CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
V/v chính sách thuế.
Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2016
Kính gửi:
văn số 70/16/CV-GBS ngày 17/8/2016 của Công ty Cổ phần GBS bổ sung hồ sơ theo đề nghị tại cuộc họp ngày 15/8/2016 giữa Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và Công ty theo giấy mời họp số 730 GM-BTP ngày 09/8/2016 của Bộ Tư pháp và công văn số 4633/VPCP-ĐMDX ngày 13/6/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc chuyển công văn số 42116/CV-GBS ngày 6/6/2016 của Công ty Cổ phần GBS đến Bộ Tài chính để xem xét trả lời Công ty). Về vấn đề này, Bộ Tài chính cóý kiến như sau:
khoản 1, Điều 9 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định:
và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản chi sau:
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
c) Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các khoản chi của doanh nghiệp cho việc: Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc, hỗ trợ phục vụ cho hoạt động củatổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê quy địnhtại Điểm b Khoản 1 Điều này.”
“3. Đối chiếu với quy định nêu trên thì thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty được tính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 năm, trong đó bao gồm dự án phần mềm thành công (bán được) và dự án phần mềm không thành công (không bán được) nếu chi phí đầu vào có hóa đơn chứng từ hợp lệ sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Bộ Tư pháp thấy rằng, lĩnh vực hoạt động chính của Công ty cổ phần GBS là nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật; nghiên cứu, thiết kế, tích hợp thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển…, hoạt động nghiên cứu, phát triển là đặc thù của sản xuất phần mềm nhằm tạo ra sản phẩm. Do đó, trường hợp các chi phí thực hiện hoạt động nghiên cứu, phát triển phần mềm của công ty đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1, Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được coi là chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp các chi phí thực hiện hoạt động nghiên cứu, phát triển phần mềm của công ty không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1, Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được coi là chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp”.
Nơi nhận: - Như trên; - Văn phòng Chính phủ (để báo cáo) - TTr Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để báo cáo) - Bộ Tư pháp; - Cục Thuế phố Hà Nội: - Vụ CST, PC (BTC); - Vụ PC (TCT); - Lưu: VT, TCT (VT, CS (3b)).
TL. BỘ TRƯỞNG KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
*Điều này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013
Điều 1
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:
...
5. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật. *
Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Đối với các trường hợp: mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra. mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công trực tiếp bán ra. mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác trực tiếp bán ra. mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng trực tiếp bán ra và dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh phải có chứng từ thanh toán chi trả tiền cho người bán và Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh ký và chịu trách nhiệm.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 122/2011/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
...
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 như sau:
“1. Trừ các khoản chi quy định tại các điểm a, b, c, d, e, h, i, k khoản 2 Điều 9 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP và khoản 6 Điều 1 Nghị định này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Đối với các trường hợp: mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra. mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công trực tiếp bán ra. mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác trực tiếp bán ra. mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng trực tiếp bán ra và dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh phải có chứng từ thanh toán chi trả tiền cho người bán và Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh ký và chịu trách nhiệm.
Các khoản chi thực tế cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Y tế (bao gồm: chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của cơ sở kinh doanh) cũng được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.”*
Điều 9. Thời hạn thông báo và thời hạn trục vớt tài sản chìm đắm
1. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, thời hạn thông báo và trục vớt tài sản chìm đắm được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày tài sản bị chìm đắm, chủ tài sản chìm đắm phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này về việc trục vớt và dự kiến thời hạn kết thúc trục vớt tài sản chìm đắm.
b) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về tài sản chìm đắm, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án thăm dò, trục vớt quyết định thời hạn dự kiến kết thúc hoạt động trục vớt hoặc quy định cụ thể thời hạn chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải kết thúc hoạt động trục vớt nhưng thời hạn này không được quá một năm kể từ ngày phương án trục vớt được phê duyệt.
2. Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm, chủ tài sản chìm đắm phải thông báo ngay cho Cảng vụ biết và tổ chức trục vớt đúng thời hạn theo yêu cầu của Cảng vụ quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Căn cứ điều kiện thực tế và cấp độ nguy hiểm của tài sản bị chìm đắm, Cảng vụ quyết định và thông báo cho chủ tài sản chìm đắm về thời hạn trục vớt tài sản chìm đắm theo thời hạn sau đây:
a) Chậm nhất 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi xảy ra hoặc phát hiện tài sản bị chìm đắm gây nguy hiểm cấp 2.
b) Chậm nhất 10 (mười) ngày kể từ khi xảy ra hoặc phát hiện tài sản bị chìm đắm gây nguy hiểm cấp 1. Trường hợp cần thiết phải kéo dài thời hạn tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm, Cảng vụ phải báo cáo và có sự chấp thuận bằng văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
4. Đối với tài sản chìm đắm không gây nguy hiểm, trong trường hợp bất khả kháng, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này có quyền gia hạn thời hạn trục vớt so với thời hạn dự kiến trong phương án trục vớt tài sản chìm đắm.