BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1820/TCT-CS | Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2009 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Kon Tum
Trả lời công văn số 1105/CT-KTNB ngày 9/4/2009 của Cục Thuế tỉnh Kon Tum về việc trích khấu hao TSCĐ và công văn số 218/MBN-P.MBN ngày 12/03/2009 của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp về việc xác định chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về việc tính và trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Tại Điều 9 Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định quy định nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định:
“1. Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Đối với những tài sản cố định chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại …. Và tính vào chi phí khác.
2. Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm: …
- Tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh …”.
- Tại Điều 10 Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 206/2003/QĐ-BTC quy định về cách xác định thời gian sử dụng tài sản cố định hữu hình:
1. Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định.
2. Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định như sau:
Thời gian sử dụng của tài sản cố định |
= | Giá trị hợp lý của tài sản cố định |
x | Thời gian sử dụng của tài sản cố định mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003) |
Giá bán của tài sản cố định mới cùng loại (hoặc của tài sản cố định tương đương trên thị Trường) |
Trong đó: Giá trị hợp lý của tài sản cố định là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong Trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của tài sản cố định (trong Trường hợp được cấp, được điều chuyển), giá trị theo đánh giá của Hội đồng giao nhận (trong Trường hợp được cho, biếu tặng, nhận vốn góp), …
3. Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định khác với khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định đó để Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo ba tiêu chuẩn sau:
- Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định theo thiết kế;
- Hiện trạng tài sản cố định (thời gian tài sản cố định đã qua sử dụng, thế hệ tài sản cố định, tình trạng thực tế của tài sản …);
- Tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định ...”
Căn cứ theo nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ nêu trên thì mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải được trích khấu hao và hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ, trường hợp doanh nghiệp có thời gian tạm ngừng sản xuất kinh doanh thì tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh không được tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Tuy nhiên, do đặc thù của ngành sản xuất mía đường, đề nghị Cục Thuế tỉnh Kon Tum căn cứ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của Công ty cổ phần đường Kon Tum để xác định phương pháp trích khấu hao, mức khấu hao TSCĐ phù hợp với khung thời gian sử dụng TSCĐ theo quy định.
2. Về chi phí công cụ, dụng cụ tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
Mục III Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 hướng dẫn thực hiện 04 chuẩn mực kế toán ban hành kèm theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn:
“… Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bố dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm; …”
“3. Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn phải phân bố dần vào chi phí SXKD hoặc chi phí quản lý kinh doanh có thể thực hiện theo hai phương pháp phân bổ sau:
- Phân bổ hai lần;
- Phân bổ nhiều lần”.
Căn cứ hướng dẫn trên, Công ty cổ phần đường Kon Tum có các loại công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên một năm tài chính thì phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trên cơ sở doanh thu phù hợp với chi phí.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế tỉnh Kon Tum được biết và căn cứ tình hình cụ thể để hướng dẫn Công ty theo quy định.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
File gốc của Công văn số 1820/TCT-CS về việc trích khấu hao tài sản cố định do Tổng cục Thuế ban hành đang được cập nhật.
Công văn số 1820/TCT-CS về việc trích khấu hao tài sản cố định do Tổng cục Thuế ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Thuế |
Số hiệu | 1820/TCT-CS |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Phạm Duy Khương |
Ngày ban hành | 2009-05-15 |
Ngày hiệu lực | 2009-05-15 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Còn hiệu lực |