BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** |
Số: 133-TC/NĐ/SM | Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 1958 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ vào điều lệ về quản lý muối do Nghị định số 536/TTg ngày 23-5-1955 của Thủ tướng Chính phủ ban hành;
Căn cứ vào Nghị định số 372-TC/NĐ ngày 13-12-1955 của Bộ Tài chính quy định thể lệ chi tiết thi hành điều lệ tạm thời về quản lý muối;
Theo đề nghị của ông Giám đốc Sở Muối Trung ương,
NGHỊ ĐỊNH:
“Điều 4 mới – Trong vùng A, cấm không được tàng trử mỗi gia đình quá 20 ki-lô muối.
Đối với người sản xuất muối, số muối được tàng trữ để dùng trong gia đình do cơ quan quản lý muối địa phương ấn định tùy theo tình hình sản xuất ở từng nơi , nhưng không được quá 50 ki-lô mỗi gia đình.
Những trường hợp sau đây có thể tàng trữ trên số muối để dùng trong gia đình:
a) Những người sản xuất muối được phép tạm trữ số muối chưa bán cho cơ quan quản lý muối, số muối được phép tạm trữ do cơ quan muối địa phương ấn định.
b) Những nhà kinh doanh được mua muối giảm thuế để dùng trong công nghệ, nông nghiệp và nghề làm cá.
c) Những thương nhân hay tổ chức được Mậu dịch ủy thác việc bán muối.
Những người và tổ chức nói ở khoản b và c trên đây phải giữ một quyển sổ ghi: số muối mua vào và số muối đem ra dùng (trường hợp b) hoặc bán ra (trường hợp c).Sổ này phải đóng dấu của cơ quan quản lý muối hay cơ quan thuế vụ, dùng để chứng nhận số muối tàng trữ là hợp pháp”.
“Điều 5 mới. – Mang ra đường trên 10kg muối trong vùng A phải có giấy phép vận chuyển do cơ quan quản lý muối cấp hoặc hóa đơn của Mậu dịch quốc doanh hay của Hợp tác xã mua bán. Nhưng nếu mang dưới 10kg mà có tính chất trốn thuế cũng coi như mang muối lậu.
Mang dưới 10kg ở vùng sản xuất ra ngoài phạm vi đồng muối cũng phải có một trong các giấy tờ trên.
Giấy phép vận chuyển của cơ quan quản lý muối, hóa đơn của Mậu dịch quốc doanh và của Hợp tác xã mua bán ghi rõ:
- Họ tên và chỗ ở người vận chuyển.
- Số lượng muối vận chuyển.
- Vận chuyển đến đâu?
- Ngày giờ bắt đầu đi.
- Thời gian đi đường”.
“Điều 8 mới. - Số thuế thu vào số muối lậu sẽ nộp vào công quỹ. Tiền phạt, tiền bán muối, bán các phương tiện vận tải tịch thu sẽ nộp 30% vào công quỹ, còn lại 70% chia làm 100 phần và chia theo tỉ lệ sau đây:
a) Các cơ quan, đoàn thể bắt được muối lậu được hưởng 70%. Nếu có người tố giác giúp cơ quan, đoàn thể bắt được muối lậu thuế thì người ấy được hưởng 40%; cơ quan, đoàn thể 30%.
b) Những người đã tố giác và giúp đỡ cơ quan quản lý muối bắt được muối lậu sẽ được thưởng từ 40 đến 70%.
c) Cơ quan quản lý muối bắt được muối lậu thì tính về phí tổn bắt lậu.
Số tiền còn lại dùng để chi cho phí tổn bắt lậu”.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
File gốc của Nghị định 133-TC/NĐ/SM năm 1958 về thể lệ thi hành điều lệ tạm thời về quản lý muối do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành đang được cập nhật.
Nghị định 133-TC/NĐ/SM năm 1958 về thể lệ thi hành điều lệ tạm thời về quản lý muối do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 133-TC/NĐ/SM |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Trịnh Văn Bính |
Ngày ban hành | 1958-06-02 |
Ngày hiệu lực | 1958-06-17 |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
Tình trạng | Đã hủy |