CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
V/v hóa đơn
Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2019
Kính gửi:
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 407/HQHP-TVQT ngày 9/1/2019 của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng về việc xuất hóa đơn bán tài sản kê biên, công văn số 479/CT-THNVDT ngày 15/3/2019 của Cục Thuế thành phố Hải Phòng về sử dụng hóa đơn và kê khai nộp thuế khi bán tài sản kê biên. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
a) Điều 95 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công quy định:
1. Hóa đơn bán tài sản công do Bộ Tài chính in theo Mẫu số 08/TSC-HĐ ban hành kèm theo Nghị định này để sử dụng khi bán các loại tài sản công sau đây:
…
e) Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
…”
Điều 48 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định:
1. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị để bán đấu giá được áp dụng khi cơ quan hải quan không áp dụng được biện pháp cưỡng chế quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều 27 Nghị định này hoặc đã áp dụng các biện pháp này mà chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có) hoặc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 26 Nghị định này.
c) Khoản 11 Điều 38 Thông tư số 155/2016/TT-BTC ngày 20/10/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2016 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP quy định:
11. Số tiền thu được do bán đấu giá tài sản kê biên của đối tượng bị cưỡng chế được xử lý theo thứ tự như sau:
b) Nộp số tiền tương ứng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt ghi tại quyết định cưỡng chế vào tài khoản thu ngân sách nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại kho bạc nhà nước;
1. Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.”
Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
2. Hóa đơn do cơ quan thuế cấp theo từng số tương ứng với đề nghị của tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh gọi là hóa đơn lẻ.
Riêng đối với tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua.
Căn cứ đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ và các chứng từ mua bán kèm theo, cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn người nộp thuế xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế. Riêng trường hợp được cấp hóa đơn giá trị gia tăng lẻ thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp là số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng cấp lẻ.
2. Căn cứ quy định nêu trên, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
b) Trường hợp bán tài sản bị kê biên theo Quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền và tài sản được xác định vẫn thuộc doanh nghiệp (là đối tượng bị cưỡng chế) thì sử dụng hóa đơn lẻ theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC. Đối với tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng.
- Như trên; - Tổng cục trưởng (để báo cáo); - Phó TCT Nguyễn Thế Mạnh (để báo cáo); - Vụ PC-BTC, Vụ CST, Cục QLCS; - Vụ PC-TCT; - Website TCT; - Lưu: VT, CS (3b).
Điều 95. Hóa đơn bán tài sản công
1. Hóa đơn bán tài sản công do Bộ Tài chính in theo Mẫu số 08/TSC-HĐ ban hành kèm theo Nghị định này để sử dụng khi bán các loại tài sản công sau đây:
a) Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước).
b) Tài sản kết cấu hạ tầng.
c) Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
d) Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước.
đ) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
e) Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
g) Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công.
2. Hóa đơn được đóng thành quyển, mỗi quyển có 50 số và được in theo dãy chữ số tự nhiên liên tục từ nhỏ đến lớn.
3. Tiền bán tài sản ghi trên hóa đơn bán tài sản công không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
4. Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này tự in hóa đơn. Tổ chức, cá nhân tự in hóa đơn bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 48. Phạm vi và đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị để bán đấu giá
1. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị để bán đấu giá được áp dụng khi cơ quan hải quan không áp dụng được biện pháp cưỡng chế quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều 27 Nghị định này hoặc đã áp dụng các biện pháp này mà chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có) hoặc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 26 Nghị định này.
2. Đối tượng bị áp dụng:
Cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá khi không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, không thanh toán chi phí cưỡng chế, bao gồm:
a) Cá nhân là lao động tự do không có cơ quan, tổ chức quản lý lương, thu nhập cố định.
b) Cá nhân, tổ chức không có tài khoản hoặc có số tiền gửi từ tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng nhưng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 21 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
...
21. Sửa đổi Khoản 2 Điều 48 như sau:
“2. Đối tượng bị áp dụng:
Cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá khi không tự nguyện chấp hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, không thanh toán chi phí cưỡng chế, bao gồm:
a) Cá nhân là lao động tự do không có cơ quan, tổ chức quản lý lương, thu nhập cố định.
b) Cá nhân, tổ chức không có tài khoản hoặc có số tiền gửi từ tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng nhưng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản.”*
3. Không áp dụng kê biên tài sản trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Tạo hóa đơn là hoạt động làm ra hóa đơn để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh. gồm: tự in từ các máy móc, thiết bị tại doanh nghiệp. đặt các doanh nghiệp đủ điều kiện in hóa đơn. khởi tạo hóa đơn điện tử theo Luật Giao dịch điện tử.
3. Lập hóa đơn là việc ghi đầy đủ nội dung của hóa đơn theo quy định khi bán hàng hóa, dịch vụ
4. Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định này.
5. Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
6. Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được in, khởi tạo theo quy định tại Nghị định này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
7. Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa. các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành, được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngưng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).
8. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng. hoặc sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn do cơ quan thuế phát hành) để lập khi bán hàng hóa, dịch vụ, để hạch toán kế toán, khai thuế, thanh toán vốn ngân sách.
9. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn. cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, dịch vụ. cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách. lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung. lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên. dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác. dùng hóa đơn quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông.
10. Hóa đơn lập khống là hóa đơn được lập nhưng nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ
Điều 13. Cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in
1. Cơ quan thuế cấp hóa đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.
Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.
2. Hóa đơn do cơ quan thuế cấp theo từng số tương ứng với đề nghị của tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh gọi là hóa đơn lẻ.
Tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ là loại hóa đơn bán hàng.
Trường hợp doanh nghiệp sau khi đã giải thể, phá sản, đã quyết toán thuế, đã đóng mã số thuế, phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ là loại hóa đơn bán hàng.
Riêng đối với tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua.
3. Cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ cho việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được xác định như sau:
- Đối với tổ chức: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức đăng ký mã số thuế hoặc nơi tổ chức đóng trụ sở hoặc nơi được ghi trong quyết định thành lập.
- Đối với hộ và cá nhân không kinh doanh: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi cấp mã số thuế hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trên sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực hoặc nơi cư trú do hộ, cá nhân tự kê khai (không cần có xác nhận của chính quyền nơi cư trú).
Trường hợp tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh có bất động sản cho thuê thì cơ quan thuế quản lý địa bàn có bất động sản thực hiện cấp hóa đơn lẻ.
Tổ chức, hộ, cá nhân có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ phải có đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ (mẫu số 3.4 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Căn cứ đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ và các chứng từ mua bán kèm theo, cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn người nộp thuế xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế. Riêng trường hợp được cấp hóa đơn giá trị gia tăng lẻ thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp là số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng cấp lẻ.
Người đề nghị cấp hóa đơn lẻ lập hóa đơn đủ 3 liên tại cơ quan thuế và phải nộp thuế đầy đủ theo quy định trước khi nhận hóa đơn lẻ. Sau khi có chứng từ nộp thuế của người đề nghị cấp hóa đơn, cơ quan thuế có trách nhiệm đóng dấu cơ quan thuế vào phía trên bên trái của liên 1, liên 2 và giao cho người đề nghị cấp hóa đơn, liên 3 lưu tại cơ quan thuế.
Điều 13. Cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in
...
2. Hóa đơn do cơ quan thuế cấp theo từng số tương ứng với đề nghị của tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh gọi là hóa đơn lẻ.
Tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ là loại hóa đơn bán hàng.
Trường hợp doanh nghiệp sau khi đã giải thể, phá sản, đã quyết toán thuế, đã đóng mã số thuế, phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ là loại hóa đơn bán hàng.
Riêng đối với tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua.
Điều 38. Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật
...
11. Số tiền thu được do bán đấu giá tài sản kê biên của đối tượng bị cưỡng chế được xử lý theo thứ tự như sau:
a) Chi trả khoản chi phí cưỡng chế, chi phí bán đấu giá tài sản kê biên tài sản thu được do cá nhân, tổ chức khác đang nắm giữ.
b) Nộp số tiền tương ứng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt ghi tại quyết định cưỡng chế vào tài khoản thu ngân sách nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại kho bạc nhà nước.
c) Hoàn trả lại cho đối tượng bị cưỡng chế (nếu thừa).