HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40-TATC | Hà Nội , ngày 01 tháng 06 năm 1976 |
VỀ CHẾ ĐỘ ÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CẤP PHÍ THI HÀNH TẠI CÁC TOÀ ÁN NHÂN DÂN.
Từ trước tới nay, về chế độ án phí, lệ phí và cấp phí tại các toà án nhân dân, những văn bản sau đây đã được ban hành: sắc lệnh số 113 ngày 28-06-1946; các Thông tư liên bộ Tư pháp – Tài chính chính số 3-TT/VHC ngày 22-06-1955; số 27-TTLB và số 28-TT/LB cùng ngày 11-06-1958.
Hiện nay, chỉ còn hai văn bản sau (Thông tư liên bộ số 27-TT/LB về lệ phí cấp phát giấy tờ và Thông tư liên bộ số 28-TT/LB về cấp phí cho nhân chứng về hình sự) là còn đang được thi hành, nhưng việc thi hành cũng không được đầy đủ và thống nhất: nhiều toà án nhân dân không cấp bản toàn sao án hay quyết định theo yêu cầu chính đáng của bị cáo hay đương sự; một số toà an cấp phát giấy tờ mà không thu lệ phí; cách tính cấp phí cho nhân chứng không được thống nhất giữa các toà án nhân dân,v.v…
Mặt khác, công tác xét xử và thi hành án trong những năm gần đây cho thấy là nhiều việc kiện vô căn cứ xảy ra ở nhiều nơi; trong nhiều việc kiện dân sự, nguyên đơn được triệu tập nhiều lần đến toà án để hoà giải hoặc điều tra nhưng nếu vắng mặt không có lý do chính đáng, toà án phải ra quyết định tạm xếp việc kiện; việc thi hành một số án dân sự hoặc án hình sự về khoản tiền phạt hay bồi thường thiệt hại cũng thường gặp nhiều khó khăn, gây phí tổn không cần thiết cho toàn án và cho các đương sự khác. Tình hình nói trên sẽ được hạn chế nếu chúng ta có một chế độ án phí, lệ phí hợp lý.
Do đó, xuất phát từ đường lối chính sách của Nhà nước ta, rút kinh doanh nghiệm việc thi hành các văn bản đã quy định về vấn đề này và đối chiếu với yêu cầu của thực tiễn tình hình hiện nay, Toà án nhân dân tối cao sau khi thoả thuận với Bộ Tài chính chính, ra Thông tư này hướng dẫn thi hành một chế độ án phí, lệ phí và cấp phí được xây dựng một cách tương đối đầy đủ, có hệ thống và hợp lý hơn.
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ TÍNH CHẤT CỦA CHẾ ĐỘ ÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CẤP PHÍ CỦA TA
Do lỗi của bị cáo hay của đương sự hoặc vì lợi ích riêng của đương sự mà toà án nhân dân phải tiến hành xét xử các án kiện. Bị cáo hay đương sự phải chịu án phí, lệ phí là một việc hoàn toàn hợp lý, phù hợp với chính sách tài chính của Nhà nước ta.
Mặt khác, chế độ án phí, lệ phí còn có tác dụng buộc các đương sự phải suy nghĩ chín chắn trước khi đi kiện và phải thực hiện đúng đắn những nghĩa vụ của mình, ngăn ngừa việc kiện dân sự vô căn cứ, việc cố tình kéo dài tố tụng hoặc không thi hành nghiêm chỉnh những quyết định của toà án nhân dân.
Trong tình hình luật lệ và thủ tục tố tụng của ta còn chưa đầy đủ, trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân ở một số nơi nói chung còn bị hạn chế, chế độ án phí, lệ phí phải đơn giản, dễ tính. Trong khi đời sống của nhân dân ta còn có nhiều khó khăn, việc thu án phí, lệ phí chỉ nhằm buộc các đương sự, bị cáo phải chịu một phần chi phí về tố tụng, còn một phần nữa vẫn phải do Nhà nước chịu. Do đó, số thu chỉ nên có mức độ hợp lý để vừa bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân về quan hệ tố tụng, vừa không hạn chế những hành vi tố tụng chính đáng của họ.
II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA CHẾ ĐỘ ÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CẤP PHÍ
Đó là số tiền mà đương sự hay bị cáo phải nộp cho công quỹ khi vụ kiện dân sự hoặc vụ án hình sự đã được giải quyết bằng các hình thức như: toàn án đã xét xử và bản án về dân sự hoặc hình sự đã có hiệu lực pháp luật; toà án ra quyết định công nhân việc hoà giải thành về dân sự và quyết định đã có hiệu lực pháp luật; toà án quyết định xếp vụ kiện, v.v…
1. Án phí dân sự: gồm có án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm.
a) Án phí dân sự sơ thẩm:
Mức án phí (tức số tiền án phí phải chịu) được tính căn cứ chủ yếu vào chi phí trung bình về việc lập hồ sơ, giấy tờ…tùy theo mức độ đơn giản hoặc phức tạp của vụ kiện; nếu phải chi phí nhiều hơn thì cũng không thu cao hơn. Mức án phí dân sự sơ thẩm:
- Đối với việc kiện về hôn nhân và gia đình (dù có cả yêu cầu về chia tài sản trong vụ kiện xin ly hôn) hoặc vụ kiện không có giá ngạch là 10đ;
- Đối với vụ kiện về tài sản (tức có giá ngạch), nếu giá ngạch việc kiện dưới 500đ, là 10đ; nếu giá ngạch việc kiện từ 500đ đến 1000đ, là 15đ; nếu giá ngạch việc kiện trên 1000đ thì thu 1,5% của giá ngạch.
Giá ngạch việc kiện được ấn định:
- Trong việc kiện đòi tiền là theo số tiền đó;
- Trong việc kiện đòi tài sản là theo trị giá tài sản đó;
- Trong việc kiện đòi tiền bồi thường thiệt hại là theo số tiền đòi bồi thường;
- Trong việc kiện đòi cấp dưỡng là theo tổng số các khoản cấp dưỡng trong một năm;
- Trong việc kiện đòi chia tài sản chung hoặc di sản chung là theo trị giá của phần nguyên đơn đòi được hưởng trong tài sản chung hoặc trong di sản chung;
- Trong việc kiện xin hủy bỏ trước thời hạn hợp đồng thuê mướn tài sản là theo tổng số các khoản phải trả cho việc sử dụng tài sản trong thời gian còn lại của hợp đồng, nhưng không quá 3 năm. Thí dụ: người cho thuê nhà kiện xin hủy hợp đồng cho thuê trước kỳ hạn là 7đ và người thuê còn phải trả thêm tiền điện thế, nước là 3đ mỗi tháng thì giá ngạch của vụ kiện này là (7đ + 3đ) x 36 tháng = 360 đồng.
Giá ngạch việc kiện là do nguyên đơn nêu lên. Trường hợp giá ngạch nêu lên không phù hợp với trị giá thực sự của tài sản tranh chấp thì giá ngạch việc kiện sẽ do thẩm phán ấn định. Nếu có khó khăn trong việc định giá ngạch khi việc kiện được khởi tố thì thẩm phán được tạm ấn định mức án phí và sau đó mức án phí sẽ được thu đúng với giá ngạch việc kiện mà toà án sẽ định khi giải quyết vụ kiện.
Việc tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm và người phải chịu án phí dân sự sơ thẩm:
Nguyên đơn phải tạm ứng tiền án phí sơ thẩm và nộp tại toà án sơ thẩm trước khi toà án thụ lý việc kiện. Số tiền tạm ứng này gọi là dự phí sơ thẩm. Trường hợp đặc biệt khi toà án nhận đơn khởi tố xét cần phải ra quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì toà án sẽ thụ lý ngay vụ kiện, ra quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời; nhưng ngay sau đó, nguyên đơn phải nộp dự phí sơ thẩm. Toà án chỉ tiến hành các thủ tục tố tụng tiếp theo như điều tra, hoà giải, v.v…sau khi nguyên đơn đã nộp dự phí sơ thẩm hoặc đã được toà án cho miễn án phí.
Người phải chịu án phí sơ thẩm, khi tuyên bản án dân sự sơ thẩm, toà án nhân dân phải tuyên cả về khoản án phí sơ thẩm, nói rõ đương sự nào phải chịu và chịu bao nhiêu.
Khoản án phí sơ thẩm chỉ được thi hành khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Toà án sơ thẩm căn cứ vào mức yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận để ấn định án phí sơ thẩm do bên nào phải chịu toàn bộ hoặc do mỗi bên phải chịu một phần.
Nếu yêu cầu của nguyên đơn được toà án sơ thẩm chấp nhân toàn bộ, thì toà án sơ thẩm sẽ xử bị đơn phải chịu toàn bộ án phí sơ thẩm, tức là khi thi hành án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, bị đơn phải hoàn lại cho nguyên đơn số tiền dự phí sơ thẩm đã nộp cho toà án sơ thẩm khi khởi tố.
Nếu yêu cầu của nguyên đơn bị toà án sơ thẩm xử bác toàn bộ, thì toà án sơ thẩm sẽ xử nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí sơ thẩm, tức là khi bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, số tiền dự phí sơ thẩm do nguyên đơn tạm ứng nay thuộc về công quỹ.
Nếu yêu cầu của nguyên đơn chỉ được toà án sơ thẩm chấp nhận một phần, thì toà án sơ thẩm sẽ xử nguyên đơn phải chịu một phần án phí sơ thẩm tương đương với yêu cầu bị bác và bị đơn phải chịu một phần án phí sơ thẩm tương đương với phần yêu cầu của nguyên đơn được toà án sơ thẩm chấp nhận. Thí dụ: A kiện đòi nợ B 1000đ và đã nộp dự phí sơ thẩm là 15đ, nay toà án sơ thẩm xử B chỉ phải trả nợ có 800đ tức 4/5 của 1000đ, thì toà án sơ thẩm sẽ bị xử bị đơn B phải chịu 4/5 án phí sơ thẩm tức 12đ và nguyên đơn A phải chịu 1/5 án phí sơ thẩm tức là 3đ. Khi bản án phí đã có hiệu lực pháp luật, B phải hoàn lại cho A 12đ án phí sơ thẩm vì A đã tạm ứng toàn bộ án phí sơ thẩm (dự phí sơ thẩm) và đã nộp toà án rồi.
Đối với vụ kiện một bên xin ly hôn, nguyên đơn được thoả mãn yêu cầu cũng như bị bác đơn đều phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.
b) Án phí dân sự phúc thẩm:
Mức án phí dân sự phúc thẩm:
- Đối với vụ kiện về hôn nhân và gia đình hoặc vụ kiện không có giá ngạch là 10đ;
- Đối với vụ kiện về tài sản, tức có giá ngạch là 15đ.
Việc tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm và người chịu án phí dân sự phúc thẩm:
- Người tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm: Số tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm gọi là dự phí kháng cáo; mỗi đương sự chống án phí phải đóng dự phí kháng cáo và nộp cho toà án sơ thẩm đã xử việc kiện. Khi gửi hồ sơ chống án phí lên toà án cấp phúc thẩm, toà án sơ thẩm phải gửi kèm giấy báo là đương sự chống án hoặc các đương sự chống án đã nộp dự phí kháng cáo rồi (ghi rõ số tiền và ngày nộp).
- Người phải chịu án phí dân sự phúc thẩm: Số tiền dự phí kháng cáo sẽ được hoàn lại cho đương sự chống án phí hoặc bị sung và công quỹ là do yêu cầu của học khi chống án được án phúc thẩm chấp nhận một phần hay toàn bộ, hoặc bị án phúc thẩm bác toàn bộ.
Trường hợp một bên đương sự chống án hoặc cả hai bên đương sự đều chống án, nếu toà án cấp phúc thẩm xử y án sơ thẩm (tức là bác các yêu cầu chống án của các đương sự) thì án phúc thẩm sẽ tuyên đương sự chống án hoặc cả đôi bên đương sự chống án đều phải chịu án phí phúc thẩm. Các số tiền dự phí kháng cáo mà các đương sự đã tạm ứng khi chống án phí đều được sung vào công quỹ.
Đối với án sơ thẩm đã được tuyên trong bản án sơ thẩm bị kháng cáo hay kháng nghị, toà án cấp phúc thẩm phải giải quyết lại cho phù hợp với quyết định của bản án phúc thẩm. Án phí sơ thẩm sẽ được giữ nguyên như trong bản án sơ thẩm hoặc bị thay đổi tùy theo bản án phúc thẩm y án phí sơ thẩm hay sửa lại án sơ thẩm.
Thí dụ: trong vụ kiện A khởi tố đòi nợ B 1000đ, bản án sơ thẩm xử B phải trả 800đ cho A và bắt B chịu án phí sơ thẩm là 12đ; A chịu án phí sơ thẩm là 3đ. Một số trường hợp sau đây có thể xảy ra:
- Trường hợp B một mình chống án phí và nói rằng y chỉ nợ có 600đ, nếu toà án cấp phúc thẩm xử y án sơ thẩm, quyết định của bản án phúc thẩm sẽ viết như sau: “Y án sơ thẩm, xử B phải trả 800đ cho A; B phải chịu án phí sơ thẩm là 12đ và án phí phúc thẩm là 15đ, A phải chịu án phí sơ thẩm là 3đ”; nếu toà án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu chống án của B, xử B chỉ phải trả 600đ cho A. Quyết định của án phúc thẩm sẽ viết như sau: “Sửa lại án sơ thẩm, xử B phải trả 600đ cho A và B phải chịu án phí sơ thẩm là 9đ, A phải chịu án phí sơ thẩm là 6đ; hoàn lại 15đ tiền dự phí kháng cáo cho B”.
- Trường hợp cả B và A đều chống án, B yêu cầu chỉ phải trả 600đ còn A yêu cầu bắt B phải trả 1000đ theo như đơn khởi tố.
Nếu toà án cấp phúc thẩm xử y án sơ thẩm thì quyết định của bản án phúc thẩm sẽ viết như sau: “Y án sơ thẩm, xử B phải trả 800đ cho A, B phải chịu án phí sơ thẩm là 12đ và án phí phúc thẩm là 15đ; A phải chịu án phí sơ thẩm là 3đ và án phí phúc thẩm là 15đ”.
Nếu toà án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu chống án của A, quyết định của bản án phúc thẩm sẽ viết như sau: “Sửa lại án sơ thẩm, xử B phải trả 1000đ cho A; B phải chịu án phí sơ thẩm là 15đ và án phí phúc thẩm là 15đ; hoàn lại dự phí kháng cáo 15đ cho A”.
Tóm lại, bản án phúc thẩm bao giờ cũng phải tuyên về cả hai khoản án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm, ai phải chịu và chịu bao nhiêu án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm, ai được hoàn lại dự phí kháng cáo, v.v… theo như những nguyên tắc đã được nêu ở trên.
c) Trường hợp được miễn hoặc giảm án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm:
Các đương sự đang ở trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì được thẩm phán hoặc toà án nhân dân cho miễn nộp hoặc cho giảm án phí dân sự.
Nguyên đơn trong những vụ kiện dân sự sau đây cũng được miễn án phí dân sự:
- Nguyên đơn kiện đòi cấp dưỡng;
- Nguyên đơn là công nhân, viên chức hoặc xã viên hợp tác xã kiện đòi tiền lương hoặc đòi công lao động;
- Nguyên đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại về sức khoẻ do tai nạn lao động hoặc do người khác gây nên; hoặc đòi bồi thường thiệt hại do người mình sống nương nhờ đã bị chết vì tai nạn lao động hay vì người khác gây nên.
Viện kiểm sát nhân dân khởi tố trong các vụ kiện dân sự không phải chịu án phí dân sự.
Đương sự được miễn án phí dân sự thì không phải đóng dự phí sơ thẩm khi khởi tố; không phải đóng dự phí kháng cáo khi chống án cũng như không phải chịu án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm, khi yêu cầu của họ bị toà án bác một phần hoặc toàn bộ.
Tuy nhiên nếu bên đương sự được miễn các án phí dân sự mà được toà án xử chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu, thì bên đương sự kia phải chịu án phí tương đương với tỷ lệ yêu cầu đã được toà án chấp nhận, nếu chính bản thân mình không được thẩm phán hoặc toà án nhân dân cho miễn án phí dân sự. Thí dụ: trong vụ kiện nguyên đơn đòi cấp dưỡng, nếu toà án xử chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn thì bị đơn sẽ bị xử chịu án phí nếu bị đơn không được miễn án phí.
d) Án phí dân sự trong trường hợp toà án nhân dân ra một số quyết định:
- Quyết định di lý: nguyên đơn đã đóng dự phí sơ thẩm khi khởi tố, không phải đóng thêm; tiền dự phí sơ thẩm được chuyển tới toà án mới thụ lý.
- Quyết định công nhận việc hoà giải thành: khi hoà giải về quan hệ pháp luật bị tranh chấp, toà án nhân dân hoà giải cả về vấn đề án phí, và quyết định phải ghi cả sự thoả thuận của các đương sự về phần án phí mà một bên phải chịu. Trường hợp đôi bên chỉ không thoả thuận với nhau về án phí, thì toà án sẽ tùy tình hình vụ kiện mà quyết định một cách hợp lý. Đối với quyết định hoà giải đoàn tụ thành, nguyên đơn phải chịu án phí.
- Quyết định công nhận thuận tình ly hôn: mỗi bên chịu một nửa án phí.
- Quyết định xếp vụ kiện như:
a) Nếu việc tranh chấp đã được xử rồi, bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đương sự lại kiện lại, người đi kiện phải chịu án phí.
b) Nếu vụ kiện chưa kết thúc bằng một bản án có hiệu lực pháp luật, mà một bên đương sự chết hoặc cả hai bên đều chết, và quan hệ pháp luật bị tranh chấp không được thừa kế (như xin ly hôn), thì phải hoàn lại dự phí cho đương sự còn sống đã nộp dự phí, hoặc nếu đương sự đã nộp dự phí chết, thì phải hoàn lại dự phí cho thừa kế của họ.
- Quyết định tạm xếp vụ kiện như:
a) Nguyên đơn được gọi nhiều lần đều vắng mặt không có lý do chính đáng, nguyên đơn phải chịu án phí.
b) Bị đơn giấu địa chỉ, không tới toà án phí, bị đơn chịu án phí.
2. Án phí hình sự: gồm có án phí hình sự sơ thẩm và án phí hình sự phúc thẩm.
Khác với các việc kiện dân sự, không có vấn đề phải tạm ứng số tiền án phí hình sự. Án phí hình sự chỉ được thi hành sau khi bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật.
a) Án phí hình sự sơ thẩm:
Mức án phí hình sự sơ thẩm:
- Đối với bị cáo bị toà án sơ thẩm xử phạt dưới 5 năm tù, hoặc xử phạt tiền, hoặc xử án treo, hoặc miễn hình phạt là 10đ.
- Đối với bị cáo bị toà án sơ thẩm xử phạt từ 5 năm tù trở lên là 20đ.
Người phải chịu án phí hình sự sơ thẩm:
- Mỗi bị cáo đã bị án hình sự sơ thẩm tuyên có tội đều phải nộp 10đ hay 20đ án phí hình sự sơ thẩm như đã ghi trong bản án cho chấp hành viên phục trách việc thi hành án.
- Trường hợp bị các chưa thành niên thì do bố mẹ hay giám hộ chịu trách nhiệm trả. Do đó, bố mẹ hay giám hộ phải được toà án sơ thẩm gọi ra phiên toà với tư cách là người chịu trách nhiệm dân sự.
b) Án phí hình sự phúc thẩm:
Mức án phí hình sự phúc thẩm, đối với bị cáo chống án bị toà án cấp phúc thẩm y án sơ thẩm là 10đ.
Người chịu án phí hình sự phúc thẩm: mỗi bị cáo chống án, nếu toà án cấp phúc thẩm xử y án phí sơ thẩm, đều phải chịu án phí phúc thẩm là 10đ.
Nếu bị cáo chưa thành niên thì bố mẹ hoặc giám hộ chịu trách nhiệm trả, theo như thủ tục được nói ở trên.
Nếu có chống án hoặc kháng nghị, khoản án phí hình sự sơ thẩm phải được toà án cấp phúc thẩm giải quyết lại. Do đó, một số trường hợp sau đây có thể xảy ra:
- Trường hợp bị cáo chống án được toà án cấp phúc thẩm xử không phạm tội hoặc không có trách nhiệm hình sự thì bị cáo không phải trả án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm. Quyết định của bản án phúc thẩm cần ghi: bị cáo không phải trả án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.
- Trường hợp bị cáo chống án được toà án cấp phúc thẩm xử giảm hình phạt hoặc giảm bồi thường thiệt hại thì bị cáo không phải trả án phí hình sự phúc thẩm, nhưng vẫn phải trả án phí hình sự sơ thẩm là 10đ hay 20đ tùy theo hình phạt do toà án cấp phúc thẩm tuyên là dưới hay là từ 5 năm tù trở lên. Quyết định của bản án phúc thẩm sẽ ghi: bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm là 10đ (hay 20đ) và không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.
- Trường hợp bị cáo chống án bị toà án cấp phúc thẩm xử y án sơ thẩm thì bị cáo phải trả cả án phí sơ thẩm là 10đ hay 20đ tùy theo hình phạt do toà án cấp phúc thẩm tuyên là dưới hay là từ 5 năm tù trở lên và án phí phúc thẩm là 10đ. Quyết định của bản án phúc thẩm sẽ ghi: bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm là 10đ (hay 20đ) và án phí hình sự phúc thẩm là 10đ.
Trường hợp được miễn phí hình sự.
Trường hợp bị cáo hoặc bố mẹ hay người giám hộ của bị cáo chưa thành niên đang ở trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thì toà án cấp sơ thẩm có quyền xử miễn cho họ nộp án phí hình sự sơ thẩm hoặc toà án cấp phúc thẩm có quyền xử miễn cho học nộp án phí hình sự phúc thẩm và án phí hình sự sơ thẩm.
3. Án phí trong vụ án hình sự có xử cả về trách nhiệm dân sự:
Trong các vụ án hình sự xử về các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa hay tài sản riêng của công dân, hoặc xử về tội xâm phạm tính mệnh, sức khoẻ của người khác, toà án ngoài việc xử các bị cáo về mặt hình sự, thường xử cả về mặt dân sự buộc bị cáo trả lại tài sản đã xâm phạm hoặc buộc bị cáo hay bị đơn dân sự bồi thường thiệt hại cho người bị hại hoặc cho nguyên đơn dân sự. Việc tính án phí sẽ như sau:
- Bị cáo bị xử có tội phải chịu án phí hình sự tùy theo mức hình phạt tuyên và phải chịu cả án phí dân sự theo trị giá tài sản phải trả hay mức bồi thường thiệt hại. Nếu bị cáo kháng cáo hay kháng án vắng mặt thì không phải nộp dự phí kháng cáo hay dự phí kháng án, vì trách nhiệm hình sự là xuất phát điểm của vụ án.
- Bị cáo được miễn tố nhưng vẫn bị toà án sơ thẩm gọi ra xử tại phiên toà hình sự với tư cách là bị đơn dân sự, thì họ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo trị giá tài sản mà họ phải trả lại, hay theo mức thiệt hại mà họ phải bồi thường; nếu họ chống án hay kháng án vắng mặt thì họ phải nộp dự phí kháng cáo hay dự phí kháng án vắng mặt.
- Trường hợp bị đơn dân sự là cơ quan có phương tiện vận tải gây tai nạn giao thông, thì cơ quan sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chịu án phí dân sự theo mức thiệt hại mà họ phải bồi thường; nếu họ chống án hay kháng án vắng mặt thì họ phải nộp dự phí kháng cáo hay dự phí kháng án vắng mặt.
Người bị hại hay nguyên đơn dân sự trong các trường hợp nói trên đều không phải chịu án phí dân sự dù các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của họ bị toà án bác một phần.
Nếu vấn đề trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại được tách khỏi vụ án hình sự để được xử theo trình tự tố tụng dân sự, người bị hại hay nguyên đơn dân sự trở thành nguyên đơn trong vụ kiện dân sự cũng được miễn án phí; trái lại các bị đơn dân sự và các bị cáo (trừ bị cáo gây tai nạn giao thông mà phương tiện vận tải do người khác quản lý chỉ bị truy cứu về trách nhiệm hình sự) trở thành bị đơn trong vụ kiện dân sự sẽ chịu án phí và phải nộp dự phí kháng cáo hay kháng án vắng mặt nếu họ chống án hay kháng án vắng mặt.
4. Án phí kháng án vắng mặt về dân sự và án phí kháng án vắng mặt về hình sự:
Án phí kháng án vắng mặt ở cấp sơ thẩm được gọi là án phí kháng án sơ thẩm; án phí kháng án vắng mặt ở cấp phúc thẩm được gọi là án phí kháng án phúc thẩm.
Mức án phí chung cho cả hai loại án phí kháng án về dân sự và về hình sự ở cấp sơ thẩm cũng như ở cấp phúc thẩm là 10đ.
Tính chất của án phí kháng án cũng giống như án phí phúc thẩm khi có kháng cáo, nghĩa là:
1. Về dân sự, đương sự kháng án vắng mặt phải tạm ứng trước án phí kháng án (tiền án phí kháng án tạm ứng trước được gọi là dự phí kháng án), còn về hình sự, bị cáo kháng án vắng mặt không phải tạm ứng trước án phí kháng án.
2. Về dân sự cũng như về hình sự, đương sự hoặc bị cáo kháng án vắng mặt chỉ phải chịu án phí kháng án khi toà án xử y bản án trước và án xử sau đã có hiệu lực pháp luật.
3. Khi xét xử về kháng án vắng mặt, nếu án sau xử tình trạng của đương sự kháng án hoặc bị cáo kháng án nhẹ hơn thì về dân sự, án sau phải tuyên hoàn lại dự phí kháng án cho đương sự đã kháng án; về hình sự, án sau phải tuyên bị cáo đã kháng án không phải chịu án phí kháng án.
4. Khi có kháng án vắng mặt, toà án đã xử vắng mặt phải xét lại toàn bộ án kiện và giải quyết lại cả vấn đề án phí đã được tuyên trong bản án bị kháng án, giống như khi có kháng cáo.
Thí dụ: về vụ kiện A đòi nợ B 1000đ, án sơ thẩm đã xử vắng mặt B, bắt B phải trả nợ 800đ và phải chịu án phí sơ thẩm là 12đ; A phải chịu án phí sơ thẩm 3đ; B kháng án vắng mặt, đề nghị chỉ phải trả 600đ.
Những trường hợp sau đây có thể xảy ra:
a) Trường hợp toà án sơ thẩm xử lại, y bản án sơ thẩm trước. Về các khoản án phí, quyết định của bản án sau phải ghi: “...B phải chịu án phí sơ thẩm là 12đ và án phí kháng án sơ thẩm là 10đ, A phải chịu án phí sơ thẩm là 3đ”.
b) Trường hợp toà án sơ thẩm xử lại, chấp nhận một phần yêu cầu kháng án của B, xử B phải trả 700đ. Quyết định của bản án sau sẽ viết: “Sửa lại án xử ngày...xử B phải trả 700đ cho A, B phải chịu án phí sơ thẩm là 10,50đ và được hoàn lại dự phí kháng án sơ thẩm là 10đ; A phải chịu án phí sơ thẩm là 4,50đ”.
c) Trường hợp B kháng cáo đối với bản án sau này, yêu cầu chỉ phải trả 600đ thì B phải đóng dự phí phúc thẩm là 15đ như đã nói ở phần mức án phí phúc thẩm ở trên:
Nếu án phúc thẩm xử y án sơ thẩm, bị kháng cáo tức xử B phải trả 700đ cho A thì về các khoản án phí, toà án cấp phúc thẩm sẽ tuyên: “...B phải chịu án phí sơ thẩm là 10,50đ, án phí phúc thẩm là 15đ, được hoàn lại dự phí kháng án sơ thẩm là 10đ; A phải chịu án phí sơ thẩm là 4,50đ”.
Nếu án phúc thẩm xử chấp nhận yêu cầu kháng cáo của B, xử B chỉ phải trả 600đ thì về các khoản án phí, toà án cấp phúc thẩm sẽ tuyên: “...B phải chịu án phí sơ thẩm là 9đ, được hoàn lại dự phí phúc thẩm là 15đ và dự phí kháng án sơ thẩm là 10đ; A phải chịu án phí sơ thẩm là 6đ”.
Về án phí kháng án vắng mặt về hình sự, toà án cũng sẽ xử tương tự như đối với bên dân sự. Tuy nhiên cần nhắc lại là: về hình sự, như trên đã nói, không có vấn đề dự phí kháng án, nên khi xử về khoản án phí, vấn đề hoàn lại dự phí kháng án không được đặt ra.
5. Án phí ở cấp giám đốc thẩm:
Về dân sự cũng như về hình sự, không có án phí ở cấp giám đốc thẩm, vì trình tự giám đốc thẩm chỉ tiến hành do sự chủ động quyết định kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hay Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Tuy nhiên, qua trình tự giám đốc thẩm, các án phí sơ thẩm hoặc án phí phúc thẩm tuyên trong bản án bị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm có thể bị sửa đổi như sau:
- Nếu án giám đốc thẩm trực tiếp xử lại và sửa đổi một phần hay toàn bộ bản án bị kháng nghị theo trình tự giám đốc, thì cũng phải quyên khoản án phí phù hợp với quyết định mới của cấp giám đốc thẩm. Thí dụ: án hình sự phúc thẩm xử theo chống án của bị cáo đã y án sơ thẩm phạt bị cáo 5 năm tù giam và bị cáo phải chịu 20đ án phí hình sự sơ thẩm và 10đ án phí hình sự phúc thẩm. Nay án giám đốc thẩm hạ hình phạt tù xuống 3 năm thì về khoản án phí, án giám đốc thẩm cũng phải quyết định lại như sau: “bị cáo chịu án phí sơ thẩm là 10đ và không phải chịu án phí phúc thẩm”.
- Nếu án giám đốc thẩm hủy bản án bị kháng nghị thì hủy cả các khoản án phí tuyên trong bản án bị hủy. Nếu vụ án được giao xét xử lại theo trình tự sơ thẩm, thì án phí sơ thẩm được tính lại theo bản án sơ thẩm xử lại.
Nếu án giám đốc thẩm hủy án phúc thẩm dân sự và giao xét xử lại theo trình tự sơ thẩm, thì án giám đốc thẩm phải quyết định hoàn lại dự phí kháng cáo cho những đương sự trước đây đã nộp phí khi chống án.
Nếu vụ án được giao xét xử lại theo trình tự phúc thẩm thì án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm đều được tính lại theo bản án phúc thẩm xử lại.
Nếu an giám đốc thẩm quyết định đình chỉ vụ án hình sự thì phải tuyên rõ bị cáo không phải chịu án phí hình sự.
Lệ phí là số tiền mà đương sự hay bị cáo phải nộp cho công quỹ khi toà án tiến hành một số thủ tục ngoài việc giải quyết vụ kiện như: lệ phí cấp phát giấy tờ (bản sao án hay quyết định, bản trích lục án hay quyết định), lệ phí thi hành án khi người bị thi hành án không tự nguyện thi hành.
Lệ phí bao gồm: lệ phí thi hành án và lệ phí cấp phát giấy tờ.
1. Lệ phí thi hành án:
a) Về dân sự:
Đối với đương sự đã được giải thích, giáo dục để tự nguyện thi hành án nhưng cố tình không chịu thi hành, chấp hành viên lần thứ nhất phải gửi giấy ra lệnh cho đương sự phải thi hành án, thì đương sự phải trả tiền lệ phí là 3đ đối với án không có giá ngạch và 1% với mức tối thiểu là 3đ đối với án có giá ngạch.
Lần thứ hai, chấp hành viên phải gửi giấy ra lệnh cho đương sự thi hành án, tiền lệ phí là 5đ đối với án không có giá ngạch và 2% với mức tối thiểu là 5đ đối với án có giá ngạch.
Khi toà án phải ra lệnh cưỡng chế thi hành án như phải kê biên tài sản để bán, thì người bị thi hành án phải trả lệ phí kê biên tài sản là 10đ; lệ phí sẽ được khấu trừ vào tiền bán tài sản. Nếu phải chịu phí trong việc cưỡng chế thi hành án phải dời nhà, đổi nhà...thì chi phí do người bị thi hành án phải chịu.
b) Về hình sự:
Nếu bị cáo không chịu thi hành hình phạt tiền hoặc những khoản bồi thường thì tính như lệ phí thi hành án dân sự có giá ngạch.
2. Lệ phí cấp phát giấy tờ:
Việc cấp phát trích lục án hoặc trích lục quyết định lần thứ nhất cho các bị cáo hay đương sự đều không lấy tiền. Nếu cấp lần thứ hai hoặc nếu cấp bản toàn sao án hay bản toàn sao quyết định thì bị cáo hay đương sự xin cấp phát phải đóng lệ phí cấp phát giấy tờ là 0,30đ một tờ khổ giấy đánh máy; tờ giấy đánh máy (hoặc viết) không hết trang cũng tính là 0,30đ.
Toà án cần thoả mãn yêu cầu của đương sự hoặc bị cáo xin cấp bản toàn sao án hay bản toàn sao quyết định và thu lệ phí cấp phát như nói ở trên.
Đó là số tiền trợ cấp cho các người chứng, người giám định, người phiên dịch, người trông coi vật tranh chấp, do công quỹ đài thọ sau khi các người này làm xong nhiệm vụ được toà án giao phó.
Các cấp phí này do toà án nhân dân triệu tập người chứng, người giám định, người phiên dịch, hay người trông coi vật tranh chấp, dự trù trong dự toán hàng năm của mình để trả cho những người đó sau khi họ làm xong nhiệm vụ.
1. Cấp phí trả cho người chứng được triệu tập đến toà án nhân dân.
Công nhân, viên chức được phép nghỉ việc để đi làm chứng vẫn được hưởng lương của mình và được hưởng công tác phí theo chế độ hiện hành.
Người chứng không phải là công nhân, viên chức thì được hưởng thù lao như sau, nếu họ yêu cầu:
- Thù lao làm chứng một buổi: 0,60đ
- Thù lao làm chứng một ngày: 1,20đ
Người chứng không phải là công nhân, viên chức được hoàn lại tiền tàu xe (đi, về) và tiền nhà trọ cần thiết để cho họ đi làm chứng. Tiền nhà trọ được tính từ 0,40đ đến 0,50đ một ngày như đối với công nhân, viên chức đi công tác.
2. Cấp phí trả cho người giám định và người phiên dịch.
Nói chung, toà án nên cử công nhân viên chức làm người giám định. Công nhân, viên chức được cử làm người giám định và được phép làm công tác giám định trong giờ chính quyền thì vẫn được hưởng lương của mình và công tác phí theo như chế độ hiện hành.
Người giám định là công nhân, viên chức làm công tác giám định ngoài giờ chính quyền, cũng như người giám định không phải là công nhân, viên chức mà đặc biệt toà án thấy cần phải cử, thì được hưởng thù lao tính theo thời gian mà người giám định phải bỏ ra để làm công tác giám định: cứ mỗi giờ làm việc giám định, người giám định được hưởng thù lao từ 0,40đ đến 0,80đ tùy theo công tác giám định giản đơn hay phức tạp.
Người giám định không phải là công nhân, viên chức được triệu tập đến toà án để khai về công tác giám định của mình hoặc để nộp báo cáo giám định, đều được hoàn lại tiền tàu xe (đi, về) và tiền nhà trọ cần thiết cho việc đi khai hoặc nộp báo cáo, ngoài ra họ được hưởng thêm thù lao cứ mỗi buổi trong thời gian đi lại là 0,60đ như người chứng.
Người phiên dịch (phiên dịch viết cũng như phiên dịch miệng) được hưởng cấp phí như đối với người giám định.
3. Cấp phí trả cho người trông coi vật tranh chấp.
Tiền thù lao coi giữ được tính theo giá ngày công trả cho người lao động trung bình lĩnh ở địa phương. Người trông nom cũng được hoàn lại những món chi phí cần thiết đã phải chi tiêu để bảo quản vật tranh chấp. Thí dụ: tiền chi phí để nuôi gia súc bị tranh chấp.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CẤP PHÍ
1. Sổ sách, giấy tờ và thu chi các khoản án phí, lệ phí và cấp phí.
a) Về các khoản dự phí, án phí sơ thẩm, án phí phúc thẩm, lệ phí thi hành án và lệ phí cấp phát giấy tờ.
Mỗi toà án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện phải có 3 quyển sổ, 1 quyển để ghi các khoản thu về dự phí và án phí, 1 quyển để ghi các khoản thu về lệ phí thi hành án và lệ phí cấp phát giấy tờ và 1 quyển để ghi các khoản thu, chi về cấp phải trả cho người chứng, người giám định, người phiên dịch và người trông coi vật tranh chấp.
Các toà phúc thẩm, toà hình sự, toà dân sự của Toà án nhân dân tối cao cũng giữ 3 quyển sổ để ghi các khoản thu về án phí, lệ phí và thu chi về cấp phí mà toà án mình phải trực tiếp thu, chi.
Hàng ngày các số tiền thu được tạm gửi vào quỹ cơ quan, hàng tháng phải đem nộp hết vào kho bạc trong vòng 5 ngày đầu tháng theo đúng chế độ thu nộp hiện hành.
Sau khi nộp kho bạc, cơ quan toà án cần báo cáo số thu cho toà án cấp liền trên và cơ quan tài chính cùng cấp biết.
Số tiền thu về án phí, lệ phí ở toà án nhân dân cấp nào thì nộp cho ngân sách cấp ấy và ghi vào loại V, khoản 116, hạng 4.
Cần chú ý là mỗi khi thu của các đương sự và bị cáo các khoản dự phí dân sự, án phí hình sự, lệ phí thi hành án, thì cán bộ phụ trách sẽ phát biên lai nhận tiền cho đương sự, bị cáo; cuốn biên lại giữ lại ở cơ quan sẽ ghi tương tự như biên lai phát cho đương sự, bị cáo.
Riêng về việc cấp phát giấy tờ, cán bộ phụ trách, ngoài việc phát biên lai nhận tiền, còn phải ghi vào văn bản được cấp như sau:
Bản cấp cho ông hay bà....
Lệ phí thu là...
Vào sổ... ngày... tháng... năm... sổ...
Ký tên và đóng dấu của toà án.
b) Về cấp phí trả cho người chứng, người giám định, người phiên dịch, người trông coi vật tranh chấp.
Mỗi toàn án nhân dân cấp huyện, quận, tỉnh, toà phúc thẩm và các toà chuyên trách Toà án nhân dân tối cao sẽ được cấp hàng tháng một số tiền để dùng vào việc trả cấp phí cho người chứng, người giám định, người phiên dịch, người trông coi vật tranh chấp theo mức như sau:
- Mỗi toà án nhân dân tỉnh, huyện, quận, thị xã, hoặc thành phố thuộc tỉnh: 40đ.
- Mỗi toà án nhân dân thành phố trực thuộc trung ương hoặc toà án nhân dân khu phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: 70đ.
- Mỗi toà án chuyên trách (toà hình sự và toà dân sự) Toà án nhân dân tối cao: 15đ.
- Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao: 50đ.
Các khoản kinh phí trên dây do cơ quan tài chính ở mỗi cấp phát cho cơ quan tài chính ở mỗi cấp phát cho cơ quan toà án cùng cấp và ghi vào loại IV, khoản 55, mục 11. Các toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể trao đổi với cơ quan tài chính cấp tương đương để nhận số kinh phí chung cho toàn tỉnh, thành phố rồi phân phối cho các toà án nhân dân huyện, quận, thị xã tùy theo khối lượng công việc của từng toà án. Mỗi toà án nhân dân giữ một quyển số thu chi đã được duyệt từ đầu năm để ghi các khoản thu chi về cấp phí cho người chứng, người giám định, người phiên dịch, người trông coi vật tranh chấp.
Cuối năm nếu chi không hết, thì phải nộp số kinh phí thừa vào ngân sách Nhà nước.
Trong mỗi đơn vị toàn án nhân dân cần phân công một đồng chí phụ trách ghi chép sổ sách và một đồng chí phụ trách việc thu, chi tiền.
2. Vấn đề truyền đạt, phổ biến Thông tư trước khi thi hành.
Chế độ án phí, lệ phí hơn chục năm nay không được áp dụng là một vấn đề hoàn toàn mới, xa lạ đối với đa số toà án nhân dân. Do đó, các toà án nhân dân các cấp cần nắm vững đầy đủ Thông tư này trước khi thi hành.
Các toà án nhân dân cấp tỉnh cần triệu tập một cuộc họp gồm các chánh, phó án, thẩm phán tỉnh và huyện, quận và các cán bộ toà án được phân công phụ trách vấn đề để phổ biến, trao đổi về Thông tư này. Nếu có những điểm chưa rõ hoặc có mắc mứu gì, thì sẽ báo cáo về Toà án nhân dân tối cao để nghiên cứu giải quyết.
Toà án nhân dân tối cao, nếu xét cần thiết, sẽ triệu tập một hội nghị toàn ngành để phổ biến chi tiết việc vận dụng Thông tư này. Thông tư này sẽ được thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1976 và thay thế các Thông tư liên bộ Tư pháp – Tài chính số 27-TT/LB và số 28-TT/LB ngày 11-06-1958.
| CHÁNH ÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Phạm Văn Bạch |
File gốc của Thông Tư 40-TATC-1976 Về chế độ án phí, lệ phí và cấp phí thi hành tại các toà án nhân dân do Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao ban hành đang được cập nhật.
Thông Tư 40-TATC-1976 Về chế độ án phí, lệ phí và cấp phí thi hành tại các toà án nhân dân do Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao |
Số hiệu | 40-TATC |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Phạm Văn Bạch |
Ngày ban hành | 1976-06-01 |
Ngày hiệu lực | 1976-10-01 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Đã hủy |