BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1284/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2018 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC MUA SẮM TÀI SẢN TẬP TRUNG CẤP BỘ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Quyết định số 2041/QĐ-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp Bộ của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 613/QĐ-BGTVT ngày 06/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc Ban hành Quy chế tổ chức mua sắm tài sản tập trung cấp Bộ của Bộ Giao thông vận tải.
- Như Điều 3; | KT. BỘ TRƯỞNG |
TỔ CHỨC MUA SẮM TÀI SẢN TẬP TRUNG CẤP BỘ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1284/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Quy chế này quy định về mua sắm tài sản theo phương thức tập trung đối với các tài sản trong danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp Bộ của Bộ Giao thông vận tải.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục trực thuộc Bộ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, Văn phòng Quỹ bảo trì Đường bộ Trung ương, Văn phòng Thường trực Ủy ban an ninh Hàng không dân dụng Quốc gia, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải, các Ban quản lý dự án, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông vận tải trực tiếp sử dụng tài sản thuộc danh mục mua sắm tài sản tập trung cấp Bộ (sau đây gọi chung là các đơn vị).
1. Đơn vị mua sắm tài sản tập trung cấp Bộ của Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản tập trung cấp Bộ của Bộ Giao thông vận tải.
3. Đơn vị mua sắm tài sản tập trung cấp Bộ của Bộ Giao thông vận tải được phép sử dụng con dấu của đơn vị để tổ chức thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản tập trung.
1. Tập hợp nhu cầu, lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản.
3. Ký thỏa thuận khung với nhà thầu được lựa chọn cung cấp tài sản, phát hành tài liệu mô tả chi tiết các tài sản được lựa chọn; quy định mẫu hợp đồng mua sắm làm cơ sở cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản ký hợp đồng mua sắm với nhà cung cấp trong trường hợp áp dụng mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung; trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp tài sản trong trường hợp áp dụng mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp.
5. Công khai việc mua sắm tài sản theo quy định hiện hành.
7. Giám sát việc thực hiện thỏa thuận khung, hợp đồng của các nhà thầu được lựa chọn; tiếp nhận, xử lý thông tin phản hồi từ các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản.
Điều 5. Yêu cầu trong mua sắm tài sản tập trung
2. Thực hiện mua sắm tài sản tập trung trong phạm vi dự toán được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng, bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm và có hiệu quả.
4. Bảo đảm tính đồng bộ, hiện đại và theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu.
1. Kinh phí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trong dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị.
3. Nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn ngân sách nhà nước mà nhà tài trợ không có yêu cầu mua sắm khác với quy định tại Quyết định này.
Điều 7. Cách thức thực hiện mua sắm tài sản tập trung
Đơn vị mua sắm tài sản tập trung cấp Bộ của Bộ Giao thông vận tải tổng hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp lựa chọn nhà thầu, ký thỏa thuận khung với nhà thầu được lựa chọn.
2. Trường hợp mua sắm tài sản thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn ngân sách nhà nước mà nhà tài trợ có yêu cầu áp dụng theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp thì áp dụng theo phương thức ký hợp đồng trực tiếp.
1. Việc mua sắm tài sản tập trung cấp Bộ của Bộ Giao thông vận tải được thực hiện 02 đợt vào Quý II và Quý IV hàng năm.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN MUA SẮM TÀI SẢN TẬP TRUNG
1. Lập, phê duyệt dự toán mua sắm tài sản.
3. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
5. Tổ chức lựa chọn nhà thầu.
7. Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
9. Ký kết hợp đồng mua sắm tài sản.
11. Bảo hành, bảo trì tài sản.
1. Căn cứ tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền quy định, nhu cầu và hiện trạng sử dụng tài sản, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản đề xuất nhu cầu mua sắm tài sản cùng với việc lập dự toán ngân sách hàng năm, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. (Trong đó, xác định cụ thể chủng loại, số lượng, dự toán kinh phí mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung).
2. Cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước quyết định giao dự toán cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu và đủ điều kiện được mua sắm tài sản.
1. Căn cứ văn bản phân bổ dự toán của cơ quan, người có thẩm quyền, các đơn vị được quy định tại Điều 2 Quy chế này có trách nhiệm lập văn bản đăng ký mua sắm tập trung, gửi cơ quan quản lý cấp trên (sau đây gọi là đầu mối đăng ký mua sắm tập trung) để tổng hợp gửi đơn vị mua sắm tập trung của Bộ (theo Mẫu 01/MSTT kèm theo Quy chế này) theo thời gian quy định tại khoản 2, Điều 8 Quy chế này.
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản sau khi hoàn thành việc mua sắm;
c ) Dự toán, nguồn vốn thực hiện mua sắm tập trung và phương thức thanh toán;
2. Đơn vị mua sắm tài sản tập trung cấp Bộ của Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:
b) Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, theo Mẫu số 03/TSC-MSTT ban hành kèm theo Quy chế này, báo cáo bộ phê duyệt, gửi Bộ Tài chính đối với tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia trước ngày 28 tháng 02 của năm thực hiện mua sắm tập trung cấp quốc gia.
Trường hợp phát sinh nhu cầu mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung ngoài dự toán được giao đầu năm và đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt bổ sung dự toán mua sắm, các đơn vị gửi văn bản đăng ký mua sắm tài sản bổ sung về đơn vị mua sắm tập trung để làm căn cứ trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định áp dụng hình thức mua sắm phù hợp. Thời hạn Bộ GTVT có văn bản trả lời về hình thức mua sắm phù hợp là 30 ngày tính từ ngày phát hành công văn đi của đơn vị mua sắm tài sản. Quá thời hạn này đơn vị mua sắm được tự quyết định hình thức mua sắm phù hợp với quy định của Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn.
1. Việc chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng; thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Nội dung chủ yếu của Hợp đồng thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp gồm:
b) Thông tin của tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp;
d) Dự toán mua sắm dự kiến;
e) Thời hạn hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản;
h) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
k) Các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 13. Ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tài sản tập trung
2. Thỏa thuận khung về mua sắm tài sản tập trung được lập thành văn bản theo Mẫu số 04/TSC-MSTT ban hành kèm theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.
a) Đăng tải danh sách các nhà thầu được lựa chọn, thỏa thuận khung ký kết giữa nhà thầu và đơn vị mua sắm tập trung, tài liệu mô tả tài sản, mẫu hợp đồng mua sắm trên Trang thông tin điện tử về tài sản công hoặc Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công (đối với tất cả các gói thầu mua sắm tập trung) và Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải (đối với các gói thầu mua sắm tập trung của Bộ)
4. Trên cơ sở thông báo bằng văn bản của đơn vị mua sắm tập trung theo các nội dung nêu trên các đơn vị đầu mối đăng ký mua sắm tập trung có trách nhiệm thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản biết để ký hợp đồng mua sắm tài sản.
1. Các đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản ký Hợp đồng mua sắm tài sản với nhà thầu đã được đơn vị mua sắm tập trung ký thỏa thuận khung trong thời hạn do đơn vị mua sắm tập trung thông báo. Quá thời hạn do đơn vị mua sắm tập trung thông báo, cơ quan, tổ chức, đơn vị không ký Hợp đồng mua sắm tài sản thì không được phép mua sắm tài sản đó và bị thu hồi dự toán.
2. Hợp đồng mua sắm tài sản được lập thành văn bản theo Mẫu số 05a/TSC-MSTT ban hành kèm theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.
Điều 15. Thanh toán tiền mua sắm tài sản
2. Việc thanh toán tiền mua sắm tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật, theo thỏa thuận khung và hợp đồng mua sắm tài sản đã ký với nhà thầu được lựa chọn.
1. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được thực hiện giữa hai bên (nhà thầu cung cấp tài sản và đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản) theo hợp đồng mua sắm tài sản đã ký kết.
a) Hợp đồng mua sắm tài sản (bản chính).
c) Phiếu bảo hành (bản chính).
e) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Điều 17. Quyết toán, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản
a) Thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản với nhà thầu được lựa chọn.
2. Việc quyết toán, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật và hợp đồng mua sắm tài sản đã ký với nhà thầu được lựa chọn.
1. Nhà thầu được lựa chọn cung cấp tài sản có trách nhiệm bảo hành, bảo trì đối với tài sản đã cung cấp.
Điều 19. Quản lý thu, chi liên quan đến mua sắm tập trung
a) Thu từ việc bán hồ sơ mời thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Thu về bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp nhà thầu không được nhận lại các khoản chi phí này theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
2. Các khoản chi liên quan đến mua sắm tập trung:
b) Chi thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp và chi phí thuê tư vấn (nếu có) để lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản trong mua sắm tập trung theo quy định;
d) Chi giải quyết các kiến nghị của nhà thầu (nếu có);
e) Các khoản chi khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
4. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ mua sắm tập trung:
5. Việc quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm được thông qua mua sắm tập trung (số tiền chênh lệch giữa dự toán được giao và số tiền mua sắm tài sản thực tế) thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Đơn vị mua sắm tài sản tập trung cấp Bộ của Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm công khai nhu cầu mua sắm tài sản tập trung và kết quả mua sắm tài sản tập trung theo quy định tại Mục 2 Chương XIV Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.
Đơn vị mua sắm tài sản tập trung cấp Bộ của Bộ Giao thông vận tải tổng hợp kết quả công tác mua sắm tài sản tập trung hàng năm của Bộ Giao thông vận tải, xây dựng báo cáo của Bộ Giao thông vận tải để báo cáo Bộ Tài chính theo quy định hiện hành và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Đơn vị mua sắm tài sản tập trung cấp Bộ của Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc tổ chức thực hiện Quy chế này.
3. Vụ Tài chính, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Cục phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm soát chi đối với kinh phí mua sắm tập trung từ nguồn ngân sách nhà nước, không thực hiện việc quyết toán các khoản kinh phí mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung nhưng không thực hiện mua sắm tập trung.
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký quyết định.
Mẫu số 01/MSTT
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BGTVT
ngày /06/2018 của Bộ Giao thông vận tải)
TÊN CỦA CƠ QUAN, | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢNG ĐĂNG KÝ NHU CẦU MUA SẮM TẬP TRUNG CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ....
Năm:…….
TT | Tên tài sản/Đơn vị sử dụng | Đơn vị tính | Số lượng | Dự toán (đồng) | Nguồn vốn mua sắm | Phương thức thanh toán | Dự kiến thời gian, địa điểm giao, nhận tài sản | Đề xuất khác (để tham khảo) | Ghi chú | |||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | |||||
I |
1 |
… |
II |
1 |
… |
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
………., ngày tháng năm...
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Các cột 2,3,4,5,6,7 là chỉ tiêu bắt buộc.
- Cột 6: Ghi rõ từng nguồn vốn theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 35/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 của Bộ Tài chính.
- Cột 8: Đề xuất thời gian, địa điểm giao nhận tài sản để đơn vị mua sắm tập trung tính toán phương án tổ chức thực hiện mua sắm cho phù hợp với thực tế.
Mẫu số 03/TSC-MSTT
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BGTVT
ngày /06/2018 của Bộ Giao thông vận tải)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU MUA SẮM TẬP TRUNG
Năm:………..
STT | Tên tài sản
Đơn vị tính | Số lượng | Dự toán (đồng) | Nguồn vốn mua sắm | Phương thức thanh toán | Dự kiến thời gian, địa điểm giao nhận tài sản | Các đề xuất khác | Ghi chú | |||||||||||||||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | ||||||||||||||||||||
I |
1 |
|
II |
1 |
|
III |
1 |
|
| Tổng cộng: |
- Các cột 2, 3, 4, 5, 6, 7 là chỉ tiêu bắt buộc. - Cột 6: Ghi rõ từng nguồn vốn theo quy định tại Điều 70 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ. - Cột 8: Đề xuất thời gian, địa điểm giao nhận tài sản để đơn vị mua sắm tập trung tính toán phương án tổ chức thực hiện mua sắm cho phù hợp với thực tế.
Từ khóa: Quyết định 1284/QĐ-BGTVT, Quyết định số 1284/QĐ-BGTVT, Quyết định 1284/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, Quyết định số 1284/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, Quyết định 1284 QĐ BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, 1284/QĐ-BGTVT File gốc của Quyết định 1284/QĐ-BGTVT năm 2018 về Quy chế tổ chức mua sắm tài sản tập trung cấp Bộ của Bộ Giao thông vận tải đang được cập nhật. Quyết định 1284/QĐ-BGTVT năm 2018 về Quy chế tổ chức mua sắm tài sản tập trung cấp Bộ của Bộ Giao thông vận tảiTóm tắt
Đăng nhậpĐăng ký |