BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 340/QĐ-BNV | Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2021 |
VỀ VIỆC CÔNG NHẬN ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) QUỸ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Như Điều 3; | KT. BỘ TRƯỞNG |
QUỸ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN VIỆT NAM
(Được công nhận kèm theo Quyết định số: 340/QĐ-BNV ngày 05/03/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
1. Tên gọi:
b) Tên tiếng Anh: Vietnam Association for Victims of Agent Orange/dioxin Foundation;
2. Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sử dụng biểu tượng của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam làm biểu tượng của Quỹ.
4. Số điện thoại: 02466725588; số fax: 02462652643;
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý
2. Quỹ được tổ chức và hoạt động theo nguyên lắc:
b) Tự nguyện, tự chủ, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của Quỹ;
d) Công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động và thu, chi tài chính, tài sản của Quỹ;
3. Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc.
Điều 4. Sáng lập viên thành lập Quỹ
2. Trụ sở tại: Số 35, đường Hồ Mễ Trì, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Tp, Hà Nội.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ; QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ
1. Chức năng:
2. Nhiệm vụ:
b) Tiếp nhận và quản lý tài sản được tài trợ, viện trợ theo ủy quyền từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng ủy quyền phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ đã được Bộ Nội vụ công nhận và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Vận động quyên góp, tài trợ cho Quỹ; tiếp nhận tài sản do các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước tài trợ, hiến tặng hoặc bằng các hình thức khác theo đúng tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
5. Được thành lập pháp nhân trực thuộc theo quy định của pháp luật; tổ chức các hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo tồn và tăng trưởng tài sản Quỹ.
7. Sử dụng tải sản, tài chính tiết kiệm và hiệu quả theo đúng tôn chỉ, mục đích của Quỹ; nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê theo quy định của pháp luật.
9. Hàng năm, Quỹ phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và tài chính với Bộ Nội vụ. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện công khai các khoản đóng góp của Quỹ trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
11. Quan hệ với các địa phương, tổ chức, cá nhân cần sự trợ giúp để xây dựng các đề án tài trợ theo tôn chỉ, mục đích hoạt động của Quỹ.
13. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Hội đồng quản lý Quỹ.
3. Giám đốc Quỹ.
5. Chi nhánh hoặc văn phòng đại diện (nếu có).
1. Hội đồng quản lý Quỹ là cơ quan quản lý của Quỹ, nhân danh Quỹ để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Quỹ; có nhiệm kỳ 05 (năm) năm; gồm ít nhất 07 (bảy) thành viên, Hội đồng quản lý Quỹ do sáng lập viên đề cử, trường hợp không có đề cử của sáng lập viên thành lập Quỹ, Hội đồng quản lý Quỹ nhiệm kỳ trước bầu ra Hội đồng quản lý Quỹ nhiệm kỳ tiếp theo và được Bộ Nội vụ công nhận.
3. Thành viên Hội đồng quản lý Quỹ phải có đủ năng lực hành vi dân sự không có án tích; có quyền xin từ nhiệm vi lý do cá nhân hoặc có thể bị bãi nhiệm trong trường hợp vi phạm Điều lệ Quỹ hoặc vi phạm pháp Luật.
a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động hàng năm của Quỹ;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ; quyết định thành lập Ban Kiểm soát Quỹ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Quỹ hoặc ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc Quỹ trong trường hợp Giám đốc Quỹ là người do Quỹ thuê; quyết định người phụ trách công tác kế toán và người quản lý khác quy định tại Điều lệ Quỹ;
đ) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng tài sản, tài chính Quỹ;
g) Quyết định thành lập pháp nhân trực thuộc Quỹ, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện Quỹ theo quy định của pháp luật;
i) Quyết định giải thể hoặc đề xuất những thay đổi về giấy phép thành lập và Điều lệ Quỹ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
l) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
a) Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ triệu tập và chủ trì. Hội đồng quản lý Quỹ họp định kỳ một năm một lần, có thể họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hoặc theo yêu cầu của trên 1/2 (một phần hai) số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị. Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ được coi là hợp lệ khi có trên 2/3 (hai phần ba) số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tham gia;
c) Giữa hai kỳ họp, Hội đồng quản lý Quỹ có thể biểu quyết hoặc quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý Quỹ thông qua việc lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản;
Điều 9. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ
2. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ:
b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng quản lý Quỹ hoặc để lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ;
d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ kiêm Giám đốc Quỹ thì phải ghi rõ trong các giấy tờ giao dịch của Quỹ.
Điều 10. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ
2. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ điều hành các hoạt động của Quỹ theo sự phân công của Hội đồng quản lý Quỹ và thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.
1. Ban kiểm soát Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định thành lập theo Nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ. Ban Kiểm soát có ít nhất 03 (ba) thành viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Ủy viên.
a) Kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ theo Điều lệ và các quy định của pháp luật; kiểm tra thường xuyên 06 (sáu) tháng một lần và đột xuất khi cần thiết;
b) Báo cáo, kiến nghị với Hội đồng quản lý Quỹ về kết quả kiểm tra, giám sát và tình hình tài chính của Quỹ, Báo cáo, kiến nghị và quyết định của Ban Kiểm soát được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) thành viên Ban Kiểm soát biểu quyết tán thành
2. Giám đốc Quỹ là người điều hành công việc hằng ngày của Quỹ, chịu sự giám sát của Hội đồng quản lý Quỹ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc Quỹ không quá 05 (năm) năm, có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
a) Điều hành và quản lý các hoạt động của Quỹ, chấp hành các định mức chi tiêu của Quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý, Điều lệ Quỹ và các quy định của pháp luật;
c) Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của Quỹ với Hội đồng quản lý Quỹ và cơ quan có thẩm quyền;
đ) Đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm Phó Giám đốc và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc;
f) Phối hợp với các Ban của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ của Quỹ.
1. Người phụ trách kế toán Quỹ do Hột đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Quỹ và thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế phụ trách kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
3. Không được bổ nhiệm người có tiền án, tiền sự, bị kỷ luật vì tham ô, xâm phạm tài sản nhà nước và vi phạm các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính mà chưa được xóa án tích làm phụ trách kế toán của Quỹ.
Điều 14. Văn phòng, ban chuyên môn
2. Trong quá trình hoạt động, Hội đồng quản lý Quỹ xem xét, quyết định thành lập các phòng ban chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu, giúp Quỹ vận động, quyên góp, tài trợ, hỗ trợ, thực hiện các hoạt động của Quỹ theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ.
1. Quỹ được thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với đặt trụ sở chính của Quỹ và gửi 01 (một) bộ hồ sơ thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập Quỹ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Quỹ đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
3. Hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Quỹ đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
VẬN ĐỘNG QUYÊN GÓP, TIẾP NHẬN TÀI TRỢ, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ
1. Quỹ được vận động quyên góp, vận động tài trợ trong nước và nước ngoài nhằm thực hiện mục đích hoạt động của Quỹ theo quy định của Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật.
3. Đối với những khoản tài trợ có mục đích, mục tiêu, có địa chỉ phải thực hiện đúng yêu cầu của nhà tài trợ.
5. Đối với khoản tài trợ, quyên góp, ủng hộ, trợ giúp, khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai, cứu trợ khẩn cấp thực hiện chi đầy đủ 100% (một trăm phần trăm) ngay sau khi nhận được tiền và tài sản. Đối với những khoản tài trợ có mục đích, mục tiêu phải thực hiện đúng theo yêu cầu của nhà tài trợ và quy định của pháp luật.
1. Việc vận động tài trợ, vận động quyên góp tiền, hiện vật, công sức của cá nhân, tổ chức phải trên cơ sở tự nguyện với lòng hảo tâm, Quỹ không tự đặt ra mức huy động đóng góp tối thiểu để buộc cá nhân, tổ chức thực hiện.
3. Nội dung vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ phải công khai, minh bạch, bao gồm; Mục đích vận động quyên góp, tài trợ; kết quả vận động quyên góp, tài trợ; việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán.
a) Niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận quyên góp, tài trợ và nơi nhận cứu trợ, trợ giúp;
c) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
1. Đối tượng, điều kiện nhận hỗ trợ, tài trợ
b) Con, cháu, chắt của nạn nhân sinh ra bị khuyết tật, dị dạng hoặc bị các bệnh khác do chất độc hóa học gây ra.
2. Mức hỗ trợ, tài trợ
3. Hình thức hỗ trợ, tài trợ
b) Trợ giúp làm nhà ở, sửa chữa nhà ở; tài trợ các trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng nạn nhân.
đ) Nuôi dưỡng tại các cơ sở chăm sóc y tế theo chế độ bán trú hoặc lưu trú có thời gian, hoặc thường xuyên.
f) Tặng hỗ trợ tiền làm vốn sản xuất, mở lớp dạy học, dạy nghề, và tư vấn việc làm.
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN, TÀI CHÍNH
1. Thu từ đóng góp tự nguyện, tài trợ hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có), bao gồm:
b) Thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt hàng.
5. Thư từ các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
1. Nguyên tắc chi: Tiết kiệm, hiệu quả theo đúng tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ và đối tượng của Quỹ, phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ.
3. Chi cho các đối tượng quy định tại Điều 18 của Điều lệ này.
5. Gửi tiết kiệm đối với tiền nhàn rỗi.
Điều 21. Nội dung chi cho hoạt động quản lý Quỹ
2. Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các khoản đóng góp theo quy định.
4. Chi mua sắm, sửa chữa vật tư Văn phòng, tài sản phục vụ hoạt động của Quỹ.
6. Chi các khoản công tác phí phát sinh khi đi làm các nhiệm vụ vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hàng cứu trợ.
8. Các khoản chi khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ theo quy định của Hội đồng quản lý Quỹ và quy định của pháp luật.
a) Hội đồng quản lý Quỹ quy định cụ thể tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý Quỹ tối đa không quá 5% (năm phần trăm) tổng thu hàng năm của Quỹ (không bao gồm các khoản: Tài trợ bằng hiện vật, tài trợ của Nhà nước để thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt hàng);
c) Trường hợp chi phí quản lý của Quỹ đến cuối năm không sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ.
1. Hội đồng quản lý Quỹ ban hành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, nguồn thu, các định mức chi tiêu của Quỹ; phê duyệt tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý Quỹ, chuẩn y kế hoạch tài chính và xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm của Quỹ.
3. Giám đốc Quỹ chấp hành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, nguồn thu, các định mức chi tiêu của Quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ trên cơ sở nhiệm vụ hoạt động đã được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua; không được sử dụng tài sản, tài chính của Quỹ vào các hoạt động khác ngoài tôn chỉ, mục đích của Quỹ.
a) Danh sách, số tiền, hiện vật đóng góp, tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân cho Quỹ;
c) Báo cáo tình hình tài sản, tài chính và quyết toán quý, năm của Quỹ theo từng nội dung thu, chi theo Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành.
6. Quỹ phải thực hiện công khai báo cáo tài chính và công khai quyết toán Quỹ và kết luận của kiểm toán (nếu có) hàng năm theo quy định hiện hành.
1. Trường hợp Quỹ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì toàn bộ tiền và tài sản của Quỹ phải được tiến hành kiểm kê đầy đủ, kịp thời trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách; tuyệt đối không được phân chia tài sản của Quỹ. Tiền và tải sản của Quỹ mới được sáp nhập, hợp nhất phải bằng với tổng số tiền và tài sản của Quỹ trước khi sáp nhập, hợp nhất. Tổng số tiền và tài sản của các quỹ mới được chia, tách phải bằng với số tiền và tài sản của Quỹ trước khi chia, tách.
3. Trường hợp Quỹ bị giải thể, không được phân chia tài sản của Quỹ, Việc bán, thanh lý tài sản của Quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan tại thời điểm giải thể.
a) Chi phí giải thể Quỹ;
c) Nợ thuế và các khoản phải trả khác.
HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH, ĐỔI TÊN; ĐÌNH CHỈ CÓ THỜI HẠN VÀ GIẢI THỂ QUỸ
1. Việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Điều 25. Đình chỉ có thời hạn hoạt động của Quỹ
Điều 40 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
1. Việc thực hiện giải thể Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
1. Tổ chức cá nhân có nhiều đóng góp cho hoạt động của Quỹ sẽ được Hội đồng quản lý Quỹ khen thưởng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng quản lý Quỹ quy định cụ thể hình thức, thẩm quyền, trình tự xem xét, quyết định kỷ luật trong nội bộ Quỹ.
Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ phải được trên 2/3 (hai phần ba) thành viên Hội đồng quản lý Quỹ biểu quyết thông qua, lập thành văn bản có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ và được Bộ trưởng Bộ Nội vụ công nhận mới có hiệu lực thi hành.
1. Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam gồm 08 (tám) Chương, 30 (ba mươi) Điều có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Bộ Nội vụ ký quyết định công nhận.
File gốc của Quyết định 340/QĐ-BNV năm 2021 công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 340/QĐ-BNV năm 2021 công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nội vụ |
Số hiệu | 340/QĐ-BNV |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Trần Anh Tuấn |
Ngày ban hành | 2021-03-05 |
Ngày hiệu lực | 2021-03-05 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Còn hiệu lực |