BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65/2004/TTLT-BTC-BLĐTBXH | Hà Nội , ngày 02 tháng 7 năm 2004 |
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Để đảm bảo thống nhất tổ chức và quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với nguồn kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn được bố trí trong dự toán hàng năm của các địa phương nhằm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, giải quyết việc làm cho nông dân, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng được hỗ trợ kinh phí dạy nghề là lao động chưa qua đào tạo nghề và được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:
- Thuộc các dân tộc thiểu số, các xã vùng cao, các xã đặc biệt khó khăn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Thuộc diện chính sách ưu đãi theo Điều 66 Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.
- Thuộc các làng nghề nằm trong dự án khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống mà dự án không có khoản kinh phí riêng cho đào tạo nghề.
- Thuộc các hộ bị thu hồi đất canh tác do đô thị hoá hoặc do xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp, khu chế xuất và các dự án khác về an ninh quốc phòng vì lợi ích quốc gia có nhu cầu học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp.
- Thuộc vùng chuyên canh có nhu cầu chuyển đổi nghề.
- Lao động nông nghiệp khác có nhu cầu học nghề.
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ NGẮN HẠN CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1. Chương trình dạy nghề và chứng chỉ nghề.
- Chương trình dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn phải được xây dựng, thẩm định và phê duyệt theo đúng quy định tại Quyết định số 212/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/2/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành quy định nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình dạy nghề.
- Thời gian dạy nghề tối thiểu của một khoá học là 1 tháng.
- Học viên hoàn thành khoá đào tạo phải được kiểm tra và đánh giá nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ nghề theo quy định tại Quyết định số 1012/1998/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 10 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành bằng nghề và chứng chỉ nghề và Quyết định số 1536/1998/QĐ-BLĐTBXH ngày 01/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy chế tạm thời về cấp và quản lý bằng nghề, chứng chỉ nghề.
2. Ngành nghề.
Ngành nghề đào tạo được xác định căn cứ theo nhu cầu chuyển dịch lao động tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
3. Đơn vị thực hiện dạy nghề
Việc tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn do các cơ sở dạy nghề và cơ sở đào tạo khác của địa phương và Trung ương trên địa bàn thực hiện. Khuyến khích các hình thức dạy nghề lưu động để tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí cho người học nghề.
4. Quy mô lớp học
Số lượng học viên của 1 lớp học nghề từ 25 - 30 người.
III. SỬ DỤNG, QUẢN LÝ KINH PHÍ DẠY NGHỀ NGẮN HẠN CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1. Nguồn kinh phí dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn
- Hỗ trợ của Ngân sách trung ương.
- Ngân sách địa phương.
- Huy động các nguồn lực khác bằng tiền và hiện vật.
- Đóng góp của người học nghề.
- Lồng ghép các Chương trình mục tiêu Quốc gia và các dự án khác của trung ương và địa phương trên địa bàn.
Kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ dạy nghề tính theo số lượng học viên thực tế học nghề, tối đa không quá 200.000 đồng/học viên/tháng.
2. Nội dung và mức chi:
a. Chi tổ chức lớp học gồm:
- Chi tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ nghề.
- Chi thuê giáo viên dạy lý thuyết và giáo viên hướng dẫn thực hành nghề.
- Chi hỗ trợ nguyên vật liệu học nghề.
- Chi thuê lớp học, thuê thiết bị (nếu có);
Mức chi theo quy định hiện hành của Nhà nước.
b. Chi biên soạn chương trình, giáo trình (đối với những nghề chưa có chương trình, giáo trình giảng dạy) áp dụng theo mức chi đối với bậc trung học chuyên nghiệp được quy định tại Thông tư số 87/2001/TT-BTC ngày 30/10/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung cho các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và biên soạn chương trình các môn học.
3. Quản lý kinh phí:
- Kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn được bổ sung có mục tiêu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và được tổ chức thực hiện thông qua các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn được phân bổ cho đơn vị tổ chức dạy nghề; không hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng học nghề.
- Việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí được thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nước.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Hướng dẫn việc xây dựng, trình duyệt dự án dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn;
- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; đề xuất nhu cầu nguồn lực hàng năm gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, kiểm tra giám sát tình hình thực hiện của các địa phương, theo dõi, đôn đốc thực hiện dự án có hiệu quả.
2. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện; tổng hợp báo cáo kết quả định kỳ với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra giám sát, quản lý kinh phí đào tạo nghề theo chức năng nhiệm vụ được giao.
5. Các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn:
- Xây dựng kế hoạch chi tiết dạy nghề cho lao động nông thôn theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Tổ chức thực hiện dạy nghề đúng đối tượng, nội dung theo kế hoạch được giao;
- Sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát; chịu trách nhiệm về việc sử dụng và quyết toán kinh phí được giao;
- Báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
6. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ảnh về liên Bộ để xem xét giải quyết.
Huỳnh Thị Nhân (Đã ký) | Nguyễn Lương Trào (Đã ký) |
Từ khóa: Thông tư liên tịch 65/2004/TTLT-BTC-BLĐTBXH, Thông tư liên tịch số 65/2004/TTLT-BTC-BLĐTBXH, Thông tư liên tịch 65/2004/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch số 65/2004/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch 65 2004 TTLT BTC BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, 65/2004/TTLT-BTC-BLĐTBXH
File gốc của Thông tư liên tịch 65/2004/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn do Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành đang được cập nhật.
Thông tư liên tịch 65/2004/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn do Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính |
Số hiệu | 65/2004/TTLT-BTC-BLĐTBXH |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Người ký | Huỳnh Thị Nhân, Nguyễn Lương Trào |
Ngày ban hành | 2004-07-02 |
Ngày hiệu lực | 2004-07-30 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Hết hiệu lực |