếu chỉ cần thực hiện ở một bên.
4.4. Trường hợp không cùng đối tác thuê gia công:
Trên cơ sở hợp đồng gia công đã được Hải quan tiếp nhận và chỉ định của các bên thuê gia công, các bên nhận gia công và đơn vị Hải quan quản lý các hợp đồng gia công thực hiện thủ tục giao, nhận như thủ tục Hải quan quy định tại điểm 3.3, mục A trên đây.
4.5. Việc đối chiếu mẫu và lấy mẫu khi làm thủ tục chuyển nguyên phụ liệu từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác:
Để đảm bảo chuyển giao đúng nguyên phụ liệu đã nhập khẩu, doanh nghiệp phải xuất trình cho Hải quan bên nhận mẫu lưu nguyên phụ liệu do Hải quan làm thủ tục nhập khẩu trước đây đã niêm phong và Hải quan bên nhận phải tiến hành đối chiếu nguyên liệu chuyển giao với mẫu lưu nguyên liệu này, nếu phù hợp thì tiến hành lấy mẫu mới cho hợp đồng nhận nguyên phụ liệu như quy định tại điểm 2.1.c, mục A phần này. Trường hợp khi đối chiếu phát hiện sự sai khác giữa mẫu lưu với nguyên phụ liệu chuyển giao thì phải lập biên bản vi phạm theo đúng thủ tục hành chính để làm cơ sở xử lý. Đối với những nguyên phụ liệu thuộc diện không phải lấy mẫu lúc nhập khẩu, Giám đốc các doanh nghiệp giao, nhận nguyên phụ liệu chuyển giao phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chuyển giao đúng nguyên phụ liệu đã nhập khẩu.
5. Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Nghị định (áp dụng cho cả vùng và các đối tác thuê gia công).
5.1. Trong điểm này:
- Thương nhân giao sản phẩm gia công chuyển tiếp dưới đây gọi tắt là bên giao.
- Thương nhân nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp dưới đây gọi tắt là bên nhận.
- Hải quan quản lý hợp đồng gia công của bên giao dưới đây gọi tắt là Hải quan bên giao.
- Hải quan quản lý hợp đồng gia công của bên nhận dưới đây gọi tắt là Hải quan bên nhận.
- Phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp gọi tắt là phiếu chuyển tiếp.
5.2. Về nguyên tắc, việc chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp phải chịu sự quản lý của Hải quan, nhưng Hải quan không trực tiếp làm thủ tục cho việc giao, nhận hàng. Trên cơ sở văn bản chỉ định của các bên thuê gia công, các doanh nghiệp liên quan tự tổ chức việc giao, nhận hàng theo các bước quy định dưới đây. Giám đốc các doanh nghiệp giao, doanh nghiệp nhận chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giao, nhận sản phẩm đúng về chủng loại, tên gọi, qui cách, phẩm chất như khai báo trên phiếu chuyển tiếp, sản phẩm này được sản xuất từ chính nguyên phụ liệu mà bên giao đã làm thủ tục nhập khẩu, đủ số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng như trên khai báo trên Phiếu chuyển tiếp.
5.3. Các bước thực hiện:
a. Bước 1: Bên giao lập 04 phiếu giao hàng chuyển tiếp theo mẫu của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Thông tư này (mẫu 10/GC). Sau khi lập phiếu, bên giao sản phẩm cho bên nhận.
b. Bước 2: Bên nhận sau khi nhận đủ sản phẩm, xác nhận, ký tên, đóng dấu vào cả 04 Phiếu chuyển tiếp trên, sau đó đến trình và đăng ký với Hải quan bên nhận.
c. Bước 3: Hải quan bên nhận tiếp nhận 04 Phiếu chuyển tiếp, xác nhận vào 04 tờ phiếu trên, lãnh đạo đơn vị ký tên và đóng dấu.
Sau khi làm xong thủ tục xác nhận vào cả 04 phiếu trên, Hải quan biên nhận trả lại cho bên nhận 03 bản, Hải quan lưu 01 bản cùng với Hợp đồng gia công có sử dụng sản phẩm gia công chuyển tiếp.
Bên nhận lưu 01 bản cùng với hợp đồng gia công, chuyển 02 bản cho bên giao.
d. Bước 4: Bên giao sau khi nhận được 02 bản Phiếu chuyển tiếp đã có đủ xác nhận của bên nhận và Hải quan bên nhận do bên nhận chuyển đến, phải đến trình Hải quan bên giao. Hải quan bên giao xác nhận, ký tên, đóng dấu vào 02 phiếu chuyển tiếp đó, lưu 01 bản cùng với hợp đồng gia công, trả cho bên giao 01 bản để lưu cùng hợp đồng gia công lưu lại bên giao.
Người ký và con dấu của Hải quan bên giao như quy định đối với Hải quan bên nhận.
5.4. Phiếu chuyển tiếp được coi là chứng từ để thanh khoản hợp đồng gia công sau này. Đối với bên giao, thì phiếu có đủ xác nhận, ký tên, đóng dấu của 04 bên nêu trên mới có giá trị thanh khoản hợp đồng. Đối với bên nhận, chỉ có những phiếu có đủ xác nhận ký tên, đóng dấu của ba bên (trừ Hải quan bên giao) mới có giá trị thanh khoản hợp đồng. Giám đốc doanh nghiệp của bên giao, bên nhận, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực của việc giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và của phiếu này.
5.5. Gia công chuyển tiếp trong trường hợp cùng đối tác trong nước, nhưng khác đối tác nước ngoài, thì trên cơ sở chỉ định của các bên thuê gia công, doanh nghiệp nhận gia công chỉ cần làm văn bản báo cáo với cơ quan Hải quan về việc chuyển tiếp đó. Văn bản báo cáo phải ghi rõ tên, lượng, trị giá sản phẩm chuyển giao. Văn bản báo cáo phải làm thành 04 bản, sau khi Hải quan giao nhận, Hải quan giữ hai bản để lưu ở mỗi hợp đồng 01 bản, trả lại doanh nghiệp 02 bản để lưu vào hồ sơ mỗi hợp đồng một bản.
Văn bản báo cáo này có giá trị để thanh khoản hợp đồng.
6. Thuê thương nhân khác gia công quy định tại khoản 2.b, Điều 15 của Nghị định:
Doanh nghiệp nhận gia công cho thương nhân nước ngoài được thuê thương nhân Việt Nam khác gia công lại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thuê gia công này. Hải quan không làm thủ tục cho việc thuê gia công lại.
Doanh nghiệp ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài là người trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, thanh khoản hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan, làm các nghĩa vụ khác liên quan đến hợp đồng gia công và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ký kết và thực hiện hợp đồng gia công này.
7. Thủ tục xuất trả nguyên phụ liệu, vật tư gia công:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, theo yêu cầu của bên thuê gia công, bên nhận gia công được xuất trả nguyên phụ liệu, vật tư cho bên thuê gia công.
Thủ tục Hải quan như thủ tục xuất khẩu một lô hàng gia công xuất khẩu. Ngoài bộ hồ sơ như một lô hàng gia công xuất khẩu phải nộp thêm bản sao văn bản yêu cầu xuất trả hàng của bên thuê gia công (có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp nhận gia công), văn bản đề nghị của doanh nghiệp nói rõ lô hàng xuất trả thuộc tờ khai nhập nào và kèm theo bản sao tờ khai đó. Hải quan làm thủ tục xuất trả phải đối chiếu nguyên phụ liệu xuất với mẫu lưu nguyên phụ liệu lấy khi nhập khẩu.
8. Thủ tục hải quan đối với hàng gia công tái chế:
Đơn vị Hải quan quản lý hợp đồng gia công chịu trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và quản lý cho đến khi toàn bộ sản phẩm tái chế được tái xuất hết. Khi làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu, tờ khai Hải quan được đăng ký theo loại hình tạm nhập gia công tái chế - TNGCTC, tái xuất gia công tái chế - TXGCTC (sử dụng ô trống tại tiêu thức 15 của tờ khai HQ99-XNK). Các tờ khai nhập khẩu tái chế, xuất khẩu tái chế quản lý riêng, không thống kê vào bản thống kê tờ khai (mẫu 01/GC và mẫu 03/GC ban hành theo Thông tư này).
9. Thủ tục hải quan đối với nguyên phụ liệu do bên nhận ra công tự cung ứng để phục vụ hợp đồng gia công:
9.1. Điều kiện nguyên phụ liệu, vật tư cung ứng:
- Phải thuộc danh mục nguyên phụ liệu, vật tư sử dụng để gia công thành phẩm nêu trong hợp đồng gia công.
- Phải xây dựng thành định mức như đối với nguyên phụ liệu do bên thuê gia công cung cấp.
- Phải được thoả thuận trong hợp đồng/phụ kiện hợp đồng gia công về tên gọi, chủng loại, số lượng nguyên phụ liệu do bên nhận gia công cung ứng.
9.2. Phương thức cung ứng:
- Bên nhận gia công trực tiếp nhập khẩu từ nước ngoài về bằng hợp đồng mua bán ngoại thương để làm nguyên phụ liệu gia công sản xuất
- Mua tại thị trường Việt Nam để là nguyên phụ liệu gia công (trừ trường hợp được hưởng chế độ xuất nhập khẩu tại chỗ).
9.3. Thủ tục hải quan
a) Trường hợp nguyên phụ liệu mua tại thị trường Việt Nam: Hải quan không làm thủ tục cho việc mua bán này nhưng khi thanh khoản hợp đồng gia công, doanh nghiệp phải lập bảng thống kê những nguyên phụ liệu thuộc loại này để Hải quan tính thuế xuất khẩu (nếu có). Nguyên phụ liệu mua tại thị trường Việt Nam nếu thuộc danh mục mặt hàng cấm xuất khẩu thì phải có văn bản cho phép của Bộ Thương mại, nếu thuộc danh mục hàng xuất khẩu có điều kiện thì phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền và chỉ được thực hiện trong phạm vi cho phép (số lượng, giá trị) của giấy phép này.
Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công có sử dụng nguyên phụ liệu mua tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp phải có văn bản giải trình về việc sử dụng nguyên phụ liệu này với đơn vị hải quan làm thủ tục xuất khẩu, để Hải quan theo dõi trừ lùi hạn mức, hạn ngạch (nếu nguyên phụ liệu thuộc diện có hạn mức, hạn ngạch).
b) Trường hợp nguyên phụ liệu do bên nhận gia công trực tiếp mua từ nước ngoài để phục vụ hợp đồng gia công
- Làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu, áp dụng các chế độ thuế theo loại hình này. Tờ khai nhập khẩu thuộc loại này theo dõi riêng theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu, không thống kê vào bảng thống kê tờ khai nhập gia công (mẫu 01/GC). Đơn vị Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu sản phẩm là Hải quan quản lý hợp đồng gia công đó.
Thời hạn nộp thuế đối với nguyên phụ liệu áp dụng theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu là 275 ngày như quy định tại Thông tư 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính.
- Khi xuất khẩu sản phẩm của hợp đồng gia công có sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu theo hình thức này, doanh nghiệp nhận gia công phải có văn bản giải trình với đơn vị Hải quan làm thủ tục nói rõ có sử dụng những nguyên phụ liệu (tên, lượng nguyên phụ liệu .v.v...) do doanh nghiệp tự nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu, thuộc tờ khai nhập khẩu số... Văn bản này lưu cùng với tờ khai xuất khẩu. Tờ khai xuất khẩu đăng ký theo loại hình xuất gia công, tại ô 39 của Tờ khai HQ99-XNK ghi: "có sử dụng loại nguyên phụ liệu... thuộc tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu số...".
- Định mức của hợp đồng gia công, văn bản giải trình, tờ khai xuất khẩu gia công là chứng từ dùng để thanh khoản hợp đồng gia công và tờ khai nhập khẩu nguyên phụ liệu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu dưới hình thức này.
Khi sản phẩm gia công có sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu đã thực xuất khẩu thì thực hiện thanh khoản tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu và giải quyết các vấn đề về thuế đối với tờ khai này.
c) Khi làm thủ tục thanh khoản hợp đồng/phụ kiện hợp đồng gia công, doanh nghiệp phải thống kê đầy đủ toàn bộ nguyên phụ liệu đã cung ứng cho hợp đồng/phụ kiện hợp đồng gia công đó vào bảng 07/GC.
10. Thủ tục thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 18 của Nghị định:
10.1. Căn cứ để thanh khoản như quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định.
Trường hợp định mức ghi trong hợp đồng gia công mới chỉ là định mức tạm tính thì việc điều chỉnh lại định mức phải được hai bên ký kết hợp đồng gia công thoả thuận bằng phụ kiện hợp đồng và phải khai báo với cơ quan Hải quan trước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. Trong trường hợp này, Hải quan không coi là vi phạm và định mức điều chỉnh này là cơ sở để thanh khoản hợp đồng gia công.
Nếu trong hợp đồng gia công/phụ kiện hợp đồng không qui định định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt, thì coi như trong định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư gia công đã bao gồm cả định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt.
Giám đốc doanh nghiệp ký kết hợp đồng gia công chịu trách nhiệm trước pháp luật về định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đã thoả thuận trong hợp đồng, phụ kiện hợp đồng gia công và khai báo với Hải quan là phù hợp với thực tế thực hiện của hợp đồng gia công đó.
Khi doanh nghiệp đăng ký định mức với Hải quan, kèm theo Bảng định mức là phần giới thiệu các thông số của sản phẩm liên quan đến việc xác định định mức hoặc bản vẽ sơ đồ kỹ thuật của sản phẩm đó có đóng dấu xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp, không cần phải xuất trình mẫu sản phẩm.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, Hải quan không kiểm tra định mức từng mã hàng, nhưng khi có căn cứ chứng tỏ định mức ghi trong hợp đồng/phụ kiện hợp đồng gia công và khai báo với Hải quan không chính xác, không trung thực, Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra định mức, kể cả biện pháp kiểm tra sau giải phóng hàng được quy định tại khoản 2 Điều 10, Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ qui định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan. Nếu phát hiện sai phạm, Giám đốc doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
10.2. Hồ sơ thanh khoản bao gồm:
- Hợp đồng gia công và các phụ kiện của hợp đồng.
- Bảng thống kê tờ khai nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu (bao gồm cả Phiếu hoặc văn bản chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp và Phiếu hoặc văn bản thông báo chuyển giao nguyên liệu, phụ liệu, vật tư gia công) kèm theo tờ khai, phiếu, văn bản thông báo (mẫu 01/GC ban hành kèm theo Thông tư này).
- Bảng tổng hợp nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu (kể cả nguyên liệu là sản phẩm gia công chuyển tiếp, nguyên phụ liệu, vật tư chuyển từ hợp đồng gia công khác sang - Mẫu 02/GC).
- Bảng thống kê tờ khai sản phẩm gia công xuất khẩu (bao gồm cả phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp), kèm theo tờ khai, phiếu (mẫu 03/GC).
- Bảng tổng hợp sản phẩm gia công đã xuất khẩu (mẫu 04/GC).
- Bảng thống kê tờ khai nhập khẩu máy móc, thiết bị (bao gồm cả phiếu hoặc văn bản thông báo chuyển máy móc, thiết bị từ hợp đồng khác sang), kèm theo tờ khai, phiếu, văn bản thông báo (mẫu 05/GC).
- Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị tạm nhập khẩu, kể cả máy móc, thiết bị tạm nhập chuyển từ hợp đồng gia công khác sang (mẫu 06/GC).
- Bảng thống kê nguyên phụ liệu, vật tư do bên nhận gia công cung ứng (mẫu 07/GC).
- Bảng tổng hợp nguyên phụ liệu đã sử dụng để sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu (mẫu 08/GC ban hành kèm theo Thông tư này).
- Bảng thanh khoản hợp đồng gia công (mẫu 09/GC). Trong bảng thanh khoản này, doanh nghiệp phải nêu rõ hình thức xử lý đối với nguyên phụ liệu dư thừa (nếu có).
10.3. Thời hạn thanh khoản:
- Chậm nhất 3 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng gia công, bên nhận gia công phải hoàn tất việc thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan (bao gồm cả việc giải quyết nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị tạm nhập, phế liệu, phế phẩm). Đối với những hợp đồng gia công có thời hạn trên một năm, thì phải tách ra từng phụ kiện nhỏ, thời hạn thực hiện một phụ kiện không quá một năm. Thời hạn thanh khoản đối với phụ kiện hợp đồng gia công cũng áp dụng như đối với thời hạn thanh khoản hợp đồng gia công. Nguyên phụ liệu dư thừa sau khi thanh khoản phụ kiện trước được chuyển sang sử dụng cho phụ kiện tiếp theo của hợp đồng.
Quá thời hạn trên nếu doanh nghiệp không hoàn thành việc thanh khoản mà không có lý do chính đáng được Trưởng đơn vị Hải quan quản lý hợp đồng gia công chấp thuận, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan theo quy định tại Điều 12c sửa đổi, bổ sung Điều 12 Nghị định số 16/CP ngày 20/3/1996 của Chính phủ (được quy định tại Nghị định số 54/1998/NĐ-CP ngày 21/7/1998 của Chính phủ).
- Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ thanh khoản do doanh nghiệp nộp, Hải quan phải hoàn thành việc thanh khoản.
11. Thẩm quyền giải quyết nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị tạm nhập phục vụ gia công sau khi kết thúc hợp đồng:
11.1. Hải quan giải quyết:
- Tái xuất trả cho bên thuê gia công.
- Chuyển sang hợp đồng gia công khác.
- Tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam.
Mua bán, tặng tại Việt Nam những nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, máy móc, thiết bị do bên thuê gia công cho mượn để phục vụ hợp đồng gia công không thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và nhập khẩu có điều kiện.
11.2. Các trường hợp phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Thương mại (theo quy định tại khoản 3, Điều 18 của Nghị định): Mua bán, tặng tại Việt Nam đối với nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, máy móc, thiết bị do bên thuê gia công cho mượn thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu có điều kiện.
12. Thủ tục tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm (nêu tại khoản 4, Điều 18 của Nghị định):
12.1. Phế liệu, phế phẩm nêu tại điểm này được hiểu như sau:
- Phế liệu: là nguyên liệu, phụ liệu, vật tư bị loại ra trong quá trình sản xuất gia công hoặc trong quá trình bảo quản do không đáp ứng yêu cầu chất lượng để dùng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm. là máy móc, thiết bị, dụng cụ bị hư hỏng, bị hao mòn cơ bản, không thể sử dụng làm công cụ sản xuất ra sản phẩm được nữa.
- Phế phẩm: là sản phẩm sản xuất ra nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của bên đặt gia công.
12.2. Thủ tục tiêu huỷ:
- Việc tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm gia công được tiến hành trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi thanh khoản hợp đồng gia công.
- Doanh nghiệp tự tổ chức việc tiêu huỷ, đơn vị Hải quan theo dõi hợp đồng gia công cử ít nhất 02 cán bộ giám sát việc tiêu huỷ đó, đảm bảo phế liệu, phế phẩm được tiêu huỷ là có nguồn gốc từ nguyên phụ liệu nhập khẩu của hợp đồng gia công mà doanh nghiệp khai báo và thực sự được tiêu huỷ. Phải lập biên bản chứng nhận xác nhận kết quả tiêu huỷ theo đúng thủ tục hành chính. Biên bản xác nhận kết quả tiêu huỷ phải có đầy đủ chữ ký, đóng dấu của Giám đốc doanh nghiệp có hàng tiêu huỷ: họ, tên, chữ ký của những cán bộ Hải quan chịu trách nhiệm giám sát việc tiêu huỷ, những người khác được Giám đốc doanh nghiệp chỉ định tham gia giám sát việc tiêu huỷ. Trường hợp việc tiêu huỷ ảnh hưởng đến môi trường thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm xin phép cơ quan quản lý môi trường trước khi tiến hành tiêu huỷ. Nếu cơ quan môi trường không cho phép tiêu huỷ tại Việt Nam, thì doanh nghiệp phải xuất trả cho bên thuê gia công.
- Không phải giám định phế liệu, phế phẩm xin tiêu huỷ. Doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm trước pháp luật và người thuê gia công về phế liệu, phế phẩm xin tiêu huỷ.
- Các loại phế liệu, phế phẩm khi đã thực sự được tiêu huỷ hoàn toàn (không còn sử dụng được vào mục đích khác) thì được miễn thuế.
Trường hợp phế liệu, phế phẩm có nguồn gốc từ kim loại (ví dụ: phế liệu là máy móc, thiết bị, các sản phẩm từ kim loại...) khi tiêu huỷ không bị tiêu huỷ hoàn toàn mà trở thành phế liệu kim loại dưới dạng nguyên liệu sử dụng được vào mục đích khác, thì doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác liên quan phù hợp với dạng phế liệu sau khi tiến hành tiêu huỷ.
13. Thủ tục biếu tặng máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm qui định tại khoản 5, Điều 18 Nghị định:
Bên được tặng phải làm thủ tục nhập khẩu tại Hải quan nơi theo dõi hợp đồng gia công, phải nộp thuế nhập khẩu (nếu có). Giá tính thuế được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhận hàng biếu tặng. Hồ sơ làm thủ tục hải quan bao gồm:
- Tờ khai hải quan (sử dụng tờ khai hàng phi mậu dịch) 03 bản.
- Văn bản tặng của bên đặt gia công.
- Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại (nếu hàng biếu tặng thuộc Danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hoá nhập khẩu có điều kiện).
- Trên tờ khai biếu tặng phải ghi rõ "hàng thuộc hợp đồng gia công số... ngày... tháng... năm.... bên thuê gia công.... bên nhận gia công...".
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan cho lô hàng biếu tặng, 01 tờ khai hải quan trả cho người được biếu tặng, 01 tờ khai Hải quan giữ lại để lưu cùng hợp đồng gia công có hàng biếu tặng, 01 tờ khai giao cho doanh nghiệp nhận gia công để lưu cùng với hợp đồng gia công.
Nếu hàng được biếu tặng từ thiện, thì việc xét miễn thuế do Bộ Tài chính xem xét, xử lý cụ thể từng trường hợp theo đúng quy định tại điểm 4, mục II, phần D Thông tư 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính. Để được miễn thuế, bên được biếu tặng từ thiện phải làm văn bản gửi Bộ Tài chính. Khi làm thủ tục nhận hàng nếu có văn bản chấp thuận miễn thuế của Bộ Tài chính, thì Hải quan không tính thuế. nếu không có văn bản này thì Hải quan vẫn tính thuế như các đối tượng biếu tặng khác.
14. Thủ tục hải quan đối với việc mua bán nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị mượn sau khi kết thúc hợp đồng gia công:
14.1. Hồ sơ làm thủ tục Hải quan gồm:
- Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại (nếu hàng thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu có điều kiện).
- Tờ khai Hải quan: 03 bản.
Nếu doanh nghiệp mua nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc, thiết bị này để tiêu thụ nội địa: đăng ký tờ khai theo loại hình phi mậu dịch.
Nếu doanh nghiệp mua số nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc, thiết bị này để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu: đăng ký tờ khai theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu.
14.2. Giá tính thuế: Xác định trên cơ sở căn cứ theo giá trị hàng hoá thực tế tại thời điểm giải quyết cho tiêu thụ nội địa.
Thông tư 03/1998/TT-TCHQ hướng dẫn Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng Cục Hải Quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
III. THỦ TỤC HẢI QUAN
A. NHẬN GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
1. Thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công:
Chậm nhất 3 ngày làm việc trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên cho hợp đồng, doanh nghiệp phải làm thủ tục xuất trình hợp đồng với cơ quan Hải quan.
a. Bộ hồ sơ xuất trình gồm:
- Hợp đồng gia công và các phụ kiện kèm theo (nếu có) 2 bản.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (nếu đăng ký lần đầu).
- Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại nếu mặt hàng gia công thuộc danh mục Nhà nước Việt Nam cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu.
- Giấy chứng nhận của Cục Sở hữu công nghiệp Việt Nam (Trường hợp nhãn iệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam).
b. Trách nhiệm của Hải quan khi tiếp nhận hợp đồng gia công:
- Tiếp nhận hợp đồng gia công phù hợp với quy định tại Điều 12 của Nghị định.
- Đóng dấu "Đã tiếp nhận" lên hợp đồng và các tài liệu khác kèm theo.
Trong thời gian không quá 2 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Hải quan phải làm xong thủ tục tiếp nhận hợp đồng. Sau khi tiếp nhận, Hải quan lưu một bản để theo dõi.
2. Thủ tục nhập khẩu:
2.1. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư:
a. Bộ hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan đối với nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu để gia công như quy định tại Quyết định 50/1998/QĐ-TCHQ ngày 10/3/1998.
b. Lấy mẫu nguyên phụ liệu:
Trừ những trường hợp do tính chất mặt hàng không thể lấy mẫu được (như gia công vàng bạc, da sống...), còn các trường hợp khác khi kiểm hoá nguyên phụ liệu, vật tư gia công nhập khẩu, Hải quan phải lấy mẫu nguyên liệu chính để làm cơ sở đối chiếu khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. Mẫu hàng phải được cán bộ hải quan và đại diện của doanh nghiệp cùng lấy. Mẫu được niêm phòng hải quan và giao doanh nghiệp bảo quản để xuất trình khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm.
2.2. Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị tạm nhập:
Máy móc thiết bị tạm nhập phục vụ gia công, sau khi kết thúc hợp đồng phải tái xuất trả cho bên gia công, trừ các thiết bị, dụng cụ bị tiêu hao hoặc bị hỏng không còn sử dụng được và những trường hợp khác được Bộ Thương mại cho phép.
Thủ tục hải quan đối với loại máy móc thiết bị này như thủ tục hải quan đối với lô hàng tạm nhập - tái xuất, nhưng được miễn thuế.
Trong quá trình sử dụng, nếu máy móc, thiết bị bị hư hỏng, doanh nghiệp có nhu cầu đưa ra nước ngoài để sửa chữa, thì được phép làm thủ tục tạm xuất - tái nhập miễn thuế.
3. Thủ tục xuất khẩu đối với sản phẩm gia công xuất khẩu:
Bộ hồ sơ để đăng ký làm thủ tục hải quan đối với sản phẩm gia công xuất khẩu thực hiện như quy định tại Quyết định 50/1998/QĐ-TCHQ ngày 10/3/1998. Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm, Hải quan phải đối chiếu nguyên liệu mẫu nhập khẩu với nguyên liệu cấu thành trên sản phẩm.
4. Thủ tục chuyển nguyên phụ liệu, vật tư từ hợp đồng này sang hợp đồng khác:
4.1. Trường hợp cùng đối tác thuê và nhận gia công, cùng đơn vị Hải quan quản lý: bên nhận gia công chỉ cần có văn bản thông báo cho cơ quan Hải quan nơi theo dõi hợp đồng gia công về việc chuyển nguyên phụ liệu, vật tư đó kèm theo văn bản thoả thuận giữa hai bên.
4.2. Trường hợp cùng đối tác thuê và nhận gia công, nhưng hợp đồng do đơn vị Hải quan thuộc tỉnh, thành phố khác quản lý: làm thủ tục như sản phẩm gia công chuyển tiếp dưới đây.
4.3. Cùng đối tác thuê gia công nhưng khác đối tác nhận gia công: làm thủ tục như hàng gia công chuyển tiếp quy định dưới đây.
5. Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Nghị định:
5.1. Trong điều này:
- Thương nhân giao sản phẩm gia công chuyển tiếp dưới đây gọi tắt là Bên giao.
- Thương nhân nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp dưới đây gọi tắt là Bên nhận.
- Hải quan quản lý hợp đồng gia công của Bên giao dưới đây gọi tắt là Hải quan bên giao.
- Hải quan quản lý hợp đồng gia công của Bên nhận dưới đây gọi tắt là Hải quan bên nhận.
- Phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp gọi tắt là Phiếu chuyển tiếp.
5.2. Về nguyên tắc, việc chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp phải chịu sự quản lý của Hải quan, nhưng Hải quan không trực tiếp làm thủ tục cho việc giao nhận hàng. Các doanh nghiệp liên quan tự tổ chức việc giao, nhận hàng theo các bước quy định dưới đây. Giám đốc doanh nghiệp giao, doanh nghiệp nhận chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc giao, nhận đúng, đủ sản phẩm.
5.3. Các bước thực hiện:
a. Bước 1: Bên giao lập 4 phiếu giao hàng chuyển tiếp theo mẫu Tổng cục Hải quan ban hành theo Thông tư này (mẫu 10/GC). Sau khi lập Phiếu, Bên giao giao sản phẩm cho Bên nhận.
b. Bước 2: Bên nhận sau khi nhận đủ sản phẩm, xác nhận, ký tên đóng dấu vào cả 4 Phiếu chuyển tiếp trên, sau đó đến trình và đăng ký với Hải quan Bên nhận.
c. Bước 3: Hải quan Bên nhận tiếp nhận bốn phiếu chuyển tiếp, xác nhận vào 4 tờ phiếu trên, ký tên và đóng dấu.
Nếu đơn vị Hải quan bên nhận là Phòng giám quản của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, thì do Trưởng (Phó) phòng giám quản ký tên, đóng dấu của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Nếu đơn vị Hải quan bên nhận là Hải quan cửa khẩu, thì do Trưởng (Phó) Hải quan cửa khẩu ký tên, đóng dấu của Hải quan cửa khẩu.
Sau khi xác nhận vào cả 4 Phiếu trên, Hải quan bên nhận trả lại cho Bên nhận 3 bản, Hải quan lưu 1 bản cùng với hợp đồng gia công có sử dụng sản phẩm gia công chuyển tiếp.
Bên nhận lưu một bản cùng với hợp đồng gia công, chuyển hai bản cho Bên giao.
d. Bước 4: Bên giao sau khi nhận được 2 bản Phiếu chuyển tiếp đã có đủ xác nhận của Bên nhận và Hải quan bên nhận do Bên nhận chuyển đến, phải đến trình Hải quan bên giao. Hải quan Bên giao xác nhận, ký tên, đóng dấu vào 2 phiếu theo dõi đó, lưu một bản cùng với hợp đồng gia công, trả cho Bên giao một bản để lưu cùng hợp đồng gia công lưu tại Bên giao.
Người ký và con dấu của Hải quan bên giao như quy định đối với Hải quan Bên nhận.
5.4. Phiếu chuyển tiếp này được coi là chứng từ để thanh khoản hợp đồng gia công sau này. Đối với Bên giao, thì phiếu có đầy đủ xác nhận ký tên, đóng dấu của 4 bên nêu trên mới có giá trị thanh khoản hợp đồng. Đối với Bên nhận, chỉ có những phiếu có dủ xác nhận của 3 bên (từ Hải quan bên giao) mới có giá trị thanh khoản hợp đồng. Giám đốc doanh nghiệp của Bên giao, Bên nhận phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính hợp pháp, trung thực của việc giao, nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và của Phiếu này.
5.5. Gia công chuyển tiếp trong trường hợp cùng đối tác trong nước, nhưng khác đối tác nước ngoài, thì doanh nghiệp nhận gia công chỉ cần làm văn bản báo cáo với cơ quan Hải quan về việc chuyển tiếp đó. Văn bản báo cáo phải ghi rõ tên, lượng, trị giá sản phẩm chuyển giao. Văn bản báo cáo phải làm thành 4 bản, sau khi Hải quan xác nhận, Hải quan giữ 2 bản để lưu ở mỗi hợp đồng 1 bản, trả lại doanh nghiệp 2 bản để lưu vào hồ sơ mỗi hợp đồng 1 bản.
Văn bản báo cáo này có giá trị để thanh khoản hợp đồng.
6. Thuê thương nhân khác gia công theo quy định tại khoản 2.b, Điều 15 của Nghị định:
Doanh nghiệp nhận gia công với nước ngoài được thuê thương nhân khác gia công. Hải quan không làm thủ tục cho việc thuê gia công này.
Doanh nghiệp ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài là người trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, thanh khoản hợp đồng gia công và làm các nghĩa vụ khác liên quan đến hợp đồng gia công.
7. Thủ tục xuất trả nguyên phụ liệu, vật tư gia công:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, theo yêu cầu của bên thuê gia công, bên nhận gia công được xuất trả nguyên phụ liệu, vật tư cho bên thuê gia công.
Thủ tục hải quan như thủ tục xuất khẩu của một lô hàng gia công xuất khẩu. Ngoài bộ hồ sơ như một lô hàng gia công xuất khẩu phải nộp thêm bản sao có xác nhận của doanh nghiệp nhận gia công về yêu cầu xuất trả. Hải quan làm thủ tục xuất trả phải đối chiếu với mẫu nguyên phụ liệu khi nhập khẩu.
8. Thủ tục thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 18 của Nghị định:
8.1. Căn cứ để thanh khoản như quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định.
Giám đốc doanh nghiệp ký kết hợp đồng gia công chịu trách nhiệm trước Pháp luật về định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đã thoả thuận trong hợp đồng và khai báo với Hải quan.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, Hải quan không kiểm tra định mức từng mã hàng. Nhưng khi có căn cứ chứng tỏ định mức ghi trong hợp đồng gia công không chính xác, không trung thực Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra định mức. Nếu phát hiện sai phạm, Giám đốc doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.
8.2. Hồ sơ thanh khoản bao gồm:
- Hợp đồng gia công và các phụ kiện hợp đồng.
- Bảng thống kê tờ khai nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu (bao gồm cả phiếu giao sản phẩm gia công chuyển tiếp) kèm theo tờ khai. (Mẫu 01/GC ban hành kèm theo Thông tư này).
- Bảng tổng hợp nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu. (Mẫu 02/GC).
- Bảng thống kê tờ khai sản phẩm gia công xuất khẩu (bao gồm cả phiếu giao sản phẩm gia công chuyển tiếp), kèm theo tờ khai. (Mẫu 03/GC).
- Bảng tổng hợp sản phẩm gia công đã xuất khẩu. (Mẫu 04/GC).
- Bảng kê tờ khai tạm nhập máy móc, thiết bị, kèm theo tờ khai (Mẫu 05/GC).
- Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị tạm nhập khẩu (Mẫu 06/GC).
- Bảng tổng hợp định mức sử dụng, định mức tiêu hao, nguyên phụ liệu, vật tư gia công (kèm theo định mức của từng mẫu hàng. (Mẫu 07/GC).
- Bảng tổng hợp nguyên phụ liệu đã sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu (Mẫu 08/GC).
- Bảng thanh khoản hợp đồng gia công (Mẫu 09/GC).
8.3. Thời gian thanh khoản:
Chậm nhất 3 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng gia công, bên nhận gia công phải hoàn tất việc thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan (bao gồm cả việc giải quyết nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa, máy móc thiết bị tạm nhập, phế liệu phế phẩm). Quá thời hạn trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan theo quy định của Pháp luật.
Đối với những hợp đồng gia công có thời hạn trên một năm, thì phải tách ra thành từng phụ kiện nhỏ, thời gian thực hiện của một phụ kiện không quá một năm. Nguyên phụ liệu dư thừa sau khi thanh khoản chuyển sang sử dụng cho phụ kiện khác của hợp đồng.
9. Thủ tục giải quyết nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa, máy móc thiết bị tạm nhập phục vụ gia công sau khi kết thúc hợp đồng:
9.1. Hải quan giải quyết:
- Tái xuất trả cho bên thuê gia công. - Chuyển sang hợp đồng gia công khác.
- Tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam.
Các trường hợp trên đều được miễn thuế.
- Bán hoặc tặng cho tại Việt Nam những nguyên liệu, phụ liệu, vật tư , máy móc thiết bị không thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và nhập khẩu có điều kiện.
9.2. Các trường hợp phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Thương mại (theo quy định tại khoản 3, Điều 18 của Nghị định):
- Bán tại thị trường Việt Nam.
- Biếu tặng tại Việt Nam.
10. Thủ tục tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm:
Các loại phế liệu, phế phẩm của hợp đồng gia công được tiêu huỷ dưới sự giám sát của Hải quan nơi theo dõi hợp đồng gia công. Trường hợp việc tiêu huỷ ảnh hưởng đến môi trường, thì phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường ở địa phương.
11. Thủ tục biếu tặng:
Bên được tặng phải làm thủ tục nhập khẩu tại Hải quan nơi theo dõi hợp đồng gia công, phải nộp thuế nhập khẩu (nếu có). Hồ sơ làm thủ tục hải quan gồm:
- Tờ khai hải quan
- Văn bản tặng của bên đặt gia công.
- Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại (nếu hàng biếu tặng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện).
Hướng dẫn
Thông tư 03/1998/TT-TCHQ hướng dẫn Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng Cục Hải Quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
III. THỦ TỤC HẢI QUAN
...
B. ĐẶT GIA CÔNG HÀNG HOÁ Ở NƯỚC NGOÀI:
1. Thủ tục tiếp nhận hợp đồng đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài: - Các hợp đồng, phụ kiện hợp đồng đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài đều phải làm thủ tục tiếp nhận tại cơ quan Hải quan.
- Thủ tục tiếp nhận như quy định tại điểm 1 mục A phần III trên đây.
- Thời gian tiếp nhận: chậm nhất 3 ngày làm việc trước khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên, doanh nghiệp Việt Nam đặt gia công phải làm thủ tục xuất trình hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan. Trong thời gian 4 giờ làm việc, cơ quan Hải quan phải làm xong thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công nói trên.
2. Thủ tục xuất khẩu máy móc, thiết bị nguyên liệu phụ liệu, vật tư:
a. Đối với máy móc, thiết bị: làm thủ tục như thủ tục đối với hàng tạm xuất - tái nhập, nhưng không phải tính thuế.
b. Đối với nguyên phụ liệu, vật tư: làm thủ tục hải quan theo quy định tại Quyết định số 50/1998/QĐ-TCHQ ngày 10/3/1998.
3. Thủ tục nhập khẩu: như quy định tại Quyết định số 50/1998/QĐ-TCHQ ngày 10/3/1998.
Hải quan phải đối chiếu nguyên phụ liệu cấu thành trên sản phẩm với mẫu lưu nguyên phụ liệu.
4. Thanh khoản hợp đồng gia công:
Hồ sơ thanh khoản, thủ tục thanh khoản như quy định tại điểm 8, mục A phần III trên đây.
Thông tư 07/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
III. THỦ TỤC HẢI QUAN
...
B. ĐẶT GIA CÔNG HÀNG HOÁ Ở NƯỚC NGOÀI
1. Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đều được đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài để xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước đặt gia công. Trong trường hợp sản phẩm gia công nhập khẩu trở lại Việt Nam, thì ngoài điều kiện nêu tại khoản 1, Điều 19 Nghị định 57/1998/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được đặt gia công những công đoạn sản xuất mà Việt Nam chưa thực hiện được hoặc chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Việc xác định tiêu chí này dựa trên Danh mục công bố hàng năm của Bộ chuyên ngành, nếu chưa có Danh mục này thì doanh nghiệp phải có văn bản xác nhận của Bộ quản lý chuyên ngành về vấn đề này.
Việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất sứ hàng hoá thực hiện theo qui định của pháp luật nước nhận gia công. Nếu sản phẩm gia công nhập khẩu trở lại Việt Nam thì phải tuân thủ các qui định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và phải chịu sự kiểm soát về lĩnh vực này như hàng hoá khác nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.
2. Thủ tục tiếp nhận hợp đồng đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài:
Các hợp đồng/phụ kiện hợp đồng đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài đều phải làm thủ tục tiếp nhận tại cơ quan hải quan. Chậm nhất 3 ngày làm việc trước khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng, doanh nghiệp đặt gia công ở nước ngoài phải làm thủ tục xuất trình hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan. Trường hợp có lý do hợp lý thì Trưởng đơn vị Hải quan làm thủ tục có thể chấp nhận rút ngắn thời gian trên.
a) Bộ hồ sơ xuất trình gồm:
- Hợp đồng gia công và các phụ kiện kèm theo (nếu có): 02 bản chính.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu làm thủ tục tiếp nhận lần đầu): 02 bản sao.
- Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại hoặc cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền (nếu hàng hoá xuất khẩu để đặt gia công thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, xuất khẩu phải có Giấy phép của Bộ Thương mại hoặc cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền): 01 bản chính, 01 bản sao.
- Văn bản của Bộ chuyên ngành (xác nhận công đoạn đặt gia công ở nước ngoài thuộc công đoạn sản xuất trong nước chưa thực hiện được hoặc chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng. ý kiến chấp thuận của Bộ chuyên ngành, nếu hàng hoá xuất khẩu để đặt gia công ở nước ngoài và sản phẩm nhập khẩu trở lại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan chuyên ngành): 01 bản chính, 01 bản sao.
b) Trách nhiệm của Hải quan khi tiếp nhận hợp đồng gia công:
- Tiếp nhận hợp đồng gia công phù hợp với qui định tại Điều 12 của Nghị định và các điều kiện nêu ở điểm 1, mục B trên đây.
- Đóng dấu "ĐÃ TIẾP NHẬN HỢP ĐỒNG" lên hợp đồng và các tài liệu khác kèm theo.
Trong thời gian không quá 4 giờ làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Hải quan phải làm xong thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công nói trên. Sau khi tiếp nhận, Hải quan lưu 1 bộ hồ sơ để theo dõi, bao gồm 01 bản chính hợp đồng, phụ kiện hợp đồng gia công kèm theo (nếu có) và bản sao các chứng từ khác.
3. Thủ tục xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư:
a) Đối với máy móc thiết bị: làm thủ tục hải quan và thực hiện chính sách xuất nhập khẩu như đối với hàng tạm xuất - tái nhập, nhưng không phải tính thuế.
b) Đối với nguyên liệu, phụ liệu, vật tư: đăng ký tờ khai theo loại hình xuất gia công. Khi kiểm hoá, kiểm hoá viên phải tiến hành lấy mẫu, lưu mẫu nguyên liệu chính và phụ liệu có giá trị lớn đối với những trường hợp lấy mẫu được. Cách lấy mẫu thực hiện như qui định tại điểm 2.1.c, mục A trên đây.
4. Thủ tục nhập khẩu:
a) Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa:
- Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa là hàng được xuất từ Việt Nam để phục vụ gia công, nếu nhập khẩu trở lại Việt Nam thì làm thủ tục như lô hàng tạm xuất - tái nhập, không phải tính thuế. Đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa khi làm thủ tục tái nhập phải đối chiếu với mẫu lưu lấy khi làm thủ tục xuất khẩu.
- Nếu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa là hàng mua tại nước ngoài để phục vụ gia công, khi làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam phải tuân thủ chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thuế như hàng hoá nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh.
b) Thủ tục nhập khẩu sản phẩm gia công: đăng ký tờ khai theo loại hình nhập gia công. Khi kiểm hoá, kiểm hoá viên Hải quan phải đối chiếu nguyên, phụ liệu cấu thành trên sản phẩm với mẫu lưu nguyên, phụ liệu lấy khi làm thủ tục xuất khẩu.
5. Thanh khoản hợp đồng gia công:
Hồ sơ thanh khoản, thủ tục thanh khoản như qui định tại điểm 10, mục A phần III trên đây.
Hướng dẫn
Thông tư 07/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành
...
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:
...
IV. XỬ LÝ VI PHẠM
Mọi hành vi vi phạm các qui định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP nêu trên và tại Thông tư này tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo Nghị định xử phạt vị phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan và các qui định pháp luật khác có liên quan hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật.
Hướng dẫn
Công văn về việc thực hiện đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Theo báo cáo của một số cục Hải quan các tỉnh, thành phố, cho đến nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng chưa đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo đúng quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ. Vì vậy đã khó khăn cho công tác quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu. theo dõi tình hình thu thuế, nộp thuế và nợ đọng thuế. thống kê hàng hoá xuất nhập khẩu và không thực hiện được quy định thống nhất từ ngày 01/01/1999 các doanh nghiệp phải đăng ký xong mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại cơ quan Hải quan. Để khắc phục dứt điểm vấn đề này, Tổng cục Hải quan yêu cầu lãnh đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực thuộc thực hiện thống nhất một số quy định sau:
1. Việc tạm thời cho phép các doanh nghiệp nợ giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo mục 2 của Công văn số 91/TCHQ-THTK ngày 06/01/1999 là nhằm tạo điều kiện cho những doanh nghiệp trong thời gian đầu chưa đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn được hoạt động xuất nhập khẩu bình thường. Nhưng sau một thời gian nhất định, những doanh nghiệp này phải làm xong thủ tục đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo đúng quy định mới được làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.
2. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thông báo ngay cho những doanh nghiệp chưa đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải đến hải quan làm thủ tục đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đến ngày 21/4/1999 các doanh nghiệp đến làm thủ tục Hải quan đều phải có giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu đúng quy định tại Thông tư số 06/TT-TCHQ ngày 03/9/1998.
3. Sau ngày 21/4/1999, yêu cầu Hải quan các tỉnh, thành phố tổng hợp các doanh nghiệp lâu nay đã và đang làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá mà chưa đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu để trực tiếp đưa thông báo bằng văn bản cho những doanh nghiệp này và yêu cầu phải hoàn thành việc đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu trước ngày 30/4/1999. Sau ngày 30/4/1999 nếu doanh nghiệp nào đến làm thủ tục hải quan mà chưa đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì yêu cầu doanh nghiệp thực hiện xong việc đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới được làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Đồng thời tổng hợp đầy đủ, chính xác những doanh nghiệp này để báo cáo Tổng cục.
Tổng cục Hải quan yêu cầu lãnh đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố nhanh chóng giải quyết mọi vướng mắc để thực hiện đúng quy định của Chính phủ về việc đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong quá trình thực hiện phải báo cáo Tổng cục kịp thời những vướng mắc, khó khăn ngoài thẩm quyền giải quyết của địa phương.
Thực hiện Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài.
...
Để thực hiện trao đổi thông tin hai chiều trong phạm vi quản lý của mỗi ngành, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan thống nhất hướng dẫn như sau:
A - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Tổng cục Hải quan sử dụng hệ thống mã số thuế do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) cấp cho các đối tượng nộp thuế theo Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 04/04/1998 làm mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi các đối tượng nộp thuế tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu. Mã số này được sử dụng để quản lý các đối tượng xuất nhập khẩu qua làm thủ tục Hải quan và làm cơ sở cho việc thống nhất trao đổi thông tin về đối tượng nộp thuế giữa Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.
2. Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan thực hiện việc trao đổi thông tin bằng các hình thức phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho đăng ký mã số của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với cơ quan Hải quan và quản lý thu thuế xuất nhập khẩu.
3. Hai ngành chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng những thông tin cơ sở dữ liệu được trao đổi theo đúng những quy định bảo mật của Nhà nước và của mỗi ngành.
B - NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC TRAO ĐỔI THÔNG TIN:
1. Bộ Tài chính cung cấp cho Tổng cục Hải quan thông tin về mã số thuế của các đối tượng được cấp mã số thuế tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu, theo danh sách đề nghị của Tổng cục Hải quan khi doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu với cơ quan Hải quan.
2. Danh mục các chỉ tiêu thông tin về mã số thuế của mỗi đối tượng nộp thuế mà Bộ Tài chính cung cấp cho Tổng cục Hải quan được thể hiện tại Phụ lục số 1 kèm theo thông tư này.
3. Tổng cục Hải quan cung cấp cho Bộ Tài chính các báo cáo tổng hợp định kỳ về công tác xuất nhập khẩu. Danh mục các báo cáo được thể hiện tại Phụ lục số 2 kèm theo thông tư này.
4. Việc trao đổi thông tin được thực hiện thông qua hệ thống tin học của hai ngành, dưới dạng Tệp dữ liệu có cấu trúc hoặc phi cấu trúc (Tệp văn bản có định dạng) theo tiêu chuẩn do đơn vị Tin học hai ngành thống nhất, nhằm đảm bảo thuận tiện nhất cho việc cập nhật vào cơ sở dữ liệu của mỗi ngành.
5. Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan thống nhất về chu kỳ cập nhật các thông tin đã trao đổi giữa hai bên.
II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Căn cứ vào danh sách đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu (mã số thuế) của Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố, Tổng cục Hải quan tổng hợp danh sách đăng ký mã số trong toàn quốc và gửi danh sách đó sang Bộ Tài chính để đề nghị cung cấp thông tin chi tiết về các doanh nghiệp trong danh sách.
2. Trên cơ sở danh sách đề nghị của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính cung cấp thông tin chi tiết theo quy định tại mục B.I và chuyển trả lời Tổng cục Hải quan. Thời hạn tối đa từ khi tiếp nhận danh sách từ Tổng cục Hải quan đến khi cung cấp thông tin trả lời, trong điều kiện hoạt động bình thường của hệ thống kỹ thuật, là 1 ngày.
3. Tổng cục Hải quan đối chiếu, kiểm tra giữa danh sách đăng ký mã số của doanh nghiệp với thông tin nhận từ Bộ Tài chính để tổng hợp danh sách xác nhận đăng ký mã số.
4. Tổng cục Hải quan trên cơ sở danh mục trong Phụ lục 02, chuyển cho Bộ Tài chính các báo cáo tổng hợp theo đúng định kỳ quy định.
C- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Tài chính chỉ đạo Ban Quản lý ứng dụng Tin học là đầu mối tổ chức thực hiện và giải quyết các yêu cầu về mặt kỹ thuật, Tổng cục Thuế và các đơn vị liên quan phối hợp đáp ứng các yêu cầu cung cấp thông tin số liệu.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo Trung tâm tin học và thống kê Hải quan là đầu mối tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về các yêu cầu kỹ thuật, các đơn vị liên quan phối hợp đáp ứng yêu cầu thông tin. Các đơn vị liên quan của mỗi ngành phối kết hợp tổ chức để thực hiện thông tư này.
2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, hai ngành sẽ cùng phối hợp bàn bạc giải quyết.
PHỤ LỤC 1 - DANH MỤC CHỈ TIÊU THÔNG TIN
...
PHỤ LỤC 2 - DANH MỤC BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH KỲ
Hướng dẫn
Công văn về việc giải quyết vướng mắc trong gia công hàng hoá
Thời gian qua Tổng cục Hải quan nhận được ý kiến của các doanh nghiệp và hải quan một số địa phương phản ánh vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị định 57/1998/NĐ-CP về gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài. Theo đề nghị của Tổng cục Hải quan, Bộ Thương mại đã có cuộc họp với Tổng cục Hải quan và Bộ Kế hoạch Đầu tư để giải quyết những vướng mắc trên. Ngày 28-4-1999, Bộ Thương mại ban hành Văn bản số 1723/TM-ĐT (có sao kèm) về giải quyết các vấn đề trên. Các địa phương nghiên cứu nắm vững các nội dung này để thực hiện. Dưới đây, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thêm một số vấn đề về thủ tục hải quan để thực hiện thống nhất trong cả nước:
1- Đối với trường hợp sản phẩm gia công được bán cho doanh nghiệp Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu:
Doanh nghiệp mua sản phẩm gia công phải ký hợp đồng mua bán với bên bán nước ngoài (là bên thuê gia công hoặc người mua hàng của bên thuê gia công bán lại cho doanh nghiệp). Trong hợp đồng phải ghi rõ hàng được giao tại doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công (tên, địa chỉ doanh nghiệp này, hàng thuộc hợp đồng gia công nào).
Sản phẩm này phải phù hợp với phạm vi ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mua hàng, phải phù hợp với chính sách quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá và quản lý nhập khẩu công nghệ của Nhà nước. Nếu bên mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thì sản phẩm gia công này phải là mặt hàng thuộc kế hoạch nhập khẩu đã được Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền duyệt.
Về thủ tục hải quan thực hiện như sau:
a) Thủ tục xuất khẩu (thủ tục giao sản phẩm của doanh nghiệp nhận gia công):
(i) Doanh nghiệp xuất khẩu giao sản phẩm phải làm thủ tục xuất như đối với xuất sản phẩm gia công ra nước ngoài.
(ii) Nhiệm vụ của hải quan làm thủ tục xuất khẩu (hải quan quản lý hợp đồng gia công): thực hiện đăng ký tờ khai như đối với xuất sản phẩm gia công ra nước ngoài quy định tại Thông tư số 03/1998/TT-TCHQ.
b) Thủ tục nhập khẩu (thủ tục nhận hàng của doanh nghiệp mua):
(i) Doanh nghiệp nhập khẩu: mở tờ khai nhập khẩu và thực hiện các chính sách về nhập khẩu, chính sách thuế theo đúng loại hình nhập khẩu.
(ii) Nhiệm vụ của hải quan làm thủ tục nhập khẩu:
Làm thủ tục nhập khẩu như quy định đối với một lô hàng nhập khẩu từ nước ngoài theo đúng loại hình (trong bộ hồ sơ không yêu cầu phải có B.L).
c) Việc kiểm tra thực tế hàng hoá: sau khi đăng ký tờ khai với hải quan làm thủ tục xuất, doanh nghiệp xuất khẩu (doanh nghiệp giao sản phẩm gia công) tổ chức giao hàng cho doanh nghiệp nhập khẩu. Hải quan làm thủ tục nhập khẩu thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hoá, xác nhận thực xuất vào tờ khai xuất, trả lại 02 bản cho doanh nghiệp xuất để nộp một bản cho hải quan xuất và lưu 01 bản vào hồ sơ hợp đồng gia công. xác nhận thực nhập vào tờ khai nhập khẩu.
- Xác nhận thực xuất phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm nơi mở tờ khai nhập khẩu nơi giao hàng.
- Xác nhận thực nhập phải ghi rõ ngày, tháng, năm của tờ khai xuất nơi nhận hàng, hàng là sản phẩm gia công của công ty.... thuộc hợp đồng gia công số..... ngày, tháng, năm.
- Thực hiện các bước thủ tục khác và chính sách thuế theo đúng quy định của từng loại hình.
2. Về việc chuyển nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị thuê mướn từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác không cùng đối tác thuê gia công:
Trên cơ sở hợp đồng gia công đã được hải quan tiếp nhận và chỉ định của các bên thuê gia công, các bên nhận gia công và đơn vị hải quan quản lý các hợp đồng gia công thực hiện thủ tục giao nhận như đối với thủ tục hải quan quy định tại điểm 1 trên đây.
Đối với việc chuyển nguyên phụ liệu: để đảm bảo chuyển giao đúng nguyên phụ liệu đã nhập khẩu, doanh nghiệp giao phải xuất trình cho hải quan bên nhận mẫu lưu nguyên phụ liệu do hải quan làm thủ tục nhập khẩu những dây đã niêm phòng và hải quan bên nhận phải tiến hành đối chiếu ngay những phụ liệu chuyển giao với mẫu lưu nguyên liệu này, nếu phù hợp thì tiến hành lấy mẫu mới cho hợp đồng nhận nguyên phụ liệu theo quy định hiện hành.
Quy định lấy mẫu này cũng áp dụng cho cả các trường hợp chuyển nguyên phụ liệu, vật tư nêu tại điểm 4, mục A, Phần III, Thông tư số 03/1998/TT-TCHQ ngày 29-8-1998.
3. Thủ tục hải quan giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp quy định tại điểm 5, mục A, phần III, Thông tư số 03/1998/TT-TCHQ áp dụng cho cả trường hợp khác đối tác thuê gia công.
Về quy định: giao, nhận đúng, đủ sản phẩm nêu tại điểm 5.2, mục A, phần III, Thông tư số 03/1998/TT-TCHQ được hiểu như sau:
- Giao, nhận đúng sản phẩm có nghĩa là sản phẩm mà hai bên giao, nhận phải đúng về chủng loại, tên gọi, quy cách, phẩm cấp như khai báo trên phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp. Sản phẩm này phải được sản xuất từ chính nguyên phụ liệu mà Bên giao đã làm thủ tục nhập khẩu.
- Giao nhận đủ sản phẩm có nghĩa là sản phẩm mà hai bên thực tế giao, nhận phải đủ về số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng như khai báo trên Phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp.
4. Cụm từ "Xí nghiệp hoặc trụ sở của doanh nghiệp" nêu tại điểm 3, phần I, Thông tư số 03/1998/TT-TCHQ được hiểu như sau:
Trụ sở của doanh nghiệp bao gồm trụ sở chính của doanh nghiệp và trụ sở các chi nhánh của doanh nghiệp, nếu các chi nhánh đó có giấy đăng ký kinh doanh giấy chứng nhận đăng ký thuế riêng.
Xí nghiệp bao gồm xí nghiệp của doanh nghiệp và xí nghiệp của doanh nghiệp khác mà hợp đồng gia công được thực hiện ở đó.
Theo đó doanh nghiệp được làm thủ tục hải quan cho hợp đồng gia công của mình tại một đơn vị hải quan nơi có trụ sở chính/trụ sở chi nhánh của doanh nghiệp hoặc nơi có xí nghiệp của doanh nghiệp/xí nghiệp của doanh nghiệp khác mà hợp đồng gia công được thực hiện tại đó, nhưng đã làm thủ tục hải quan tại đơn vị hải quan nào, thì phải làm trọn hợp đồng ở đơn vị hải quan đó.
5. Vấn đề quản lý định mức với hàng gia công:
Tại điểm 8.1. Phần III, Thông tư số 03/1998/TT-TCHQ quy định "Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, hải quan không kiểm tra định mức từng mã hàng. Nhưng khi có căn cứ chứng tỏ định mức ghi trong hợp đồng không chính xác, không trung thực, hải quan sẽ tiến hành kiểm tra định mức".
Hải quan các tỉnh, thành phố cần nắm vững quan điểm và nội dung của quy định này để có biện pháp quản lý phù hợp, đảm bảo thuận lợi nhưng chặt chẽ, ngăn ngừa và phát hiện kịp thời việc lợi dụng để gian lận chốn thuế. Trong các biện pháp, đặc biệt chú trọng biện pháp kiểm tra và giải phóng hàng được quy định tại khoản 2, Điều 10, Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27-3-1999 của Chính phủ quy định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan.
6. Các vi phạm quy định về quản lý hàng gia công (kể cả vi phạm về thời hạn thanh khoản hợp đồng gia công) đều phải được xử lý nghiêm khắc theo đúng quy định tại khoản 7, Điều 3, Nghị định số 54/1998/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 12, Nghị định 16/CP ngày 20-3-1996 (Điều 12 C mới) và tại các văn bản quy phạm pháp luật khác. Đối với các trường hợp vi phạm nhiều lần, một cách có hệ thống, Hải quan các tỉnh, thành phố cần đề nghị Tổng cục Hải quan áp dụng biện pháp cưỡng chế, không làm thủ tục hải quan cho các lô hàng gia công tiếp theo của doanh nghiệp có vi phạm.
Nhận được văn bản này, yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, bất hợp lý cần kịp thời báo cáo kèm ý kiến đề xuất gửi về Tổng cục Hải quan để có chỉ đạo.
Hướng dẫn
Thông tư 12/1999/TT-BTM hướng dẫn kinh doanh mặt hàng rượu do Bộ Thương mại ban hành
Thi hành Nghị định của Chính phủ số 11/1999/ NĐ-CP ngày 03- 3- 1999 về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện. hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và Nghị định của Chính phủ số 57/1998/ NĐ-CP ngày 31- 7- 1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể về kinh doanh mặt hàng rượu, như sau:
I- PHẠM VI ÁP DỤNG .
1- Thương nhân hoạt động nhập khẩu, mua bán kể cả làm đại lý mua bán mặt hàng rượu (bao gồm rượu nhập khẩu và rượu sản xuất trong nước) phải tuân thủ các quy định của Thông tư này.
2- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh rượu thực hiện theo các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định có liên quan của Thông tư này.
3- Việc nhập khẩu và mua bán rượu nhập khẩu tại các cửa hàng miễn thuế (Duty Free Shop) theo quy định riêng.
4- Việc kinh doanh các loại rượu thuốc, rượu bổ theo quy định của Bộ Y tế.
II- CÁC LOẠI RƯỢU ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH .
...
III- VỀ NHẬP KHẨU RƯỢU VÀ KINH DOANH RƯỢU NHẬP KHẨU
Thương nhân nhập khẩu rượu các loại phải có Giấy phép nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp theo các quy định dưới đây.
1. Nhập khẩu và kinh doanh rượu nhập khẩu đóng chai tại nước ngoài :
...
2. Nhập khẩu và kinh doanh rượu nhập khẩu dưới dạng nước cốt và phụ liệu để đóng chai tại Việt Nam:
...
IV - VỀ KINH DOANH RƯỢU TRÊN THỊ TRƯỜNG
1. Thương nhân chỉ được hoạt động mua, bán hoặc đại lý mua, bán rượu các loại trên thị trường sau khi đã đăng ký kinh doanh và có Giấy phép kinh doanh rượu do Sở thương mại tỉnh, thành phố cấp theo quy định tại Thông tư này.
2. Để thực hiện việc hạn chế kinh doanh rượu, Sở Thương mại căn cứ tình hình thị trường rượu, tình hình kinh tế-xã hội ở địa phương, quy định số lượng thương nhân và số lượng điểm bán rượu trên từng địa bàn ( thành phố, thị xã, quận, huyện ) được cấp Giấy phép kinh doanh rượu theo quy định của Thông tư này, thông báo để các thương nhân biết trước khi tổ chức cấp Giấy phép. Hàng năm khi cần thiết Sở Thương mại xem xét, điều chỉnh số lượng trên, thông báo và tổ chức cấp bổ sung.
3. Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Thương mại xem xét cấp Giấy phép kinh doanh rượu trong phạm vi số lượng đã được công bố:
...
4. Trình tự và thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh rượu quy định như sau :
...
5. Thương nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định dưới đây khi hoạt động kinh doanh rượu :
...
V- XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thương nhân kinh doanh rượu vi phạm các quy định tại Thông tư này tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức Nhà nước nếu có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định tại Thông tư này tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01- 7- 1999, thay thế Thông tư số 06/1998/TT-BTM ngày 26- 3- 1998 quy định tạm thời về nhập khẩu rượu năm 1998 và các văn bản trước đây của Bộ Thương mại về kinh doanh rượu.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Sở Thương mại tỉnh, thành phố tổ chức việc cấp Giấy phép kinh doanh rượu hoàn thành trước ngày 01-9-1999 . kiểm tra, xử lý các vi phạm đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nghị định 11/1999/ NĐ-CP và các quy định của Thông tư này . báo cáo thường xuyên về Bộ Thương mại kết quả tổ chức thực hiện và phản ảnh các khó khăn, vướng mắc để kịp thời bổ sung, điều chỉnh.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH RƯỢU
...
GIẤY PHÉP KINH DOANH RƯỢU
...
Hướng dẫn
Để thi hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, Bộ Thương mại hướng dẫn một số vấn đề cụ thể như sau:
...
II. VỀ GIA CÔNG VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
...
4. Thanh toán tiền gia công bằng sản phẩm gia công.
Bên nhận gia công được nhận tiền thanh toán của Bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
a. Sản phẩm gia công không thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu.
b. Sản phẩm gia công thuộc Danh mục hàng hoá nhập khẩu có điều kiện thì Bên nhận gia công chỉ được nhận trong phạm vi số lượng hoặc trị giá ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
c. Phải nộp thuế nhập khẩu đối với phần sản phẩm gia công thanh toán thay tiền gia công.
Hướng dẫn
Để thi hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, Bộ Thương mại hướng dẫn một số vấn đề cụ thể như sau:
...
II. VỀ GIA CÔNG VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
...
5. Thanh lý hợp đồng gia công:
Sau khi kết thúc hợp đồng gia công, máy móc, thiết bị thuê, mượn theo hợp đồng. nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa. phế phẩm, phế liệu (gọi chung là vật tư, hàng hoá gia công) được giải quyết như sau:
a. Bộ Thương mại:
Giải quyết việc mua bán, tặng đối với vật tư, hàng hoá gia công thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu có điều kiện.
b. Cơ quan Hải quan tỉnh, thành phố:
- Giải quyết việc tái xuất, chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác, tiêu huỷ đối với vật tư, hàng hoá gia công thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu có điều kiện.
- Giải quyết việc mua bán, tặng, tái xuất, chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác, tiêu huỷ đối với vật tư, hàng hoá gia công không thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu có điều kiện.
Hướng dẫn
Để thi hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, Bộ Thương mại hướng dẫn một số vấn đề cụ thể như sau:
...
III. VỀ ĐẠI KÝ MUA BÁN HÀNG HOÁ CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
...
1. Thương nhân làm đại lý mua, bán hàng hoá cho nước ngoài:
Thương nhân Việt Nam có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng phù hợp với mặt hàng đại lý, có hoặc không có đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, được làm đại lý mua, bán hàng hoá cho thương nhân nước ngoài. được trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo hợp đồng đại lý mua, bán hàng hoá cho thương nhân nước ngoài.
Hướng dẫn
Để thi hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, Bộ Thương mại hướng dẫn một số vấn đề cụ thể như sau:
...
III. VỀ ĐẠI KÝ MUA BÁN HÀNG HOÁ CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
...
2. Đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài:
a. Mặt hàng đại lý bán:
- Thương nhân Việt Nam được làm đại lý bán hàng tại Việt Nam cho nước ngoài những mặt hàng không thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu của Việt Nam.
- Đối với các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hoá nhập khẩu có điều kiện, thương nhân Việt Nam chỉ được làm đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài trong phạm vi số lượng hoặc trị giá ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
Hướng dẫn
Để thi hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, Bộ Thương mại hướng dẫn một số vấn đề cụ thể như sau:
...
III. VỀ ĐẠI KÝ MUA BÁN HÀNG HOÁ CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
...
2. Đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài:
...
b. Thanh toán tiền hàng bán đại lý:
- Trường hợp thanh toán bằng tiền, thương nhân Việt Nam phải mở tài khoản chuyên thanh toán tiền hàng bán đại lý tại Ngân hàng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trường hợp thanh toán bằng hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, thương nhân Việt Nam chỉ được xuất khẩu để thanh toán trong phạm vi số lượng hoặc trị giá hàng hoá ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
Hướng dẫn
Để thi hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, Bộ Thương mại hướng dẫn một số vấn đề cụ thể như sau:
...
III. VỀ ĐẠI KÝ MUA BÁN HÀNG HOÁ CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
...
3. Đại lý mua hàng tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài:
a. Thương nhân Việt Nam phải yêu cầu thương nhân nước ngoài chuyển tiền bằng ngoại tệ chuyển đổi qua Ngân hàng và được chuyển đổi thành tiền đồng Việt Nam theo các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam để mua hàng theo hợp đồng đại lý.
b. Trong trường hợp hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, thương nhân Việt Nam chỉ được mua hàng cho thương nhân nước ngoài trong phạm vi số lượng hoặc trị giá hàng hoá ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
Hướng dẫn
Để thi hành các quy định tại mục II Chương III Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Căn cứ Thông tư số 18/1998/TT-BTM ngày 28/8/1998 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Bộ Thương mại hướng dẫn bổ sung mục 6 (đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài) tại phần II (về gia công với thương nhân nước ngoài) của Thông tư số 18/1998/TT-BTM nói trên như sau:
6- Đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài:
a/ Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đều được đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước đặt gia công.
Hướng dẫn
Để thi hành các quy định tại mục II Chương III Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Căn cứ Thông tư số 18/1998/TT-BTM ngày 28/8/1998 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Bộ Thương mại hướng dẫn bổ sung mục 6 (đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài) tại phần II (về gia công với thương nhân nước ngoài) của Thông tư số 18/1998/TT-BTM nói trên như sau:
6- Đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài:
...
b/ Sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài chủ yếu dùng để xuất khẩu hoặc tiêu thụ tại nước đặt gia công. Trường hợp sản phẩm gia công nhập khẩu trở lại Việt Nam thì thương nhân chỉ được đặt gia công những công đoạn sản xuất mà Việt Nam chưa thực hiện được hoặc chưa đảm bảo các yêu cầu về chất lượng.
Hướng dẫn
Để thi hành các quy định tại mục II Chương III Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Căn cứ Thông tư số 18/1998/TT-BTM ngày 28/8/1998 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Bộ Thương mại hướng dẫn bổ sung mục 6 (đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài) tại phần II (về gia công với thương nhân nước ngoài) của Thông tư số 18/1998/TT-BTM nói trên như sau:
6- Đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài:
...
c/ Hàng hoá xuất khẩu để đặt gia công ở nước ngoài (bao gồm máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu, phụ liệu), nếu thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, hoặc xuất khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại, trước khi ký hợp đồng gia công phải được Bộ Thương mại chấp thuận bằng văn bản.
Hướng dẫn
Để thi hành các quy định tại mục II Chương III Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Căn cứ Thông tư số 18/1998/TT-BTM ngày 28/8/1998 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Bộ Thương mại hướng dẫn bổ sung mục 6 (đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài) tại phần II (về gia công với thương nhân nước ngoài) của Thông tư số 18/1998/TT-BTM nói trên như sau:
6- Đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài:
...
d/ Hàng hoá tạm xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công (bao gồm máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu, phụ liệu) và nhập khẩu trở lại Việt Nam các sản phẩm gia công thì được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp các sản phẩm gia công nói trên không nhập khẩu trở lại Việt Nam thì phải chịu thuế xuất khẩu đối với hàng hoá đã xuất khẩu để gia công.
Hướng dẫn
Để thi hành các quy định tại mục II Chương III Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Căn cứ Thông tư số 18/1998/TT-BTM ngày 28/8/1998 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Bộ Thương mại hướng dẫn bổ sung mục 6 (đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài) tại phần II (về gia công với thương nhân nước ngoài) của Thông tư số 18/1998/TT-BTM nói trên như sau:
6- Đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài:
...
đ/ Trường hợp sản phẩm gia công được nhập khẩu trở lại Việt Nam có phần vật tư, nguyên liệu, phụ liệu mua ở nước ngoài để gia công thì phần vật tư, nguyên liệu, phụ liệu này phải chịu thuế nhập khẩu.
Hướng dẫn
Căn cứ Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31-7-1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài
...
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này hai Quy chế sau đây:
- Quy chế kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu.
- Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quy định trong Quyết định này đề bị bãi bỏ.
Điều 3. Các Ông Vụ trưởng các Vụ có liên quan, Trưởng các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các Quy chế này.
...
QUY CHẾ KINH DOANH THEO PHƯƠNG THỨC TẠM NHẬP TÁI XUẤT
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
Điều 1. Tạm nhập tái xuất được quy định trong Quy chế này là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
...
Điều 2.
...
Điều 3. Thương nhân Việt Nam có đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được kinh doanh tạm nhập tái xuất và phải tuân thủ các quy định tại quy chế này.
II. ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC KINH DOANH THEO PHƯƠNG THỨC TẠM NHẬP TÁI XUẤT
Điều 4.
...
Điều 5. Hàng hoá tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 90 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục nhập khẩu.
...
Điều 6. Hàng tạm nhập tái xuất phải làm thủ tục hải quan tại [LHH1] cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu được Chính phủ cho phép nơi có tổ chức bộ máy hải quan cửa khẩu và chịu sự giám sát của Hải quan cho tới khi thực xuất ra khỏi Việt Nam.
Điều 7. Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập tái xuất phải tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thanh toán tiền hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 8. Hồ sơ làm thủ tục hải quan gồm:
...
III. ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG:
Điều 9. Mọi vi phạm quy chế này đều bị xử lý theo qui định của pháp luật.
Điều 10. Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quy chế về kinh doanh theo hình thức tạm nhập để tái xuất ban hành kèm theo Quyết định số 1064/TM-PC ngày 18-8-1994 của Bộ Thương mại.
...
QUY CHẾ KINH DOANH THEO PHƯƠNG THỨC CHUYỂN KHẨU
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
Điều 1. Chuyển khẩu được quy định trong Quy chế này là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
...
Điều 2. Chuyển khẩu được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
Điều 3. Thương nhân Việt Nam có đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được kinh doanh chuyển khẩu và phải tuân thủ các quy định tại Quy chế này.
II. ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC KINH DOANH THEO PHƯƠNG THỨC CHUYỂN KHẨU:
Điều 4.
...
Điều 5. Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức chuyển khẩu phải tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thanh toán tiền hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 6. Hàng hoá chuyển khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam chịu sự giám sát của Hải quan cho đến khi hàng hoá được đưa ra khỏi Việt Nam.
...
III. ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG:
Điều 7. Mọi vi phạm Quy chế này đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quy chế về kinh doanh theo hình thức chuyển khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 1064/TM-PC ngày 18-8-1994 của Bộ Thương mại.
File gốc của Nghị định 57/1998/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài đang được cập nhật.
Thương mại
- Kế hoạch 210/KH-UBND năm 2021 về duy trì hệ thống thông tin khuyến nông và thị trường trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025
- Kế hoạch 175/KH-UBND năm 2021 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025
- Kế hoạch 228/KH-UBND năm 2021 về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
- Công văn 6295/BCT-TTTN năm 2021 về điều hành kinh doanh xăng dầu do Bộ Công thương ban hành
- Công văn 4769/TCHQ-GSQL năm 2021 về nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại do Tổng cục Hải quan ban hành
- Nghị quyết 124/NQ-CP năm 2021 về tiếp tục gia hạn thời hạn lưu giữ nhiên liệu hàng không tạm nhập tái xuất do Chính phủ ban hành
- Kế hoạch 220/KH-UBND về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2021
- Quyết định 580/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục địa điểm tổ chức Hội chợ, triển lãm thương mại và lĩnh vực ưu tiên tổ chức Hội chợ, triển lãm năm 2022 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Quyết định 4347/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế hoạt động của Hội đồng và Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố Hà Nội
- Công văn 8345/BYT-TTrB năm 2021 về tăng cường kiểm tra việc nhập khẩu, kinh doanh, mua sắm các loại Test Kit xét nghiệm nhanh và xét nghiệm RT-PCR do Bộ Y tế ban hành
Nghị định 57/1998/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài
Chính sách mới
- Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
- Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
- Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
- Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
- Tiêu chí phân loại phim 18+
- Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
- Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
- Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023
Tin văn bản
- Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
- Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
- Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
- Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
- HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
- Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
- Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
- Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 57/1998/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành | 1998-07-31 |
Ngày hiệu lực | 1998-08-30 |
Lĩnh vực | Thương mại |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Văn bản Được hướng dẫn
- Công văn 5455/TCT-CS năm 2015 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn về việc xử dụng tên gọi xuất xứ đối với hàng gia công
- Thông tư 122/2000/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 79/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng do Bộ tài chính ban hành
- Công văn 1483/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc giải thích Thông tư 07/2000/TT-TCHQ
- Công văn số 3984 TCT/NV6 ngày 04/11/2003 của Tổng cục thuế về việc trả lời chính sách thuế
- Thông tư 120/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 158/2003/NĐ-CP thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn số 6413/TCHQ-GSQL ngày 16/12/2003 của Tổng cục Hải quan về việc giải quyết hàng tồn đọng của hợp đồng GC hàng cấm NK
- Công văn số 1108 TCHQ/GSQL ngày 15/03/2004 của Tổng cục Hải quan về việc ghi nhãn hàng hoá xuất khẩu
- Công văn số 2171/TCHQ-GSQL ngày 17/05/2004 của Tổng cục Hải quan về việc thuế xuất khẩu nguyên liệu mua trong nước để cung ứng cho gia công
- Công văn số 29TCT/DNK về việc hoàn thuế giá trị gia tăng trong trường hợp gia công xuất khẩu của Công ty TNHH Hòa Hưng do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn số 1052TCT/ĐTNN về việc thủ tục, hồ sơ về thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa gia công xuất khẩu chuyển tiếp do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn số 2106/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc giao nhận tại VN sản phẩm gia công khuôn giày
- Công văn số 3985/TCT-PCCS của Tổng cục Thuế về chính sách thuế GTGT
- Công văn 633/TCHQ-GSQL về gia công nguyên liệu lá thuốc lá do Tổng cục Hải quan ban hành
- Công văn số 649/TCT-PCCS của Tổng Cục Thuế về chính sách thuế
- Công văn 1740/TCHQ-GSQL về danh mục, đơn giá nguyên phụ liệu, định mức thoả thuận trong hợp đồng gia công do Tổng cục Hải quan ban hành
- Công văn số 1527/TCT-ĐTNN của Tổng cục Thuế về việc thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng xuất khẩu chuyển tiếp
- Công văn số 18/TCT-PCCS của Tổng cục Thuế về việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%
- Công văn số 2275/TCT-CS về việc điều kiện, thủ tục, hồ sơ để được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% đối với hàng hoá gia công chuyển tiếp do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 2777/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc xử lý hoàn thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
Văn bản Hướng dẫn
Văn bản Hướng dẫn
- Công văn về việc giải quyết những vướng mắc trong thời gian đầu thực hiện Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998
- Thông tư 18/1998/TT-BTM hướng dẫn Nghị định 57/1998/NĐ-CP về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Bộ Thương mại ban hành
- Thông tư 14/1999/TT-BYT hướng dẫn việc nhập khẩu văcxin, sinh phẩm miễn dịch dùng cho người do Bộ Y tế ban hành
- Thông tư 04/1998/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Chương II và chương IV NĐ 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng Cục Hải Quan ban hành
- Thông tư 07/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành
- Thông tư 03/1998/TT-TCHQ hướng dẫn Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng Cục Hải Quan ban hành
- Công văn về việc thực hiện đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Thông tư 141/1998/TTLT-BTC-TCHQ hướng dẫn phối hợp trao đổi thông tin dữ liệu về đối tượng nộp thuế do Bộ tài chính-Tổng cục hải quan ban hành
- Công văn về việc giải quyết vướng mắc trong gia công hàng hoá
- Thông tư 12/1999/TT-BTM hướng dẫn kinh doanh mặt hàng rượu do Bộ Thương mại ban hành
- Thông tư 26/1999/TT-BTM bổ sung Thông tư 18/1998/TT-BTM hướng dẫn thực hiện Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Bộ Thương mại ban hành
- Quyết định 1311/1998/QĐ-BTM về Quy chế kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu và Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành