BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75/2018/TT-BTC | Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2018 |
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG, THỦY LỢI
Căn cứ Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 44/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không;
Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi.
1. Thông tư này quy định chế độ quản lý, tính hao mòn đối với tài sản tài sản kết cấu hạ tầng hàng không, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt, tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (sau đây gọi là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi).
2. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi (sau đây gọi là cơ quan được giao quản lý tài sản).
4. Các đối tượng khác liên quan đến quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu giao thông, thủy lợi.
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi đủ tiêu chuẩn để ghi sổ kế toán là những tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chí dưới đây:
b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
a) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
- Đường lăn;
- Đường công vụ khu bay;
- Các tài sản kết cấu hạ tầng hàng không khác.
- Đường sắt quốc gia (đường sắt chính tuyến, đường ga), ghi, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, đường ngang, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt quốc gia và đường bộ;
- Đepo (nơi tập kết tàu, bảo dưỡng, sửa chữa tàu, thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật khác);
- Hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống thông tin tín hiệu (đường truyền tải, trạm tổng đài, tín hiệu ra vào ga, thiết bị khống chế, thiết bị điều khiển, cáp tín hiệu, thiết bị nguồn); hệ thống cấp điện liên quan trực tiếp đến chạy tàu;
- Đường bộ trong ga không phục vụ tác nghiệp chạy tàu;
- Kho, bãi chứa hàng hóa không trực tiếp liên quan đến chạy tàu;
- Nhà làm việc của cơ quan nhà nước tại khu vực ga;
c) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
- Khu chuyển tải, khu neo đậu, khu tránh, trú bão trong vùng nước cảng biển;
- Hệ thống thông tin giao thông, thông tin liên lạc và hệ thống điện, nước;
- Phao, tiêu và nhà trạm quản lý vận hành phao tiêu;
- Đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ;
- Tài sản kết cấu hạ tầng mạng viễn thông hàng hải (tài sản, vật kiến trúc, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động của hệ thống Thông tin duyên hải Việt Nam);
d) Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Hành lang bảo vệ luồng;
- Khu neo đậu ngoài cảng;
- Báo hiệu đường thủy nội địa;
- Các tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa khác.
- Đập, hồ chứa nước;
- Kè, bờ bao thủy lợi;
- Các tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi khác.
1. Mọi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi phải có hồ sơ tài sản, được quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
3. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết hao mòn thì cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này.
5. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi có trách nhiệm:
b) Thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất hạch toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có);
d) Tính hao mòn đối với tài sản được giao quản lý theo quy định tại Thông tư này.
1. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi đang sử dụng trước ngày các Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi có hiệu lực thi hành, việc xác định nguyên giá tài sản thực hiện như sau:
b) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi không có thông tin về giá trị tài sản:
- Trường hợp không có tài sản tương đương thì sử dụng giá trị quy ước do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông thủy lợi) quyết định để làm nguyên giá tài sản. Khi kê khai, đăng nhập thông tin tài sản loại này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công phải ghi rõ nguyên giá tài sản là giá quy ước và được theo dõi, báo cáo riêng. Giá quy ước được sử dụng để xác định giá trị tài sản để ghi sổ kế toán, không sử dụng để xác định giá trị hao mòn, chi phí khấu hao quy định tại Điều 9 Thông tư này.
3. Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi được đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau: Giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B; giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt. Khi có quyết toán được phê duyệt, cơ quan kế toán phải thực hiện điều chỉnh giá trị đã hạch toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
a) Nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi được thay đổi trong các trường hợp sau:
- Thực hiện nâng cấp, sửa chữa, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác phải hạch toán giảm nguyên giá theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Phạm vi tài sản và nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi
2. Những tài sản kết cấu hạ tầng dưới đây không phải tính giá trị hao mòn:
b) Tài sản đã tính hết hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được;
d) Tài sản mà cơ quan, đơn vị đang bảo quản hộ, giữ hộ.
4. Việc tính hao mòn thực hiện mỗi năm một lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán. Trường hợp tài sản có thời gian tính hao mòn lớn hơn hoặc bằng 06 (sáu) tháng thì tính tròn 01 (một) năm; trường hợp tài sản có thời gian tính hao mòn dưới 06 (sáu) tháng thì không tính hao mòn.
6. Khi kiểm kê, đánh giá lại tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền thì hao mòn tài sản được xác định trên cơ sở giá trị đánh giá lại sau khi kiểm kê từ năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền xác định giá trị đánh giá lại.
1. Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi tương ứng với từng loại tài sản theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Phương pháp tính hao mòn
Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi
=
Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi
x
Tỷ lệ hao mòn (%/năm)
= |
+ |
- | 3. Đối với những tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi có thay đổi về nguyên giá thì cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý tài sản xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản đó để ghi sổ kế toán. 2. Chi phí khấu hao tính vào giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định của pháp luật về thủy lợi được xác định theo tỷ lệ hao mòn của tài sản tương ứng quy định tại Thông tư này. Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi theo quy định. 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 10 năm 2018. Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi quy định tại Thông tư này áp dụng từ năm tài chính 2019.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 75/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Từ khóa: Thông tư 75/2018/TT-BTC, Thông tư số 75/2018/TT-BTC, Thông tư 75/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính, Thông tư số 75/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính, Thông tư 75 2018 TT BTC của Bộ Tài chính, 75/2018/TT-BTC File gốc của Thông tư 75/2018/TT-BTC quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật. Thông tư 75/2018/TT-BTC quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hànhTóm tắt
Đăng nhậpĐăng ký |