THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 723/CT-TTg | Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2008 |
VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2009
Nhiệm vụ đề ra cho những tháng còn lại của năm 2008 và năm 2009 là rất nặng nề, nhất là trong tình hình kinh tế thế giới vẫn đang trong chiều hướng suy giảm, giá dầu thô, lương thực và nhiều vật tư chủ yếu khác trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao, dịch bệnh, thiên tai liên tục xảy ra … ở trong nước, kinh tế có chiều hướng phát triển chậm lại, các cân đối vĩ mô không ổn định, giá cả liên tục tăng cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn …
A. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2009
Nhiệm vụ của năm 2009 phải tiếp tục tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.
a) Các ngành, các cấp, các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh phát triển sản xuất, dịch vụ và thu hút đầu tư. Dự kiến tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2009 phấn đấu tăng 7% - 7,5%. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp.
Bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững của toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tăng mạnh đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn để vừa bảo đảm đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước, vừa tăng thêm số lượng lương thực xuất khẩu. Thực hiện các giải pháp không để dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi xảy ra trên diện rộng; đảm bảo đủ giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho cây trồng, nhất là đối với lúa, phấn đấu sản lượng lương thực và năng suất lúa cao hơn năm 2008. Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp gắn với phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến, nhất là các loại sản phẩm đang được giá, thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn.
Phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, có giá trị gia tăng cao; phát triển mạnh du lịch; phát triển và nâng cao hơn chất lượng vận tải, bảo đảm lưu thông hàng hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân.
b) Thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát có hiệu quả việc nhập khẩu để giảm tỷ lệ nhập siêu. Tháo gỡ các trở ngại liên quan đến xuất khẩu để giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.
Kiểm soát việc cung ứng và giá bán các loại hàng hóa và dịch vụ độc quyền kinh doanh.
Tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng. Sử dụng có hiệu quả và đẩy nhanh tốc độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); thu hút nhiều hơn và giải ngân nhanh nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI); tăng cường công tác thanh tra nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tham ô, lãng phí, bảo đảm chất lượng của công trình. Chủ động ứng phó với những biến động bất thường trên thị trường vốn.
b) Đổi mới mạnh hơn nữa các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa đi đôi với việc thực hiện tốt chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa các lĩnh vực này. Khuyến khích và tạo Điều kiện cho tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao …
c) Tập trung phát triển nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng để thu hút mạnh các dự án đầu tư có trình độ công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách cho sinh viên, học sinh học nghề có hoàn cảnh khó khăn được vay ưu đãi để học tập.
Thực hiện giảm nghèo bền vững, bảo đảm cho người nghèo được thụ hưởng hợp lý thành quả của sự tăng trưởng. Giảm bớt các khoản đóng góp cho nông dân. Bảo đảm cuộc sống tốt hơn cho người dân khi nhà nước thu hồi đất.
Chủ động phòng chống thiên tai, kịp thời tổ chức tìm kiếm cứu nạn, giảm mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân do thiên tai gây ra.
3. Nhiệm vụ về bảo vệ môi trường
Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, sự biến động khí hậu bất lợi đối với môi trường; ứng cứu kịp thời và khắc phục hậu quả xấu do thiên tai gây ra.
c) Đáp ứng các yêu cầu trong cam kết bảo vệ môi trường với cộng đồng quốc tế, hạn chế tác động xấu của quá trình toàn cầu hóa tác động đến môi trường trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Việc cải cách hành chính trong thời gian tới phải hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, trong sạch, dân chủ, hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước.
b) Thực hiện nghiêm nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước các cấp; phổ biến rộng rãi và niêm yết công khai quy chế, quy trình và các thủ tục hành chính rõ ràng, cụ thể tại công sở.
Phát huy dân chủ cơ sở, tăng cường đối thoại giữa chính quyền địa phương với cộng đồng doanh nghiệp và dân cư.
a) Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng; triển khai và thực hiện đồng bộ Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Luật Khiếu nại và tố cáo.
b) Tổ chức hoạt động có hiệu quả Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở Trung ương, bao gồm cơ quan phòng, chống tham nhũng các Bộ, ngành và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở các địa phương theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Kết hợp chặt chẽ giữa việc thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng với Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong các lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, thu và chi ngân sách nhà nước, quản lý tài chính công, công tác đề bạt và bố trí cán bộ. Tăng cường quản lý, giám sát thu nhập của cán bộ, công chức, nhất là những người có chức, có quyền.
II. NHIỆM VỤ XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2009:
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan. Việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 phải gắn với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, dự kiến kế hoạch 2009 của cả nước và bộ, ngành, địa phương.
Trên cơ sở đó, trong xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 cần chú ý một số nội dung cơ bản sau:
2. Dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2009 được xây dựng trên cơ sở cân đối nguồn thu và các quy định pháp luật về chế độ, chính sách, định mức hiện hành hướng vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Khi xây dựng dự toán chi ngân sách năm 2009, cần chú ý các nội dung sau:
Dự toán chi đầu tư phát triển năm 2009 cần tập trung bố trí chi đầu tư phát triển cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, trong đó ưu tiên vốn các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, các mục tiêu ưu tiên đầu tư của Nhà nước; tiếp tục ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, …
Thực hiện bổ sung có mục tiêu vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương theo các quyết định của cấp có thẩm quyền, trong đó ưu tiên các địa phương thực sự khó khăn tại các khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn và các vùng khó khăn khác; hỗ trợ vốn đầu tư cho các địa phương tuyến biên giới; bổ sung vốn đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135 (giai đoạn II), Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; vốn đối ứng các dự án ODA; hỗ trợ địa phương đầu tư nâng cấp hệ thống y tế cấp tỉnh và đầu tư các công trình di tích văn hóa quốc gia, v.v…
[1]; lĩnh vực khoa học – công nghệ đạt 2% và chi sự nghiệp bảo vệ môi trường đạt trên 1% tổng chi ngân sách nhà nước; ưu tiên bố trí tăng chi cho lĩnh vực y tế cao hơn tốc độ tăng chi chung của ngân sách nhà nước.
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (riêng đối với lĩnh vực khoa học công nghệ, thực hiện theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập); thực hiện thí điểm chuyển một số đơn vị sự nghiệp công lập có Điều kiện sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, cơ cấu lại nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước cho phù hợp. Các Bộ, ngành, địa phương trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ quản lý của mình đẩy mạnh triển khai có hiệu quả công tác xã hội hóa các lĩnh vực dịch vụ công theo quy định của Chính phủ.
d) Chủ động cân đối nguồn chi từ ngân sách nhà nước để bảo đảm thực hiện chi cải cách tiền lương thời gian tới; đồng thời tiếp tục huy động các nguồn tài chính khác theo quy định chủ động thực hiện. Các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, các địa phương, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chủ động tiếp tục thực hiện đầy đủ, đúng quy định các biện pháp tạo nguồn cải cách tiền lương như đã hướng dẫn năm 2008.
e) Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thuộc các chương trình giao thông, thủy lợi, y tế tuyến huyện, kiên cố hóa trường lớp học cần khẩn trương dự kiến khả năng triển khai thực hiện và nhu cầu vốn trong năm 2009, gửi các Bộ, cơ quan được giao chủ trì quản lý các chương trình đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, báo cáo Quốc hội. Ngân hàng Chính sách Xã hội dự kiến nhu cầu vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện cho vay học sinh, sinh viên năm 2009 gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung trình Chính phủ trước khi báo cáo Quốc hội theo quy định.
h) Trong quá trình lập dự toán ngân sách năm 2009, các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm chủ động dự kiến đầy đủ các nhu cầu chi thực hiện chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới (nếu có), đặc biệt là các chính sách liên quan đến an sinh xã hội; bảo đảm các chế độ, chính sách dự kiến ban hành thực hiện từ năm 2009 phải được cân đối đủ nguồn lực, không để xảy ra tình trạng thiếu kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, các chế độ, chính sách đã ban hành và các nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Công tác xây dựng dự toán ngân sách địa phương các cấp: năm 2009 là năm thứ ba trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương 2007 – 2010 đã được Quốc hội quyết định, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng dự toán ngân sách địa phương mình trên cơ sở nguồn thu, nhiệm vụ chi đã được phân cấp, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới (nếu có) được ổn định theo mức Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp trên đã giao năm 2007. Do vậy, trong việc lập dự toán ngân sách năm 2009, các địa phương cần bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của ngân sách nhà nước năm 2009 nêu tại các khoản 1, 2, 3, Mục II của Chỉ thị này. Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề sau:
b) Xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương:
- Đối với dự toán chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương như các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và các chương trình, dự án quan trọng khác được xác định trên cơ sở tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan.
d) Đối với nguồn thu từ xổ số kiến thiết được sử dụng để đầu tư các công trình phúc lợi xã hội trên địa bàn và thực hiện quản lý thu, chi qua ngân sách nhà nước (không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước). Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dự kiến số thu, lập phương án phân bổ, sử dụng số thu này để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, tập trung bố trí vốn đảm bảo hoàn thành cơ bản cho hai mục tiêu giáo dục và y tế (trong đó sử dụng tối thiểu 20% để thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 – 2012), sau khi bố trí vốn đảm bảo hoàn thành cơ bản cho hai mục tiêu giáo dục và y tế thì mới đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội quan trọng khác của địa phương.
e) Xây dựng dự toán huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển phải thực hiện theo đúng quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ; đồng thời, chủ động bố trí ngân sách địa phương để trả các khoản đã vay, đã huy động (cả gốc và lãi) đến hạn trả theo quy định của pháp luật.
h) Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, tình hình thực hiện dự toán đối với các khoản được bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương năm 2008, căn cứ các chính sách và chế độ hiện hành, xây dựng dự toán chi thực hiện các dự án, nhiệm vụ quan trọng đề nghị bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 29 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
6. Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2009, các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và các cấp chính quyền địa phương, đơn vị phải quán triệt thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ và của Bộ, ngành, địa phương mình về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng; bảo đảm việc xây dựng dự toán ngân sách, bố trí, sử dụng ngân sách thực sự tiết kiệm và có hiệu quả.
B. TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Tháng 6 năm 2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn khung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009; Bộ Tài chính hướng dẫn công tác lập kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn giai đoạn 2009 – 2011.
3. Trong tháng 8 năm 2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2009, đồng thời dự kiến phương án phân bổ các chỉ tiêu kế hoạch và ngân sách nhà nước.
5. Trước ngày 20 tháng 11 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2009 cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương, các cơ quan, đơn vị khác trên cơ sở các nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và nhiệm vụ năm 2009.
7. Trước ngày 10 tháng 12 năm 2008, các Bộ, ngành, địa phương quyết định phương án phân bổ xong kế hoạch và dự toán ngân sách cho cấp dưới trên cơ sở nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
b) Tổ chức hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009; phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các Bộ, địa phương tham gia thí điểm xây dựng kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn giai đoạn 2009 – 2011.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính dự kiến phương án phân bổ chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương cho các Bộ, cơ quan trung ương và số bổ sung có mục tiêu vốn đầu tư từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình, dự án quan trọng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thẩm định và tổng hợp phương án phân bổ dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
2. Bộ Tài chính:
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức làm việc với các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (theo quy định của Luật ngân sách nhà nước) về dự toán ngân sách nhà nước năm 2009, kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn 2009 -2011 (đối với các Bộ, địa phương làm thí điểm).
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan xây dựng và tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước năm 2009; phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2009 trình Chính phủ để trình Quốc hội quyết định.
3. Các Bộ, cơ quan chủ trì quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, … do nhiều Bộ, cơ quan, đơn vị và địa phương phối hợp thực hiện:
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan dự kiến nhiệm vụ và phương án phân bổ dự toán chi ngân sách (trong phạm vi tổng mức dự kiến kinh phí do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thông báo) cho từng Bộ, cơ quan, đơn vị và các địa phương liên quan, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để thẩm định, tổng hợp trình Chính phủ, trình Quốc hội quyết định.
a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách của ngành, lĩnh vực phụ trách và của chính cơ quan, đơn vị, tổ chức mình.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
b) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các địa phương liên quan phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm đ khoản 1 Mục II Phần B và điểm đ khoản 2 Mục II Phần B Chỉ thị này.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; | THỦ TƯỚNG |
[1] Kể cả chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết
File gốc của Chỉ thị 723/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Chỉ thị 723/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 723/CT-TTg |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành | 2008-06-06 |
Ngày hiệu lực | 2008-07-05 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Còn hiệu lực |