\r\n BỘ Y TẾ | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 12/VBHN-BYT \r\n | \r\n \r\n Hà Nội, ngày 12\r\n tháng 6 năm 2019 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
QUY\r\nĐỊNH VỀ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC THAY THẾ
\r\n\r\nNghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính\r\nphủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế,\r\ncó hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016 được sửa đổi, bổ sung bởi:
\r\n\r\nNghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của\r\nChính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh\r\ndoanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành kể từ\r\nngày 12/11/2018.
\r\n\r\nCăn cứ Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13\r\nngày 19 tháng 6 năm 2015;
\r\n\r\nCăn cứ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội\r\nchứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng\r\n11 năm 2014;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
\r\n\r\nChính phủ ban hành Nghị định quy định về điều trị\r\nnghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.[1]
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nNghị định này quy định về:
\r\n\r\n1. Đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng\r\nthuốc phiện bằng thuốc thay thế (sau đây gọi tắt là điều trị nghiện chất dạng\r\nthuốc phiện).
\r\n\r\n2. Điều kiện của cơ sở điều trị nghiện chất dạng\r\nthuốc phiện (sau đây gọi tắt là cơ sở điều trị); công bố đủ điều kiện điều\r\ntrị nghiện chất dạng thuốc phiện, đình chỉ việc cung cấp dịch vụ điều\r\ntrị nghiện chất dạng thuốc phiện, hủy bỏ hồ sơ công bố đủ điều kiện điều trị\r\nnghiện chất dạng thuốc phiện.
\r\n\r\n3. Điều kiện bảo đảm cho công tác điều trị nghiện\r\nchất dạng thuốc phiện.
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu\r\nnhư sau:
\r\n\r\n1. Chất dạng thuốc phiện là chất có nguồn gốc tự\r\nnhiên, tổng hợp và bán tổng hợp có tác dụng giống thuốc phiện.
\r\n\r\n2. Người nghiện chất dạng thuốc phiện là người sử dụng\r\nvà bị lệ thuộc vào chất dạng thuốc phiện.
\r\n\r\n3. Thuốc thay thế là chất hoặc hỗn hợp các chất được\r\ntổng hợp có tác dụng thay thế các chất dạng thuốc phiện nằm trong danh mục thuốc\r\ngây nghiện theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n4. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng\r\nthuốc thay thế là việc sử dụng thuốc thay thế để điều trị cho người nghiện chất\r\ndạng thuốc phiện.
\r\n\r\n5. Liều điều trị duy trì là liều thuốc thay thế\r\ntương ứng với mỗi người bệnh, bảo đảm an toàn và được sử dụng lâu dài giúp người\r\nbệnh giảm hoặc ngừng sử dụng chất dạng thuốc phiện.
\r\n\r\nĐiều 3. Áp dụng pháp luật trong\r\nđiều trị nghiện chất dạng thuốc phiện
\r\n\r\n1. Người nghiện chất dạng thuốc phiện được quyền lựa\r\nchọn tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện theo quy định tại Nghị định\r\nnày hoặc tự nguyện cai nghiện tại gia đình và cộng đồng theo quy định tại Nghị\r\nđịnh số 94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức\r\ncai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
\r\n\r\n2. Không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục\r\ntại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện chất dạng thuốc phiện không vi phạm\r\ncác quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà tự nguyện tham gia điều\r\ntrị nghiện chất dạng thuốc phiện; không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa\r\nvào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đang tham gia điều trị nghiện chất\r\ndạng thuốc phiện.
\r\n\r\n3. Không áp dụng quy định tại khoản 2 Điều này đối\r\nvới người bị chấm dứt điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này mà tiếp tục sử dụng ma túy trái\r\nphép.
\r\n\r\nĐiều 4. Nguyên tắc điều trị\r\nnghiện chất dạng thuốc phiện
\r\n\r\n1. Nghiện chất dạng thuốc phiện là một bệnh mãn\r\ntính cần được điều trị lâu dài.
\r\n\r\n2. Việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện chỉ\r\nđược thực hiện khi người nghiện chất dạng thuốc phiện tự nguyện tham gia điều\r\ntrị.
\r\n\r\n3. Việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện chỉ\r\nđược thực hiện tại cơ sở đã công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc\r\nphiện theo quy định tại Nghị định này.
\r\n\r\n4. Việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện phải\r\ntuân thủ hướng dẫn chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
\r\n\r\n5. Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện phải\r\ntrải qua các giai đoạn: Khởi liều, điều chỉnh liều hoặc dò liều, điều\r\ntrị duy trì, giảm liều tiến tới ngừng điều trị.
\r\n\r\nĐiều 5. Quản lý thuốc thay thế
\r\n\r\n1. Thuốc sử dụng cho điều trị nghiện chất dạng thuốc\r\nphiện phải được lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.
\r\n\r\n2. Thuốc sử dụng cho điều trị nghiện chất dạng thuốc\r\nphiện được quản lý theo quy định về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần\r\nvà các quy định của pháp luật có liên quan.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐĂNG KÝ THAM GIA ĐIỀU TRỊ\r\nNGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN
\r\n\r\nĐiều 6. Đối tượng đăng ký tham\r\ngia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện
\r\n\r\n1. Người nghiện chất dạng thuốc phiện tự nguyện\r\ntham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và cam kết tuân thủ điều trị\r\nnghiện chất dạng thuốc phiện. Đối với người nghiện chất dạng thuốc phiện từ đủ\r\nsáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi, chỉ được điều trị nghiện chất dạng thuốc\r\nphiện sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của\r\nngười đó.
\r\n\r\n2. Học viên, phạm nhân, trại viên, học sinh trường\r\ngiáo dưỡng nghiện chất dạng thuốc phiện trước khi được đưa vào quản lý trong\r\ncác cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc,\r\ntrường giáo dưỡng tự nguyện tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và\r\ncam kết tuân thủ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện. Đối với người nghiện chất\r\ndạng thuốc phiện từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi, chỉ được điều trị\r\nnghiện chất dạng thuốc phiện sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện\r\ntheo pháp luật của người đó. Phạm nhân tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc\r\nphiện được hưởng đầy đủ quyền như những phạm nhân khác.
\r\n\r\nĐiều 7. Hồ sơ đăng ký tham gia\r\nđiều trị nghiện chất dạng thuốc phiện
\r\n\r\nHồ sơ đăng ký điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện,\r\ngồm:
\r\n\r\n1. Đơn đăng ký điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện\r\nbằng thuốc thay thế theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ\r\nlục ban hành kèm theo Nghị định này.
\r\n\r\n2. Bản sao của một trong những giấy tờ sau (chỉ áp\r\ndụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định\r\nnày): Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy khai sinh hoặc hộ khẩu, giấy phép\r\nlái xe.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Tiếp nhận điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện\r\nđối với người nghiện chất dạng thuốc phiện ngoài cộng đồng:
\r\n\r\na) Người nghiện chất dạng thuốc phiện nộp hồ sơ\r\nđăng ký điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện theo quy định tại Điều\r\n7 Nghị định này cho cơ sở điều trị nơi người đó có nhu cầu được điều trị.
\r\n\r\nb) Ngay sau khi nhận được hồ sơ đăng ký điều trị\r\nnghiện chất dạng thuốc phiện hợp lệ, người đứng đầu cơ sở điều trị có trách nhiệm:
\r\n\r\n- Tổ chức khám đánh giá cho người đăng ký điều trị\r\nnghiện chất dạng thuốc phiện;
\r\n\r\n- Tiếp nhận trường hợp đủ điều kiện tham gia điều\r\ntrị nghiện chất dạng thuốc phiện theo Mẫu số 02 quy\r\nđịnh tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không đồng ý tiếp\r\nnhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
\r\n\r\nc) Giấy tiếp nhận trường hợp đủ điều kiện tham gia\r\nđiều trị nghiện chất dạng thuốc phiện được lập thành 02 bản: 01 bản gửi người\r\nđược điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện hoặc người đại diện theo pháp luật của\r\nngười được điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện trong trường hợp người đó từ đủ\r\nsáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi; 01 bản lưu hồ sơ điều trị của người được điều\r\ntrị nghiện chất dạng thuốc phiện tại cơ sở điều trị.
\r\n\r\n2. Tiếp nhận điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện\r\nđối với người nghiện chất dạng thuốc phiện khi được đưa vào quản lý trong cơ sở\r\ncai nghiện bắt buộc, trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường\r\ngiáo dưỡng:
\r\n\r\na) Học viên, phạm nhân, trại viên, học sinh trường\r\ngiáo dưỡng (sau đây gọi tắt là đối tượng quản lý) nghiện chất dạng thuốc phiện\r\ntrước khi được đưa vào quản lý trong các cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại giam,\r\ntrại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (sau đây gọi tắt là\r\ncơ sở quản lý) nộp hồ sơ đăng ký điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện theo quy\r\nđịnh tại Điều 7 Nghị định này cho cơ sở quản lý nơi người đó\r\ncó nhu cầu được điều trị;
\r\n\r\nb) Ngay sau khi nhận được hồ sơ đăng ký điều trị\r\nnghiện chất dạng thuốc phiện hợp lệ, người đứng đầu cơ sở quản lý có trách nhiệm:
\r\n\r\n- Tổ chức hoặc phối hợp với cơ sở y tế ngoài cộng đồng\r\nkhám đánh giá cho người đăng ký điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện;
\r\n\r\n- Tiếp nhận trường hợp đủ điều kiện tham gia điều\r\ntrị nghiện chất dạng thuốc phiện theo Mẫu số 02\r\nquy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không đồng ý tiếp\r\nnhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
\r\n\r\nc) Giấy tiếp nhận trường hợp đủ điều kiện tham gia\r\nđiều trị nghiện chất dạng thuốc phiện được lập thành 02 bản: 01 bản gửi người\r\nđược điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện hoặc người đại diện theo pháp luật của\r\nngười được điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện trong trường hợp người đó từ đủ\r\nsáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi; 01 bản lưu hồ sơ điều trị của người được điều\r\ntrị nghiện chất dạng thuốc phiện tại cơ sở quản lý.
\r\n\r\nĐiều 9. Chuyển tiếp điều trị\r\nnghiện chất dạng thuốc phiện
\r\n\r\n1. Chuyển tiếp điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện\r\nđối với người nghiện chất dạng thuốc phiện ngoài cộng đồng:
\r\n\r\na) Người bệnh nộp đơn chuyển tiếp điều trị nghiện\r\nchất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Mẫu số 03\r\nquy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho người đứng đầu cơ sở\r\nđiều trị nơi người bệnh đang điều trị;
\r\n\r\nb) Người đứng đầu cơ sở điều trị có trách nhiệm lập\r\nbản tóm tắt bệnh án điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế\r\n(sau đây gọi tắt là bản tóm tắt bệnh án) theo Mẫu số 04\r\nquy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để cấp cho người bệnh khi\r\nngười bệnh chuyển đi;
\r\n\r\nc) Người đứng đầu cơ sở điều trị nơi người bệnh\r\nchuyển đến có trách nhiệm tiếp nhận điều trị cho người bệnh. Trường hợp không đồng\r\ný tiếp nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
\r\n\r\n2. Chuyển tiếp điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện\r\nđối với người nghiện chất dạng thuốc phiện trong trường hợp cơ sở điều trị bị\r\nđình chỉ hoạt động có thời hạn theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
\r\n\r\na) Ngay khi nhận được quyết định xử phạt vi phạm\r\nhành chính đối với cơ sở điều trị có hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời\r\nhạn (sau đây gọi tắt là cơ sở điều trị bị đình chỉ), cơ sở điều trị bị đình chỉ\r\ncó trách nhiệm lập bản tóm tắt bệnh án theo Mẫu số 04\r\nquy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để cấp cho người bệnh;
\r\n\r\nb) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận\r\nđược quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở điều trị có hình thức\r\nxử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, Sở Y tế nơi cơ sở điều trị bị đình chỉ\r\nđặt trụ sở có trách nhiệm chỉ định các cơ sở điều trị thuộc thẩm quyền quản lý\r\nthực hiện chuyển tiếp điều trị cho người bệnh của cơ sở điều trị bị đình chỉ;
\r\n\r\nc) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận\r\nđược chỉ định của Sở Y tế, cơ sở điều trị được chỉ định có trách nhiệm tiếp nhận\r\nđiều trị nghiện chất dạng thuốc phiện cho người bệnh của cơ sở điều trị bị đình\r\nchỉ;
\r\n\r\nd) Cơ sở điều trị bị đình chỉ có trách nhiệm chuyển\r\ntiếp điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện cho người bệnh về điều trị lại tại\r\ncơ sở điều trị sau khi Sở Y tế thực hiện thủ tục công bố lại đối với cơ sở điều\r\ntrị khi hết thời hạn bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều\r\n18 Nghị định này.
\r\n\r\n3. Chuyển tiếp điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện\r\nđối với người nghiện chất dạng thuốc phiện trong trường hợp cơ sở điều trị đề\r\nnghị hủy hồ sơ công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện:
\r\n\r\na) Ngay khi có văn bản đề nghị Sở Y tế hủy hồ sơ công\r\nbố đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, cơ sở điều trị có trách\r\nnhiệm lập bản tóm tắt bệnh án theo Mẫu số 04 quy định\r\ntại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để cấp cho người bệnh;
\r\n\r\nb) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận\r\nvăn bản đề nghị hủy hồ sơ công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc\r\nphiện của cơ sở điều trị, Sở Y tế có trách nhiệm chỉ định các cơ sở điều trị\r\nthuộc thẩm quyền quản lý thực hiện chuyển tiếp điều trị cho người bệnh của cơ sở\r\nđiều trị đề nghị hủy hồ sơ công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc\r\nphiện;
\r\n\r\nc) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận\r\nđược chỉ định của Sở Y tế, cơ sở điều trị được chỉ định có trách nhiệm tiếp nhận\r\nđiều trị nghiện chất dạng thuốc phiện cho người bệnh của cơ sở điều trị đề nghị\r\nhủy hồ sơ công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.
\r\n\r\n4. Chuyển tiếp điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện\r\nđối với người nghiện chất dạng thuốc phiện giữa các cơ sở quản lý:
\r\n\r\na) Người đứng đầu cơ sở quản lý có trách nhiệm lập\r\nbản tóm tắt bệnh án theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ\r\nlục ban hành kèm theo Nghị định này để cấp cho người bệnh khi người bệnh chuyển\r\nđi;
\r\n\r\nb) Cơ sở quản lý nơi người bệnh chuyển đến có trách\r\nnhiệm tiếp nhận điều trị cho người bệnh. Trường hợp không đồng ý tiếp nhận, phải\r\ntrả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
\r\n\r\n5. Chuyển tiếp điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện\r\ncho người nghiện chất dạng thuốc phiện được trở về cộng đồng từ cơ sở quản lý:
\r\n\r\na) Người đứng đầu cơ sở quản lý có trách nhiệm lập\r\nbản tóm tắt bệnh án theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ\r\nlục ban hành kèm theo Nghị định này để cấp cho người bệnh khi người đó trở về cộng\r\nđồng;
\r\n\r\nb) Người đứng đầu cơ sở điều trị ngoài cộng đồng\r\nnơi người bệnh đăng ký điều trị có trách nhiệm tiếp nhận điều trị cho người bệnh.\r\nTrường hợp không đồng ý tiếp nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
\r\n\r\nĐiều 10. Chấm dứt điều trị đối\r\nvới người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện
\r\n\r\n1. Người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng\r\nthuốc phiện được chấm dứt điều trị khi có nguyện vọng không tiếp tục tham gia\r\nđiều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.
\r\n\r\n2. Người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng\r\nthuốc phiện bị chấm dứt điều trị khi vi phạm một trong các quy định sau đây:
\r\n\r\na) Không tuân thủ quy trình chuyên môn về điều trị\r\nnghiện chất dạng thuốc phiện từ 02 lần trở lên trong vòng 06 tháng;
\r\n\r\nb) Có xét nghiệm dương tính với các chất dạng thuốc\r\nphiện liên tiếp từ 02 lần trở lên (trừ thuốc điều trị thay thế) trong vòng 12\r\ntháng sau khi đã đạt liều điều trị duy trì;
\r\n\r\nc) Có xét nghiệm dương tính với các chất ma túy\r\nkhác ngoài các chất dạng thuốc phiện;
\r\n\r\nd) Có hành vi xâm hại tài sản của cá nhân, tổ chức;\r\ntài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm\r\ntrật tự, an toàn xã hội.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nMỤC 1. CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ\r\nNGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN
\r\n\r\nĐiều 11. Phân loại cơ sở\r\nđiều trị
\r\n\r\nCơ sở điều trị gồm:
\r\n\r\n1. Cơ sở điều trị thay thế là đơn vị điều trị nghiện\r\nchất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người nghiện chất dạng thuốc phiện,\r\nbao gồm cả việc cấp phát thuốc điều trị thay thế.
\r\n\r\n2. Cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế (sau đây\r\ngọi tắt là cơ sở cấp phát thuốc) là cơ sở chỉ thực hiện việc cấp phát thuốc\r\nthay thế cho người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.
\r\n\r\nĐiều 12. Điều kiện hoạt động\r\ncủa cơ sở điều trị thay thế
\r\n\r\n1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
\r\n\r\na) Có nơi tiếp đón, phòng hành chính, phòng cấp\r\nphát và bảo quản thuốc, phòng tư vấn, khám bệnh và phòng xét nghiệm. Các phòng\r\ntrong cơ sở điều trị thay thế phải có diện tích từ 10m2 trở lên;
\r\n\r\nb)[2] (được\r\nbãi bỏ);
\r\n\r\nc)[3] (được\r\nbãi bỏ);
\r\n\r\nd)[4] (được\r\nbãi bỏ).
\r\n\r\n2. Điều kiện về trang thiết bị:
\r\n\r\na) Phòng cấp phát và bảo quản thuốc:
\r\n\r\n- Ẩm kế;
\r\n\r\n- Nhiệt kế đo nhiệt độ phòng;
\r\n\r\n- Điều hòa nhiệt độ;
\r\n\r\n- 02 tủ chắc chắn có khóa để đựng thuốc, trong đó:\r\n01 tủ để đựng thuốc cấp phát hàng ngày và 01 tủ để bảo quản thuốc;
\r\n\r\n- Dụng cụ cấp phát thuốc;
\r\n\r\n- (được bãi bỏ)[5];
\r\n\r\n- (được bãi bỏ)[6];
\r\n\r\n- Thiết bị giám sát việc thực hiện điều trị.
\r\n\r\nb) Phòng khám bệnh:
\r\n\r\n- Nhiệt kế đo thân nhiệt;
\r\n\r\n- Ống nghe;
\r\n\r\n- Tủ thuốc cấp cứu (trong đó có thuốc giải độc);
\r\n\r\n- Máy đo huyết áp;
\r\n\r\n- Bộ trang thiết bị cấp cứu;
\r\n\r\n- Giường khám bệnh;
\r\n\r\n- Cân đo sức khỏe - chiều cao;
\r\n\r\n- Thiết bị khử trùng dụng cụ và bệnh phẩm.
\r\n\r\nc) Phòng xét nghiệm:
\r\n\r\n- Bộ dụng cụ xét nghiệm nước tiểu và lấy máu;
\r\n\r\n- Tủ lạnh bảo quản sinh phẩm, bệnh phẩm.
\r\n\r\nd) Nơi lấy nước tiểu của người bệnh:
\r\n\r\n- Bộ bàn cầu (với đường cấp nước có van đặt ở bên\r\nngoài nơi lấy nước tiểu);
\r\n\r\n- Vách ngăn dán kính màu một chiều từ bên ngoài để\r\nnhân viên của cơ sở điều trị quan sát được quá trình tự lấy mẫu nước tiểu của\r\nngười bệnh.
\r\n\r\n3. Điều kiện về nhân sự:
\r\n\r\na) Có ít nhất 01 người phụ trách chuyên môn là bác\r\nsỹ có giấy chứng nhận đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị nghiện chất dạng thuốc\r\nphiện và là người làm việc toàn thời gian tại cơ sở điều trị thay thế;
\r\n\r\nb) Có ít nhất 01 nhân viên làm nhiệm vụ hỗ trợ công\r\ntác khám bệnh, chữa bệnh có trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên;
\r\n\r\nc) Có ít nhất 02 nhân viên làm nhiệm vụ cấp phát\r\nthuốc có trình độ trung cấp chuyên ngành y, dược trở lên. Nhân viên phụ trách\r\nkho thuốc phải đáp ứng các điều kiện về chuyên môn theo quy định của pháp luật\r\nvề dược;
\r\n\r\nd) Có ít nhất 01 nhân viên làm nhiệm vụ xét nghiệm\r\ncó trình độ trung cấp thuộc một trong các chuyên ngành y, dược, sinh học hoặc\r\nhóa học trở lên;
\r\n\r\nđ) Có ít nhất 01 nhân viên làm nhiệm vụ tư vấn có\r\ntrình độ trung cấp thuộc một trong các chuyên ngành y, dược hoặc xã hội trở\r\nlên;
\r\n\r\ne) Có ít nhất 01 nhân viên làm nhiệm vụ hành chính\r\ncó trình độ trung cấp trở lên;
\r\n\r\ng) Căn cứ tình hình thực tế, cơ sở điều trị thay thế\r\nbố trí nhân viên bảo vệ tại cơ sở nơi đặt cơ sở điều trị hoặc phối hợp với công\r\nan nơi cơ sở điều trị đặt trụ sở để bảo đảm công tác an ninh cho cơ sở điều trị;\r\ntrường hợp cần thiết, có thể bố trí tối đa 02 nhân viên bảo vệ riêng cho cơ sở\r\nđiều trị;
\r\n\r\nh) [7]Việc\r\nbố trí nhân lực thực hiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện tại cơ sở được\r\nthực hiện theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, bảo đảm phù hợp về yêu cầu\r\nchuyên môn quy định tại khoản 3 Điều này và quy mô của cơ sở điều trị thay thế.
\r\n\r\nĐiều 13. Điều kiện hoạt động\r\ncủa cơ sở cấp phát thuốc
\r\n\r\n1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
\r\n\r\na) Có nơi tiếp đón, phòng cấp phát và bảo quản thuốc.\r\nPhòng cấp phát và bảo quản thuốc phải có diện tích từ 10m2 trở lên;
\r\n\r\nb)[8] (được\r\nbãi bỏ);
\r\n\r\nc) Bảo đảm đủ điện, nước và đáp ứng các điều kiện về\r\nquản lý chất thải y tế, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n2. Điều kiện về trang thiết bị:
\r\n\r\nCơ sở cấp phát thuốc phải đáp ứng các điều kiện về\r\ntrang thiết bị quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
\r\n\r\n3. Điều kiện về nhân sự:
\r\n\r\na) Cơ sở cấp phát thuốc phải đáp ứng các điều kiện\r\nvề nhân sự quy định tại điểm các c và g khoản 3 Điều 12 Nghị định\r\nnày;
\r\n\r\nb) Việc bố trí nhân lực thực hiện điều trị nghiện\r\nchất dạng thuốc phiện tại cơ sở cấp phát thuốc thực hiện theo chế độ chuyên\r\ntrách hoặc kiêm nhiệm, bảo đảm phù hợp về yêu cầu chuyên môn quy định tại điểm\r\na khoản 3 Điều này và quy mô của cơ sở cấp phát thuốc.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 14. Công bố đủ điều\r\nkiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện
\r\n\r\n1. Cơ sở điều trị thực hiện việc công bố đủ\r\nđiều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện theo một trong hai\r\nphương thức sau:
\r\n\r\na) Gửi bản gốc hồ sơ công bố đủ điều kiện\r\nđiều trị nghiện chất dạng thuốc phiện (sau đây gọi tắt là hồ sơ công bố)\r\nvề Sở Y tế để công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế;
\r\n\r\nb) Gửi hồ sơ công bố theo phương thức điện tử\r\nvề Sở Y tế để công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế.\r\nTrường hợp gửi hồ sơ công bố theo phương thức điện tử, cơ sở điều trị có\r\ntrách nhiệm lưu giữ toàn bộ bản gốc của hồ sơ công bố và chịu trách nhiệm trước\r\npháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ công bố.
\r\n\r\n2. Hồ sơ công bố gồm:
\r\n\r\na) Đơn đề nghị công bố đủ điều kiện điều trị nghiện\r\nchất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Mẫu số 05\r\nquy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
\r\n\r\nb) Bản sao quyết định thành lập của cơ quan\r\nnhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao giấy chứng nhận đầu tư hoặc bản\r\nsao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của cơ\r\nsở;
\r\n\r\nc) Danh sách nhân sự theo Mẫu\r\nsố 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và kèm theo bản\r\nsao văn bằng chuyên môn của từng nhân viên;
\r\n\r\nd) Bản kê khai trang thiết bị của cơ sở điều\r\ntrị theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành\r\nkèm theo Nghị định này;
\r\n\r\nđ) Sơ đồ mặt bằng của cơ sở điều trị.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Thủ tục công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất\r\ndạng thuốc phiện đối với các cơ sở điều trị nộp bản gốc hồ sơ công bố tại Sở Y\r\ntế:
\r\n\r\na) Trước khi đi vào hoạt động, cơ sở điều trị đủ điều\r\nkiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện theo quy định tại Nghị định này nộp\r\nbản gốc hồ sơ công bố tại Sở Y tế nơi cơ sở điều trị đặt trụ sở;
\r\n\r\nb) Khi tiếp nhận hồ sơ công bố của cơ sở điều trị,\r\nSở Y tế có trách nhiệm cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện điều trị\r\nnghiện chất dạng thuốc phiện (sau đây gọi tắt là Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố)\r\ncho cơ sở điều trị theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục\r\nban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng các định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này, Sở Y tế có văn bản gửi cho cơ sở\r\nđiều trị đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ công bố;
\r\n\r\nc) Trường hợp hồ sơ công bố đáp ứng các quy định tại\r\nkhoản 2 Điều 14 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc,\r\nkể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ (thời điểm tiếp nhận hồ sơ được tính\r\ntheo dấu tiếp nhận công văn đến của Sở Y tế), Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra hồ\r\nsơ và công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế các thông tin sau:\r\nTên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ và toàn văn hồ sơ công bố của cơ sở điều trị.
\r\n\r\n2. Thủ tục công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất\r\ndạng thuốc phiện đối với các cơ sở điều trị nộp hồ sơ công bố theo phương thức\r\nđiện tử về Sở Y tế:
\r\n\r\na) Trước khi đi vào hoạt động, cơ sở điều trị đủ điều\r\nkiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện theo quy định tại Nghị định này gửi\r\nhồ sơ công bố (theo định dạng PDF) về hòm thư điện tử của Sở Y tế nơi cơ sở điều\r\ntrị đặt trụ sở;
\r\n\r\nb) Khi tiếp nhận hồ sơ công bố của cơ sở điều trị,\r\nSở Y tế có trách nhiệm cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố (theo định dạng PDF)\r\ncho cơ sở điều trị qua hòm thư điện tử theo Mẫu số 08\r\nquy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ không\r\nđáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này, Sở\r\nY tế có văn bản (theo định dạng PDF) gửi qua hòm thư điện tử cho cơ sở điều trị\r\nđề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ công bố;
\r\n\r\nc) Trường hợp hồ sơ công bố đáp ứng các quy định tại\r\nkhoản 2 Điều 14 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm\r\nviệc, kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố của cơ sở điều trị, Sở Y tế có trách\r\nnhiệm kiểm tra hồ sơ và công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế các\r\nthông tin sau: Tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ và toàn văn hồ sơ công bố của\r\ncơ sở điều trị.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có một\r\ntrong các thay đổi về tên, địa chỉ, cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự,\r\ncơ sở điều trị có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về Sở Y tế nơi đã tiếp nhận\r\nvà công bố hồ sơ của cơ sở điều trị trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế.
\r\n\r\n2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận\r\nđược văn bản thông báo của cơ sở điều trị (thời điểm tiếp nhận văn bản được\r\ntính theo dấu tiếp nhận công văn đến của Sở Y tế), Sở Y tế có trách nhiệm cập\r\nnhật các thông tin thay đổi trong hồ sơ công bố của cơ sở điều trị đã đăng tải\r\ntrên trang thông tin điện tử của Sở Y tế.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện hồ sơ\r\ncông bố bị mất hoặc bị hư hỏng, cơ sở điều trị có trách nhiệm thông báo bằng\r\nvăn bản (theo định dạng PDF) về hòm thư điện tử của Sở Y tế nơi cơ sở điều trị\r\nđặt trụ sở.
\r\n\r\n2. Cơ sở điều trị có trách nhiệm hoàn chỉnh lại hồ\r\nsơ công bố theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này\r\nvà gửi hồ sơ công bố (theo định dạng PDF) về hòm thư điện tử của Sở Y tế nơi cơ\r\nsở điều trị đặt trụ sở trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có văn bản thông báo\r\ncho Sở Y tế.
\r\n\r\n3. Thủ tục công bố lại đối với cơ sở điều trị có hồ\r\nsơ công bố bị hư hỏng hoặc bị mất đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc\r\nphiện thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều\r\n15 Nghị định này.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Thủ tục công bố cơ sở điều trị bị đình chỉ hoạt\r\nđộng có thời hạn theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
\r\n\r\na) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận\r\nđược quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở điều trị có hình thức\r\nxử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn (không thuộc các trường hợp phải công bố\r\ncông khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, việc xử phạt đối với tổ chức\r\nvi phạm hành chính theo Điều 72 Luật xử lý vi phạm hành chính), Sở Y tế nơi cơ\r\nsở điều trị đặt trụ sở có trách nhiệm công bố việc dừng hoạt động có thời hạn của\r\ncơ sở điều trị trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế;
\r\n\r\nb) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, trước ngày hết\r\nthời hạn bị đình chỉ theo quyết định xử phạt, cơ sở điều trị bị đình chỉ phải gửi\r\ntài liệu về việc chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính (sau đây\r\ngọi tắt là hồ sơ khắc phục vi phạm) về Sở Y tế.
\r\n\r\n2. Thủ tục công bố lại đối với cơ sở điều trị sau\r\nkhi hết thời hạn bị đình chỉ:
\r\n\r\na) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận\r\nđược hồ sơ khắc phục vi phạm của cơ sở điều trị bị đình chỉ (thời điểm tiếp nhận\r\nhồ sơ được tính theo dấu tiếp nhận công văn đến của Sở Y tế), Sở Y tế có trách\r\nnhiệm công bố lại cho cơ sở điều trị trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế\r\ntrong trường hợp Sở Y tế đồng ý với hồ sơ khắc phục vi phạm của cơ sở điều trị.\r\nTrường hợp không đồng ý, Sở Y tế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở\r\nđiều trị và nêu rõ lý do không đồng ý;
\r\n\r\nb) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận\r\nđược văn bản thông báo không đồng ý của Sở Y tế, cơ sở điều trị bị đình chỉ phải\r\nkhắc phục các vi phạm và gửi hồ sơ khắc phục vi phạm về Sở Y tế;
\r\n\r\nc) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận\r\nđược hồ sơ khắc phục vi phạm của cơ sở điều trị bị đình chỉ (thời điểm tiếp nhận\r\nhồ sơ khắc phục vi phạm được tính theo dấu tiếp nhận công văn đến của Sở Y tế),\r\nSở Y tế có trách nhiệm xem xét, hủy bỏ quyết định đình chỉ đối với cơ sở điều\r\ntrị theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
\r\n\r\nd) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết\r\nđịnh đình chỉ hết hiệu lực, trường hợp cơ sở điều trị bị đình chỉ không khắc phục\r\ncác vi phạm hoặc việc khắc phục các vi phạm không đáp ứng các quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định này, Sở Y tế thực hiện việc hủy hồ\r\nsơ công bố của cơ sở điều trị trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế theo quy\r\nđịnh tại Điều 21 Nghị định này;
\r\n\r\nđ) Trường hợp cơ sở điều trị bị xử phạt đình chỉ hoạt\r\nđộng có thời hạn trên 12 tháng, Sở Y tế thực hiện việc hủy hồ sơ công bố của cơ\r\nsở điều trị trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế theo quy định tại Điều 21 Nghị định này. Sau khi hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động\r\ntheo quyết định xử phạt vi phạm hành chính, việc công bố đủ điều kiện điều trị\r\nnghiện chất dạng thuốc phiện đối với cơ sở điều trị thực hiện theo quy định tại\r\nĐiều 15 Nghị định này.
\r\n\r\nĐiều 19. Thủ tục đề nghị hủy hồ\r\nsơ công bố đối với cơ sở điều trị đề nghị hủy hồ sơ công bố
\r\n\r\n1. Trong thời hạn 30 ngày trước ngày chấm dứt hoạt\r\nđộng, cơ sở điều trị đề nghị hủy hồ sơ công bố có trách nhiệm thông báo bằng\r\nvăn bản về Sở Y tế nơi đã công bố hồ sơ của cơ sở điều trị trên trang thông tin\r\nđiện tử của Sở Y tế.
\r\n\r\n2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận\r\nđược văn bản thông báo của cơ sở điều trị (thời điểm tiếp nhận văn bản của cơ sở\r\nđiều trị được tính theo dấu tiếp nhận công văn đến của Sở Y tế), Sở Y tế thực\r\nhiện thủ tục hủy hồ sơ công bố của cơ sở điều trị theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
\r\n\r\nĐiều 20. Hủy hồ sơ công bố của\r\ncơ sở điều trị
\r\n\r\nNgoài các trường hợp quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều 18, khoản 2 Điều 19\r\nNghị định này, cơ sở điều trị bị hủy hồ sơ công bố trong các trường hợp\r\nsau đây:
\r\n\r\n1. Cơ sở điều trị không triển khai điều trị nghiện\r\nchất dạng thuốc phiện sau 12 tháng kể từ ngày hồ sơ công bố của cơ sở điều trị\r\nđược đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế.
\r\n\r\n2. Cơ sở điều trị tạm dừng hoạt động trong thời\r\ngian 12 tháng liên tục.
\r\n\r\nĐiều 21. Thủ tục hủy hồ sơ\r\ncông bố của cơ sở điều trị
\r\n\r\nTrong thời hạn 05 năm ngày làm việc, kể từ ngày cơ\r\nsở điều trị vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều\r\n18 hoặc cơ sở điều trị đề nghị hủy hồ sơ công bố theo quy định tại khoản 1 Điều 19 hoặc cơ sở điều trị vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 20 Nghị định này hoặc nhận được kết quả kiểm\r\ntra, kết luận thanh tra hoạt động của cơ sở điều trị, Sở Y tế có trách nhiệm:
\r\n\r\n1. Thông báo bằng văn bản cho cơ sở điều trị về việc\r\nhủy bỏ hồ sơ công bố của cơ sở điều trị trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế.
\r\n\r\n2. Thực hiện việc hủy hồ sơ công bố của cơ sở điều\r\ntrị trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO\r\nCÔNG TÁC ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Người tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc\r\nphiện được sử dụng thuốc thay thế miễn phí do ngân sách nhà nước bảo đảm.
\r\n\r\n2. Ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí khám\r\nsức khỏe, chi phí điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện cho các đối tượng tham\r\ngia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện trong cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại\r\ngiam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.
\r\n\r\n3. Ngân sách nhà nước bảo đảm một phần chi phí\r\nkhám sức khỏe và chi phí điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện cho người tham\r\ngia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện đối với các đối tượng sau đây:
\r\n\r\na) Thương binh;
\r\n\r\nb) Người bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả\r\nnăng lao động từ 81% trở lên;
\r\n\r\nc) Người nghèo;
\r\n\r\nd) Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa;
\r\n\r\nđ) Trẻ em mồ côi;
\r\n\r\ne) Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.
\r\n\r\n4. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác điều\r\ntrị nghiện chất dạng thuốc phiện thuộc các cơ sở điều trị công lập:
\r\n\r\na) Công chức, viên chức, người lao động trực tiếp\r\nlàm công việc xét nghiệm, khám và điều trị cho người bệnh tại cơ sở điều trị\r\ncông lập được hưởng mức phụ cấp bằng 70% mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng\r\nphụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có;
\r\n\r\nb) Công chức, viên chức, người lao động làm công\r\ntác hành chính, tư vấn, dược và viên chức, người lao động trực tiếp làm công việc\r\ncấp phát thuốc cho người bệnh tại cơ sở điều trị công lập được hưởng mức phụ cấp\r\nbằng 30% mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm\r\nniên vượt khung, nếu có.
\r\n\r\n5. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định\r\ntại các khoản 2 và 3 Điều này. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định khung giá dịch vụ điều\r\ntrị nghiện chất dạng thuốc phiện áp dụng trong các cơ sở điều trị công lập sau\r\nkhi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
\r\n\r\nĐiều 23. Nguồn tài chính của\r\ncơ sở điều trị
\r\n\r\n1. Ngân sách nhà nước để thực hiện quy định tại các\r\nkhoản 1, 2 và 3 Điều 22 Nghị định này.
\r\n\r\n2. Nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ điều trị\r\nnghiện chất dạng thuốc phiện.
\r\n\r\n3. Nguồn tài trợ, huy động, đóng góp từ các tổ chức,\r\ncá nhân trong nước và nước ngoài.
\r\n\r\n4. Các nguồn hợp pháp khác.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 24. Trách nhiệm của người\r\nbệnh
\r\n\r\n1. Tôn trọng và không có hành vi xâm phạm danh dự,\r\nnhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của nhân viên của cơ sở điều trị.
\r\n\r\n2. Cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình\r\ntrạng sức khỏe của mình, hợp tác đầy đủ với nhân viên của cơ sở điều trị.
\r\n\r\n3. Chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của nhân\r\nviên làm công tác khám, chữa bệnh của cơ sở điều trị.
\r\n\r\n4. Chấp hành và yêu cầu người nhà của mình chấp\r\nhành nội quy, quy chế của cơ sở điều trị.
\r\n\r\n5. Chi trả chi phí khám, điều trị nghiện chất dạng\r\nthuốc phiện, trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định tại Nghị định này.
\r\n\r\nĐiều 25. Trách nhiệm của cơ sở\r\nđiều trị
\r\n\r\n1. Chỉ được thực hiện việc điều trị nghiện chất dạng\r\nthuốc phiện sau khi đã công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc\r\nphiện.
\r\n\r\n2. Tổ chức điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện\r\ntheo hướng dẫn chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
\r\n\r\n3. Định kỳ hàng tháng báo cáo danh sách người được\r\nđiều trị, tình hình điều trị và tuân thủ điều trị của người tham gia điều trị\r\nnghiện chất dạng thuốc phiện cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
\r\n\r\nĐiều 26. Trách nhiệm của Bộ Y\r\ntế
\r\n\r\n1. Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình\r\ncơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật quản lý hoạt động điều trị\r\nnghiện chất dạng thuốc phiện; kế hoạch phát triển, quy hoạch hệ thống cơ sở điều\r\ntrị.
\r\n\r\n2. Chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức triển\r\nkhai thực hiện văn bản pháp luật hướng dẫn hoạt động điều trị nghiện chất dạng\r\nthuốc phiện; kế hoạch phát triển, quy hoạch hệ thống cơ sở điều trị.
\r\n\r\n3. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương\r\nliên quan trong việc đảm bảo nguồn cung ứng thuốc thay thế, việc quản lý, sản\r\nxuất, cung ứng, dự trữ thuốc thay thế theo quy định.
\r\n\r\n4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố\r\ncáo và xử lý vi phạm về điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.
\r\n\r\n5. Xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, tổ chức\r\nđào tạo, đào tạo liên tục, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng\r\ndụng khoa học và công nghệ trong điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.
\r\n\r\n6. Thực hiện hợp tác chuyên gia, chuyển giao phương\r\npháp điều trị mới, các hoạt động hợp tác quốc tế khác về điều trị nghiện chất dạng\r\nthuốc phiện.
\r\n\r\nĐiều 27. Trách nhiệm của Bộ\r\nLao động - Thương binh và Xã hội
\r\n\r\n1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương\r\nliên quan hướng dẫn các cơ sở thuộc quyền quản lý triển khai điều trị nghiện chất\r\ndạng thuốc phiện.
\r\n\r\n2. Định kỳ kiểm tra, thanh tra, báo cáo tình hình\r\ntriển khai điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện tại các cơ sở thuộc quyền quản\r\nlý theo quy định.
\r\n\r\nĐiều 28. Trách nhiệm của Bộ\r\nCông an
\r\n\r\n1. Tổ chức triển khai điều trị nghiện chất dạng thuốc\r\nphiện trong các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý.
\r\n\r\n2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan\r\nliên quan hướng dẫn các cơ sở thuộc quyền quản lý triển khai điều trị nghiện chất\r\ndạng thuốc phiện.
\r\n\r\n3. Định kỳ kiểm tra, thanh tra, báo cáo tình hình\r\ntriển khai điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện tại các cơ sở thuộc quyền quản\r\nlý theo quy định.
\r\n\r\n4. Chỉ đạo cơ quan công an các cấp phối hợp với các\r\ncơ quan thuộc ngành Y tế và Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp triển\r\nkhai hoạt động điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, giữ gìn an ninh, trật tự,\r\nan toàn xã hội tại các địa bàn có cơ sở điều trị.
\r\n\r\nĐiều 29. Trách nhiệm của Bộ Kế\r\nhoạch và Đầu tư
\r\n\r\nPhối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan\r\nxây dựng dự toán ngân sách, huy động các nguồn đầu tư cho công tác điều trị\r\nnghiện chất dạng thuốc phiện.
\r\n\r\nĐiều 30. Trách nhiệm của Bộ\r\nTài chính
\r\n\r\nBố trí kinh phí để thực hiện các quy định tại Nghị\r\nđịnh này theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước hiện hành.
\r\n\r\nĐiều 31. Trách nhiệm của Ủy\r\nban nhân dân tỉnh
\r\n\r\n1. Thực hiện quản lý nhà nước về điều trị nghiện chất\r\ndạng thuốc phiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
\r\n\r\n2. Căn cứ số lượng người nghiện chất dạng thuốc phiện\r\nvà ngân sách của địa phương chỉ đạo việc tổ chức cung cấp dịch vụ điều\r\ntrị nghiện chất dạng thuốc phiện theo quy định sau:
\r\n\r\na) Huyện có từ 250 người nghiện chất dạng thuốc phiện\r\ntrở lên phải triển khai điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện;
\r\n\r\nb) Huyện có ít hơn 250 người nghiện chất dạng thuốc\r\nphiện, căn cứ tình hình thực tế và nhu cầu của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh\r\nquyết định việc triển khai điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.
\r\n\r\n3. Ưu tiên bố trí, sắp xếp nhân sự, bảo đảm kinh\r\nphí cho việc xây dựng cơ sở vật chất, chi phí hoạt động của các cơ sở điều trị\r\ntrực thuộc địa phương (phần chưa kết cấu vào giá dịch vụ điều trị nghiện chất dạng\r\nthuốc phiện) theo quy định.
\r\n\r\n4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động điều\r\ntrị nghiện chất dạng thuốc phiện thuộc thẩm quyền quản lý.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nNghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01\r\ntháng 7 năm 2016 và thay thế Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm\r\n2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng\r\nthuốc thay thế.
\r\n\r\nĐiều 33. Điều khoản chuyển\r\ntiếp
\r\n\r\nCác cơ sở điều trị đã được cấp giấy phép hoạt\r\nđộng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải thực hiện\r\nviệc công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện\r\nbằng thuốc thay thế theo quy định tại Nghị định này trước ngày 31\r\ntháng 12 năm 2017.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng\r\ncơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc\r\nTrung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n XÁC THỰC VĂN BẢN\r\n HỢP NHẤT \r\nKT. BỘ TRƯỞNG | \r\n
\r\n\r\n
\r\n
\r\n\r\n
[1] Nghị định số\r\n155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định\r\nliên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ\r\nY tế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/11/2018 có căn cứ ban hành như sau:
\r\n\r\n“Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6\r\nnăm 2015;
\r\n\r\nXét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;
\r\n\r\nChính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một\r\nsố quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà\r\nnước của Bộ Y tế.”
\r\n\r\n[2] Điểm này được\r\nbãi bỏ theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, có\r\nhiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018
\r\n\r\n[3] Điểm này được\r\nbãi bỏ theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, có\r\nhiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018
\r\n\r\n[4] Điểm này được\r\nbãi bỏ theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, có\r\nhiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018
\r\n\r\n[5] Tiết này được\r\nbãi bỏ theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, có\r\nhiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018
\r\n\r\n[6] Tiết này được\r\nbãi bỏ theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, có\r\nhiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018
\r\n\r\n[7]\r\nNội dung "Số lượng nhân viên làm việc toàn thời gian phải đạt tỷ lệ từ 75%\r\ntrở lên trên tổng số nhân viên của cơ sở điều trị thay thế" được bãi bỏ\r\ntheo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực\r\nkể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018
\r\n\r\n[8] Điểm này được\r\nbãi bỏ theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, có\r\nhiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018
\r\n\r\nFile gốc của Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BYT năm 2019 hợp nhất Nghị định quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do Bộ Y tế ban hành đang được cập nhật.
Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BYT năm 2019 hợp nhất Nghị định quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do Bộ Y tế ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Số hiệu | 12/VBHN-BYT |
Loại văn bản | Văn bản hợp nhất |
Người ký | Nguyễn Trường Sơn |
Ngày ban hành | 2019-06-12 |
Ngày hiệu lực | 2019-06-12 |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |