\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN\r\n | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 924/QĐ-UBND \r\n | \r\n \r\n Bình Định, ngày\r\n 21 tháng 3 năm 2019 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
\r\n\r\nCăn cứ Luật Tổ chức chính\r\nquyền địa phương ngày 19/6/2015;
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số\r\n1437/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án vì\r\nsự phát triển toàn diện của trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng\r\nđồng giai đoạn 2018 - 2025”;
\r\n\r\nXét đề nghị của Sở Lao động\r\n- Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 52/TTr-SLĐTBXH ngày 14/3/2019,
\r\n\r\nQUYẾT ĐỊNH:
\r\n\r\nĐiều 1.\r\nBan hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề\r\nán vì sự phát triển toàn diện của trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình\r\nvà cộng đồng giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\nĐiều 2.\r\nGiao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ\r\ntrì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan tổ\r\nchức thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.
\r\n\r\nĐiều 3.\r\nChánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động\r\n- Thương binh và Xã hội, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa và Thể\r\nthao, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện,\r\nthị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành\r\nQuyết định này kể từ ngày ký./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n TM. ỦY BAN NHÂN\r\n DÂN | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHĂM SÓC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN TRẺ EM\r\nTRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI TẠI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2025 TRÊN ĐỊA\r\nBÀN TỈNH
\r\n(Ban hành kèm theo Quyết định số 924/QĐ-UBND ngày 21/3/2019 của UBND tỉnh)
Thực hiện Quyết định số\r\n1437/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án chăm sóc\r\nvì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng\r\nđồng giai đoạn 2018 - 2025”; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án chăm\r\nsóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng\r\nđồng giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mục tiêu chung:
\r\n\r\nBảo đảm cho trẻ em đến 08 tuổi\r\nđược phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần; được bình đẳng tiếp\r\ncận với các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo độ tuổi nhằm thực\r\nhiện các quyền của trẻ em, góp phần phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
\r\n\r\n2. Mục tiêu cụ thể đến năm\r\n2020:
\r\n\r\n- Phấn đấu 70% trẻ em đến 08 tuổi\r\nđược tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo nhu cầu và\r\nphù hợp với độ tuổi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, chăm sóc nuôi\r\ndưỡng, bảo vệ trẻ em, phúc lợi xã hội.
\r\n\r\n- Phấn đấu 70% cán bộ làm công\r\ntác liên quan đến trẻ em tại các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục, cơ sở\r\nnuôi dưỡng trẻ em, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cán bộ tại cộng đồng,\r\ncha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng liên quan để hỗ\r\ntrợ, chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em.
\r\n\r\n- Phấn đấu 50% các huyện, thị\r\nxã, thành phố trên địa bàn tỉnh xây dựng mạng lưới kết nối và chuyển tuyến các\r\ndịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em; triển khai theo dõi, đánh giá nhu\r\ncầu của trẻ em đến 08 tuổi và thí điểm mô hình chăm sóc phát triển toàn diện trẻ\r\nem tại gia đình và cộng đồng.
\r\n\r\n3. Mục tiêu giai đoạn 2021 -\r\n2025:
\r\n\r\n- Phấn đấu 90% trẻ em đến 08 tuổi\r\nđược tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo nhu cầu và\r\nphù hợp với độ tuổi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, chăm sóc nuôi\r\ndưỡng, bảo vệ trẻ em, phúc lợi xã hội.
\r\n\r\n- Phấn đấu 90% cán bộ làm công\r\ntác liên quan đến trẻ em tại các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục, cơ sở\r\nnuôi dưỡng trẻ em, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cán bộ tại cộng đồng,\r\ncha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng liên quan để hỗ\r\ntrợ, chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em.
\r\n\r\n- Phấn đấu 90% các huyện, thị\r\nxã, thành phố trên địa bàn tỉnh xây dựng và duy trì mạng lưới kết nối và chuyển\r\ntuyến các dịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em; triển khai theo dõi,\r\nđánh giá nhu cầu của trẻ em đến 8 tuổi và thí điểm mô hình chăm sóc phát triển\r\ntoàn diện trẻ em tại gia đình và cộng đồng.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Đối tượng:
\r\n\r\n- Trẻ em đến 08 tuổi.
\r\n\r\n- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân\r\ncó liên quan.
\r\n\r\n2. Phạm vi thực hiện: Trên\r\nđịa bàn tỉnh.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Truyền thông nâng cao\r\nnhận thức về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời cho\r\ncác cấp, các ngành, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và cộng đồng.
\r\n\r\n2. Nâng cao năng lực cho\r\nđội ngũ cán bộ liên quan đến công tác trẻ em của các ngành, đoàn thể các cấp,\r\ncác cơ sở cung cấp dịch vụ về các kiến thức, kỹ năng liên quan đến chăm sóc\r\nphát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời.
\r\n\r\n3. Tư vấn, hướng dẫn,\r\ngiáo dục cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em các kiến thức kỹ năng chăm sóc phát\r\ntriển toàn diện trẻ em đến 08 tuổi. Xây dựng Chương trình tư vấn, giáo dục làm\r\ncha mẹ về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời. Thí điểm triển\r\nkhai Chương trình và chỉ đạo triển khai trên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\n4. Trẻ em đến 08 tuổi được\r\ntiếp cận với các dịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em phù hợp với nhu cầu\r\nphát triển và độ tuổi. Ưu tiên tư vấn, hướng dẫn việc chăm sóc trẻ em trong\r\n1.000 ngày đầu đời và phụ nữ mang thai, hỗ trợ giáo dục sớm, chăm sóc nuôi dưỡng\r\ntrong môi trường an toàn, lành mạnh, bảo đảm phúc lợi xã hội và bảo vệ khỏi xâm\r\nhại, bạo lực.
\r\n\r\n5. Xây dựng cơ chế phối\r\nhợp liên ngành, mạng lưới kết nối chuyển tuyến dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển\r\ntoàn diện trẻ em những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng. Thí điểm triển\r\nkhai các mô hình và tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Lao\r\nđộng - Thương binh và Xã hội.
\r\n\r\n6. Theo dõi, giám sát,\r\nđánh giá về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch, chất lượng các dịch vụ\r\nchăm sóc phát triển toàn diện trẻ em và môi trường hỗ trợ việc tiếp cận các dịch\r\nvụ cho trẻ em.
\r\n\r\n7. Tăng cường huy động\r\nnguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước nhằm thực hiện hiệu\r\nquả công tác chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Được bố trí trong dự\r\ntoán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa\r\nphương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Lồng ghép từ nguồn kinh phí\r\nthực hiện một số chương trình, đề án có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê\r\nduyệt.
\r\n\r\n2. Huy động nguồn lực của\r\ncác tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn hợp pháp khác.
\r\n\r\n3. Hàng năm, căn cứ nhiệm\r\nvụ được giao tại Kế hoạch, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương chủ\r\nđộng lập dự toán chi hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Sở Lao động - Thương binh\r\nvà Xã hội:
\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với các sở,\r\nban, ngành đoàn thể và các địa phương tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Kế\r\nhoạch trên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\n- Tổ chức các hoạt động truyền\r\nthông, nâng cao năng lực về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em dựa vào gia\r\nđình, cộng đồng
\r\n\r\n- Xây dựng mạng lưới kết nối, lồng\r\nghép dịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em; hỗ trợ trẻ em tiếp cận các dịch\r\nvụ về chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và phúc lợi xã hội.
\r\n\r\n- Triển khai thí điểm các mô\r\nhình kết nối dịch vụ chuyển tuyến chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em; thực hiện\r\nChương trình tư vấn, giáo dục làm cha mẹ về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ\r\nem những năm đầu đời trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương\r\nbinh và Xã hội.
\r\n\r\n- Theo dõi, giám sát, đánh giá\r\nvề tình hình thực hiện kế hoạch; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát tình hình\r\nthực hiện tại các đơn vị, địa phương; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh\r\ngiá việc thực hiện kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh.
\r\n\r\n2. Sở Giáo dục và Đào tạo:
\r\n\r\nChủ trì, triển khai hỗ trợ giáo\r\ndục phù hợp cho trẻ em đến 08 tuổi; hỗ trợ giáo dục sớm cho trẻ em và triển\r\nkhai giáo dục kỹ năng cho trẻ em trước tuổi đi học và học sinh tiểu học; hướng\r\ndẫn giáo dục phù hợp đảm bảo sự phát triển toàn diện trẻ em tại cộng đồng; triển\r\nkhai thí điểm các mô hình theo chức năng của ngành.
\r\n\r\n3. Sở Y tế:
\r\n\r\nChủ trì, triển khai cung cấp\r\ncác dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng đảm bảo sự phát triển toàn diện trẻ\r\nem; hướng dẫn chăm sóc sức khỏe trẻ em đảm bảo sự phát triển toàn diện trẻ em;\r\ntriển khai thí điểm các mô hình theo chức năng của ngành.
\r\n\r\n4. Sở Văn hóa và Thể Thao:
\r\n\r\nChủ trì, triển khai cung cấp\r\ncác dịch vụ văn hóa, các hoạt động thể dục, thể thao phù hợp với đặc điểm của từng\r\nlứa tuổi và sự phát triển toàn diện của trẻ em; lồng ghép tuyên truyền nội dung\r\nchăm sóc phát triển toàn diện trẻ em trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh\r\nphúc và trong giáo dục đời sống gia đình; phối hợp hỗ trợ các dịch vụ liên quan\r\nđến phát triển toàn diện trẻ em trong gia đình.
\r\n\r\n5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
\r\n\r\nHướng dẫn đưa các mục tiêu, chỉ\r\ntiêu về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế -\r\nxã hội của các địa phương.
\r\n\r\n6. Sở Tài chính:
\r\n\r\nChủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch\r\nvà Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành có liên quan\r\ntham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chăm sóc trẻ\r\nem theo Kế hoạch phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm; phối\r\nhợp với các đơn vị liên quan, hướng dẫn cơ chế, chính sách tài chính thực hiện\r\ncác nội dung chăm sóc trẻ em; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chi tiêu tài chính\r\ntheo quy định hiện hành.
\r\n\r\n7. Sở Thông tin và Truyền\r\nthông:
\r\n\r\nChỉ đạo các cơ quan báo chí,\r\nthông tin đại chúng xây dựng chương trình, kế hoạch và dành thời lượng, chuyên mục,\r\nchuyên trang hợp lý để tuyên truyền về thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\n8. Các sở, ngành liên\r\nquan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm triển khai thực\r\nKế hoạch.
\r\n\r\n9. Đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh,\r\nLiên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh\r\nđoàn và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Hội bảo trợ Người khuyết tật và bảo\r\nvệ quyền trẻ em tỉnh:
\r\n\r\nTrong phạm vi chức năng, nhiệm\r\nvụ của mình phối hợp tham gia tổ chức triển khai Kế hoạch; đẩy mạnh công tác\r\ntuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về chăm sóc phát triển toàn diện\r\ntrẻ em những năm đầu đời trong tổ chức mình; triển khai các mô hình; tham gia\r\nxây dựng chính sách, pháp luật; tham gia xây dựng và triển khai chương trình tư\r\nvấn, giáo dục làm cha, mẹ về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em; giám sát việc\r\nthực hiện pháp luật, chính sách về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em.
\r\n\r\n10. UBND các huyện, thị xã,\r\nthành phố:
\r\n\r\n- Căn cứ vào Kế hoạch của UBND\r\ntỉnh xây dựng kế hoạch triển khai tại địa phương, trong đó chú trọng công tác\r\ntruyền thông, xây dựng mạng lưới kết nối dịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện\r\ntrẻ em những năm đầu đời; hỗ trợ trẻ em đến 08 tuổi được tiếp cận với các dịch\r\nvụ; triển khai mô hình, đánh giá, nhân rộng mô hình tại địa phương; triển khai\r\nChương trình tư vấn, giáo dục làm cha mẹ về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ\r\nem những năm đầu đời phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
\r\n\r\n- Bố trí ngân sách thực hiện Kế\r\nhoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
\r\n\r\n- Huy động nguồn lực triển khai\r\nKế hoạch tại địa phương; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này với\r\ncác chương trình, đề án khác có liên quan.
\r\n\r\n- Thường xuyên kiểm tra, giám\r\nsát, đánh giá và định kỳ báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình\r\nhình thực hiện Kế hoạch tại địa phương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao\r\nđộng - Thương binh và Xã hội.
\r\n\r\nTrên đây là Kế hoạch thực hiện\r\nĐề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại\r\ngia đình và cộng đồng giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình\r\ntriển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Lao\r\nđộng - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn thực hiện hoặc tổng hợp báo cáo đề xuất\r\nUBND tỉnh xem xét chỉ đạo./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
File gốc của Quyết định 924/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án vì sự phát triển toàn diện của trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định đang được cập nhật.
Quyết định 924/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án vì sự phát triển toàn diện của trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Số hiệu | 924/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Tuấn Thanh |
Ngày ban hành | 2019-03-21 |
Ngày hiệu lực | 2019-03-21 |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |