BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/2020/TT-BCA | Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2020 |
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân.
1. Thông tư này quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp, quy trình kiểm tra, trách nhiệm, quyền hạn về kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân.
2. Tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chế làm việc của Bộ Công an; điều lệnh Công an nhân dân; quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân.
4. Đối với một nội dung kiểm tra, ở một thời điểm, tại một đơn vị thì chỉ kiểm tra 01 lần; những lần kiểm tra khác liên quan đến nội dung đã kiểm tra chỉ trích dẫn lại nội dung kết quả kiểm tra của lần trước, trừ trường hợp có tình tiết khác xét thấy cần thiết phải kiểm tra lại thì nêu rõ căn cứ, mục đích kiểm tra đối với nội dung đó.
1. Lãnh đạo Bộ Công an ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra, phê duyệt kế hoạch kiểm tra đối với các đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công an chủ trì, có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức để giải quyết các vụ việc liên quan đến công tác bảo vệ môi trường của Bộ Công an.
3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra, phê duyệt kế hoạch kiểm tra do đơn vị chủ trì thực hiện.
1. Việc tuân thủ các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn, quy định của Bộ Công an về công tác bảo vệ môi trường, bao gồm:
b) Công tác triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường của Chính phủ, Bộ Công an và của Công an các đơn vị, địa phương; việc tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường;
2. Công tác triển khai thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đang được áp dụng; công tác đầu tư, quản lý, sử dụng các hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường của các đơn vị. Thực trạng các hoạt động, các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật có thể gây ảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường; các trang thiết bị bảo hộ lao động, công cụ, biện pháp, công trình phòng chống rủi ro, sự cố thiên tai, sự cố môi trường và các yếu tố khác liên quan đến bảo vệ môi trường.
1. Đối tượng kiểm tra ở Bộ Công an: Các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Học viện, Trường Công an nhân dân, Bệnh viện Công an nhân dân.
a) Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Công an xã, phường, thị trấn.
2. Kiểm tra đột xuất: Theo chỉ đạo của lãnh đạo các cấp; khi có vấn đề nảy sinh đột xuất về công tác bảo vệ môi trường; theo phản ánh, kiến nghị của Công an các đơn vị, địa phương hoặc tổ chức, cá nhân, chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng quân.
1. Kiểm tra trực tiếp: Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ công tác, thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương xem xét, quyết định kiểm tra trực tiếp công tác bảo vệ môi trường. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra trực tiếp và nghe đại diện đối tượng kiểm tra báo cáo chi tiết về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra và kiến nghị, đề xuất. Thành viên đoàn kiểm tra căn cứ nội dung cụ thể, đề nghị đối tượng kiểm tra cung cấp hồ sơ, tài liệu và báo cáo, giải trình thêm. Căn cứ kết quả làm việc, đoàn kiểm tra trao đổi, hướng dẫn đối tượng kiểm tra khắc phục những tồn tại, vướng mắc về công tác bảo vệ môi trường hoặc đề xuất với lãnh đạo cấp trên hướng dẫn, chỉ đạo.
3. Căn cứ nhiệm vụ cụ thể, một cuộc kiểm tra có thể được thực hiện theo một hoặc kết hợp hai phương pháp kiểm tra nêu trên.
1. Chuẩn bị kiểm tra:
Căn cứ vào chương trình, kế hoạch công tác hằng năm hoặc đột xuất, Công an các đơn vị, địa phương tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường. Kế hoạch kiểm tra xác định rõ đối tượng, mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành và tiến độ thực hiện.
Trường hợp tổ chức kiểm tra liên ngành, cần có tối thiểu 01 thành viên là đại diện cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường tại địa phương nơi tiến hành kiểm tra.
c) Thông báo bằng văn bản cho đối tượng kiểm tra về nội dung, thành phần và chương trình làm việc của đoàn kiểm tra. Thời gian thông báo ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày đoàn tiến hành cuộc kiểm tra (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất).
a) Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc kiểm tra được tiến hành khi có sự tham gia của ít nhất hai phần ba số lượng thành viên đoàn kiểm tra, trong đó phải có Trưởng đoàn hoặc Phó trưởng đoàn (khi được Trưởng đoàn ủy quyền), Thư ký đoàn kiểm tra và có mặt của đại diện có thẩm quyền của đối tượng kiểm tra.
3. Lập biên bản kiểm tra:
b) Biên bản kiểm tra có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra hoặc Phó trưởng đoàn (khi được Trưởng đoàn ủy quyền), đại diện có thẩm quyền của đối tượng kiểm tra và các bên liên quan, lập thành nhiều bản đảm bảo mỗi bên tham gia giữ 01 bản để làm căn cứ thực hiện.
a) Báo cáo kết quả kiểm tra: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra về kết luận kiểm tra và kiến nghị các biện pháp xử lý (nếu có).
Trường hợp phát hiện cá nhân, đơn vị trong Công an nhân dân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, người ra quyết định kiểm tra có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thanh tra, Cảnh sát môi trường cùng cấp biết để tiến hành các biện pháp thanh tra, điều tra theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Thực hiện kết luận kiểm tra:
a) Chỉ đạo thực hiện các biện pháp, yêu cầu về bảo vệ môi trường theo thông báo kết luận kiểm tra;
c) Báo cáo với cơ quan đã ban hành kết luận kiểm tra về kết quả thực hiện kết luận kiểm tra và đề xuất kiến nghị (nếu có);
6. Hồ sơ kết thúc kiểm tra:
Các văn bản làm căn cứ để tổ chức kiểm tra: chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các văn bản, đơn thư phản ánh, kiến nghị của Công an các đơn vị, địa phương hoặc tổ chức, cá nhân, chính quyền địa phương nơi đóng quân (trong trường hợp kiểm tra đột xuất);
b) Tài liệu trong quá trình tổ chức kiểm tra gồm:
Biên bản kiểm tra;
c) Tài liệu kết thúc kiểm tra gồm:
Văn bản giải trình, báo cáo kết quả của đối tượng kiểm tra về việc thực hiện kết luận kiểm tra (nếu có);
Điều 9. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên đoàn kiểm tra
a) Chấp hành các quy định của pháp luật, quy định của Bộ Công an về kiểm tra, thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch và chương trình kiểm tra được phê duyệt;
c) Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo, giải trình liên quan đến nội dung kiểm tra;
đ) Trong quá trình tổ chức kiểm tra, nếu phát hiện những vấn đề bất cập, vướng mắc trong tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường của đối tượng kiểm tra vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình, phải kịp thời báo cáo, tham mưu với các cấp có thẩm quyền để giải quyết, khắc phục.
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng đoàn kiểm tra còn có trách nhiệm và quyền hạn sau:
b) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn kiểm tra;
3. Phó trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm và quyền hạn của thành viên đoàn kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này và của Trưởng đoàn kiểm tra trong trường hợp được Trưởng đoàn ủy quyền.
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Thư ký đoàn kiểm tra còn có trách nhiệm và quyền hạn sau:
b) Thông báo cho đối tượng kiểm tra, các thành viên đoàn kiểm tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan về chương trình, kế hoạch kiểm tra;
d) Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, thông báo kết luận kiểm tra;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng đoàn phân công.
1. Trách nhiệm của đối tượng kiểm tra
b) Bố trí cán bộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đoàn kiểm tra làm việc trong thời gian tiến hành kiểm tra tại đơn vị;
2. Quyền hạn của đối tượng kiểm tra
b) Có quyền khiếu nại về kết quả kiểm tra, kết luận kiểm tra, tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm tra.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 8 năm 2020 và thay thế nội dung quy định về kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại Thông tư 29/2007/TT-BCA(E11) ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân.
1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này. Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu công tác hoặc yêu cầu của cơ quan quản lý, báo cáo kết quả kiểm tra công tác bảo vệ môi trường do đơn vị thực hiện về Cục Y tế để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an.
3. Quá trình thi hành nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Y tế) để kịp thời hướng dẫn, giải quyết./.
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Công an,
- Lưu: VT, V03, H06. 140b.
BỘ TRƯỞNG
Đại tướng Tô Lâm
File gốc của Thông tư 69/2020/TT-BCA quy định về kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 69/2020/TT-BCA quy định về kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Công An |
Số hiệu | 69/2020/TT-BCA |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Tô Lâm |
Ngày ban hành | 2020-06-22 |
Ngày hiệu lực | 2020-08-06 |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
Tình trạng | Còn hiệu lực |