Skip to content
  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • English
Dữ Liệu Pháp LuậtDữ Liệu Pháp Luật
    • Văn bản mới
    • Chính sách mới
    • Tin văn bản
    • Kiến thức luật
    • Biểu mẫu
  • -
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Tài chính nhà nước » Nghị định 103/2002/NĐ-CP
  • Nội dung
  • Bản gốc
  • VB liên quan
  • Tải xuống

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 103/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2002

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 103/2002/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 12 NĂM 2002 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ ĐỀN BÙ VÀ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH, CƠ QUAN, TỔ CHỨC THAM GIA PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ BỊ THIỆT HẠI VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHOẺ, TÀI SẢN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Điều 14 Luật Phòng, chống ma tuý ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nghị định này quy định việc đền bù đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại (sau đây viết gọn là đối tượng bị thiệt hại) về tài sản; chế độ trợ cấp đối với cá nhân bị thiệt hại về tính mạng, bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ do tham gia phòng, chống ma tuý.

Điều 2.

1. Chế độ trợ cấp thiệt hại được Nhà nước thực hiện theo quy định của Nghị định này là chế độ trợ cấp thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của người bị thiệt hại do tham gia phòng, chống ma túy.

2. Việc đền bù thiệt hại được Nhà nước thực hiện theo quy định của Nghị định này là đền bù thiệt hại về tài sản đối với đối tượng bị thiệt hại không phải do người phạm tội về ma tuý trực tiếp gây ra; trường hợp thiệt hại về tài sản do người phạm tội về ma tuý gây ra thì được giải quyết theo quy định của Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự.

Điều 3. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế bị thiệt hại về tài sản, người nước ngoài bị thiệt hại về tính mạng, bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ do tham gia phòng, chống ma tuý trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đền bù hoặc thực hiện chế độ trợ cấp theo quy định của Nghị định này. Nếu các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó.

Điều 4.

1. Đối tượng bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng đó có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đền bù cho mình thiệt hại về tài sản, thực hiện chế độ trợ cấp khi người bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ do tham gia phòng, chống ma tuý; trong trường hợp bị thiệt hại về tính mạng thì gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người chết có quyền đề nghị thực hiện chế độ trợ cấp.

2. Nhà nước có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc đền bù thiệt hại về tài sản cho đối tượng bị thiệt hại và thực hiện chế độ trợ cấp đối với người bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ theo quy định của pháp luật có liên quan và quy định của Nghị định này. Việc thực hiện đền bù hoặc trợ cấp phải quyết định bằng văn bản.

Chương 2:

ĐỀN BÙ THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN

Điều 5.

1. Thiệt hại được đền bù bao gồm tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng do tham gia phòng, chống ma tuý và các chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

2. Giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định theo giá thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị thiệt hại, kể cả tính khấu hao tài sản.

3. Nếu tài sản bị thiệt hại có khả năng phục hồi nguyên trạng thì được phục hồi nguyên trạng. Nếu tài sản bị mất hoặc không phục hồi được nguyên trạng thì được đền bù.

Điều 6.

1. Cơ quan điều tra, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc ngành Công an, đơn vị Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan có trách nhiệm giải quyết việc đền bù đối với thiệt hại về tài sản trong các vụ án do mình thụ lý. Trong trường hợp vụ án do cơ quan, tổ chức khác phát hiện, bắt giữ thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm chuyển giao cho cơ quan điều tra, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý (đơn vị tiếp nhận điều tra vụ án) những tài liệu có liên quan đến sự việc đã gây ra thiệt hại về tài sản để xem xét, giải quyết việc đền bù.

2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) có trách nhiệm giải quyết đền bù thiệt hại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra tại địa phương mình.

3. Đối tượng bị thiệt hại có thể gửi đơn đến cơ quan điều tra, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý nơi thụ lý vụ án, Uỷ ban nhân dân nơi xảy ra thiệt hại để đề nghị được đền bù thiệt hại. Đơn đề nghị cần trình bày rõ nội dung sự việc đã gây ra thiệt hại, những tài sản bị thiệt hại, giá trị thiệt hại và mức đền bù, những tài liệu chứng minh giá trị tài sản, giá trị thiệt hại... để làm căn cứ giúp cơ quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết.

4. Khi nhận được đơn đề nghị đền bù của đối tượng bị thiệt hại, trong thời hạn chậm nhất 15 ngày, cơ quan điều tra, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý nơi thụ lý vụ án, ủy ban nhân dân nơi xảy ra thiệt hại có trách nhiệm xem xét, quyết định việc đền bù hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc đền bù theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

5. Trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đền bù có thể thành lập Hội đồng tư vấn xét giải quyết việc đền bù thiệt hại. Hội đồng tư vấn bao gồm: Đại diện cơ quan có trách nhiệm đền bù làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính - vật giá, đại diện cơ quan chuyên ngành khoa học - kỹ thuật có liên quan. Người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng để phát biểu ý kiến; ý kiến của những người này được ghi vào biên bản.

Hội đồng tư vấn xét giải quyết việc đền bù thiệt hại có nhiệm vụ xem xét, kiểm tra, đánh giá thiệt hại và kiến nghị mức đền bù thiệt hại. Hội đồng tư vấn thảo luận và kết luận theo đa số; biên bản họp hội đồng tư vấn được chuyển đến người có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Nghị định này để quyết định việc đền bù.

Điều 7.

1. Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Công an cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan Điều tra hình sự ở Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 2.000.000 (hai triệu) đồng đối với các vụ án do đơn vị mình thụ lý.

2. Thủ trưởng cơ quan điều tra thuộc Công an từ cấp tỉnh trở lên, Thủ trưởng cơ quan Điều tra hình sự ở Tổng cục và cấp tương đương trong Quân đội, Thủ trưởng cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý Bộ Công an quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 5.000.000 (năm triệu) đồng đối với các vụ án do đơn vị mình thụ lý.

3. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Thủ trưởng cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, Cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh và tương đương quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với các vụ án do cơ quan điều tra, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý hoặc đơn vị Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan thuộc quyền thụ lý.

4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới mười triệu đồng đối với các vụ việc khác về ma tuý xảy ra tại địa phương mình.

5. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên đối với các vụ án do cơ quan điều tra, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý hoặc đơn vị Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan thuộc quyền thụ lý.

6. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên đối với các vụ việc khác về ma tuý xảy ra tại địa phương mình.

Chương 3:

CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHOẺ

Điều 8.

1. Thiệt hại do bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.

2. Người bị thiệt hại do bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ được người có thẩm quyền quy định tại Điều 7 Nghị định này xem xét, quyết định trợ cấp một lần bằng tiền; mức trợ cấp bao gồm các chi phí thực tế theo quy định tại khoản 1 Điều này. Những trường hợp trợ cấp từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên phải lập Hội đồng tư vấn để xét trợ cấp nhưng tối đa không vượt quá 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng cho một người bị thiệt hại.

Điều 9.

1. Thiệt hại về tính mạng bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết.

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng.

2. Gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại về tính mạng được trợ cấp một lần bằng tiền; mức trợ cấp bao gồm các chi phí thực tế theo quy định tại khoản 1 Điều này, nhưng tối đa không vượt quá 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng cho một người chết.

Điều 10.

1. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định trợ cấp những thiệt hại không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng.

2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định trợ cấp những thiệt hại từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên.

Điều 11.

1. Người bị thiệt hại do bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ, gia đình của người bị thiệt hại về tính mạng hoặc người đại diện hợp pháp của những người này có thể gửi đơn đến cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thụ lý vụ án để đề nghị được trợ cấp thiệt hại. Đơn đề nghị cần trình bày rõ nội dung sự việc đã gây ra thiệt hại, những thương tích, tổn hại về sức khoẻ, giấy chứng tử trong trường hợp chết, những giấy tờ, hoá đơn chứng từ xác nhận các chi phí thực tế... để làm căn cứ giúp cơ quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết.

2. Khi nhận được đơn đề nghị trợ cấp của người bị thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm giải quyết trợ cấp phải xem xét, quyết định trợ cấp kịp thời theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.

3. Trong trường hợp người bị thiệt hại chết hoặc trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm giải quyết trợ cấp thành lập Hội đồng tư vấn xét giải quyết trợ cấp. Hội đồng tư vấn xét giải quyết trợ cấp bao gồm: Đại diện cơ quan có trách nhiệm giải quyết trợ cấp làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính - vật giá, đại diện cơ quan chuyên ngành khoa học - kỹ thuật, cơ quan y tế có liên quan. Người bị thiệt hại, gia đình của người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng để phát biểu ý kiến; ý kiến của những người này được ghi vào biên bản.

4. Hội đồng tư vấn xét giải quyết trợ cấp có nhiệm vụ đánh giá mức độ tổn hại về sức khoẻ, tính mạng trên cơ sở căn cứ vào kết luận giám định pháp y, kết luận giám định pháp y tâm thần, kết luận giám định thương tật, các giấy tờ, tài liệu có liên quan và quy định của cơ quan có thẩm quyền về tiêu chuẩn thương tật để đánh giá thiệt hại và kiến nghị mức trợ cấp. Hội đồng tư vấn thảo luận và kết luận theo đa số; biên bản họp Hội đồng tư vấn được chuyển đến người có thẩm quyền quy định tại Điều 10 của Nghị định này để quyết định việc trợ cấp.

Chương 4:

KINH PHÍ ĐỀN BÙ, TRỢ CẤP THIỆT HẠI

Điều 12. Kinh phí để đền bù và trợ cấp nói trên được trích một phần từ Quỹ phòng, chống ma tuý, một phần do ngân sách nhà nước các cấp bảo đảm.

Điều 13.

1. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết đền bù, trợ cấp lập dự toán kinh phí trong dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan thực hiện quy định này.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Bộ Công an chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.

Điều 15. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản A Mục II Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP

Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản do Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 17/12/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đề bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản (sau đây viết gọn là Nghị định 103). Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng thống nhất hướng dẫn thực hiện một số điểm của Nghị định này như sau:
...
II. CƠ QUAN CÓ TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT ĐỀN BÙ, TRỢ CẤP VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VIỆC ĐỀN BÙ, TRỢ CẤP
A. Cơ quan có trách nhiệm giải quyết đền bù và thẩm quyền giải quyết việc đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản do tham gia phòng, chống ma tuý
1. Cơ quan có trách nhiệm giải quyết đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản do tham gia phòng, chống ma tuý (sau đây viết gọn là đối tượng bị thiệt hại về tài sản) bao gồm:
a. Các cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết vụ án:
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Bộ Công an, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là cấp tỉnh), Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý hoặc Đội Cảnh sát điều tra khác thực hiện chức năng điều tra tội phạm về ma tuý Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là cấp huyện).
- Cơ quan điều tra hình sự các cấp trong Quân đội nhân dân, Cục Trinh sát biên phòng, Cục Phòng, chống tội phạm may tuý Bộ đội biên phòng, Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Đồn biên phòng.
- Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục Hải quan cửa khẩu.
Trường hợp vụ án do đơn vị khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân phát hiện thì đơn vị đó có trách nhiệm chuyển giao cho Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, đơn vị Bộ đội biên phòng có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết vụ án những tài liệu, đồ vật có liên quan đến thiệt hại về tài sản của đối tượng bị thiệt hại để xem xét, giải quyết.
b. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản đối với các vụ việc khác về ma tuý xảy ra tại địa phương mình nhưng không thuộc thẩm quyền thụ lý giải quyết của các cơ quan quy định tại điểm a nêu trên.
2. Thẩm quyền giải quyết việc đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản được thực hiện như sau:
a. Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện, Thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân quyết định đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản đến dưới 2.000.000 (hai triệu) đồng đối với các vụ án do đơn vị mình thụ lý.
b. Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra ở Bộ Công an và ở Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương trong Quân đội nhân dân quyết định đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản đến dưới 5.000.000 (năm triệu) đồng đối với các vụ án do đơn vị mình thụ lý.
c. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, Cục trưởng Cục Trinh sát biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng, chống tội phạm ma tuý Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh quyết định đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với các vụ án do Cơ quan điều tra, các đơn vị chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý hoặc đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan thuộc quyền thụ lý.
d. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với các vụ việc khác về ma tuý xảy ra tại địa phương mình.
đ. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên đối với các vụ án do Cơ quan điều tra, các đơn vị chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý hoặc đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan thuộc quyền thụ lý.
c. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên đối với các vụ việc khác về ma tuý xảy ra tại địa phương mình.
...
3. Thủ tục giải quyết việc đền bù thiệt hại về tài sản thực hiện như sau:
Khi nhận được đơn đề nghị đền bù của đối tượng bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng đó, trong thời hạn chậm nhất 15 ngày làm việc, cơ quan quy định tại khoản 1 mục A phần II Thông tư này có trách nhiệm đề nghị cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 mục A phần II Thông tư này quyết định việc đền bù về tài sản. Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan quy định tại khoản 1 Mục A phần II Thông tư này có thể thành lập Hội đồng tư vấn xét giải quyết đền bù thiệt hại. Hội đồng tư vấn xét giải quyết đền bù thiệt hại bao gồm:
a. Đại diện cơ quan có trách nhiệm giải quyết đền bù thiệt hại quy định tại khoản 1 Mục A phần II Thông tư này làm Chủ tịch Hội đồng.
b. Đại diện cơ quan Tài chính.
c. Đại diện cơ quan chuyên ngành khoa học - kỹ thuật có liên quan.
Hội đồng tư vấn xét giải quyết đền bù thiệt hại có nhiệm vụ xem xét, kiểm tra, đánh giá thiệt hại và kiến nghị mức đền bù thiệt hại. Hội đồng thảo luận và kết luận theo đa số. biên bản cuộc họp được chuyển đến người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 mục A phần II Thông tư này để quyết định.
Đối tượng bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng đó được mời tham gia dự cuộc họp của Hội đồng tư vấn xét giải quyết đền bù thiệt hại để phát biểu ý kiến. ý kiến của họ được ghi vào biên bản.
...
V. HỒ SƠ GIẢI QUYẾT ĐỀN BÙ, TRỢ CẤP CHO ĐỐI TƯỢNG BỊ THIỆT HẠI
Hồ sơ giải quyết đền bù, trợ cấp cho đối tượng bị thiệt hại gồm các tài liệu sau đây:
1. Đơn yêu cầu đền bù, trợ cấp của đối tượng bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng đó theo các mẫu số 01, 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Biên bản kết luận của Hội đồng tư vấn xét đền bù, trợ cấp theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này (trường hợp phải thành lập Hội đồng tư vấn).
3. Quyết định đền bù hoặc trợ cấp thiệt hại của người có thẩm quyền theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Giấy biên nhận tiền đền bù, trợ cấp thiệt hại của đối tượng được đền bù, trợ cấp hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng đó.
5. Các tài liệu có liên quan khác (nếu có).
Hồ sơ nêu trên do cơ quan có trách nhiệm giải quyết đền bù, trợ cấp lưu.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản B Mục II Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP

Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản do Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 17/12/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đề bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản (sau đây viết gọn là Nghị định 103). Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng thống nhất hướng dẫn thực hiện một số điểm của Nghị định này như sau:
...
II. CƠ QUAN CÓ TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT ĐỀN BÙ, TRỢ CẤP VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VIỆC ĐỀN BÙ, TRỢ CẤP
...
B. Cơ quan có trách nhiệm giải quyết trợ cấp và thẩm quyền giải quyết việc trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ do tham gia phòng, chống ma tuý
1. Cơ quan có trách nhiệm giải quyết trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ do tham gia phòng, chống ma tuý (sau đây viết gọn là đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ) bao gồm:
a. Các cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết vụ án:
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Bộ Công an, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Công an cấp tỉnh, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý hoặc Đội Cảnh sát điều tra khác thực hiện chức năng điều tra tội phạm về ma tuý Công an cấp huyện.
- Cơ quan điều tra hình sự các cấp trong Quân đội nhân dân, Cục Trinh sát biên phòng, Cục Phòng, chống tội phạm ma tuý Bộ đội biên phòng, Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Đồn biên phòng.
- Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục Hải quan cửa khẩu.
Trường hợp vụ án do đơn vị khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân phát hiện thì đơn vị đó có trách nhiệm chuyển giao cho Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, đơn vị Bộ đội biên phòng có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết vụ án những tài liệu, đồ vật có liên quan đến thiệt hại do bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ của đối tượng bị thiệt hại để xem xét, giải quyết.
b. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ đối với các vụ việc khác về ma tuý xảy ra tại địa phương mình.
2. Thẩm quyền giải quyết việc trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khỏe được thực hiện như sau:
a. Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện, thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân quyết định trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khỏe đến dưới 2.000.000 (hai triệu) đồng/đối tượng đối với các vụ án do đơn vị mình thụ lý:
b. Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra ở Bộ Công an và ở Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương trong Quân đội nhân dân, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an quyết định trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khỏe đến dưới 5.000.000 (năm triệu) đồng/ đối tượng đối với các vụ án do đơn vị mình thụ lý.
c. Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Bộ công an, Giám đốc công an cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, Cục trưởng Cục cảnh sát biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh quyết định trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khỏe có giá trị đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng/đối tượng đối với các vụ án do Cơ quan điều tra, các đơn vị chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy hoặc đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan thuộc quyền thụ lý.
d. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khỏe đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng/đối tượng đối với các vụ việc khác về ma túy xảy ra tại địa phương mình.
đ. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khỏe từ 10.000.000 (mười triệu) đồng/đối tượng trở lên đối với các vụ án do Cơ quan điều tra, các đơn vị chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy hoặc đơn vị Bộ đội biên phòng, Cơ quan Hải quan thuộc quyền thụ lý.
e. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khỏe từ 10.000.000 (mười triệu) đồng/ đối tượng trở lên đối với các vụ kiện khác về ma túy xảy ra tại địa phương mình.

Hướng dẫn

Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản C Mục II Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP

Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản do Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 17/12/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đề bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản (sau đây viết gọn là Nghị định 103). Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng thống nhất hướng dẫn thực hiện một số điểm của Nghị định này như sau:
...
II. CƠ QUAN CÓ TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT ĐỀN BÙ, TRỢ CẤP VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VIỆC ĐỀN BÙ, TRỢ CẤP
...
C. Cơ quan có trách nhiệm giải quuyết trợ cấp và thẩm quyền giải quyết việc trợ cấp cho đối tượng bị thiệt hại về tính mạng do tham gia phòng, chống ma túy
1. Sở lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi thụ lý vụ án có trách nhiệm xem xét, giải quyết tất cả các trường hợp đề nghị cấp cho người bị thiệt về tính mạng do tham gia phòng, chống ma túy (sau đây viết gọn là đối tượng bị thiệt hại về tính mạng). Trường hợp vụ án do các cơ quan, đơn vị ở Trugn ương thụ lý thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi xảy ra vụ án có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc trợ cấp cho đối tượng bị thiệt hại về tính mạng.
2. Thẩm quyền giải quyết trợ cấp cho đối tượng bị thiệt hại về tính mạng được thực hiện như sau:
a) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định trợ cấp những thiệt hại về tính mạng với mức dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng/đối tượng.
b) Những trường hợp xét cần nâng mức trợ cấp thiệt hại về tính mạng từ 10.000.000 (mười triệu) đồng/đối tượng trở lên thì Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội chuyển hồ sơ để Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội xem xét, quyết định nhưng tối đa không quá 50.000.000 (Năm mươi triệu) đồng/đối tượng.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Mục III Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP

Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản do Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 17/12/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đề bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản (sau đây viết gọn là Nghị định 103). Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng thống nhất hướng dẫn thực hiện một số điểm của Nghị định này như sau:
...
III. CHẾ ĐỘ ĐỀN BÙ THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN DO THAM GIA PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
1. Thiệt hại về tài sản do tham gia phòng, chống ma túy (sau đây viết gọn là thiệt hại về tài sản) được đền bù bao gồm:
a. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng
b. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
2. Giá trị tài sản bị thiệt hại, được xác định theo giá thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị thiệt hại sau khi trừ khấu hao tài sản. Nếu tài sản bị thiệt hại có khả năng phục hồi nguyên trạng thì được đền bù đủ để phục hồi nguyên trạng. Nếu tài sản bị mất hoặc không phục hồi được nguyên trạng thì được đền bù bằng tiền hoặc tài sản có giá trị tương đương.
3. Thủ tục giải quyết việc đền bù thiệt hại về tài sản thực hiện như sau:
Khi nhận được đơn đề nghị đền bù của đối tượng bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng đó, trong thời hạn chậm nhất 15 ngày làm việc, cơ quan quy định tại khoản 1 mục A phần II Thông tư này có trách nhiệm đề nghị cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 mục A phần II Thông tư này quyết định việc đền bù về tài sản. Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan quy định tại khoản 1 Mục A phần II Thông tư này có thể thành lập Hội đồng tư vấn xét giải quyết đền bù thiệt hại. Hội đồng tư vấn xét giải quyết đền bù thiệt hại bao gồm:
a. Đại diện cơ quan có trách nhiệm giải quyết đền bù thiệt hại quy định tại khoản 1 Mục A phần II Thông tư này làm Chủ tịch Hội đồng.
b. Đại diện cơ quan Tài chính.
c. Đại diện cơ quan chuyên ngành khoa học - kỹ thuật có liên quan.
Hội đồng tư vấn xét giải quyết đền bù thiệt hại có nhiệm vụ xem xét, kiểm tra, đánh giá thiệt hại và kiến nghị mức đền bù thiệt hại. Hội đồng thảo luận và kết luận theo đa số. biên bản cuộc họp được chuyển đến người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 mục A phần II Thông tư này để quyết định.
Đối tượng bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng đó được mời tham gia dự cuộc họp của Hội đồng tư vấn xét giải quyết đền bù thiệt hại để phát biểu ý kiến. ý kiến của họ được ghi vào biên bản.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản A Mục IV Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP

Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản do Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 17/12/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đề bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản (sau đây viết gọn là Nghị định 103). Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng thống nhất hướng dẫn thực hiện một số điểm của Nghị định này như sau:
...
IV. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ THƯƠNG TÍCH, TỔN HẠI VỀ SỨC KHOẺ, BỊ THIỆT HẠI VỀ TÍNH MẠNG
A. Chế độ trợ cấp đối với người bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ
1. Thiệt hại do bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ được xem xét để trợ cấp bao gồm:
a. Chi phí thực tế, hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại, bao gồm: tiền thuốc, tiền viện phí, chi phí khác (nếu có).
b. Thu nhập thực tế, hợp pháp bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương.
2. Việc trợ cấp đối với người bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ được thực hiện một lần bằng tiền nhưng tối đa không vượt quá 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng/đối tượng. Trường hợp trợ cấp từ 10.000.000 (mười triệu) đồng/đối tượng trở lên, các cơ quan quy định tại khoản 1 mục B phần II Thông tư này phải lập Hội đồng tư vấn xét trợ cấp. Hội đồng tư vấn xét trợ cấp bao gồm các thành viên theo quy định tại khoản 3 phần III Thông tư này và đại diện cơ quan y tế có liên quan.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết trợ cấp cho người bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 phần III Thông tư này. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền giải quyết trợ cấp là Uỷ ban nhân dân thì cơ quan, tổ chức đã phát hiện hoặc tiếp nhận giải quyết ban đầu có trách nhiệm chuyển giao những tài liệu, đồ vật có liên quan đến thương tích, tổn hại về sức khoẻ của người tham gia phòng, chống ma tuý cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, làm thủ tục trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền để quyết định việc trợ cấp.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản B Mục IV Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP

Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản do Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 17/12/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đề bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản (sau đây viết gọn là Nghị định 103). Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng thống nhất hướng dẫn thực hiện một số điểm của Nghị định này như sau:
...
IV. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ THƯƠNG TÍCH, TỔN HẠI VỀ SỨC KHOẺ, BỊ THIỆT HẠI VỀ TÍNH MẠNG
...
B. Chế độ trợ cấp đối với trường hợp bị thiệt hại về tính mạng
1. Thiệt hại về tính mạng được xem xét để trợ cấp bao gồm:
a. Chi phí thực tế, hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại về tính mạng trước khi chết, bao gồm: tiền thuốc, tiền viện phí, chi phí cho người chăm sóc và chi phí khác (nếu có).
b. Chi phí thực tế, hợp lý cho việc mai táng, bao gồm: tiền thuê xe, tiền mua quan tài, tiền mua hương nến, vải liệm và chi phí khác (nếu có).
2. Việc trợ cấp cho gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại về tính mạng được thực hiện một lần bằng tiền nhưng tối đa không vượt quá 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng/đối tượng.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết việc trợ cấp thực hiện như sau:
Gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại về tính mạng gửi đơn, giấy chứng tử, những giấy tờ, hoá đơn, chứng từ xác nhận các chi phí thực tế theo quy định tại Khoản 1 mục B phần IV này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại khoản 1 mục c phần II Thông tư này để đề nghị được trợ cấp.
Sau khi nhận được đơn đề nghị trợ cấp của gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại về tính mạng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải tiến hành ngay các thủ tục theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 11 Nghị định 103 và Thông tư này để ra quyết định hoặc đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Mục V Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP

Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản do Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 17/12/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đề bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản (sau đây viết gọn là Nghị định 103). Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng thống nhất hướng dẫn thực hiện một số điểm của Nghị định này như sau:
...
V. HỒ SƠ GIẢI QUYẾT ĐỀN BÙ, TRỢ CẤP CHO ĐỐI TƯỢNG BỊ THIỆT HẠI
Hồ sơ giải quyết đền bù, trợ cấp cho đối tượng bị thiệt hại gồm các tài liệu sau đây:
1. Đơn yêu cầu đền bù, trợ cấp của đối tượng bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng đó theo các mẫu số 01, 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Biên bản kết luận của Hội đồng tư vấn xét đền bù, trợ cấp theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này (trường hợp phải thành lập Hội đồng tư vấn).
3. Quyết định đền bù hoặc trợ cấp thiệt hại của người có thẩm quyền theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Giấy biên nhận tiền đền bù, trợ cấp thiệt hại của đối tượng được đền bù, trợ cấp hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng đó.
5. Các tài liệu có liên quan khác (nếu có).
Hồ sơ nêu trên do cơ quan có trách nhiệm giải quyết đền bù, trợ cấp lưu

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Mục VI Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP

Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản do Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 17/12/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đề bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản (sau đây viết gọn là Nghị định 103). Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng thống nhất hướng dẫn thực hiện một số điểm của Nghị định này như sau:
...
VI. NGUỒN KINH PHÍ ĐẢM BẢO VÀ PHÂN CẤP KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí đền bù, trợ cấp được sử dụng một phần từ quỹ phòng, chống ma tuý và một phần do ngân sách Nhà nước đảm bảo.
2. Việc chi trả kinh phí đền bù, trợ cấp thực hiện theo nguyên tắc sau:
a. Các trường hợp đền bù, trợ cấp thiệt hại theo quyết định của người có thẩm quyền quy định tại điểm a, b, c, d Khoản 2 mục A, B và điểm b Khoản 2 mục c phần II của Thông tư này sử dụng quỹ phòng, chống ma tuý Trung ương để chi trả. Trường hợp quỹ phòng, chống ma tuý Trung ương không đủ để chi trả thì phần còn thiếu được ngân sách Trung ương cấp ứng dự toán ngân sách năm sau bổ sung cho quỹ phòng, chống ma tuý Trung ương để chi trả.
b. Các trường hợp đền bù, trợ cấp thiệt hại theo quyết định của người có thẩm quyền quy định tại điểm d, e khoản 2 các mục A, B và điểm a khoản 2 mục C phần II của Thông tư này thì sử dụng quỹ phòng, chống ma túy địa phương để chi trả. Trường hợp địa phương chưa có nguồn để thành lập quỹ phòng, chống ma túy theo Quyết định số 31/2000/QĐ-TTg ngày 2/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ hoặc quỹ phòng, chống ma túy địa phương không đủ để chi trả, thì được ngân sách địa phương ứng dự toán ngân sách năm sau bổ sung cho quỹ phòng, chống ma túy địa phương để chi trả.
c. Việc lập dự toán, cấp phát và thanh quyết toán kinh phí đền bù, trợ cấp từ quỹ phòng, chống ma tuý được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2001/TTLT-BTC-BCA ngày 16/1/2001 của Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quyết định số 31/2000/QĐ-TTg ngày 2/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập quỹ phòng, chống ma tuý và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản A Mục II Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP

Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản do Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 17/12/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đề bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản (sau đây viết gọn là Nghị định 103). Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng thống nhất hướng dẫn thực hiện một số điểm của Nghị định này như sau:
...
II. CƠ QUAN CÓ TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT ĐỀN BÙ, TRỢ CẤP VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VIỆC ĐỀN BÙ, TRỢ CẤP
A. Cơ quan có trách nhiệm giải quyết đền bù và thẩm quyền giải quyết việc đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản do tham gia phòng, chống ma tuý
1. Cơ quan có trách nhiệm giải quyết đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản do tham gia phòng, chống ma tuý (sau đây viết gọn là đối tượng bị thiệt hại về tài sản) bao gồm:
a. Các cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết vụ án:
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Bộ Công an, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là cấp tỉnh), Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý hoặc Đội Cảnh sát điều tra khác thực hiện chức năng điều tra tội phạm về ma tuý Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là cấp huyện).
- Cơ quan điều tra hình sự các cấp trong Quân đội nhân dân, Cục Trinh sát biên phòng, Cục Phòng, chống tội phạm may tuý Bộ đội biên phòng, Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Đồn biên phòng.
- Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục Hải quan cửa khẩu.
Trường hợp vụ án do đơn vị khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân phát hiện thì đơn vị đó có trách nhiệm chuyển giao cho Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, đơn vị Bộ đội biên phòng có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết vụ án những tài liệu, đồ vật có liên quan đến thiệt hại về tài sản của đối tượng bị thiệt hại để xem xét, giải quyết.
b. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản đối với các vụ việc khác về ma tuý xảy ra tại địa phương mình nhưng không thuộc thẩm quyền thụ lý giải quyết của các cơ quan quy định tại điểm a nêu trên.
2. Thẩm quyền giải quyết việc đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản được thực hiện như sau:
a. Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện, Thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân quyết định đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản đến dưới 2.000.000 (hai triệu) đồng đối với các vụ án do đơn vị mình thụ lý.
b. Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra ở Bộ Công an và ở Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương trong Quân đội nhân dân quyết định đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản đến dưới 5.000.000 (năm triệu) đồng đối với các vụ án do đơn vị mình thụ lý.
c. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, Cục trưởng Cục Trinh sát biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng, chống tội phạm ma tuý Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh quyết định đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với các vụ án do Cơ quan điều tra, các đơn vị chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý hoặc đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan thuộc quyền thụ lý.
d. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với các vụ việc khác về ma tuý xảy ra tại địa phương mình.
đ. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên đối với các vụ án do Cơ quan điều tra, các đơn vị chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý hoặc đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan thuộc quyền thụ lý.
c. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đền bù cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên đối với các vụ việc khác về ma tuý xảy ra tại địa phương mình.
...
3. Thủ tục giải quyết việc đền bù thiệt hại về tài sản thực hiện như sau:
Khi nhận được đơn đề nghị đền bù của đối tượng bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng đó, trong thời hạn chậm nhất 15 ngày làm việc, cơ quan quy định tại khoản 1 mục A phần II Thông tư này có trách nhiệm đề nghị cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 mục A phần II Thông tư này quyết định việc đền bù về tài sản. Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan quy định tại khoản 1 Mục A phần II Thông tư này có thể thành lập Hội đồng tư vấn xét giải quyết đền bù thiệt hại. Hội đồng tư vấn xét giải quyết đền bù thiệt hại bao gồm:
a. Đại diện cơ quan có trách nhiệm giải quyết đền bù thiệt hại quy định tại khoản 1 Mục A phần II Thông tư này làm Chủ tịch Hội đồng.
b. Đại diện cơ quan Tài chính.
c. Đại diện cơ quan chuyên ngành khoa học - kỹ thuật có liên quan.
Hội đồng tư vấn xét giải quyết đền bù thiệt hại có nhiệm vụ xem xét, kiểm tra, đánh giá thiệt hại và kiến nghị mức đền bù thiệt hại. Hội đồng thảo luận và kết luận theo đa số. biên bản cuộc họp được chuyển đến người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 mục A phần II Thông tư này để quyết định.
Đối tượng bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng đó được mời tham gia dự cuộc họp của Hội đồng tư vấn xét giải quyết đền bù thiệt hại để phát biểu ý kiến. ý kiến của họ được ghi vào biên bản.
...
V. HỒ SƠ GIẢI QUYẾT ĐỀN BÙ, TRỢ CẤP CHO ĐỐI TƯỢNG BỊ THIỆT HẠI
Hồ sơ giải quyết đền bù, trợ cấp cho đối tượng bị thiệt hại gồm các tài liệu sau đây:
1. Đơn yêu cầu đền bù, trợ cấp của đối tượng bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng đó theo các mẫu số 01, 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Biên bản kết luận của Hội đồng tư vấn xét đền bù, trợ cấp theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này (trường hợp phải thành lập Hội đồng tư vấn).
3. Quyết định đền bù hoặc trợ cấp thiệt hại của người có thẩm quyền theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Giấy biên nhận tiền đền bù, trợ cấp thiệt hại của đối tượng được đền bù, trợ cấp hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng đó.
5. Các tài liệu có liên quan khác (nếu có).
Hồ sơ nêu trên do cơ quan có trách nhiệm giải quyết đền bù, trợ cấp lưu.

Hướng dẫn

Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản B Mục II Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP

Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản do Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 17/12/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đề bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản (sau đây viết gọn là Nghị định 103). Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng thống nhất hướng dẫn thực hiện một số điểm của Nghị định này như sau:
...
II. CƠ QUAN CÓ TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT ĐỀN BÙ, TRỢ CẤP VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VIỆC ĐỀN BÙ, TRỢ CẤP
...
B. Cơ quan có trách nhiệm giải quyết trợ cấp và thẩm quyền giải quyết việc trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ do tham gia phòng, chống ma tuý
1. Cơ quan có trách nhiệm giải quyết trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ do tham gia phòng, chống ma tuý (sau đây viết gọn là đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ) bao gồm:
a. Các cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết vụ án:
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Bộ Công an, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Công an cấp tỉnh, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý hoặc Đội Cảnh sát điều tra khác thực hiện chức năng điều tra tội phạm về ma tuý Công an cấp huyện.
- Cơ quan điều tra hình sự các cấp trong Quân đội nhân dân, Cục Trinh sát biên phòng, Cục Phòng, chống tội phạm ma tuý Bộ đội biên phòng, Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Đồn biên phòng.
- Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục Hải quan cửa khẩu.
Trường hợp vụ án do đơn vị khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân phát hiện thì đơn vị đó có trách nhiệm chuyển giao cho Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, đơn vị Bộ đội biên phòng có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết vụ án những tài liệu, đồ vật có liên quan đến thiệt hại do bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ của đối tượng bị thiệt hại để xem xét, giải quyết.
b. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ đối với các vụ việc khác về ma tuý xảy ra tại địa phương mình.
2. Thẩm quyền giải quyết việc trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khỏe được thực hiện như sau:
a. Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện, thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân quyết định trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khỏe đến dưới 2.000.000 (hai triệu) đồng/đối tượng đối với các vụ án do đơn vị mình thụ lý:
b. Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra ở Bộ Công an và ở Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương trong Quân đội nhân dân, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an quyết định trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khỏe đến dưới 5.000.000 (năm triệu) đồng/ đối tượng đối với các vụ án do đơn vị mình thụ lý.
c. Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Bộ công an, Giám đốc công an cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, Cục trưởng Cục cảnh sát biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh quyết định trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khỏe có giá trị đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng/đối tượng đối với các vụ án do Cơ quan điều tra, các đơn vị chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy hoặc đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan thuộc quyền thụ lý.
d. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khỏe đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng/đối tượng đối với các vụ việc khác về ma túy xảy ra tại địa phương mình.
đ. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khỏe từ 10.000.000 (mười triệu) đồng/đối tượng trở lên đối với các vụ án do Cơ quan điều tra, các đơn vị chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy hoặc đơn vị Bộ đội biên phòng, Cơ quan Hải quan thuộc quyền thụ lý.
e. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trợ cấp cho đối tượng bị thương tích, tổn hại về sức khỏe từ 10.000.000 (mười triệu) đồng/ đối tượng trở lên đối với các vụ kiện khác về ma túy xảy ra tại địa phương mình.

Hướng dẫn

Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản C Mục II Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP

Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản do Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 17/12/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đề bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản (sau đây viết gọn là Nghị định 103). Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng thống nhất hướng dẫn thực hiện một số điểm của Nghị định này như sau:
...
II. CƠ QUAN CÓ TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT ĐỀN BÙ, TRỢ CẤP VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VIỆC ĐỀN BÙ, TRỢ CẤP
...
C. Cơ quan có trách nhiệm giải quuyết trợ cấp và thẩm quyền giải quyết việc trợ cấp cho đối tượng bị thiệt hại về tính mạng do tham gia phòng, chống ma túy
1. Sở lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi thụ lý vụ án có trách nhiệm xem xét, giải quyết tất cả các trường hợp đề nghị cấp cho người bị thiệt về tính mạng do tham gia phòng, chống ma túy (sau đây viết gọn là đối tượng bị thiệt hại về tính mạng). Trường hợp vụ án do các cơ quan, đơn vị ở Trugn ương thụ lý thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi xảy ra vụ án có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc trợ cấp cho đối tượng bị thiệt hại về tính mạng.
2. Thẩm quyền giải quyết trợ cấp cho đối tượng bị thiệt hại về tính mạng được thực hiện như sau:
a) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định trợ cấp những thiệt hại về tính mạng với mức dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng/đối tượng.
b) Những trường hợp xét cần nâng mức trợ cấp thiệt hại về tính mạng từ 10.000.000 (mười triệu) đồng/đối tượng trở lên thì Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội chuyển hồ sơ để Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội xem xét, quyết định nhưng tối đa không quá 50.000.000 (Năm mươi triệu) đồng/đối tượng.

Hướng dẫn

Chương này được hướng dân bởi Khoản 3 Mục III Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP

Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản do Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 17/12/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đề bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản (sau đây viết gọn là Nghị định 103). Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng thống nhất hướng dẫn thực hiện một số điểm của Nghị định này như sau:
...
III. CHẾ ĐỘ ĐỀN BÙ THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN DO THAM GIA PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
...
3. Thủ tục giải quyết việc đền bù thiệt hại về tài sản thực hiện như sau:
Khi nhận được đơn đề nghị đền bù của đối tượng bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng đó, trong thời hạn chậm nhất 15 ngày làm việc, cơ quan quy định tại khoản 1 mục A phần II Thông tư này có trách nhiệm đề nghị cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 mục A phần II Thông tư này quyết định việc đền bù về tài sản. Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan quy định tại khoản 1 Mục A phần II Thông tư này có thể thành lập Hội đồng tư vấn xét giải quyết đền bù thiệt hại. Hội đồng tư vấn xét giải quyết đền bù thiệt hại bao gồm:
a. Đại diện cơ quan có trách nhiệm giải quyết đền bù thiệt hại quy định tại khoản 1 Mục A phần II Thông tư này làm Chủ tịch Hội đồng.
b. Đại diện cơ quan Tài chính.
c. Đại diện cơ quan chuyên ngành khoa học - kỹ thuật có liên quan.
Hội đồng tư vấn xét giải quyết đền bù thiệt hại có nhiệm vụ xem xét, kiểm tra, đánh giá thiệt hại và kiến nghị mức đền bù thiệt hại. Hội đồng thảo luận và kết luận theo đa số. biên bản cuộc họp được chuyển đến người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 mục A phần II Thông tư này để quyết định.
Đối tượng bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng đó được mời tham gia dự cuộc họp của Hội đồng tư vấn xét giải quyết đền bù thiệt hại để phát biểu ý kiến. ý kiến của họ được ghi vào biên bản.

Từ khóa: Nghị định 103/2002/NĐ-CP, Nghị định số 103/2002/NĐ-CP, Nghị định 103/2002/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 103/2002/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định 103 2002 NĐ CP của Chính phủ, 103/2002/NĐ-CP

File gốc của Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản đang được cập nhật.

Tài chính nhà nước

  • Quyết định 30/2021/QĐ-UBND quy định về mức thu tiền sử dụng khu vực biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025
  • Quyết định 30/2021/QĐ-TTg về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Nghị quyết 125/NQ-CP năm 2021 phê duyệt việc sửa đổi Hiệp định chuyển đổi nợ cho phát triển giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Italia do Chính phủ ban hành
  • Công văn 10565/BGTVT-TC năm 2021 về phương án tự chủ tài chính do Bộ Giao thông vận tải ban hành
  • Quyết định 2164/QĐ-UBND năm 2021 bãi bỏ Quyết định 2936/QĐ-UBND về danh mục tài sản mua sắm tập trung tỉnh Nam Định
  • Công văn 7145/VPCP-KTTH năm 2021 về gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên mua máy tính, thiết bị học tập do Văn phòng Chính phủ ban hành
  • Quyết định 1937/QĐ-BTC về điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Thông tư 84/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 75/2019/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Thông tư 83/2021/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Công văn 1431/UBDT-KHTC năm 2021 về báo cáo tình hình sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết do Ủy ban Dân tộc ban hành

Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản

- File PDF đang được cập nhật

- File Word Tiếng Việt đang được cập nhật

Chính sách mới

  • Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
  • Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
  • Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
  • Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Tiêu chí phân loại phim 18+
  • Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
  • Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
  • Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023

Tin văn bản

  • Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
  • Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
  • Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
  • Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
  • HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
  • Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
  • Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
  • Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
  • Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước

Tóm tắt

Cơ quan ban hành Chính phủ
Số hiệu 103/2002/NĐ-CP
Loại văn bản Nghị định
Người ký Phan Văn Khải
Ngày ban hành 2002-12-17
Ngày hiệu lực 2003-01-01
Lĩnh vực Tài chính nhà nước
Tình trạng Còn hiệu lực

Văn bản Được hướng dẫn

  • Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản do Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng ban hành

Văn bản Hướng dẫn

  • Luật Phòng, chống ma túy 2000

Văn bản Hướng dẫn

  • Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản do Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng ban hành

DỮ LIỆU PHÁP LUẬT - Website hàng đầu về văn bản pháp luật Việt Nam, Dữ Liệu Pháp Luật cung cấp cơ sở dữ liệu, tra cứu Văn bản pháp luật miễn phí.

Website được xây dựng và phát triển bởi Vinaseco Jsc - Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý.

NỘI DUNG

  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu
  • Media Luật

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VINASECO

Địa chỉ: Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam - Email: [email protected] - Website: vinaseco.vn - Hotline: 088.66.55.213

Mã số thuế: 0109181523 do Phòng DKKD Sở kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/05/2023

  • Trang chủ
  • Văn bản mới
  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu