CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92-CP | Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 1993 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 92-CP NGÀY 27-11-1993 VỀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH PHÁP LỆNH BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30-9-1992;
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 15-2-1993;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm,
Điều 1 - Ban hành kèm theo Nghị định này:
- Điều lệ về bảo vệ thực vật;
- Điều lệ về kiểm dịch thực vật;
- Điều lệ về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
- Quy định về hệ thống tổ chức, thanh tra chuyên ngành, giải quyết tranh chấp và lệ phí, phí tổn về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
ĐIỀU LỆ VỀ BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Nghị định số 92-CP ngày 27-11-1993 của Chính phủ)
Điều 1. - Điều lệ này quy định về công tác trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.
1. Tài nguyên thực vật phải được bảo vệ bao gồm cây và sản phẩm của cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây làm thức ăn gia súc, cây làm thuốc, cây cảnh và cây có ích khác...
2. Những sinh vật gây hại tài nguyên thực vật phải trừ diệt bao gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, cây dại, chuột, chim gây hại và những tác nhân sinh vật gây hại khác (gọi chung là sinh vật gây hại).
Điều 3. - Việc bảo vệ tài nguyên thực vật phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1. Tiến hành thường xuyên, lấy biện pháp phòng là chính, diệt trừ kịp thời;
2. Kết hợp giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, giữa lợi ích Nhà nước và toàn xã hội với lợi ích cá nhân;
3. Đảm bảo phòng, trừ sinh vật gây hại phải đạt hiệu quả, đồng thời đảm bảo an toàn cho người, sinh vật và không làm ô nhiễm môi trường sinh thái;
4. Biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật phải được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, phải sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, coi trọng kinh nghiệm cổ truyền của nhân dân. Dùng thuốc bảo vệ thực vật chỉ là một trong những biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc bảo vệ thực vật chỉ dùng khi thật cần thiết, khi sử dụng thuốc phải tuân theo quy định và hướng dẫn của cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Điều 4. - Việc phân công trách nhiệm trong công tác bảo vệ thực vật như sau:
1. Chính phủ thống nhất quản lý công tác phòng, trừ sinh vật gây hại, bảo vệ tài nguyên thực vật.
2. Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, các Bộ, các ngành hữu quan, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.
3. Các tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ thực vật trong công tác phòng, trừ sinh vật gây hại.
PHÒNG, TRỪ SINH VẬT GÂY HẠI TÀI NGUYÊN THỰC VẬT.
Điều 10. - Tổ chức bảo vệ thực vật các cấp có những quyền hạn sau đây:
1. Kiểm tra tình hình sinh vật gây hại trong các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm bảo quản giống, sản phẩm cây trồng và yêu cầu các cơ sở đó cung cấp tài liệu và điều kiện cần thiết cho việc kiểm tra;
2. Với những sản phẩm cây trồng bị nhiễm sinh vật gây hại nặng phải báo cáo và đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định không cho dùng vào trồng trọt hoặc vận chuyển đi các vùng khác.
Trong trường hợp khẩn cấp được tự ra quyết định không cho dùng vào trồng trọt hoặc vận chuyển các sản phẩm đó nhưng phải chịu trách nhiệm về những quyết định đó; nếu quyết định sai gây nên thiệt hại thì tổ chức bảo vệ thực vật phải bồi thường, sau khi ra quyết định phải báo cáo cho cấp có thẩm quyền biết.
3. Tiến hành những biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại cây trồng và sản phẩm cây trồng; lập biên bản về sự vi phạm các quy định về bảo vệ thực vật và báo cáo với cấp có thẩm quyền xử lý.
4. Đề nghị chính quyền cùng cấp hoặc cơ quan quản lý, đơn vị sản xuất, kinh doanh huy động nhân lực, vật lực phục vụ cho công tác phòng, trừ sinh vật gây hại.
1. Tổ chức bảo vệ thực vật cấp dưới phải báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, kết quả phòng, trừ sinh vật gây hại và kế hoạch công tác bảo vệ thực vật hàng vụ, hàng năm với tổ chức bảo vệ thực vật cấp trên.
2. Tổ chức bảo vệ thực vật cấp trên có trách nhiệm thông tin và hướng dẫn biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật cho tổ chức bảo vệ thực vật cấp dưới.
Điều 13. - Điều kiện và cấp công bố dịch:
1. Nếu sinh vật gây hại tài nguyên thực vật phát sinh thành dịch và gây hại nghiêm trọng trên phạm vi nhiều huyện hoặc nhiều vùng trong tỉnh thì Chi cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, kết luận và báo cáo kịp thời để Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định công bố dịch. Uỷ ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức, chỉ đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân, huy động nhân lực, vật lực ở địa phương phục vụ chống dịch; phải báo cáo Thủ Tướng và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
2. Nếu sinh vật gây hại tài nguyên thực vật phát sinh trên phạm vi từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc nhiều vùng thuộc nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với phạm vi và mức độ xét thấy nghiêm trọng thì Cục bảo vệ thực vật có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, kết luận và báo cáo để Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quyết định công bố dịch; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương có dịch nhanh chóng dập dịch.
3. Trường hợp địa phương có dịch đã huy động nhân lực, vật lực hết khả năng của mình để chống dịch mà vẫn không thể dập tắt dịch thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để có các biện pháp xử lý cần thiết.
Điều 15. - Chủ tài nguyên thực vật nơi có dịch phải thực hiện các biện pháp để dập tắt dịch.
Trong trường hợp do thiếu trách nhiệm trong việc áp dụng các biện pháp để ngăn chặn và trừ diệt, để sinh vật gây hại tài nguyên thực vật của mình lây lan, gây hại tài nguyên thực vật của người khác thì chủ tài nguyên thực vật phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 18. - Tổ chức, cá nhân được làm dịch vụ bảo vệ thực vật gồm:
1. Tổ chức của Nhà nước thuộc hệ thống ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp và các tổ chức khác có đủ điều kiện theo quy định.
2. Cá nhân làm dịch vụ bảo vệ thực vật phải là người có trình độ chuyên môn bảo vệ thực vật.
Điều 19. - Điều kiện, thủ tục cấp giấy phép làm dịch vụ bảo vệ thực vật như sau:
1. Tổ chức, cá nhân làm dịch vụ phải có các điều kiện:
- Đơn xin phép làm dịch vụ;
- Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
- Giấy kê khai cơ sở, phương tiện làm dịch vụ.
Các giấy tờ trên phải nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp cấp tỉnh.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhận hồ sơ phải xem xét việc cấp giấy phép làm dịch vụ; phải trả lời cho đương sự biết. Kể cả trường hợp không đủ điều kiện.
2. Giấy phép làm dịch vụ bảo vệ thực vật có giá trị trong ba năm kể từ ngày ký. Trước khi hết hạn một tháng, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép nếu muốn tiếp tục hoạt động phải xin gia hạn.
3. Khi được cấp giấy phép làm dịch vụ bảo vệ thực vật, nhưng không hoạt động nữa thì tổ chức, cá nhân phải trả lại giấy phép.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ban hành hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan ban hành các quy định chi tiết, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thi hành điều lệ này.
Điều lệ này có hiệu lực từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Điều lệ này đều bãi bỏ.
ĐIỀU LỆ VỀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Nghị định số 92-CP ngày 27-11-1993 của Chính phủ)
Điều 1. - Trong điều lệ này những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tình trạng nhiễm dịch thực vật là mức độ, tính chất nhiễm sinh vật gây hại của vật thể thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật;
2. Kiểm tra bao gồm điều tra, quan sát, theo dõi, lấy mẫu, phân tích, giám định, nghiên cứu để xác định tình trạng nhiễm dịch;
3. Xử lý bao gồm việc chọn lọc, thải loại, tái chế, làm sạch, khử trùng, giữ lại, trả về nơi xuất xứ hoặc tiêu huỷ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
4. Sinh vật gây hại nguy hiểm là sinh vật đã hoặc có khả năng gây tổn thất lớn về kinh tế hoặc huỷ hoại nghiêm trọng tài nguyên thực vật và môi trường;
5. ổ dịch là nơi có một hoặc nhiều sinh vật gây hại thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật đã được công bố;
6. Vùng dịch là phạm vi không gian có nhiễm ổ dịch trong một vùng;
7. Lô vật thể là một lượng nhất định của vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có các điều kiện và yếu tố giống nhau về khả năng nhiễm dịch;
8. Khử trùng là các sinh vật gây hại;
9. Địa điểm kiểm dịch là nơi kiểm tra vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi di chuyển vật thể đó.
Điều 2. - Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bao gồm:
1. Cây, bộ phận của cây, sản phẩm chế biến từ cây và bộ phận của cây có khả năng mang sinh vật gây hại;
2. Đất đai, máy móc, công cụ canh tác, nhà máy, dụng cụ chế biến thực vật và sản phẩm thực vật, kho tàng, bến bãi lưu chứa thực vật và sản phẩm thực vật, tầu thuyền, xe lửa, ô tô, máy bay chuyên chở thực vật và sản phẩm thực vật, đồ chứa đựng, chèn lót hàng hoá thực vật và hiện vật khác có khả năng hoặc đang mang sinh vật gây hại.
Điều 3. - Việc phân công trách nhiệm trong công tác kiểm dịch thực vật như sau:
1. Chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải thực hiện theo dõi, phòng trừ sinh vật gây hại, xử lý các vật thể nhiễm dịch hoặc không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu, xuất khẩu hoặc vận chuyển ra khỏi vùng dịch theo quy định về kiểm dịch thực vật. Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, chứng nhận việc thực hiện các biện pháp theo dõi, phòng trừ và xử lý.
2. Trong trường hợp việc xử lý vật thể nhiễm dịch phải được thực hiện khẩn cấp mà chủ vật thể không có khả năng thực hiện thì cơ quan kiểm dịch thực vật xử lý và chủ vật thể phải trả phí tổn.
3- Trong trường hợp cùng một lúc phải xử lý vật thể nhiễm dịch của nhiều chủ vật thể, nhưng các chủ vật thể không thoả thuận được với nhau, thì cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định và các chủ vật thể phải thực hiện.
1. Khai báo với cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất trước ít nhất 24 giờ. Đối với hành lý xách tay, hành lý gửi theo phương tiện chuyên chở và lương thực, thực phẩm mang theo, có nguồn gốc là thực vật thì phải khai báo tại chỗ khi cán bộ kiểm dịch thực vật yêu cầu;
2. Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ kiểm dịch thực vật kiểm tra lấy mẫu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật như mở, đóng phương tiện vận chuyển, kho chứa, kiện hàng, cung cấp nhân lực cho việc lấy mẫu hàng,
3. Nộp lệ phí và phí tổn kiểm dịch thực vật theo quy định.
Điều 8. - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm công bố danh mục những vật thể có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật mà ở Việt Nam chưa có điều kiện phát hiện và ngăn chặn. Trong trường hợp đó, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm sẽ công bố cấm hoặc hạn chế chuyên chở, xuất khảu, nhập khẩu, quá cảnh ở một số vùng theo một số lộ trình vào thời gian nhất định để phòng ngừa sự lây lan, xâm nhập của các đối tượng kiểm dịch thực vật.
1. Các cơ quan Cảng vụ, Hải quan, Bưu điện, Công an, Bộ đội biên phòng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan kiểm dịch thực vật khi cần kiểm tra, ngăn chặn, đuổi bắt các đối tượng vi phạm chế độ kiểm dịch thực vật.
2. Việc khai báo vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu tại các cửa khẩu là một trong những nội dung cấu thành của tờ khai hải quan.
3. Các cơ quan Hải quan có trách nhiệm kết hợp trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát kiểm dịch thực vật đối với các loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh. Thủ tục hải quan chỉ hoàn tất đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật sau khi đã làm đầy đủ thủ tục kiểm dịch thực vật cũng như những thủ tục khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. - Đối tượng kiểm dịch thực vật nội địa được quy định như sau:
1. Đối tượng kiểm dịch thực vật nội địa là những loài sinh vật gây hại huy hiểm mới xuất hiện trong phạm vi không gian hẹp, có khả năng lây lan ra phạm vi rộng.
2. Những vật thể đã hoặc có khả năng mang đối tượng kiểm dịch thực vật nội địa đều thuộc diện kiểm dịch thực vật nội địa.
1. Chủ tài nguyên thực vật phải thường xuyên theo dõi tình hình sinh vật gây hại tài nguyên thực vật của mình hoặc do mình trực tiếp quản lý.
Ở những nơi thường tập trung vật thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh hoặc đưa từ vùng dịch đến thì việc theo dõi nêu trên phải theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan kiểm dịch thực vật;
2. Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật nội địa hoặc sinh vật gây hại nghi là đối tượng đó thì chủ vật thể hoặc người phát hiện phải báo cáo ngay cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật nơi gần nhất. Nhận được thông báo, cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải xác minh ngay. Chủ vật thể có trách nhiệm thực hiện các biện pháp xử lý theo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
3. Nơi nào có đối tượng kiểm dịch thực vật nội địa thì nơi đó phải tiến hành kiểm dịch thực vật theo những quy định tại Điều 13 của Điều lệ này.
4. Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải có chứng nhận kiểm dịch thực vật của cơ quan kiểm dịch thực vật ở ranh giới vùng dịch trong quá trình chuyên chở, bảo quản, sử dụng. Chủ vật thể phải thực hiện đúng những quy định ghi trong giấy chứng nhận.
1. Ở nơi có ổ dịch chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải thực hiện các biện pháp xử lý vật thể nhiễm dịch theo quy định và dưới sự giám sát, xác nhận của cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật có trách nhiệm hướng dẫn chủ vật thể áp dụng các biện pháp xử lý vật thể nhiễm dịch;
2. Ở nơi có nhiều ổ dịch, có dấu hiệu các ổ dịch lan tràn thành vùng dịch, các cơ quan có trách nhiệm phải áp dụng những biện pháp dưới đây:
a) Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền công bố dịch. Chủ vật thể và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện việc dập dịch theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
b) Mọi vật thể có khả năng mang đối tượng kiểm dịch thực vật đang có trong vùng dịch khi di chuyển ra khỏi vùng dịch phải được kiểm tra, xử lý và có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nội địa;
c) Địa điểm kiểm dịch thực vật nội địa do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật chỉ định tại ranh giới vùng dịch hoặc tại nơi trong vùng dịch mà từ đó lô vật thể được di chuyển ra ngoài.
3. Việc khai báo, kiểm tra, xử lý, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nội địa được thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 9 của Điều lệ này.
Điều 16. - Đối tượng và vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu được quy định như sau:
1. Đối tượng kiểm dịch nhập khẩu bao gồm những sinh vật gây hại nguy hiểm, chưa hoặc mới xuất hiện trong phạm vi không gian hẹp, có khả năng từ nước ngoài xâm nhập, lây lan vào trong nước.
2. Những vật thể đã hoặc có khả năng mang các sinh vật gây hại nêu trên đều thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
Điều 17. - Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu vào Việt Nam phải có những điều kiện sau đây:
1. Có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu theo mẫu quy định tại Công ước quốc tế 1951 về bảo vệ thực vật;
2. Không có đối tượng kiểm dịch thực vật nhập khẩu và không có sinh vật gây hại nguy hiểm khác, nếu có thì đã qua xử lý.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật đối với vật thể nhập khẩu nhằm đảm bảo những điều kiện nêu trên.
Điều 18. - Thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây phải đăng ký trước với Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ít nhất là 10 ngày kể từ khi đưa giống cây đó đến cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường biển, cảng sông, sân bay, cơ sở bưu điện (gọi chung là cửa khẩu) đầu tiên;
2. Khi vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu đã vào cửa khẩu đầu tiên, chủ vật thể phải khai báo với cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam nơi gần nhất. Cơ quan này chỉ định cụ thể địa điểm kiểm dịch tại cửa khẩu đầu tiên đó hoặc ở nơi khác có điều kiện cách ly;
3. Việc khai báo, kiểm tra, xử lý, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 9 của Điều lệ này;
4. Khi phương tiện vận tải đường thuỷ thuộc diện kiểm dịch thực vật vào lãnh hải Việt Nam, chủ phương tiện phải khai báo và cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam kiểm tra, nếu không có đối tượng kiểm dịch thực vật nhập khẩu thì phương tiện đó được phép cập cảng, nếu có đối tượng kiểm dịch thực vật thì phải xử lý.
Việc kiểm tra vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu chuyên chở trên phương tiện vận tải đường thuỷ được tiến hành tại địa điểm kiểm dịch ở cảng Việt Nam.
1. Cơ quan kiểm dịch thực vật có quyền giám sát về mặt kiểm dịch thực vật đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu kể từ khi vật thể đó được đưa vào lãnh thổ Việt Nam.
2. Trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, chủ vật thể phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu và thực hiện đầy đủ các biện pháp quy định tại giấy chứng nhận đó.
Điều 21. - Nghiêm cấm đưa đối tượng kiểm dịch thực vật nhập khẩu còn sống ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào vào Việt Nam, trong trường hợp cần đưa vào để nghiên cứu thì do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quyết định.
Điều 23. - Đối tượng và vật thể thuộc diện kiểm dịch xuất khẩu được quy định như sau:
1. Đối tượng kiểm dịch thực vật xuất khẩu bao gồm những loại sinh vật gây hại không được để lọt ra nước ngoài theo quy định trong các hợp đồng buôn bán, liên doanh, các hiệp định, công ước và các văn bản thoả thuận, cam kết khác giữa bên Việt Nam với một hoặc nhiều bên nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế.
2. Những vật thể đã hoặc có khả năng mang đối tượng kiểm dịch thực vật xuất khẩu đều thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu.
Điều 24. - Chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu phải có những điều kiện sau đây:
1. Chủ vật thể phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam cấp;
2. Phù hợp với yêu cầu về kiểm dịch thực vật quy định trong các hợp đồng buôn bán, liên doanh, các hiệp định, công ước và các văn bản thoả thuận, cam kết giữa bên Việt Nam với một hoặc nhiều bên nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế.
Điều 25. - Thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu bao gồm:
1. Khi vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu đưa đến cửa khẩu đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng sông, sân bay, cơ sở bưu điện cuối cùng, hoặc đến nơi mà từ đó vật thể xuất khẩu ra nước ngoài, chủ vật thể phải khai báo trước với cơ quan kiểm dịch thực vật gần nhất. Cơ quan kiểm dịch thực vật chỉ định địa điểm kiểm dịch tại các cửa khẩu và các nơi nêu trên;
2. Cơ quan kiểm dịch thực vật có quyền ra quyết định hoặc chấp nhận theo yêu cầu của chủ vật thể thực hiện phương thức kiểm tra sơ bộ tại cơ sở sản xuất, bảo quản ở sâu trong nội địa và phúc tra tại cửa khẩu cuối cùng, trong trường hợp này việc kiểm tra và phúc tra cuối cùng vẫn phải được thực hiện để cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu;
3. Việc khai báo, kiểm tra, xử lý, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 9 của Điều lệ này.
Điều 26. - Trách nhiệm của cơ quan kiểm dịch thực vật, chủ vật thể trong khi vận chuyển vật thể ra khỏi lãnh thổ Việt Nam được quy định như sau:
1. Cơ quan kiểm dịch thực vật có quyền giám sát về mặt kiểm dịch thực vật đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu từ khi vật thể được kiểm tra, phúc tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu cho đến khi vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
2. Chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu khi vận chuyển vật thể từ địa điểm kiểm dịch thực vật xuất khẩu ra nước ngoài và phải thực hiện đầy đủ các biện pháp quy định tại giấy chứng nhận đó.
Điều 28. - Thủ tục kiểm dịch thực vật quá cảnh bao gồm:
1. Khi vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật quá cảnh vào cửa khẩu đầu tiên của Việt Nam, chủ vật thể phải báo cho cơ quan kiểm dịch thực vật gần nhất;
2. Cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam có quyền giám sát vật thể đó, kiểm tra phương tiện vận chuyển và bên ngoài vật thể, yêu cầu chủ vật thể xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất xứ.
Điều 29. - Trách nhiệm của cơ quan kiểm dịch thực vật và chủ vật thể trong thời gian vật thể quá cảnh Việt Nam được quy định như sau:
1. Trong trường hợp đối tượng kiểm dịch thực vật nhập khẩu hoặc sinh vật gây hại nguy hiểm khác từ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật quá cảnh lây lan trên lãnh thổ Việt Nam thì chủ vật thể phải báo ngay cho cơ quan kiểm dịch thực vật gần nhất, hoặc chính quyền địa phương để báo cho cơ quan kiểm dịch thực vật xử lý và chủ vật thể phải trả phí tổn.
2. Trong trường hợp phát hiện vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật quá cảnh đóng gói không đúng quy định về kiểm dịch thực vật, không có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất xứ thì cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam có quyền kiểm tra vật thể và phương tiện hoặc đình chỉ vận chuyển cho tới khi đóng gói đúng quy định. Cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam kiểm tra kết quả xử lý vật thể đó để xét và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho quá cảnh.
Mọi phí tổn kiểm dịch chủ vật thể phải trả cho cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam.
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình tổ chức thực hiện Điều lệ này.
Điều lệ này có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Điều lệ này đều bãi bỏ.
ĐIỀU LỆ VỀ QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Nghị định số 92-CP ngày 27-11-1993 của Chính phủ)
Điều 1. - Điều lệ này quy định việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.
Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các chế phẩm dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật; các chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật; các chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loại sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
Điều 2. - Trong Điều lệ này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt chất hay chất hữu hiệu của thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các chất có trong thuốc thành phẩm có tác dụng trừ diệt hoặc hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của các sinh vật gây hại tài nguyên thực vật; chất có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, xua đuổi hoặc thu hút các loại sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt;
2. Thuốc thành phẩm là thuốc được sản xuất theo quy trình công nghệ đã được chứng nhận, có tiêu chuẩn chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký tại cơ quan chức năng có thẩm quyền và được phép đưa vào lưu thông, sử dụng;
3. Thuốc kỹ thuật là thuốc có hàm lượng hoạt chất cao được dùng để gia công, chế biến thuốc thành phẩm;
4. Dạng thuốc là trạng thái vật lý với những yêu cầu về tính chất lý học đặc thù của thuốc thành phẩm được thể hiện dưới dạng lỏng, dạng dung dịch, dạng nhũ dầu, dạng huyền phù, dạng hạt, dạng bột tan, dạng bột thấm nước, dạng nhão v.v...;
5. Thời gian cách ly là khoảng thời gian tối thiểu kể từ ngày sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lần cuối cùng đến ngày thu hoạch sản phẩm trong quá trình trồng trọt hoặc thời gian tối thiểu từ khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lần cuối cùng đến khi sử dụng sản phẩm trong quá trình bảo quản;
6. Dư lượng là lượng hoạt chất và các sản phẩm phân huỷ có độc tính còn lưu lại trong nông sản phẩm, môi trường sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp các cấp giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phạm vi địa phương.
Hàng năm vào tháng 1 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm công bố công khai danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp có yêu cầu mới có thể xem xét và bổ sung danh mục giữa hai kỳ công bố hàng năm. Quyết định việc hạn chế sử dụng hoặc cấm sử dụng các loại thuốc đã có trong danh mục sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 3 tháng kể từ ngày công bố.
SẢN XUẤT, GIA CÔNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SỬ DỤNG TRONG NƯỚC
Điều 6. - Hoạt động sản xuất, gia công thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
1. Sản xuất các hoạt chất, thuốc kỹ thuật có nguồn gốc từ hoá học, sinh học;
2. Gia công các hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật thành thuốc thành phẩm ở các dạng khác nhau để sử dụng;
3. Các hoạt động đóng chai, đóng gói từ khối lượng, dung tích lớn thành khối lượng, dung tích nhỏ.
Điều 7. - Việc đăng ký sản xuất, gia công thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định như sau:
Việc thẩm định và cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp và cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu không cấp giấy phép thì phải thông báo rõ lý do bằng văn bản để tổ chức, cá nhân xin đăng ký biết.
2. Các loại thuốc bảo vệ thực vật phải đăng ký sản xuất, gia công bao gồm:
a) Thuốc đăng ký sản xuất, gia công lần đầu;
b) Thuốc đã được cấp đăng ký sản xuất, gia công nhưng có thay đổi về tên gọi, hàm lượng hoạt chất, công thức, dạng thuốc, bao bì, nhãn hiệu;
c) Thuốc đã sản xuất ở nước ngoài, nhưng nay đăng ký sản xuất, gia công ở Việt Nam;
d) Thuốc được Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm cho phép sử dụng thử.
Điều 8. - Điều kiện để tổ chức, cá nhân xin đăng ký sản xuất, gia công thuốc bảo vệ thực vật:
1. Có quy trình công nghệ sản xuất, gia công đảm bảo chất lượng thuốc bảo vệ thực vật;
2. Có địa điểm và trang thiết bị đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người, sinh vật và môi trương sinh thái;
3. Người quản lý, điều hành sản xuất, gia công phải có bằng hoặc chứng chỉ đại học về hoá học hoặc bảo vệ thực vật;
4. Có đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất, gia công.
Điều 9. - Tổ chức, cá nhân chỉ được sản xuất, gia công các loại thuốc bảo vệ thực vật sau:
2. Các loại thuốc bảo vệ thực vật sản xuất, gia công để xuất khẩu.
Điều 10. - Quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công thuốc bảo vệ thực vật:
1. Tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, gia công và bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của giấy phép;
2. Giấy phép sản xuất, gia công thuốc chỉ cấp 1 lần và có giá trị kể từ ngày cấp. Sau 6 tháng kể từ ngày cấp giấy phép nếu không triển khai thì bị thu hồi giấy phép;
3. Khi tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép và đã hoạt động nhưng không tiếp tục sản xuất, gia công thì phải trả lại giấy phép;
4. Cơ sở sản xuất, gia công thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm báo cáo tình hình sản xuất, gia công hàng quý, hàng năm với cơ quan cấp giấy phép và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo quy định hiện hành của Nhà nước về công tác báo cáo thống kê;
5. Tổ chức, cá nhân xin sản xuất, gia công thuốc phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của Nhà nước;
6. Nghiêm cấm hành vi sản xuất, gia công thuốc không có giấy phép hoặc không đúng quy định trong giấy phép.
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 11. - Nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc bảo vệ thực vật:
1. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu thuốc thành phẩm hoặc nguyên liệu để sản xuất, gia công thuốc thành phẩm theo quy định của pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm xác định nhu cầu thuốc cần nhập hàng năm. Trên cơ sở đó Bộ Thương mại cấp giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật và theo đề nghị của các cơ sở có giấy phép hoạt động xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu để sản xuất, gia công thuốc bảo vệ thực vật.
2. Đối với trường hợp thuốc thành phẩm hoặc nguyên liệu để sản xuất, gia công thuốc thành phẩm nhưng chưa có trong danh mục thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam thì việc nhập khẩu số lượng ít để phục vụ cho việc nghiên cứu, thí nghiệm, sản xuất thử phải được Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm cho phép.
Điều 12. - Tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật phải có các điều kiện sau đây:
1. Có hợp đồng đặt hàng của nước ngoài;
2. Có giấy phép xuất khẩu của Bộ Thương mại;
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài tự bỏ vốn hoặc liên doanh với tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất, gia công thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam để xuất khẩu thì phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền quyết định.
LƯU THÔNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG NƯỚC
Điều 13. - Lưu thông thuốc bảo vệ thực vật bao gồm quá trình từ khi thuốc thành phẩm được xuất khỏi cơ sở sản xuất, gia công hoặc thuốc nhập vào cửa khẩu Việt Nam cho tới khi sử dụng thuốc.
Điều 14. - Việc vận chuyển thuốc phải bảo đảm an toàn theo yêu cầu của từng loại thuốc.
Điều 16. - Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ điều kiện sau:
1. Có giấy phép kinh doanh do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp. Cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp cấp tỉnh cấp giấy phép hành nghề cho các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật thuộc lãnh thổ địa phương quản lý;
2. Có văn bằng hoặc chứng chỉ về trình độ chuyên môn theo quy định;
3. Có giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ quan y tế;
4. Có cửa hàng, kho chứa, trang bị cần thiết.
Điều 17. - Phạm vi kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật:
1. Chỉ được bán các loại thuốc có trong danh mục thuốc được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam;
2. Không được bán thuốc giả, thuốc quá hạn sử dụng, thuốc kém phẩm chất, thuốc không rõ nguồn gốc hợp pháp, thuốc không đúng nhãn hiệu, tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, thuốc không có dấu kiểm tra chất lượng của cơ sở sản xuất.
3- Không được bán thuốc bảo vệ thực vật cùng với lương thực, thực phẩm, hàng giải khát trong cùng một cửa hàng.
Điều 18. - Việc lưu thông, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải theo đúng quy định sau đây:
1. Thuốc lưu thông phải có nhãn hàng hoá theo đúng quy định đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;
2. Chỉ được quảng cáo, thông tin các loại thuốc có trong danh mục thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam. Nội dung quảng cáo, thông tin phải đúng tính năng, tác dụng của thuốc và theo quy định của Nhà nước.
KIỂM ĐỊNH, KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ DỰ TRỮ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngân sách dành cho quỹ dự trữ Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật.
Quỹ dự trữ Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật hàng năm ở Trung ương bằng 10% tổng giá trị thuốc bảo vệ thực vật sử dụng của bình quân 5 năm gần nhất.
2. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quản lý quỹ dự trữ Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật.
3. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Bộ Tài chính quy định số lượng, chủng loại các loại thuốc bảo vệ thực vật dự trữ hàng năm, chế độ bảo quản, luân chuyển, quyết toán và cấp phát bổ sung vốn theo mức quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Trong trường hợp có thiên tai, sinh vật gây hại tài nguyên thực vật phát sinh thành dịch trên diện rộng, gây hại nghiêm trọng, vượt quá khả năng phòng trừ của địa phương thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trình Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật. Số lượng và phương thức xuất quỹ dự trữ Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật do Thủ tướng Chính phủ quyết định tuỳ từng trường hợp cụ thể.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình tổ chức thực hiện Điều lệ này.
Điều lệ này có hiệu lực từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Điều lệ này đều bãi bỏ.
QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC, THANH TRA CHUYÊN NGÀNH, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ LỆ PHÍ, PHÍ TỔN VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Nghị định số 92-CP ngày 27-11-1993 của Chính phủ)
HỆ THỐNG TỔ CHỨC CHUYÊN NGÀNH BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
1. Ở Trung ương, Cục bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm thống nhất quản lý Nhà nước về chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân; có con dấu riêng, được hưởng kinh phí từ ngân sách Nhà nước, được mở tài khoản riêng, kể cả tài khoản ngoại tệ.
a) Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong phạm vi cả nước theo quy định tại điều 31 pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
b) Cục bảo vệ thực vật được Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam uỷ quyền tham gia những tổ chức quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế về các hoạt động thuộc lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
c) Cục bảo vệ thực vật có các đơn vị bảo vệ sau:
- Các trung tâm bảo vệ thực vật vùng đóng tại Hải Hưng, Nghệ An, Quảng ngãi, Tiền Giang thực hiện chức năng điều tra phát hiện, dự tính, dự báo sâu bệnh, khảo sát thực nghiệm, theo dõi sâu bệnh trên giống mới nhập nội và lai tạo trong nước, khảo nghiệm các loại thuốc mới và giúp Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật kiểm tra, đôn đốc về công tác bảo vệ thực vật trên địa bàn được phân công;
- Các Chi cục kiểm dịch thực vật vùng đóng tại Lào Cai, Lạng Sơn, Hải Phòng, thành phố Hà Nội, Nghệ An, Quảng Nam - Đà Nẵng, Bình Định, thành phố Hồ chí Minh, Cần Thơ và một số Chi cục kiểm dịch thực vật vùng khác khi có nhu cầu, thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch thực vật các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật ở các cửa khẩu quốc tế, quốc gia, các đầu mối giao thông và giúp Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật kiểm tra, đôn đốc công tác kiểm dịch thực vật nội địa trên địa bàn được phân công;
- Các Trung tâm kiểm định thuốc bảo vệ thực vật đóng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng thuốc, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông, lâm sản và giúp cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thực hiện việc khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới;
- Trung tâm phân tích giám định và thí nghiệm kiểm dịch thực vật đóng tại Hà Nội, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, giám định, phân loại các sinh vật gây hại tài nguyên thực vật thuộc diện kiểm dịch thực vật;
- Các Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu đóng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra các sinh vật gây hại thuộc diện kiểm dịch thực vật tiềm ẩn trong các giống cây nhập nội.
Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định.
2. Ở địa phương: Chi cục bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là cấp tỉnh) quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật và khử trùng tại địa phương đồng thời thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo phân cấp và hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật. Chi Cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh có các đơn vị trực thuộc là Trạm kiểm dịch thực vật và các trạm bảo vệ thực vật huyện hoặc liên huyện.
Trạm bảo vệ thực vật huyện hoặc liên huyện ngoài việc thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác bảo vệ thực vật theo phân công của Chi Cục bảo vệ thực vật còn có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện về công tác bảo vệ thực vật trong phạm vi quản lý của mình.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của chi cục bảo vệ thực vật cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành bảo vệ thực vật được thành lập ở trung ương và địa phương.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm bổ nhiệm Chánh thanh tra chuyên ngành về bảo vệ thực phẩm ở Trung ương theo đề nghị của Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật.
Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm Chánh Thanh tra chuyên ngành về bảo vệ thực vật cấp tỉnh theo đề nghị của giám đốc Sở Nông nghiệp.
1. Thanh tra việc thực hiện công tác phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật của các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ thực vật;
2. Thanh tra việc thực hiện công tác kiểm dịch thực vật và khử trùng;
3. Thanh tra việc tranh chấp các quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
4. Thanh tra hoạt động của các tổ chức, cá nhân có hoạt động về bảo vệ thực vật; kiểm dịch thực vật, khử trùng và thuốc bảo vệ thực vật;
5. Thanh tra các hoạt động khác liên quan đến việc thi hành pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
6. Xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định nội dung cụ thể của công tác thanh tra bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, khử trùng và thuốc bảo vệ thực vật đối với các đối tượng khác.
Điều 8. - Chế độ thanh tra bảo vệ thực vật bao gồm:
1. Thanh tra định kỳ: tiến hành theo quy định hoặc kế hoạch thanh tra của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật và thông báo trước 15 ngày cho cơ sở bị thanh tra.
2. Thanh tra đột xuất: tiến hành thanh tra khi cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật nhận được khiếu nại, tố cáo hoặc thấy có biểu hiện vi phạm pháp luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
1. Kế hoạch thanh tra được lập theo yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật;
2. Khi có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ thực vật;
3. Những vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ thực vật do tự phát hiện hoặc do cấp trên giao.
Trong trường hợp cần thiết thì quyết định thành lập đoàn thanh tra. Đoàn thanh tra gồm trưởng đoàn và các thành viên là cán bộ của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật; nếu nội dung thanh tra có liên quan đến nhiều bên, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật có thể mời đại diện các cơ quan liên quan tham gia đoàn thanh tra.
Khi tiến hành thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ thực vật, trong thành phần đoàn thanh tra phải có đại diện có thẩm quyền của các bên liên quan. Trường hợp một trong các bên liên quan từ chối tham gia vào đoàn thanh tra thì kết luận của đoàn thanh tra vẫn có giá trị pháp lý.
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, trả lời về các vấn đề cần thiết cho việc thanh tra, tiến hành kiểm tra tại hiện trường;
2. Lấy mẫu vật phẩm để phân tích, giám định hoặc thử nghiệm theo chế độ, thể lệ qui định;
3. Đình chỉ hoặc tạm thời đình chỉ các hành vi nghi vấn vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và phải chịu trách nhiệm về các quyết định đó; nếu quyết định đó gây thiệt hại cho đối tượng thanh tra nhưng khi kết luận là không vi phạm thì người ra quyết định phải bồi thường thiệt hại;
4. Xử phạt theo thẩm quyền hoặc kiến nghị biện pháp xử lý với cơ quan có thẩm quyền; chuyển hồ sơ vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra hình sự nếu xét thấy có cấu thành tội phạm.
Việc xem xét giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ thực vật phải được cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật giải quyết chậm nhất là 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
Kết luận của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành.
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Điều 12. - Việc xử lý các loại tranh chấp được qui định như sau:
1. Các tranh chấp trong công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật:
a) Tranh chấp mà hai bên là tổ chức, cá nhân trong nước thuộc địa phương nào thì cơ quan bảo vệ thực vật nơi đó giải quyết, khi có khiếu nại thì cơ quan bảo vệ thực vật cấp trên trực tiếp phúc tra và quyết định; quyết định đó có hiệu lực thi hành;
b) Tranh chấp giữa các đơn vị thuộc Bộ, Uỷ ban và các cơ quan khác thuộc Chính phủ hoặc giữa các đơn vị thuộc trung ương với địa phương hoặc tranh chấp giữa các cơ quan thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm giải quyết. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm có hiệu lực thi hành; nếu có khiếu nại thì trình thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Tranh chấp liên quan đến các hợp đồng được giải quyết theo những quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng.
3. Tranh chấp có liên quan đến việc bồi thường và mức bồi thường thiệt hại do Toà án nhân dân giải quyết.
4. Tranh chấp về chuyên môn mà một bên hoặc cả hai bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, khử trùng, thuốc bảo vệ thực vật trên lãnh thổ Việt Nam do Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật giải quyết; nếu là tranh chấp hợp đồng thì do cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo pháp lệnh của Việt Nam trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
LỆ PHÍ, PHÍ TỔN VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
1. Tổ chức, cá nhân phải trả lệ phí hành chính cho cơ quan bảo vệ thực vật về các hoạt động sau:
a) Đăng ký hành nghề bảo vệ thực vật;
b) Đăng ký kiểm dịch thực vật;
c) Đăng ký hành nghề khử trùng;
d) Đăng ký kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
2. Tổ chức, cá nhân phải trả phí tổn cho các công việc sau đây:
a) Kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới và đăng ký các loại thuốc được sử dụng ở Việt Nam;
b) Kiểm tra vật thể, phân tích mẫu, giám định sinh vật gây hại, xử lý vật thể nhiễm dịch bao gồm chọn lọc, tái chế, khử trùng, tiêu huỷ, giũ lại, trả về nơi xuất xứ;
c) Dịch vụ phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật;
d) Các phí tổn khác có liên quan mà cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải chi.
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chỉ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình tổ chức thực hiện quy định này.
Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kem theo nghị định số 92-CP ngày 27-11-1993 của Chính phủ)
HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 200.000 đồng đối với hành vi đưa vào hoặc mang ra khỏi vùng dịch các loại tài nguyên thực vật nhiễm sinh vật gây hại nguy hiểm đã được công bố là dịch tại vùng đó nhung chưa được xử lý.
Điều 2. - Đối với việc vi phạm các quy định về kiểm dịch thực vật:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của Chi cục bảo vệ thực vật nơi xuất phát khi đưa tài nguyên thực vật có đối tượng kiểm dịch thực vật sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác;
b) Vận chuyển và bốc dỡ tài nguyên thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật không đúng nơi quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng phạt đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Vứt bỏ các loại tài nguyên thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật gây lan ra các vùng khác;
b) Không chấp hành các qui định về chế độ xử lý đối với vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Trốn tránh làm thủ tục theo quy định về khai báo kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh tài nguyên thực vật;
b) Vận chuyển, lưu thông tài nguyên thực vật đã có kết luận bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật mà không thực hiện đúng quy định của cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền;
c) Vận chuyển quá cảnh tài nguyên thực vật không được phép của cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của Việt Nam, không thực hiện đầy đủ các biện pháp ngăn chặn sinh vật gây hại theo qui định của Việt Nam hoặc không có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật nơi xuất xứ cấp;
d) Trốn tránh hoặc chống đối việc kiểm tra, kiểm dịch tài nguyên thực vật;
e) Không chấp hành các biện pháp khoanh vùng, bao vây, tiêu diệt ổ dịch sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật theo lệnh công bố;
g) Đưa vào lãnh thổ Việt Nam tài nguyên thực vật thuộc diện kiểm dịch thực vật mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nước xuất hoặc chưa qua kiểm dịch tại cửa khẩu;
h) Không chấp hành các biện pháp xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định;
i) Chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khai man, giấu giếm hoặc đánh tráo vật thể kiểm dịch thực vật trong quá trình cơ quan kiểm dịch thực vật tiến hành thủ tục kiểm dịch thực vật cho những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu;
k) Đưa từ nước ngoài vào Việt Nam đối tượng kiểm dịch thực vật còn tươi sống thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch của Việt Nam mà chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
4. Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật đối với mọt T.g:
a) Khi phát hiện mọt T.g trong kho mà không xử lý và chưa có xác nhận của cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền là đã diệt trừ triệt để mọt này;
b) Trong quá trình vận chuyển vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, cán bộ kiểm dịch thực vật phát hiện vật thể bị nhiễm mọt T.g mà chủ vật thể không xử lý triệt để theo hướng dẫn và chưa được cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền xác nhận là đã trừ diệt triệt để mọt này.
Điều 3. - Đối với việc vi phạm các quy định về khử trùng:
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hành nghề khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu và bảo quản mà không có giấy phép hành nghề của Cục bảo vệ thực vật cấp;
b) Sử dụng các loại thuốc khử trùng đã công bố cấm sử dụng ở Việt Nam và sử dụng thuốc khử trùng sai quy định gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vật thể được khử trùng hoặc làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ của người và sinh vật.
2. Trong trường hợp bị vi phạm quy định tại điều b, khoản 1 của Điều này còn bị thu hồi giấy phép hành nghề.
Điều 4. - Đối với việc vi phạm các quy định về thuốc bảo vệ thực vật:
1. Phạt tiền từ 100.000 dồng đến 500.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt đến 2.000.000 đồng và thu hồi giấy phép hành nghề thuốc bảo vệ thực vật đối với 1 trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sản xuất, gia công thuốc không có giấy phép;
b) Sản xuất gia công thuốc không đúng quy định được ghi trong giấy phép.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, niêm phong hàng phạm pháp để xử lý theo pháp luật đối với một trong các hành vi vi phạm nghiêm trọng sau đây mà tính chất của hành vi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Sản xuất, gia công thuốc giả;
b) Sản xuất, gia công thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam;
c) Sản xuất, gia công thuốc không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật như đã đăng ký và ghi trên bao gói.
3. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Phương tiện vận chuyển, kho tàng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về vận chuyển, bảo quản thuốc và nguyên liệu làm thuốc gây ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ của người, sinh vật, môi trường và chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) Bảo quản, vận chuyển thuốc và nguyên liệu làm thuốc cùng với người, gia súc, lương thực, thực phẩm;
c) Buôn bán thuốc cấm, thuốc giả, thuốc kém phẩm chất (không đạt tiêu chuẩn chất lượng), thuốc quá hạn dùng, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng và hạn chế sử dụng ở Việt Nam, thuốc không có nhãn hoặc nhãn không đúng quy định;
d) Buôn bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc không có giấy phép.
4. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc không có giấy phép xuất khẩu của Bộ Thương mại.
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, niêm phong hàng phạm pháp để xử lý theo pháp luật đối với hành vi nhập thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc ngoài danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và hạn chế sử dụng ở Việt Nam.
6. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khảo nghiệm thuốc mới không có giấy phép, không đúng nơi quy định.
7. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt đến 2.000.000 đồng và phải bồi thường thiệt hại đối với hành vi cố ý sử dụng thuốc cấm, thuốc không có trong danh mục được phép sử dụng và hạn chế sử dụng ở Việt Nam.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sửa chữa, tẩy xoá, làm giả giấy phép hành nghề bảo vệ thực vật, khử trùng, giấy phép nhập khẩu hàng thực vật, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, kiểm nghiệm chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật;
b) Cho người khác sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận để hành nghề;
c) Dùng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của cán bộ kiểm dịch thực vật, thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật do Nhà nước quy định để giả mạo làm cán bộ kiểm dịch thực vật, thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Giả mạo, sửa chữa hồ sơ để xin cấp giấy phép, giấy đăng ký về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, khử trùng và thuốc bảo vệ thực vật;
b) Ngăn cản và chống đối cán bộ bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thanh tra chuyên ngành bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật khi thi hành công vụ.
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt đến 2.000.000 đồng và đình chỉ không cho lưu hành thuốc đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thông tin, quảng cáo không đúng tính năng, tác dụng của thuốc;
b) Lưu hành nhãn hiệu thuốc bảo vệ thực vật không được cấp có thẩm quyền duyệt hoặc in nhãn thuốc không đúng mẫu được duyệt;
c) Giả mạo nhãn thuốc.
4. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng Khoản 1, Khoản 2 Điều này thì ngoài mức phạt 2.000.000 đồng còn bị thu hồi giấy phép hành nghề.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC, NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP XỬ PHẠT
1. Thanh tra viên bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh trong khi thi hành công vụ có quyền cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000 đồng đối với những vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình.
2. Trạm trưởng, Phó Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện hoặc liên huyện được quyền:
a) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
b) Báo cáo cấp trên trực tiếp đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề do cơ quan bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền cấp khi thấy cần thiết;
c) áp dụng các biện pháp hành chính khác quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trừ biện pháp buộc bồi thường thiệt hại.
3. Trạm trưởng, Phó Trạm trưởng Trạm kiểm dịch thực vật cửa khẩu biên giới hoặc Trạm kiểm dịch thực vật tại các đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không, bưu điện được quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
b) Xử phạt theo quy định tại điểm b, c Khoản 2 của Điều này.
4. Thanh tra viên của Cục bảo vệ thực vật, Chi Cục trưởng, phó chi cục trưởng Chi Cục kiểm dịch thực vật vùng, Chánh thanh tra của Chi cục kiểm dịch thực vật vùng, Chi cục trưởng, Phó chi cục trưởng Chi Cục bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Thanh tra bảo vệ thực vật cấp tỉnh được quyền phạt tiền đến 2.000.000 đồng và áp dụng các hình thức phạt và biện pháp hành chính khác trong Quy định này.
5. Chánh Thanh tra của Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục bảo vệ thực vật được quyền áp dụng tất cả các hình thức phạt và biện pháp hành chính quy định tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính.
6. Các cơ quan Nhà nước và những người khác có thẩm quyền xử phạt hành chính quy định tại Điều 17 và Điều 19 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính thì có quyền xử phạt trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, nhưng phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 18 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 7. - Thủ tục, biện pháp phạt tiền được qui định như sau:
1. Trong trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền phạt tại chỗ.
Tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp tiền phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt, nếu không có biên lai thu tiền phạt thì người bị phạt có quyền không nộp phạt. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt hành chính phải ghi rõ cho tổ chức, cá nhân vi phạm biết điều, khoản, tên văn bản pháp luật mà họ đã vi phạm.
2. Nếu hành vi vi phạm trên mức quy định xử phạt nói tại Khoản 1 Điều này thì thực hiện phạt bằng quyết định theo trình tự sau:
a) Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản vi phạm theo qui định tại Điều 21 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính và theo mẫu của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm qui định. Người lập biên bản này phải đọc lại biên bản cho người vi phạm nghe và yêu cầu đương sự ký vào biên bản;
Trong trường hợp người vi phạm từ chối không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do. Biên bản vi phạm phải lập thành 2 bản, 1 bản giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm, một bản gửi cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt;
b) Biên bản vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật là căn cứ để ra quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản, cơ quan hoặc người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo mẫu do Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm qui định;
c) Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực, người bị xử phạt không tự giác chấp hành thì cơ quan ra quyết định xử phạt có quyền cưỡng chế theo quy định tại Điều 32 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 8. - Thu hồi giấy phép và giấy chứng nhận được qui định như sau:
1. Tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền cấp các loại giấy phép, giấy hành nghề, giấy chứng nhận (sau đây gọi chung là giấy phép) để tiến hành hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, khử trùng, thuốc bảo vệ thực vật đều có thể thu hồi giấy phép nếu có các vi phạm hành chính liên quan trực tiếp đến qui định về sử dụng giấy phép đó.
2. Thu hồi giấy phép có thời hạn đối với các vi phạm sau khi xác minh tính chất, mức độ vi phạm thấy vẫn có thể cho tiếp tục hành nghề.
3. Thu hồi giấy phép không thời hạn được áp dụng một trong các trường hợp sau:
a) Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;
b) Giấy phép có nội dung trái với quy định của pháp luật;
c) Các vi phạm nghiêm trọng xét thấy không thể cho tiếp tục hành nghề.
4. Thanh tra viên bảo vệ thực vật và Trạm trưởng Trạm kiểm dịch thực vật cửa khẩu, Trạm trưởng Trạm kiểm dịch thực vật tại các đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không, bưu điện có quyền xử phạt theo Khoản 2 của Điều này hoặc kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép để xử phạt theo quy định tại Khoản 3 của Điều này.
5. Khi ra quyết định thu hồi giấy phép, cơ quan có thẩm quyền phải ra lệnh đình chỉ ngay hoạt động của tổ chức, cá nhân vi phạm, người thi hành công vụ phải lập biên bản ghi rõ lý do thu hồi giấy phép theo các nội dung quy định tại Điều 15 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính.
Việc thu hồi giấy phép chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền qui định tại Điều 19 của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính.
Quyết định thu hồi giấy phép phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị phạt ngay khi thực hiện quyết định và phải thông báo cho nơi cấp loại giấy phép đó biết.
Điều 9. - Thủ tục áp dụng những biện pháp hành chính khác được qui định như sau:
1. Cơ quan và người có thẩm quyền xử phạt qui định ở Điều 6 tại bản Qui định này, khi quyết định áp dụng các biện pháp hành chính khác phải căn cứ vào qui định của pháp luật và mức độ thiệt hại thức tế do hành vi vi phạm hành chính gây ra và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Việc áp dụng các biện pháp hành chính khác chỉ được tiến hành khi có quyết định bằng văn bản. Văn bản quyết định này phải gửi cho tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cùng với quyết định xử phạt hành chính.
3. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt bằng các biện pháp hành chính khác phải thi hành các hình thức phạt đó trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
4. Trong trường hợp các vật thể nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật cần phải tiêu huỷ ngay thì khi thi hành phải lập biên bản có chữ ký của tổ chức, cá nhân bị phạt, người ra quyết định xử phạt và người làm chứng; nếu chưa cần tiêu huỷ ngay thì niêm phong tang vật và thành lập Hội đồng xử lý để tiêu huỷ.
5. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt bằng các biện pháp hành chính khác sẽ bị cưỡng chế thi hành nếu không tự giác thực hiện trong thời gian qui định. Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện cưỡng chế đó.
Điều 12. - Chế độ khen thưởng và xử phạt được qui định như sau:
1. Những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật nếu xét thấy có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý và truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người có thẩm quyền xử phạt mà có hành vi lợi dụng chức quyền, xử phạt không đúng qui định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Người có thành tích trong việc phát hiện những vi phạm hành chính trong công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật thì được khen thưởng theo qui định tại Điều 39 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính.
1. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm qui định thống nhất mẫu biên bản, mẫu quyết định xử phạt với từng lĩnh vực bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, khử trùng và thuốc bảo vệ thực vật.
2. Bộ Tài chính qui định thống nhất mẫu biên lai và phát hành, quản lý biên lai thu tiền phạt.
3. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình tổ chức thực hiện Quy định này.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ban hành hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan ban hành các qui định chi tiết, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thi hành Qui định này.
Qui định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những qui định trước đây trái với Quy định này đều bãi bỏ.
File gốc của Nghị định 92-CP năm 1993 hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật đang được cập nhật.
Nghị định 92-CP năm 1993 hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 92-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành | 1993-11-27 |
Ngày hiệu lực | 1993-11-27 |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
Tình trạng | Hết hiệu lực |