Skip to content
  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • English
Dữ Liệu Pháp LuậtDữ Liệu Pháp Luật
    • Văn bản mới
    • Chính sách mới
    • Tin văn bản
    • Kiến thức luật
    • Biểu mẫu
  • -
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Tài chính nhà nước » Thông tư liên tịch 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH
  • Nội dung
  • Bản gốc
  • VB liên quan
  • Tải xuống

BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2013

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2012-2020

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;

Thực hiện Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 5/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1019/QĐ-TTg);

Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án),

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng và quản lý nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án.

2. Phạm vi áp dụng:

a) Thông tư này quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020.

b) Thông tư này không áp dụng đối với các nguồn kinh phí sau:

- Nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, trừ trường hợp nhà tài trợ hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ và Bộ Tài chính chưa có thỏa thuận về mức chi thì áp dụng theo mức chi quy định tại Thông tư này.

- Nguồn vốn đầu tư phát triển: thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với nguồn vốn này.

Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án

1. Kinh phí thực hiện các hoạt động của Đề án được bố trí trong dự toán chi thường xuyên và dự toán chi của các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án liên quan khác hàng năm của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.

2. Đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Điều 3. Nội dung và mức chi chung của Đề án

1. Chi xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình về giáo dục hòa nhập ở các cấp học, thiết kế tiếp cận trong hoạt động xây dựng, công nghệ thông tin và truyền thông, trợ giúp pháp lý, thể thao và chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật. Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định xây dựng chương trình, giáo trình cho các ngành đào tạo đại học, cao đẳng tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.

2. Chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng thuộc các hoạt động của Đề án. Nội dung và mức chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Thông tư số 97/2010/TT-BTC) và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

3. Chi nghiên cứu biên soạn các tài liệu học tập hỗ trợ cho học sinh khiếm thính, sách chữ nổi cho học sinh khiếm thị, học sinh khuyết tật; xây dựng và phổ biến hệ thống ký hiệu ngôn ngữ phổ thông sử dụng thống nhất trong toàn quốc; xây dựng tài liệu ký hiệu ngôn ngữ cho các cấp học phổ thông; nghiên cứu xây dựng và nhân rộng mô hình dạy, học nghề gắn với tạo việc làm cho người khuyết tật; nghiên cứu, xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng để người khuyết tật tiếp cận các công trình xây dựng; nghiên cứu, chế tạo, sản xuất thử nghiệm thiết bị, công cụ và phương tiện giao thông để người khuyết tật tham gia giao thông thuận tiện và nghiên cứu phát triển các công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 hướng dẫn chế độ khoán kinh phí thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

4. Chi tổ chức hội nghị, tập huấn triển khai nhiệm vụ, sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện các nội dung hoạt động của Đề án. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC.

5. Chi công tác kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện Đề án và các chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC và Thông tư số 06/2007/TT-BTC ngày 26/01/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

6. Chi hỗ trợ xây dựng thí điểm các mô hình trợ giúp người khuyết tật, bao gồm:

a) Xây dựng mô hình;

b) Tập huấn, hướng dẫn mô hình;

c) Vận hành thử mô hình;

d) Khảo sát, học tập kinh nghiệm;

đ) Kiểm tra, giám sát, đánh giá mô hình.

Căn cứ vào nội dung hoạt động của từng mô hình và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ trưởng các Bộ được giao chủ trì thực hiện mô hình, quyết định nội dung và mức chi cụ thể đối với từng mô hình trong phạm vi dự toán được giao.

7. Chi duy trì, phát triển, nâng cấp cổng/trang tin điện tử; xây dựng cơ sở dữ liệu về người khuyết tật toàn quốc: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKHĐT-BTTTT ngày 15/02/2012 của liên Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

8. Chi công tác thông tin, tuyên truyền:

a) Chi tuyên truyền về trợ giúp, chăm sóc người khuyết tật trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí); xây dựng, sản xuất, nhân bản và phát hành các loại sản phẩm truyền thông theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền, chương trình, sản phẩm truyền thông do Thủ trưởng cơ quan thực hiện nhiệm vụ truyền thông quyết định trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền giao và thực hiện theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

b) Chi tổ chức tuyên truyền pháp luật về người khuyết tật và chủ trương, chính sách, chương trình trợ giúp người khuyết tật. Nội dung và mức chi theo Thông tư số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

9. Chi hỗ trợ người khuyết tật tham gia thi đấu thể thao trong và ngoài nước:

a) Hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho người khuyết tật tham gia thi đấu tại các giải thể thao người khuyết tật tỉnh, toàn quốc, khu vực và quốc tế tổ chức tại Việt Nam (nếu có) theo quy định tại Thông tư liên tịch số 200/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quy định chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao và văn bản sửa đổi, bổ sung.

b) Người khuyết tật là thành viên các Đoàn thể thao tham gia thi đấu tại các giải thể thao người khuyết tật quốc tế (không tổ chức tại Việt Nam) được thanh toán chi phí đi lại, ăn, ở theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí.

c) Chi khen thưởng vận động viên, huấn luyện viên là người khuyết tật có thành tích trong thi đấu thể thao theo quy định tại Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 06/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu và Thông tư liên tịch số 149/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH-BVHTTDL ngày 12/9/2012 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg.

10. Chi hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực để trợ giúp người khuyết tật: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí; Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước; Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và Thông tư số 192/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi bổ sung (nếu có).

Điều 4. Nội dung và mức chi đặc thù của một số hoạt động

1. Chi phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật:

1.1. Chi thực hiện dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp sớm những khiếm khuyết ở trẻ trước khi sinh và trẻ sơ sinh. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định đối với Dự án Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 20/02/2013 của Bộ Tài chính - Bộ Y tế quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012 - 2015.

1.2. Chi phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp người khuyết tật theo hướng dẫn của Bộ Y tế:

1.2.1. Đối tượng hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình và hỗ trợ dụng cụ trợ giúp người khuyết tật:

a) Trẻ em khuyết tật dưới 6 tuổi;

b) Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng.

1.2.2. Nội dung và mức chi hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp trẻ em khuyết tật:

a) Khám sàng lọc để phân loại:

- Chi khám bệnh, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm y tế theo chỉ định của bác sỹ và theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

- Chi hội chẩn xác định mức độ khuyết tật để chỉ định phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác. Mức chi 100.000 đồng/người/buổi. Trường hợp các ca khó phải hội chẩn liên viện, mức chi 200.000 đồng/người/buổi.

- Chi lập hồ sơ phẫu thuật (gồm chụp ảnh và lập tờ khai để làm hồ sơ theo dõi). Mức chi 30.000 đồng/bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật của bác sỹ.

b) Phẫu thuật chỉnh hình:

- Mức chi phẫu thuật chỉnh hình theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

- Trường hợp chi bồi dưỡng thực hiện ca phẫu thuật chưa kết cấu trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, mức chi thực hiện theo quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Chi hỗ trợ 01 người chăm sóc bệnh nhân thuộc hộ gia đình nghèo trong trường hợp không có người nhà đi cùng trong những ngày nằm viện để điều trị. Mức 30.000 đồng/ngày/bệnh nhân (tối đa một người chăm sóc không quá 5 bệnh nhân).

- Chi hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình: Tùy theo mức độ khuyết tật của người khuyết tật để cấp dụng cụ chỉnh hình cho phù hợp, mức hỗ trợ 500.000 đồng/người.

c) Khám sau khi phẫu thuật chỉnh hình:

Người khuyết tật sau khi đã phẫu thuật chỉnh hình được khám sau điều trị để xác định tình trạng sức khỏe và đưa ra giải pháp điều trị tiếp. Nội dung khám theo chỉ định của bác sỹ; mức chi thực hiện theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

d) Hỗ trợ tiền đi lại cho bệnh nhân thuộc hộ gia đình nghèo và 01 người đưa bệnh nhân đi khám (trong trường hợp có người đi cùng). Mức hỗ trợ theo giá vé phương tiện công cộng đã sử dụng. Trường hợp tự túc phương tiện hoặc cơ sở y tế vận chuyển thì cá nhân hoặc cơ sở y tế được hỗ trợ bằng 0,2 (lít xăng/km) tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm sử dụng.

đ) Hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân thuộc hộ gia đình nghèo và 01 người đi cùng (nếu có) trong thời gian phẫu thuật chỉnh hình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở điều dưỡng chỉnh hình phục hồi chức năng. Mức hỗ trợ cho bệnh nhân là 40.000 đồng/người/ngày; người nhà bệnh nhân là 30.000 đồng/người/ngày.

e) Chi hỗ trợ dụng cụ, phương tiện trợ giúp: Tùy thuộc dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật, người khuyết tật được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người để mua dụng cụ, phương tiện trợ giúp phù hợp.

1.2.3. Các mức hỗ trợ quy định tại điểm 1.2.2 Khoản 1 Điều này là mức tối thiểu; tùy điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách, Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định mức hỗ trợ cho phù hợp.

2. Chi tuyên truyền, tư vấn và cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định hiện hành đối với Dự án Chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012-2015.

3. Chi dạy nghề, tạo việc làm:

3.1. Người khuyết tật được hỗ trợ tư vấn học nghề, việc làm theo khả năng của người khuyết tật. Mức chi hỗ trợ tư vấn học nghề, việc làm thực hiện theo mức chi quy định tại Thông tư liên tịch số 95/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 07/8/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về phí giới thiệu việc làm.

3.2. Dạy nghề, tạo việc làm phù hợp cho người khuyết tật:

a) Điều kiện được hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: Người khuyết tật đủ 14 tuổi đến dưới 60 tuổi (đối với nam), dưới 55 tuổi (đối với nữ), có nhu cầu học nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề cần học.

b) Người khuyết tật chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề từ các Chương trình, Đề án khác của Nhà nước không được hỗ trợ học nghề theo Đề án này.

c) Mức chi phí đào tạo cho từng nghề: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt mức chi phí đào tạo cho từng nghề trong danh mục nghề đào tạo phù hợp với chương trình đào tạo, thời gian đào tạo; đặc thù của người khuyết tật và điều kiện thực tế của địa phương.

d) Mức hỗ trợ học nghề:

- Căn cứ vào mức chi phí đào tạo của từng nghề được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và thời gian học nghề thực tế; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ chi phí học nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho từng đối tượng theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa 6.000.000 đồng/người/khóa.

- Đối với những nghề có chi phí đào tạo thực tế lớn hơn mức hỗ trợ tối đa quy định tại Thông tư này, các địa phương chủ động xây dựng phương án huy động nguồn kinh phí bổ sung do người học đóng góp, hỗ trợ từ ngân sách địa phương và nguồn huy động khác để bảo đảm chi phí đào tạo nghề cho đối tượng.

đ) Người khuyết tật là lao động nông thôn, người khuyết tật là lao động thành thị thuộc hộ nghèo được hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại trong thời gian học nghề theo mức quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Tùy điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách, Bộ trưởng, thủ trưởng các ngành, đoàn thể ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định mức hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại cho phù hợp.

e) Phương thức và điều kiện hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, tiền ăn và tiền đi lại cho người khuyết tật trong thời gian học nghề:

- Căn cứ nhu cầu và số lượng người khuyết tật học nghề, danh mục nghề đào tạo, kế hoạch dạy nghề, mức chi phí đào tạo của từng nghề và dự toán được giao từ nguồn kinh phí của Dự án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm và Dạy nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho người khuyết tật ký hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề đối với các cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện đào tạo nghề hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có Đề án tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người khuyết tật theo quy định tại Thông tư số 105/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước và chuyển kinh phí cho cơ sở dạy nghề hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh để thực hiện dạy nghề cho người khuyết tật.

- Việc đặt hàng dạy nghề đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh (tổ chức dạy nghề theo hình thức truyền nghề, vừa học vừa làm) phải bảo đảm người khuyết tật được nhận vào làm việc ổn định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh tối thiểu 24 tháng (đối với người khuyết tật đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của cơ sở).

- Cơ sở dạy nghề hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm thanh toán tiền ăn hàng tháng và tiền đi lại cho người khuyết tật theo chế độ quy định và quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo số lượng học viên và thời gian thực tế tham gia học nghề. Trường hợp người khuyết tật tự ý nghỉ học, bỏ học, hoặc bị buộc thôi học thì không được trả tiền ăn trong thời gian nghỉ học, bỏ học, thôi học và tiền đi lại (lượt về).

Điều 5. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước

1. Việc lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật.

2. Kinh phí thực hiện các hoạt động của Đề án được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hoặc dự toán chi sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án liên quan khác của các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương hàng năm theo lĩnh vực chi và theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

3. Các Bộ, ngành căn cứ nhiệm vụ được giao tại Mục V, Điều 1, Quyết định số 1019/QĐ-TTg chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án theo thẩm quyền và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án tại địa phương trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong đó quy định rõ các chỉ tiêu, hoạt động, kinh phí của Đề án và trách nhiệm của từng cơ quan trong việc tổ chức thực hiện Đề án.

5. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Đề án hàng năm gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 6. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 6 năm 2013.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG



Nguyễn Trọng Đàm

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Minh

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW, Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước
- Văn phòng Chính phủ (Vụ Khoa giáo văn xã, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Văn phòng BCĐTW về phòng chống tham nhũng;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở LĐTBXH, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật-Bộ Tư pháp;
- Cổng TTĐT: BTC - Bộ LĐTBXH;
- Các đơn vị thuộc BTC, Bộ LĐTBXH;
- Lưu VT: Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH.

 

 

Từ khóa: Thông tư liên tịch 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH, Thông tư liên tịch số 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH, Thông tư liên tịch 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư liên tịch số 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư liên tịch 48 2013 TTLT BTC BLĐTBXH của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH

File gốc của Thông tư liên tịch 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành đang được cập nhật.

Tài chính nhà nước

  • Quyết định 30/2021/QĐ-UBND quy định về mức thu tiền sử dụng khu vực biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025
  • Quyết định 30/2021/QĐ-TTg về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Nghị quyết 125/NQ-CP năm 2021 phê duyệt việc sửa đổi Hiệp định chuyển đổi nợ cho phát triển giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Italia do Chính phủ ban hành
  • Công văn 10565/BGTVT-TC năm 2021 về phương án tự chủ tài chính do Bộ Giao thông vận tải ban hành
  • Quyết định 2164/QĐ-UBND năm 2021 bãi bỏ Quyết định 2936/QĐ-UBND về danh mục tài sản mua sắm tập trung tỉnh Nam Định
  • Công văn 7145/VPCP-KTTH năm 2021 về gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên mua máy tính, thiết bị học tập do Văn phòng Chính phủ ban hành
  • Quyết định 1937/QĐ-BTC về điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Thông tư 84/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 75/2019/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Thông tư 83/2021/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Công văn 1431/UBDT-KHTC năm 2021 về báo cáo tình hình sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết do Ủy ban Dân tộc ban hành

Thông tư liên tịch 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

- File PDF đang được cập nhật

- File Word Tiếng Việt đang được cập nhật

Chính sách mới

  • Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
  • Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
  • Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
  • Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Tiêu chí phân loại phim 18+
  • Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
  • Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
  • Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023

Tin văn bản

  • Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
  • Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
  • Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
  • Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
  • HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
  • Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
  • Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
  • Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
  • Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước

Tóm tắt

Cơ quan ban hành Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Số hiệu 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Người ký Nguyễn Trọng Đàm, Nguyễn Thị Minh
Ngày ban hành 2013-04-26
Ngày hiệu lực 2013-06-10
Lĩnh vực Tài chính nhà nước
Tình trạng Hết hiệu lực

Văn bản Được hướng dẫn

  • Công văn 329/TCDN-DNTX năm 2015 về tổ chức nhân rộng mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn, người khuyết tật do Tổng cục Dạy nghề ban hành
  • Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Văn bản Hướng dẫn

  • Quyết định 1019/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản Được hướng dẫn

  • Quyết định 1019/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

DỮ LIỆU PHÁP LUẬT - Website hàng đầu về văn bản pháp luật Việt Nam, Dữ Liệu Pháp Luật cung cấp cơ sở dữ liệu, tra cứu Văn bản pháp luật miễn phí.

Website được xây dựng và phát triển bởi Vinaseco Jsc - Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý.

NỘI DUNG

  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu
  • Media Luật

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VINASECO

Địa chỉ: Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam - Email: [email protected] - Website: vinaseco.vn - Hotline: 088.66.55.213

Mã số thuế: 0109181523 do Phòng DKKD Sở kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/05/2023

  • Trang chủ
  • Văn bản mới
  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu