BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v thuế GTGT đối với sản phẩm, dịch vụ BVMT đặc thù theo Điều 45 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 16 tháng 07 năm 2015 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
1. Những quy định liên quan đến ưu đãi về thuế GTGT tại Nghị định số 19/2015/NĐ-CP:
Điều 45 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP có quy định chính sách thuế GTGT đối với hoạt động bảo vệ môi trường như sau:
Điều 38 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP thì đối tượng, phạm vi được ưu đãi, hỗ trợ bao gồm:
3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định các dạng năng lượng tái tạo khác theo quy định lại Khoản 13 Phụ lục III Nghị định này.".
"1. Xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500m3 nước thải trở lên trong một ngày đêm đối với khu vực đô thị từ loại IV trở tên.
3. Xử lý chất thải nguy hại, đồng xử lý chất thải nguy hại.
5. Ứng cứu, xử lý sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố môi trường khác.
7. Di dời, chuyển đổi hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
9. Dịch vụ hỏa táng, điện táng.
11. Sản xuất ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được nhà nước bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
13. Sản xuất xăng, nhiên liệu diezen và nhiên liệu sinh học được chứng nhận hợp quy; than sinh học; năng lượng từ sử dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt và các dạng năng lượng tái tạo khác.
15. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận nhãn sinh thái.".
một số sản phẩm, dịch vụ bảo vệ môi trường đặc thù".
Theo quy định tại Luật thuế GTGT hiện hành, đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT) nên về nguyên tắc, thuế GTGT thu theo hàng hóa, dịch vụ không phân biệt mục đích sử dụng. Luật thuế GTGT hiện hành quy định 3 mức thuế suất là 0%, 5% và 10% trong đó: thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu theo đúng thông lệ quốc tế; thuế suất 5% chỉ áp dụng đối với các sản phẩm thiết yếu như nước sạch phục vụ sinh hoạt, thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh..., mức phổ biến 10% áp dụng đối với hàng hóa dịch vụ còn lại. Đối tượng không chịu thuế, thuế suất thuế GTGT do Quốc hội quyết định.
Tại Điều 5 Luật thuế GTGT quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT gồm: Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; Dịch vụ tang lễ; Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính.
khoản 2 Điều 8 Luật thuế GTGT quy định về mức thuế suất thuế GTGT 5% gồm: Các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học; Dịch vụ khoa học công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
điểm a, khoản 3, Điều 2, Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT có quy định tiền chuyển nhượng quyền phát thải không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
2.1. Tất cả tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư công trình, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về bảo vệ môi trường có chứng nhận giảm phát thải đều không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT khi chuyển nhượng quyền phát thải. Thuế GTGT đầu vào được kê khai, khấu trừ và hoàn thuế theo quy định.
khoản 2 Điều 38 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP đã được hưởng ưu đãi cao nhất về thuế GTGT (thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc thuộc đối tượng chịu thuế hưởng mức thuế suất ưu đãi 5%).
tại mục 9 Phụ lục III Nghị định số 19 thuộc dịch vụ tang lễ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận nhãn sinh thái" tại mục 15 Phụ lục III Nghị định số 19 không được quy định rõ sản phẩm đầu ra nên không thể xác định có thuộc diện không chịu thuế GTGT hay được áp dụng thuế suất 5%.
"1. Xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2,500m3 nước thải trở lên trong một ngày đêm đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên.
3. Xử lý chất thải nguy hại, đồng xử lý chất thải nguy hại.
5. Ứng cứu, xử lý sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố môi trường khác.”
Các hoạt động này chuyển từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế là vì trong những năm vừa qua nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã tham gia vào việc cung cấp dịch vụ vệ sinh, thoát nước, xử lý nước thải như: nạo vét kênh mương, thoát nước, xử lý rác thải,… có doanh nghiệp đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng (thuế GTGT đầu vào lên đến hàng trăm tỷ) cho việc xử lý chất thải, tái chế phế liệu mà số thuế GTGT đầu vào không được kê khai, khấu trừ. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã kiến nghị đưa hoạt động này vào đối tượng chịu thuế GTGT để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo tính liên hoàn của thuế GTGT, doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ này được hoàn thuế GTGT đầu vào khi đầu tư, được khấu trừ thuế đầu vào trong quá trình kinh doanh từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Quốc hội đưa vào nội dung sửa đổi của Luật thuế GTGT chuyển dịch vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước, xử lý chất thải vào diện chịu thuế GTGT theo mức 10% áp dụng từ ngày 01/01/2014.
lại mục 12 Phụ lục III Nghị định số 19:
Điều 1 Thông tư số 41/2013/TT-BTNMT ngày 02/12/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trình tự, thủ tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường thì: “Nhãn sinh thái trong Thông tư này được gọi là Nhãn xanh Việt Nam. Gắn Nhãn xanh Việt Nam là hoạt động tự nguyện, không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa. "
Điều 4 Thông tư số 41/2013/TT-BTNMT thì tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam bao gồm các nội dung sau:
2. Tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam tương ứng cho từng nhóm sản phẩm do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố".
Điều 9 Thông tư số 41/2013/TT-BTNMT quy định về thời hạn của giấy chứng nhận nhãn xanh Việt Nam thì: “Quyết định chứng nhận nhãn xanh Việt Nam có thời hạn là 3 (ba) năm kể từ ngày cấp".
Theo Luật thuế GTGT thì thuế GTGT thu theo hàng hóa và dịch vụ cụ thể, Vì vậy Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo đúng quy định của Luật thuế GTGT: hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc được áp dụng thuế suất 5% mà không phụ thuộc vào việc tự nguyện gắn nhãn xanh Việt Nam.
Do hoạt động bảo vệ môi trường (trừ mục 9 của Phụ lục III Nghị định số 19) thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nên doanh nghiệp được kê khai khấu trừ, hoàn toàn bộ thuế GTGT đầu vào của máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường tại mục 14 của Phụ lục III Nghị định số 19.
khoản 2 Điều 38 Nghị định số 19 và mục 9 Phụ lục III Nghị định số 19 đã được quy định thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc mức thuế suất 5% (là mức thấp - ưu đãi).
Bộ Tài chính kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo./.
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Vụ PC, TCT, TCHQ, Cục QLCS;
- Lưu: VT, CST.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Thị Mai
File gốc của Công văn 9714/BTC-CST năm 2015 về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm, dịch vụ bảo vệ môi trường đặc thù theo Điều 45 Nghị định 19/2015/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Công văn 9714/BTC-CST năm 2015 về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm, dịch vụ bảo vệ môi trường đặc thù theo Điều 45 Nghị định 19/2015/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 9714/BTC-CST |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Vũ Thị Mai |
Ngày ban hành | 2015-07-16 |
Ngày hiệu lực | 2015-07-16 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Còn hiệu lực |