BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 152/1998/TTLT-TC-NN | Hà Nội , ngày 26 tháng 11 năm 1998 |
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 05.08.1997 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Quyết định số 703/TTg ngày 30.10.1995 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án "tăng cường phục hồi rừng theo phương thức nông lâm kết hợp tại Tây bắc Việt Nam";
Căn cứ những mục tiêu và nội dung trong Công hàm trao đổi ký kết giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam ngày 01.02.1996 về khoản viện trợ không hoàn lại cho dự án "Tăng cường phục hồi rừng theo phương thức nông lâm kết hợp tại Tây bắc Việt Nam";
Căn cứ tính chất đặc điểm và yêu cầu quản lý dự án "Tăng cường phục hồi rừng theo phương thức nông lâm kết hợp tại Tây bắc Việt Nam";
Liên Bộ Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính dự án "Tăng cường phục hồi rừng theo phương thức nông lâm kết hợp tại Tây bắc Việt Nam" như sau:
1. Khoản viện trợ không hoàn lại 1.375.000.000 Yên Nhật của Chính phủ Nhật cho Chính phủ Việt Nam là nguồn vốn của Ngân sách Nhà nước đầu tư cho dự án "Tăng cường phục hồi rừng theo phương thức nông lâm kết hợp tại Tây bắc Việt Nam" phải được quản lý theo Luật Ngân sách Nhà nước, và theo chế độ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La và Lai Châu thực hiện chức năng quản lý Nhà nước phần dự án thuộc địa phương mình, có trách nhiệm hướng dẫn chủ dự án "Tăng cường phục hồi rừng theo phương thức nông lâm kết hợp tại Tây bắc Việt Nam" quản lý và sử dụng nguồn vốn này theo những nội dung quy định tại Thông tư số 30/TC-VT ngày 12.6.1997 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính Nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại.
3. Khoản viện trợ không hoàn lại 1.375.000.000 Yên Nhật dành cho việc mua sắm và vận chuyển các trang thiết bị đến các trung tâm huyện của hai tỉnh Sơn La và Lai châu phải được sử dụng đúng mục tiêu, đúng đối tượng sử dụng viện trợ như đã cam kết với Chính phủ Nhật Bản được thể hiện trong văn kiện dự án.
1. Do tính chất của dự án chủ yếu là cung cấp trang thiết bị nhỏ giúp nông dân vùng dự án tăng cường sản xuất hàng hoá, nâng cao đời sống, giảm bớt tình trạng phá rừng; danh mục thiết bị dự án đa dạng gồm các nhóm:
* Nhóm xe cộ.
* Nhóm thiết bị làm đường.
* Nhóm thiết bị chế biến lâm sản.
* Nhóm thiết bị chế biến nông sản.
* Nhóm vật tư thiết bị ngành nước
* Nhóm vật tư thiết bị ngành điện.
* Nhóm vật tư thiết bị văn phòng.
* Nhóm vật tư thiết bị khác.
Đối tượng hưởng thụ của các dự án:
* Cơ quan Nhà nước.
* Các doanh nghiệp Quốc doanh.
* Các tổ chức tư nhân.
* Các cộng đồng dân cư ( làng, bản, nhóm hộ...)
* Các hộ dân cư
Đây là khoản viện trợ trực tiếp cho Ngân sách địa phương và được coi là khoản thu trực tiếp của Ngân sách địa phương vì vậy Sở Tài chính hai tỉnh Sơn la và Lai châu chịu trách nhiệm hạch toán thu qua ngân sách địa phương theo các quy định của Thông tư này.
2. Trên cơ sở bảng phân loại máy móc thiết bị cho các đối tượng sử dụng ở từng địa phương theo thoả thuận với phía tài trợ, việc phản ánh thu chi viện trợ qua Ngân sách sẽ được xử lý theo các hình thức sau đây:
2.1 Cấp phát dưới hình thức ghi thu, ghi chi Ngân sách Nhà bước các nhóm vật tư, thiết bị cấp cho các đối tượng sử dụng là các cơ quan quản lý Nhà nước tham gia thực hiện dự án và các cộng đồng dân cư được hưởng lợi từ dự án gồm các thiết bị văn phòng, thiết bị điện, thiết bị thí nghiệm, phương tiện đi lại, vật tư làm hệ thống cấp nước, cấp điện sinh hoạt.
2.2 Cấp phát dưới hình thức ghi thu, ghi chi Ngân sách các loại vật tư thiết bị như máy xát gạo, máy nghiền thức ăn gia xúc, máy bơm nước, máy cày tay, máy sấy... theo nguyên tắc có thu hồi một phần đóng góp của người thụ hưởng để lập quỹ đối ứng phục vụ vùng dự án đối với các đối tượng được tiếp nhận sử dụng là các tổ chức kinh tế tập thể, tư nhân và các nhóm hộ, hộ dân cư.
2.3 Cấp phát dưới hình thức ghi thu, ghi chi NSNN các thiết bị phân cho các đối tượng nhận viện trợ là các doanh nghiệp quốc doanh, để tham gia thực hiện dư án coi như Ngân sách cấp tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho doanh nghiệp. Khi công trình hoàn thành, thực hiện việc nghiệm thu, đánh giá lại, bàn giao vốn cho doanh nghiệp quản lý, sử dụng theo chế độ hiện hành.
Việc phân chia cụ thể các thiết bị, vật tư, phương tiện vân tải thành 3 nhóm nêu trên do Trưởng ban điều hành dự án tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
2.4 Giá trị các loại vật tư, thiết bị, phương tiện vận chuyển, phương tiện đi lại để ghi thu, ghi chi ngân sách là giá CIF (hoăc CF) của các loại vật tư, thiết bị đó nhân với tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố, được ghi cụ thể trên hoá đơn hàng hoá hoặc giấy xác nhận viện trợ.
2.5 Mức đóng góp của đối tượng thụ hưởng để lập quỹ đối ứng được xác định cho từng loại vật tư, thiết bị và khả năng đóng góp của đối tượng thụ hưởng. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định mức đóng góp cụ thể cho từng loại vật tư, thiết bị, phương tiện theo đề nghị của Hội đồng tư vấn do Trưởng ban điều hành dự án tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng và một số thành viên hội đồng gồm đại diện có thẩm quyền của các cơ quan chức năng sau đây:
* Sở Tài chính Vật giá.
* Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
* Sở Kế hoạch và Đầu tư.
* Sở, Ngành chuyên môn đối với từng loại vật tư, thiết bị chủ yếu (Ví dụ Công ty điện lực đối với vật tư thiết bị điện, Sở Giao thông Công chính đối với thiết bị làm đường, vật tư thiết bị ngành nước v.v...).
Tổ chức Hội đồng tư vấn và Quy chế làm việc của Hội đồng tư vấn do Trưởng ban điều hành dự án tỉnh dự thảo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt ban hành.
Hội đồng tư vấn có trách nhiệm:
* Xác định mức đóng góp của các đối tượng thụ hưởng trên cơ sở giá trị vật tư, thiết bị được nhận và mức sống của dân cư từng vùng, từng khu vực và quy định hình thức, phương pháp thu (thu một lần hay nhiều lần thu bằng tiền hoặc bằng séc).
* Căn cứ Văn kiện dự án đưa ra các điều kiện quản lý, sử dụng cho từng loại trang, thiết bị viện trợ để yêu cầu các đối tượng được nhận trang, thiết bị phải cam kết thực hiện.
3. Căn cứ quyết định của UBND tỉnh và kết quả phân chia thiết bị của dự án cho các đối tượng sử dụng, Sở Tài chính Vật giá và Ban điều hành dự án tỉnh tiến hành các thể thức và các thủ tục cần thiết đối với các đối tượng sử dụng vật tư, thiết bị viên trợ như :
3.1 Tiến hành thủ tục ghi thu, ghi chi qua NSNN tỉnh phần giá trị vật tư thiết bị thuộc đối tượng sử dụng là các cơ quan quản lý Nhà nước, các cộng đồng dân cư, doanh nghiệp nhà nước (nếu có).
3.2 Ký hợp đồng chuyển giao quyền quản lý sử dụng và thu tiền đóng góp để lập quỹ đối ứng đối với các đối tượng thụ hưởng ghi ở điểm 2.2, mục 2 phần II của Thông tư này. Trong hợp đồng cần quy định rõ giá vật tư, thiết bị được nhận, hình thức và phương pháp thu tiền đóng góp. Tiền đóng góp của các đối tượng thụ hưởng phải được ghi thu - ghi chi qua ngân sách và được sử dụng đúng mục đích của vốn đối ứng ghi trong hiệp định.
3.3 Đối với các công trình xây dựng cơ bản có nguồn vốn từ dự án, khi hoàn thiện công trình, việc quyết toán, bàn giao cho đối tượng quản lý sử dụng thực hiện theo Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1997 và các văn bản bổ sung sửa đổi, hướng dẫn thi hành.
Trường hợp bên nhận bàn giao công trình XDCB để quản lý vận hành là một doanh nghiệp nhà nước, thì song song với việc bàn giao bằng hiện vật, Sở Tài chính - Vật giá phối hợp cơ quan liên quan làm thủ tục giao nhận vốn ngân sách cho doanh nghiệo tiếp nhận tài sản theo giá trị công trình (gồm cả vốn trong và ngoài nước) ghi trong hồ sơ quyết toán.
4. Định kỳ hàng năm và các quý trong năm Chủ dự án có trách nhiệm tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện dự án báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài chính. Khi dự án kết thúc, UBND tỉnh Sơn la và Lai châu có trách nhiệm báo cáo đầy đủ và chi tiết theo đúng quy định hiện hành về chế độ báo cáo quyết toán dự án và gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ban hành, áp dụng đối với các hoạt động thuộc dự án "Tăng cường phục hồi rừng theo phương thức nông lâm kết hợp tại Tây bắc Việt Nam" và hết hiệu lực khi dự án kết thúc. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ dự án và các cơ quan liên quan cần báo cáo kịp thời để liên Bộ giải quyết
Lê Thị Băng Tâm (Đã ký) | Nguyễn Văn Đẳng (Đã ký) |
Từ khóa: Thông tư liên tịch 152/1998/TTLT-TC-NN, Thông tư liên tịch số 152/1998/TTLT-TC-NN, Thông tư liên tịch 152/1998/TTLT-TC-NN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch số 152/1998/TTLT-TC-NN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch 152 1998 TTLT TC NN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, 152/1998/TTLT-TC-NN
File gốc của Thông tư liên tịch 152/1998/TTLT-TC-NN hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính dự án “Tăng cường phục hồi rừng theo phương thức nông lâm kết hợp tại Tây bắc Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản viện trợ do Bộ Tài chính – Bộ Nông nghiệp và Phát triễn nông thôn ban hành đang được cập nhật.
Thông tư liên tịch 152/1998/TTLT-TC-NN hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính dự án “Tăng cường phục hồi rừng theo phương thức nông lâm kết hợp tại Tây bắc Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản viện trợ do Bộ Tài chính – Bộ Nông nghiệp và Phát triễn nông thôn ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính |
Số hiệu | 152/1998/TTLT-TC-NN |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Người ký | Lê Thị Băng Tâm, Nguyễn Văn Đẳng |
Ngày ban hành | 1998-11-26 |
Ngày hiệu lực | 1998-12-12 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng |