BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/1999/TTLT-BKH-BTC-BLĐTBXH | Hà Nội , ngày 15 tháng 3 năm 1999 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 01/1999/TTLT-BKH-BTC-BLĐTB&XH NGÀY 15 THÁNG 3 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN KẾ HOẠCH HOÁ VIỆC LỒNG GHÉP CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN THAM GIA THỰC HIỆN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
Thực hiện Điều 2, điểm 4 tại Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg, ngày 23 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ, liên bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn kế hoạch hoá việc lồng ghép các Chương trình, Dự án tham gia thực hiện xoá đói giảm nghèo như sau:
I. KẾ HOẠCH HOÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN THAM GIA THỰC HIỆN XĐGN
A. KHÁI NIỆM VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN THAM GIA THỰC HIỆN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO (XĐGN)
Các chương trình, dự án có các mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn lực mà người nghèo, xã nghèo trực tiếp được hưởng lợi được gọi là các chương trình, dự án tham gia thực hiện XĐGN.
Theo khái niệm trên trong giai đoạn 1998 - 2000 có 21 chương trình, dự án trong nước và hợp tác quốc tế, tham gia thực hiện XĐGN (chi tiết cụ thể từng chương trình xem phụ lục: 01 kèm theo).
B. KẾ HOẠCH HOÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN THAM GIA THỰC HIỆN XĐGN
Việc kế hoạch hoá các chương trình, dự án tham gia thực hiện XĐGN nhằm mục đích phối hợp các nguồn lực của từng chương trình, dự án khác nhau hướng vào mục tiêu chung là XĐGN. Quy trình kế hoạch hoá được thực hiện như sau:
- Hàng năm vào giai đoạn xây dựng kế hoạch (tháng 8, tháng 9), UBND tỉnh, thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo các chương trình, mục tiêu quốc gia trên địa bàn, làm đầu mối có sự phối hợp của Sở Tài chính - Vật giá, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các Sở chuyên ngành đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, hoạt động của các chương trình trên địa bàn của năm báo cáo và xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn lực của năm kế hoạch bao gồm vốn Ngân sách Nhà nước (vốn đầy tư xây dựng và kinh phí sự nghiệp) vốn vay tín dụng và vốn hợp tác quốc tế kể cả vốn vay và viện trợ không hoàn lại (nếu có) của từng chương trình hoạt động trên địa bàn thuộc phạm vi trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố quản lý. Trong đó có phần nguồn lực của từng chương trình dành trực tiếp cho XĐGN theo các mục tiêu, nhiệm vụ và cách tính (nêu ở Phụ lục: 02). Văn bản kế hoạch được trình UBND tỉnh, thành phố thông qua và gửi về Bộ quản lý chương trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
Hàng năm vào giai đoạn tổng hợp kế hoạch (tháng 9, tháng 10), Bộ quản lý chương trình có trách nhiệm đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, hoạt động của chương trình năm báo cáo và căn cứ vào ý kiến đề xuất của các tỉnh, thành phố tiến hành xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn lực của chương trình năm kế hoạch bao gồm nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (vốn đầu tư XDCB, kinh phí sự nghiệp) vốn vay và viện trợ nước ngoài, vốn tín dụng (nếu có) và vốn huy động nhân dân tham gia đóng góp theo các quy định hiện hành. Đồng thời xác định nguồn lực của chương trình tham gia trực tiếp vào XĐGN (theo các mục tiêu, nhiệm vụ và cách tính đã được quy định ở (Phụ lục: 2). Văn bản trên được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
- Sau khi nhận được văn bản của Bộ quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp các mục tiêu, nhiệm vụ, các hoạt động của các chương trình phải thực hiện trong năm kế hoạch, dự kiến kế hoạch cân đối vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho từng chương trình và tổng hợp vào kế hoạch Ngân sách chung để trình Chính phủ xem xét và trình Quốc hội thông qua.
- Khi đã được Quốc hội thông qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính thông báo các chỉ tiêu về mục tiêu và nguồn lực của chương trình cho Bộ quản lý chương trình để phân bổ cho Bộ, địa phương theo các dự án, các hoạt động của chương trình. Trong đó có phần vốn của chương trình dành trực tiếp cho XĐGN đã được xác định (theo Phụ lục: 02).
Bộ quản lý chương trình phân bổ xong gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (phần vốn của chương trình dành cho XĐGN) để tổng hợp ghi vào kế hoạch chung của Bộ, ngành, địa phương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện.
Hàng năm các chương trình sẽ giao ba loại chỉ tiêu cụ thể sau:
+ Mục tiêu của chương trình.
+ Vốn và cơ cấu vốn.
Trong đó: Phần vốn thực hiện xoá đói giảm nghèo.
+ Danh mục dự án (nếu chương trình có dự án) và khối lượng sản xuất (nếu có) và số xã nghèo được đầu tư.
1. Phân cấp giữa Trung ương và địa phương trong việc giao kế hoạch.
a. Các chỉ tiêu do Chính phủ giao.
Chính phủ giao những chỉ tiêu có tính chất tổng hợp, bảo đảm cho chương trình đi đúng theo mục tiêu đã xác định. Các chỉ tiêu cụ thể giao cho từng dự án Chính phủ uỷ nhiệm cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao. Nội dung cụ thể như sau:
- Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ quản lý chương trình và UBND tỉnh, thành phố chỉ tiêu tổng vốn của chương trình và uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao cho Bộ quản lý chương trình và UBND tỉnh, thành phố các chỉ tiêu hướng dẫn sau:
+ Mục tiêu của chương trình
+ Khối lượng sản xuất (nếu có), danh mục dự án, số xã nghèo được đầu tư.
+ Vốn XDCB, trong đó phần vốn dành cho XĐGN (theo mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định cho từng chương trình).
+ Kinh phí sự nghiệp chia theo các hoạt động hoặc dự án của chương trình. Trong đó phần kinh phí dành cho XĐGN (theo mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định cho từng chương trình.
- Các Bộ quản lý chương trình không giao kế hoạch cho hệ thống các cơ quan ngành, lĩnh vực ở địa phương và không can thiệp vào việc bố trí kế hoạch của địa phương cho các dự án mà chỉ hướng dẫn về nghiệp vụ, biện pháp và cơ chế, chính sách để thực hiện kế hoạch.
b. Các chỉ tiêu do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao.
Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao các chỉ tiêu chi tiết tới từng dự án của chương trình và giao thẳng đến các xã nghèo và có thông báo cho Chủ tịch UBND quận, huyện biết. Nếu chương trình không có dự án và được thực hiện trên tất cả các xã, thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao cho UBND quận, huyện để huyện giao cho các xã thực hiện.
- Các chỉ tiêu do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao cho các chủ dự án:
+ Mục tiêu của dự án
+ Khối lượng SX hoặc nhiệm vụ phải thực hiện của dự án.
+ Vốn đầu tư của dự án chia ra:
- Vốn XDCB, trong đó phần vốn tác động trực tiếp đến XĐGN
- Kinh phí sự nghiệp chia theo nội dung hoạt động. Trong đó phần dành cho XĐGN.
+ Đối với các xã nghèo, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao: Mức giảm tỷ lệ số hộ đói nghèo của xã và vốn hỗ trợ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.
+ Đối với các chương trình thực hiện trên tất cả các xã thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao cho UBND quận, huyện: Mục tiêu và kinh phí của từng chương trình để UBND quận, huyện giao cho xã, phường thực hiện cũng theo hai chỉ tiêu: mục tiêu và kinh phí của từng chương trình.
c. Đăng ký lại kế hoạch của UBND tỉnh, thành phố với cơ quan quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. (Báo cáo lại kế hoạch sau khi đã phân bổ và giao chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị cơ sở).
Sau khi UBND tỉnh, thành phố giao xong kế hoạch, tổng hợp báo cáo kết quả phân bổ dự toán đã giao ở địa phương về Bộ quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính làm cơ sở cho việc theo dõi, quản lý, thanh quyết toán chương trình.
d. Điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch.
Việc điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch được thực hiện theo nguyên tắc cấp nào giao kế hoạch thì cấp đó có quyền điều chỉnh kế hoạch.
III. LỒNG GHÉP CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TẬP TRUNG CHO MỤC TIÊU XĐGN:
1. Lồng ghép nguồn lực của các chương trình, dự án tham gia thực hiện XĐGN ở cấp Trung ương:
Việc lồng ghép nguồn lực của các chương trình, dự án tham gia thực hiện XĐGN được tiến hành ngay ở khâu phân bổ vốn và giao chỉ tiêu kế hoạch.
Mục tiêu lồng ghép ở cấp Trung ương là đưa ra hướng lồng ghép và nguồn lực để thực hiện, không đi vào lồng ghép các dự án cụ thể và được tiến hành như sau:
- Sau khi đã được Quốc hội thông qua mức vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cho từng chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ có liên quan trực tiếp đến XĐGN của từng chương trình đã nêu (ở Phụ lục: 01 và 02) dự kiến mức vốn của từng chương trình dành cho XĐGN trong tổng số vốn của chương trình đã được Quốc hội thông qua. Đồng thời thông báo chính thức cho Bộ quản lý chương trình biết tổng mức vốn của chương trình do Bộ quản lý trong đó có phần vốn dành cho XĐGN theo mục tiêu, nhiệm vụ và cách tính đã được xác định ở (Phụ lục: 02).
- Bộ quản lý chương trình sau khi nhận được thông báo chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tổng vốn của chương trình và trong đó có phần dành cho XĐGN, tiến hành phân bổ cho Bộ, địa phương và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp vào kế hoạch chung của Bộ, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ giao (theo các chỉ tiêu đã được cụ thể hoá ở Mục II) để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện.
2. Tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Mục tiêu của việc lồng ghép các chương trình trên địa bàn:
+ Tập trung được nguồn lực cho mục tiêu XĐGN,
+ Tránh được các hoạt động trùng lặp, giảm các đầu mối tiếp xúc cho dân,
+ Kết hợp với nguồn lực huy động tại chỗ nhằm làm tăng thêm sức mạnh và hiệu quả hoạt động của các chương trình.
- Việc lồng ghép các chương trình, dự án hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố được tiến hành ngay khi phân bổ để giao chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiến hành ở cấp tỉnh, thành phố. Quận, huyện chỉ là cấp thực hiện các dự án đã được lồng ghép ở cấp tỉnh, không lồng ghép tiếp.
- Cách tiến hành:
- Sau khi nhận được chỉ tiêu kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao và uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo các chương trình, mục tiêu quốc gia trên địa bàn, làm đầu mối và phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các Sở chuyên ngành nghiên cứu triển khai việc lồng ghép các chương trình, dự án hoạt động trên địa bàn trước khi giao kế hoạch. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá thông báo cho các Sở chuyên ngành biết toàn bộ các mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn vốn của các chương trình trên địa bàn, trong đó có nguồn vốn của các chương trình dành cho XĐGN để các Sở chuyên ngành biết và tham gia đề xuất các phương án lồng ghép theo các nội dung:
a. Lồng ghép các dự án mang tính chất XDCB trên địa bàn
Đây là những dự án nhỏ về xây dựng công trình cơ sở hạ tầng xã hội và sản xuất của các chương trình như 773, định canh, định cư, y tế, giáo dục, dân số KHHGĐ, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trung tâm cụm xã và chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các xã nghèo, phát triển hệ thống lưới điện sinh hoạt ở nông thôn, phát triển hệ thống giao thông nông thôn. Các dự án này nếu để từng chương trình tự tiến hành thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng phân tán hoặc chồng chéo trên địa bàn nên phải tiến hành lồng ghép trước khi giao kế hoạch để thực hiện.
- Việc lồng ghép các dự án mang tính chất xây dựng cơ bản được thực hiện theo 2 mô hình sau:
+ Mô hình lồng ghép các dự án đáp ứng mục tiêu sử dụng chung cho nhiều chương trình trên địa bàn.
Bước I: Chọn dự án chính để lồng ghép với các dự án khác.
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở chuyên ngành chọn ra một số "dự án chính" ở các địa điểm cụ thể để từ đó lồng ghép các dự án khác vào "dự án chính". Như nhiều chương trình có vốn đầu tư xây dựng trạm y tế thì chọn ra một dự án xây dựng trạm y tế của một chương trình nào đó gọi là "dự án chính" để lồng ghép với các dự án khác cũng có vốn xây dựng trạm y tế. "Dự án chính" để lồng ghép phải có địa điểm và chủ dự án cụ thể và phải có tổng dự toán.
Bước II: Xác định vốn của các dự án tham gia lồng ghép với dự án chính. Trên cơ sở đã chọn được "dự án chính" và địa điểm cụ thể, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở chuyên ngành xác định mức vốn của các dự án khác tham gia lồng ghép vào "dự án chính" và tổng mức vốn của dự án sau khi đã được lồng ghép để Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố thông qua và giao cho chủ "dự án chính" thực hiện.
Bước III: Triển khai thực hiện. Sau khi nhận được chỉ tiêu kế hoạch của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao, chủ "dự án chính" có trách nhiệm thực hiện chỉ tiêu vốn đã được lồng ghép và phải hạch toán được vốn của các dự án đã tham gia lồng ghép cho việc thực hiện các hạng mục của công trình.
Các Sở chuyên ngành có vốn tham gia lồng ghép vào "dự án chính" có trách nhiệm kiểm tra việc triển khai thực hiện dự án đã lồng ghép và phối hợp với chủ "dự án chính" trong việc thanh quyết toán công trình theo đúng các quy định hiện hành.
+ Mô hình lồng ghép các dự án để hình thành các trung tâm cụm xã.
Cách tiến hành:
Bước I: Xác định các trung tâm cụm xã cần phải đầu tư để lồng ghép các dự án. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở chuyên ngành chọn ra một hoặc một số trung tâm cụm xã có nhu cầu cấp thiết phải đầu tư và căn cứ vào thực trạng tình hình về các công trình cơ sở hạ tầng hiện có để xác định nhu cầu về đầu tư xây dựng.
Bước II: Dự kiến các dự án để lồng ghép xây dựng trung tâm cụm xã. Trên cơ sở đã xác dịnh được các trung tâm cụm xã cần phải đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến các dự án cụ thể đưa vào xây dựng ở các trung tâm cụm xã đã được lựa chọn để trình Chủ tịch UBND tỉnh thông qua và giao cho các chủ dự án thực hiện.
Bước III. Triển khai thực hiện. Sở chuyên ngành có trách nhiệm chỉ đạo chủ dự án thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch do Chủ tịch UBND tỉnh giao, đã được lồng ghép đưa vào xây dựng ở trung tâm cụm xã.
- Việc quản lý các dự án lồng ghép để hình thành trung tâm cụm xã được thực hiện như sau:
+ Huyện là chủ đầu tư.
+ Thành lập Ban quản lý dự án do 1 đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, các thành viên gồm đại diện các Sở có công trình tham gia lồng ghép và Chủ tịch của các xã thuộc cụm.
- Về điều hành: Sau khi đã lồng ghép rồi thì công trình của ngành nào vẫn do ngành đó điều hành bao gồm cả tổ chức thực hiện xây dựng công trình và thanh quyết toán. Những công trình không có ngành nào điều hành, hoặc công trình có vốn phần lớn thuộc Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện) thì huyện điều hành.
b. Mô hình lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động và sử dụng cán bộ chuyên trách, cộng tác viên của các chương trình trên địa bàn.
Đây là những hoạt động mà phần lớn các chương trình đều có và nếu để từng chương trình tiến hành riêng lẻ thì sẽ dẫn đến các hoạt động được lặp đi lặp lại gây lãng phí về sử dụng cán bộ, mất nhiều thời gian hội họp của dân. Mặt khác do mức trợ cấp cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên của các chương trình khác nhau nên dễ nảy sinh thắc mắc trong đội ngũ cán bộ và không phát huy được đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên của các chương trình. Để khắc phục tình trạng này cần phải tiến hành lồng ghép và qua thực tế ở nhiều địa phương đã thực hiện được việc lồng ghép các hoạt động này.
- Cách tiến hành:
Bước I: Trước hết tỉnh, thành phố phải phân loại và nắm được có bao nhiêu hoạt động về tuyên truyền giáo dục, vận động của các chương trình thực hiện trên địa bàn và có bao nhiêu cán bộ chuyên trách, cộng tác viên cũng như định suất trợ cấp cụ thể cho từng loại cán bộ của từng chương trình khác nhau.
Đối với các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục phải mở rộng đến toàn dân và phải thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện, thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao cho Đài phát thanh - truyền hình tỉnh và các báo cáo lớn của tỉnh thực hiện. Nội dung tuyên truyền của từng chương trình và kinh phí cụ thể để thực hiện do Sở chuyên ngành đề xuất, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố thông qua dự án và giao để thực hiện.
Bước II: Lồng ghép các hoạt động của cán bộ chuyên trách và cộng tác viên. Đối với các hoạt động của cán bộ chuyên trách và cộng tác viên của từng chương trình ở xã, thôn bản, thì tuỳ theo tình hình thực tế ở địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở chuyên ngành chọn cán bộ ở một hoặc hai chương trình nào đó để giao nhiệm vụ thực hiện toàn bộ các nội dung phải tuyên truyền, giáo dục và vận động của các chương trình khác trên địa bàn xã (trừ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư do ngành nông nghiệp và thuỷ sản đảm nhiệm). Các cán bộ của chương trình được chọn phải có trình độ hiểu biết chung về nhiệm vụ tuyên truyền của các chương trình khác và phải đảm nhiệm được nội dung công việc do các chương trình khác giao. Như cán bộ của ngành y tế có thể đảm đương được nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục vận động của chương trình dân số KHHGĐ, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống HIV/AIDS.
Mức trợ cấp cho các cán bộ này do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định và được lấy từ kinh phí hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục của các chương trình tham gia lồng ghép. Nhưng không lấy tất cả các phần kinh phí của các chương trình để trả cho cán bộ này, mà chỉ trả theo mức thích hợp tương ứng với thời gian và công sức của các cộng tác viên, các cán bộ chuyên trách dành ra để thực hiện nhiệm vụ của mình. Phần tiết kiệm được sẽ chi cho các hoạt động khác của chương trình đang cần được khuyến khích mở rộng nhưng còn thiếu kinh phí.
IV. KẾ HOẠCH HOÁ CÔNG TÁC KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN THAM GIA THỰC HIỆN XĐGN
- Nhằm rút ra những mặt được và chưa được, kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong quá trình triển khai thực hiện chương trình đặc biệt là lồng ghép các chương trình cho mục tiêu XĐGN.
- Giúp cho chương trình thực hiện đúng mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
- Bảo đảm việc sử dụng nguồn vốn của chương trình đúng đối tượng, đúng mục đích.
- Bảo đảm tính dân chủ công khai trong việc thực hiện chương trình.
- Rút ra được các mô hình tốt về cách làm.
2. Cơ quan kiểm tra và cấp kiểm tra
- Ở Trung ương: Bộ quản lý chương trình chủ trì phối hợp với các Bộ chức năng: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan pháp luật để tổ chức kiểm tra các địa phương.
- Ở địa phương: Sở chuyên ngành chủ trì phối hợp với các Sở chức năng tổ chức đi kiểm tra các dự án, các huyện và các xã.
3. Thời gian và đối tượng kiểm tra:
a. Thời gian kiểm tra:
- Hàng năm, Bộ quản lý chương trình sẽ tổ chức đi kiểm tra địa phương,
- Hàng quý và 6 tháng, Sở chuyên ngành tổ chức đi kiểm tra các huyện và xã, báo cáo kết quả kiểm tra về Bộ quản lý chương trình.
b. Đối tượng kiểm tra:
- Các dự án của chương trình bao gồm tất cả của các Bộ, ngành TW trên địa bàn kể cả các dự án đo Trung ương trực tiếp quản lý (nếu có).
- Các xã nghèo, hộ nghèo.
- Việc thực hiện mục tiêu của chương trình trên địa bàn, chú ý tới các mục tiêu gắn với XĐGN trên địa bàn.
- Việc sử dụng vốn của TW và các nguồn vốn khác của chương trình trên địa bàn. Chú ý việc thực hiện tỷ lệ vốn của chương trình dành trực tiếp cho XĐGN có đến dân hay chưa và ở mức độ nào.
- Việc thực hiện các cơ chế chính sách đã được quy định cho chương trình phải thực hiện.
- Sự phối hợp giữa các ngành các cấp và huy động sức dân tham gia thực hiện chương trình.
- Đánh giá kết quả thực hiện chương trình rút ra bài học.
1. Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện ở cấp Trung ương:
a. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Có trách nhiệm:
- Là đầu mối giúp Chính phủ trong việc thực hiện kế hoạch hoá và việc lồng ghép các chương trình, dự án tham gia thực hiện XĐGN và điều hành thực hiện kế hoạch.
- Chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính trong việc bố trí vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cho từng chương trình và lồng ghép các chương trình, dự án ở cấp Trung ương; tham gia với Bộ Tài chính trong việc dự kiến cân đối chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước cho từng chương trình và trong đó có phần dành cho mục tiêu XĐGN.
- Sau khi đã được Quốc hội thông qua mức phân bỏ vốn từ Ngân sách Nhà nước cho từng chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính thông báo cho các Bộ quản lý chương trình để phân bổ cho các Bộ, địa phương.
- Tham gia với Bộ Quản lý chương trình trong việc xây dựng cơ chế chính sách để thực hiện các chương trình.
- Tham gia với Bộ quản lý chương trình và các Bộ chức năng khác trong việc kiểm tra tình hình thực hiện chương trình.
- Báo cáo tình hình thực hiện các chương trình hàng quý, hàng năm với Thủ tướng Chính phủ.
b. Bộ Tài chính: có trách nhiệm:
- Chủ trì và phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc cân đối chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước cho từng chương trình; tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc cân đối vốn đầu tư xây dựng từ Ngân sách Nhà nước cho từng chương trình.
- Cấp phát vốn cho các chương trình theo các quy định hiện hành và theo tiến độ thực hiện của từng chương trình.
- Hướng dẫn các Bộ quản lý chương trình và UBND các tỉnh, thành phố về cơ chế quản lý tài chính và việc thanh quyết toán của các chương trình.
- Phối hợp với Bộ quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc kiểm tra thực hiện chương trình ở các Bộ, ngành và địa phương.
- Chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý chương trình xử lý những vấn đề ách tắc về tài chính trong quá trình thực hiện các hoạt động, các dự án của chương trình.
c. Bộ quản lý chương trình: có trách nhiệm:
- Thực hiện các nhiệm vụ về kế hoạch hoá chương trình do Bộ quản lý theo các nội dung (đã được quy định ở Mục I, II, III, IV).
- Xác định trong kế hoạch hàng năm về nguồn lực của chương trình tham gia thực hiện XĐGN theo các mục tiêu, nhiệm vụ đã được quy định cho từng chương trình ở (Phụ lục 01 và 02).
- Nắm tình hình thực hiện mục tiêu của chương trình trên phạm vi chung của cả nước, từng tỉnh, thành phố cũng như tới từng dự án.
- Nắm toàn bộ danh mục các dự án và tình hình thực hiện của từng dự án trên địa bàn cụ thể.
- Quản lý thống nhất nguồn lực của chương trình đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, nhưng không nắm vốn để cấp trực tiếp kinh phí cho từng dự án, từng hoạt động cụ thể ở địa phương và Trung ương (trừ các dự án do Bộ trực tiếp thực hiên).
- Tổ chức điều hành thống nhất các hoạt động của chương trình và hướng dẫn các tỉnh, thành phố về các biện pháp để tổ chức triển khai thực hiện tốt mục tiêu của chương trình, không giao kế hoạch cho cơ quan ngành dọc ở địa phương.
- Nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách của chương trình và ban hành hướng dẫn các địa phương thực hiện.
- Tổ chức kiểm tra theo định kỳ 6 tháng, 9 tháng và hàng năm về tình hình thực hiện các chương trình của các tỉnh, thành phố theo nội dung đã được quy định (ở Mục IV).
- Phát hiện kịp thời và đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính giải quyết những vấn đề ách tắc trong quá trình thực hiện chương trình của các Bộ, địa phương và cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền của Bộ.
- Báo cáo tình hình thực hiện chương trình hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm theo nội dung và biểu mẫu quy định thống nhất (ở phụ lục 03) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Riêng đối với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực quản lý chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, ngoài các nhiệm vụ được quy định chung (nói ở điểm 1, Mục V) trên đây còn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp nguồn lực của các chương trình, dự án khác tham gia vào XĐGN để kết hợp với nguồn lực đầu tư riêng của chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN thành nguồn lực chung cho công tác XĐGN hàng năm.
2. Phân công trách nhiệm thực hiện ở cấp địa phương:
a. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: có trách nhiệm:
- Thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo các chương trình, mục tiêu quốc gia trên địa bàn, làm đầu mối tổ chức xây dựng kế hoạch các chương trình hoạt động trên địa bàn theo các nội dung đã được quy định (ở điểm 1, Mục I).
- Tổ chức giao kế hoạch:
+ Sau khi nhận được chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ giao, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có trách nhiệm báo cáo trước HĐND tỉnh, thành phố biết để tham gia giám sát việc phân bổ và điều hành thực hiện.
+ Giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá và các Sở chuyên ngành xây dựng các phương án phân bổ chỉ tiêu giao cho các chủ dự án các xã nghèo và UBND quận, huyện (nếu là chương trình không có dự án) theo các nội dung đã được quy định (tại Mục II) trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố xem xét quyết định và giao thực hiện.
- Tổ chức việc lồng ghép các chương trình hoạt động trên địa bàn cho mục tiêu XĐGN, thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở chuyên ngành theo các nội dung đã được quy định ở (điểm 2, Mục III) trước khi giao kế hoạch.
- Điều hành việc tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động trên địa bàn thông qua các Sở chuyên ngành và Chủ tịch UBND các quận, huyện.
- Ngoài nguồn lực của Trung ương đã giao cần tổ chức huy động nguồn lực tại chỗ của địa phương theo các quy định hiện hành cho XĐGN và bảo đảm thanh quyết toán rõ ràng, thông báo công khai để mọi người dân cùng biết.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình tới tận dự án theo các nội dung đã được quy định (ở Mục IV).
- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hàng quý và cả năm của các chương trình trên địa bàn thuộc UBND tỉnh, thành phố quản lý về Bộ quản lý chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo nội dung và mẫu biểu quy định thống nhất (ở Phụ lục 03).
b. Nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo các chương trình, mục tiêu quốc gia trên địa bàn, làm đầu mối giúp Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về:
+ Xây dựng kế hoạch các chương trình tham gia thực hiện XĐGN trên địa bàn.
+ Phối hợp với các Sở chuyên ngành tiến hành lồng ghép các chương trình trên địa bàn trước khi phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị thực hiện.
+ Phối hợp với các Sở chuyên ngành đề xuất phương án phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ dự án, các xã nghèo và Chủ tịch UBND quận, huyện để trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định và giao thực hiện.
+ Giúp UBND điều hành và tổng hợp chung về tình hình thực hiện các chương trình, mục tiêu tham gia thực hiện XĐGN trên địa bàn.
c. Sở Tài chính - Vật giá: Có trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở chuyên ngành trong việc phân bổ vốn của các chương trình cho các chủ dự án, các xã nghèo và các quận, huyện (nếu là chương trình không có dự án) và trong việc lồng ghép các chương trình trên địa bàn.
- Chỉ đạo việc cấp phát vốn cho các chương trình theo đúng nội dung và tiến độ thực hiện chương trình.
- Hướng dẫn các chủ dự án, các ngành thực hiện các nghiệp vụ tài chính, cơ chế chính sách tài chính mới ban hành có liên quan đến việc thực hiện của từng chương trình trên địa bàn.
- Thanh quyết toán tài chính các chương trình trên địa bàn và gửi về Bộ quản lý chương trình, Bộ Tài chính.
- Tổ chức kiểm tra thực hiện các quy định về mặt tài chính của các chương trình trên địa bàn.
d. Các Sở chuyên ngành: Có trách nhiệm:
- Chủ trì và phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng kế hoạch của chương trình do sở quản lý.
- Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc phân bổ chỉ tiêu và lồng ghép các chương trình trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội (cơ quan ngành dọc quản lý chương trình MTQG XĐGN trên địa bàn) trong quá trình triển khai thực hiện việc lồng ghép các chương trình, dự án tham gia thực hiện XĐGN trên địa bàn.
- Tổ chức việc thực hiện các chương trình theo các dự án và các hoạt động của chương trình.
- Tham gia với Sở Tài chính - Vật giá trong việc quyết toán kinh phí các dự án thuộc chương trình do sở quản lý.
- Tổ chức kiểm tra các dự án của chương trình.
đ. Chủ tịch UBND quận, huyện: Có trách nhiệm:
- Đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về các chỉ tiêu kế hoạch của các chương trình hoạt động trên địa bàn quận, huyện và các chỉ tiêu kế hoạch của các xã nghèo trong quận, huyện.
- Sau khi nhận được chỉ tiêu kế hoạch của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao (bao gồm các chỉ tiêu kế hoạch giao cho huyện và thông báo các chỉ tiêu do UBND tỉnh, thành phố giao trực tiếp cho các dự án và các xã nghèo trên địa bàn quận, huyện) Chủ tịch UBND quận, huyện báo cáo trước HĐND quận, huyện biết để tham gia giám sát việc phân bổ và tổ chức thực hiện.
- Giao chỉ tiêu kế hoạch cho các xã (đối với các chương trình thực hiện trên phạm vi tất cả các xã và không có dự án cụ thể).
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình trên địa bàn tới từng dự án cụ thể và từng xã nghèo.
- Huy động các nguồn lực trong huyện theo các quy định hiện hành cho việc thực hiện XĐGN ngoài nguồn lực do Trung ương và tỉnh giao.
- Báo cáo tình hình thực hiện các chương trình trên địa bàn hàng quý và cả năm cho Sở chuyên ngành, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá.
e. Chủ tịch UBND xã: có trách nhiệm:
- Khi nhận được chi tiêu kế hoạch của huyện giao, Chủ tịch UBND xã báo cáo trước HĐND xã về các chỉ tiêu, nhiệm vụ cũng như nguồn lực của các chương trình hoạt động trên địa bàn xã.
- Chủ tịch UBND xã cùng phối hợp với Mặt trận Tổ quốc xã tổ chức họp tới từng đại diện các thôn bản để thông báo cho toàn dân biết các mục tiêu, nhiệm vụ và kinh phí của các chương trình được thực hiện trên địa bàn xã và cùng toàn dân bàn các biện pháp để thực hiện.
- Việc xây dựng các công trình CSHT xã hội như: trường học, trạm y tế, nước sạch, trạm điện, đường giao thông, chợ hoặc các công trình phục vụ sản xuất như thuỷ lợi nhỏ v.v... do xã bàn bạc thống nhất và quyết định lựa chọn công trình. Ngoài nguồn vốn do Trung ương và tỉnh, huyện hỗ trợ, UBND xã bàn bạc dân chủ với nhân dân trong xã để thống nhất các biện pháp huy động nguồn lực tại chỗ cho các công trình, bao gồm sự đóng góp bằng ngày công lao động, vốn và vật tư khác. Khi công trình hoàn thành thì việc thanh quyết toán phải được báo cáo rõ ràng theo các quy định hiện hành và thông báo công khai để toàn dân trong xã được biết.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu thấy có khó khăn vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành và địa phương phản ảnh về Liên bộ để nghiên cứu giải quyết.
Nguyễn Sinh Hùng (Đã ký) | Trần Xuân Giá (Đã ký) | Nguyễn Thị Hằng (Đã ký) |
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN THAM GIA THỰC HIỆN XĐGN
A. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRONG NƯỚC:
1. Dự án trồng 5 triệu ha rừng:
Mục tiêu và nguồn lực của chương trình này hầu hết dành cho người nghèo và xã nghèo được hưởng lợi, thông qua tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần vào việc ổn định dân cư cho đồng bào các dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
2. Chương trình 773
Có các mục tiêu tác động đến XĐGN là: Khai hoang tạo tư liệu sản xuất là đất đai cho người nghèo và xây dựng các cơ sở phúc lợi xã hội ở các xã nghèo.
3. Chương trình Giáo dục - Đào tạo
Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN: Xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; Hỗ trợ giáo dục miền núi và dân tộc (Cung cấp sách giáo khoa cho học sinh); Nâng cấp cơ sở vật chất các trường học phổ thông.
4. Chương trình Y tế.
Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN: Chữa các bệnh về sốt rét, bướu cổ, phong, lao, sốt xuất huyết cho nhân dân nói chung, trong đó phần lớn cho người nghèo; Nâng cấp trang thiết bị các cơ sở y tế; Xoá các xã trắng về y tế.
5. Chương trình phòng chống HIV/AIDS.
Có mục tiêu: Điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nói chung, trong đó có người nghèo, đặc biệt là trẻ em mồ côi do cha mẹ bị chết vì bệnh AIDS.
6. Chương trình Dân số - Kế hoạch hoá gia đình.
Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN: Cung cấp các phương tiện, dịch vụ tránh thai cho nhân dân nói chung, trong đó có người nghèo; Xây dựng các trạm y tế xã.
7. Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.
Có mục tiêu là đảm bảo cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nói chung và trong đó có người nghèo và xây dựng các công trình cung cấp nước sạch ở các xã nghèo.
8. Chương trình Quốc gia về việc làm:
Có các mục tiêu tham gia trực tiếp vào XĐGN:
+ Tham gia giải quyết việc làm cho những hộ nghèo không có việc làm,
+ Đào tạo nghề miễn phí cho con em các hộ nghèo tại các chung tâm dịch vụ việc làm thuộc khu vực Nhà nước quản lý.
9. Chương trình Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em.
Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN:
+ Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.
+ Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em
10. Chương trình Văn hoá.
Có mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN: Phát triển văn hoá thông tin cơ sở ở miền núi, vùng sâu, vùng xa: Bố trí cán bộ hoạt động văn hoá, trang bị sách báo và các phương tiện thông tin cho các xã nghèo.
11. Chương trình phủ sóng phát thanh
Có mục tiêu là cung cấp radio cho các xã vùng cao biên giới, hải đảo và các hộ nghèo thuộc diện đối tượng chính sách.
12. Chương trình phủ sóng truyền hình:
Có các mục tiêu liên quan trực tiếp đến XĐGN:
+ Cung cấp tivi cho các xã vùng cao biên giới, hải đảo và các hộ nghèo thuộc diện đối tượng chính sách.
Cung cấp các máy TVRO cho các tụ điểm dân cư ở các xã nghèo vùng cao, biên giới, hải đảo.
13. Chương trình phòng chống ma tuý.
Có các mục tiêu liên quan trực tiếp đến XĐGN: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở các xã nghèo xoá bỏ cây thuốc phiện và cai nghiện cho người nghèo.
14. Một số nhiệm vụ, chính sách tham gia thực hiện XĐGN:
- Phát triển hệ thống lưới điện sinh hoạt ở nông thôn. Có mục tiêu là tham gia xây dựng đường điện và trạm điện về các xã nghèo.
- Phát triển hệ thống giao thông nông thôn. Có mục tiêu là tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn đến các xã nghèo.
- Chính sách cho dân vay để tôn nền và làm nhà trên cọc thuộc các tỉnh vùng ngập lũ ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Chính sách trợ giá, trợ cước cho miền núi, vùng cao cho đồng bào dân tộc nói chung trong đó có người nghèo.
- Chính sách cứu tế, cứu đói thiên tai lũ lụt.
- Quỹ XĐGN của các địa phương.
B. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ (KỂ CẢ VỐN VAY VÀ VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI)
1. Dự án Hỗ trợ y tế quốc gia:
Có mục tiêu tham gia trực tiếp XĐGN: Xây dựng các trạm y tế xã, trong đó có các xã nghèo.
2. Dự án Dân số sức khoẻ gia đình:
Có mục tiêu tham gia trực tiếp XĐGN: Xây dựng các trạm y tế xã, trong đó có các xã nghèo.
3. Dự án IFAD
Có mục tiêu tham gia trực tiếp XĐGN: Xây dựng cơ sở hạ tầng và vốn vay cho người nghèo.
4. Dự án trồng rừng vùng Đông Bắc
5. Dự án trồng rừng các tỉnh miền Trung
6. Dự án khu vực lâm nghiệp cho Thanh Hoá, Quảng Trị, Phú Yên, Gia Lai.
7. Dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn.
Các dự án trên đều có tác động trực tiếp đến các hộ nghèo và xã nghèo vùng sâu, vùng xa, thông qua tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc nghèo.
8. Các dự án tín dụng trực tiếp cho người nghèo do CHLB Đức tài trợ như:
Dự án tín dụng XĐGN 3 tỉnh khu 4 cũ, Dự án tín dụng XĐGN 7 tỉnh miền núi phía Bắc; Dự án chuyển đổi nợ của Cộng hoà Liên bang Đức cho XĐGN ở tỉnh Hà Giang.
Các mục tiêu, nhiệm vụ tham gia trực tiếp vào XĐGN của các chương trình, dự án trên đây hàng năm được lồng ghép vào chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, thông qua việc bố trí kế hoạch và cân đối nguồn lực của từng chương trình (sẽ được cụ thể hoá ở các phần tiếp theo).
Tên chương trình, dự án | Kinh phí chung của từng mục tiêu (%) | Phần kinh phí dành cho XĐGN (%) |
A. Các chương trình, dự án trong nước: |
|
|
1. Dự án trồng 5 triệu ha rừng: Mục tiêu và nguồn lực của dự án này hầu hết cho người nghèo và xã nghèo được hưởng lợi, thông qua tăng việc làm, tăng thu nhập, góp phần vào việc ổn định dân cư cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa. | 100 | 70 |
2. Chương trình 773: - Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN là: + Khai hoang tạo TLSX là đất đai cho người nghèo + XD các cơ sở phúc lợi xã hội ở các xã nghèo | 100 100 | 70 70 |
3. Chương trình Giáo dục Đào tạo - Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN: + Xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học + Hỗ trợ giáo dục miền núi (cung cấp sách giáo khoa cho học sinh) + Nâng cấp cơ sở vật chất các trường học phổ thông | 100
100 | 80 100 30 |
4. Chương trình Y tế (phòng chống một số bệnh XH và bệnh dịch nguy hiểm) - Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN: |
|
|
+ Chữa các bệnh về sốt rét, bướu cổ, phong, lao, sót xuất huyết,... cho người nghèo, |
|
|
+ Nâng cấp trang thiết bị các cơ sở Y tế, | 100 | 30 |
+ Xoá các xã trắng về y tế, | 100 | 100 |
5. Chương trình Dân số - KHHGĐ |
|
|
- Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN |
|
|
+ Cung cấp các phương tiện, dịch vụ tránh thai cho người nghèo |
|
|
+ Xây dựng các trạm y tế xã, | 100 | 30 |
6. Chương trình nước sạch và VSMT nông thôn | 100 | 30 |
- Có mục tiêu là đảm bảo cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nói chung và trong đó có người nghèo và các xã nghèo và xây dựng các công trình cung cấp nước sạch ở các xã nghèo. |
|
|
7. Chương trình Quốc gia về việc làm. |
|
|
- Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN: |
|
|
+ Tham gia giải quyết việc làm cho những hộ nghèo không có việc làm |
|
|
+ Đào tạo nghề miễn phí cho con em các hộ nghèo tại các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc khu vực Nhà nước quản lý |
|
|
8. Chương trình Bảo vệ và chăm sóc trẻ em. |
|
|
- Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN: |
|
|
+ Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, | 100 | 80 |
+ Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, | 100 | 80 |
9. Chương trình Văn hoá. |
|
|
- Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN: |
|
|
+ Phát triển văn hoá thông tin cơ sở vùng sâu, vùng xa | 100 | 70 |
10. Chương tình Phủ sóng phát thanh |
|
|
- Có mục tiêu là cung cấp Radio cho các xã vùng cao biên giới, hải đảo và các hộ nghèo thuộc diện đối tượng chính sách |
|
|
11. Chương trình phủ sóng truyền hình. |
|
|
- Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN: |
|
|
+ Có mục tiêu là cung cấp Tivi cho các xã vùng cao biên giới, hải đảo và các hộ nghèo thuộc diện đối tượng chính sách |
|
|
+ Cung cấp các máy TVRO cho các tụ điểm dân cư ở các xã nghèo vùng cao, biên giới, hải đảo |
|
|
12. Chương trình phòng chống HIV/AIDS. |
|
|
- Hỗ trợ cho trẻ em nghèo cô đơn do bố mẹ bị chết vì AIDS, các đối tượng nghèo bị HIV/AIDS |
|
|
13. Chương trình phòng chống ma tuý |
|
|
- Có các mục tiêu tác động trực tiếp đến XĐGN: |
|
|
+ Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở các xã nghèo xoá bỏ cây thuốc phiện, |
|
|
+ Cai nghiện cho người nghèo, | 100 | 20 |
14. Nhiệm vụ phát triển hệ thông điện nông thôn. |
|
|
- Có mục tiêu là tham gia xây dựng các trạm điện ở các xã nghèo |
|
|
15. Nhiệm vụ phát triển giao thông nông thôn: |
|
|
- Có mục tiêu là tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn đến các xã nghèo |
|
|
16. Chính sách cho dân vay tiền làm nhà trên cọc để chống lũ ở đồng bằng sông Cửu Long. |
|
|
17. Chính sách trợ giá, trợ cước cho miền núi, vùng cao cho đồng bào dân tộc nói chung trong đó có người nghèo |
|
|
18. Chính sách cứu tế, cứu đói. | 100 | 30 |
19. Quỹ XĐGN của các địa phương. | 100 | 100 |
B. Các chương trình, dự án hợp tác quốc tế (kể cả vốn vay và viện trợ không hoàn lại) |
|
|
1. Dự án hỗ trợ Y tế quốc gia |
|
|
- Có mục tiêu tham gia trực tiếp XĐGN: Xây dựng các trạm y tế xã trong đó có các xã nghèo. |
|
|
2. Dự án Dân số - sức khoẻ gia đình |
|
|
- Có mục tiêu tham gia trực tiếp XĐGN: Xây dựng các trạm y tế xã trong đó có các xã nghèo. |
|
|
3. Dự án IFAD. | 50 | 50 |
- Có mục tiêu tham gia trực tiếp XĐGN: |
|
|
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng |
|
|
+ Vốn vay cho người nghèo |
|
|
4. Dự án trồng rừng vùng Đông Bắc | 100 | 40 |
5. Dự án trồng rừng các tỉnh miền Trung | 100 | 40 |
6. Dự án khu vực lâm nghiệp cho Thanh Hoá, Quảng Trị, Phú Yên, Gia Lai |
|
|
7. Dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn | 100 | 30 |
Các dự án này đều có tác động trực tiếp đến các hộ nghèo và xã nghèo vùng sâu, vùng xa, thông qua tạo việc làm tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc nghèo. |
|
|
8. Các dự án tín dụng trực tiếp cho người nghèo do CHLB Đức tài trợ như: |
|
|
- Dự án tín dụng XĐGN 3 tỉnh khu 4 cũ |
|
|
- Dự án tín dụng XĐGN 7 tỉnh miền núi phía Bắc, |
|
|
- Dự án chuyển đổi nợ của CHLB Đức cho XĐGN ở tỉnh Hà Giang, |
|
|
Từ khóa: Thông tư liên tịch 01/1999/TTLT-BKH-BTC-BLĐTBXH, Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-BKH-BTC-BLĐTBXH, Thông tư liên tịch 01/1999/TTLT-BKH-BTC-BLĐTBXH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-BKH-BTC-BLĐTBXH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch 01 1999 TTLT BKH BTC BLĐTBXH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, 01/1999/TTLT-BKH-BTC-BLĐTBXH
File gốc của Thông tư liên tịch 01/1999/TTLT-BKH-BTC-BLĐTB&XH về việc kế hoạch hoá việc lồng ghép các chương trình, dự án tham gia thực hiện xoá đói giảm nghèo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Tài chính – Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành đang được cập nhật.
Thông tư liên tịch 01/1999/TTLT-BKH-BTC-BLĐTB&XH về việc kế hoạch hoá việc lồng ghép các chương trình, dự án tham gia thực hiện xoá đói giảm nghèo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Tài chính – Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính |
Số hiệu | 01/1999/TTLT-BKH-BTC-BLĐTBXH |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Người ký | Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Hằng, Trần Xuân Giá |
Ngày ban hành | 1999-03-15 |
Ngày hiệu lực | 1999-03-30 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Hết hiệu lực |