BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 114/2000/TT-BTC | Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2000 |
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ về quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước và Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung Nghị định 87/CP.
Để quản lý, sử dụng nguồn kinh phí điều tra từ ngân sách Nhà nước đúng mục đích, có hiệu quả; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
1- Ngân sách Nhà nước chỉ đảm bảo kinh phí cho các cuộc điều tra được cấp có thẩm quyền giao trong dự toán hàng năm của Bộ , ngành và địa phương.
2- Kinh phí chi cho các cuộc điều tra thuộc nguồn ngân sách Nhà nước được quản lý theo Luật ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và những quy định cụ thể tại Thông tư này.
3- Thông tư này không áp dụng cho các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tổng điều tra, điều tra mà khối lượng sản phẩm được tính theo đơn giá như điều tra địa chất, điều tra thuộc nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn, Tổng cục địa chính.....
1- Nội dung chi:
Các cuộc điều tra được chi theo nội dung hướng dẫn sau đây:
- Chi xây dựng phương án điều tra: là khoản chi để xây dựng đề cương tổng quát, đề cương chi tiết, chi hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho phương án điều tra ( ý kiến phản biện của chuyên gia nếu có).
- Chi tập huấn nghiệp vụ điều tra.
- Chi in ấn tài liệu hướng dẫn, phiếu điều tra, biểu mẫu ghi chép và tổng hợp kết quả điều tra.
- Chi phí vận chuyển, tài liệu từ trung ương về địa phương điều tra.
- Chi phí nghiệp vụ điều tra theo từng lĩnh vực của ngành.
- Chi công tác phí, xăng xe của Ban chỉ đạo và giám sát viên cuộc điều tra.
- Chi thù lao cho người cung cấp thông tin và cán bộ xã, phường đóng góp thông tin.
- Chi phí xử lý kết quả điều tra, tổng hợp phân tích số liệu, phúc tra, thẩm định nghiệm thu, đánh giá kết quả điều tra.
- Chi công bố kết quả điều tra.
2- Một số mức chi cụ thể:
2.1- Chi xây dựng phương án điều tra :
Tuỳ theo quy mô, tính chất, khối lượng các chỉ tiêu của cuộc điều tra đơn vị được chi cho xây dựng đề cương ( từ tổng quát đến chi tiết được chủ dự án chấp thuận) điều tra theo 2 mức sau:
Mức 1: Từ 500.000 đến 1.000.000 đồng / đề cương.
Mức 2: Từ 1.000.000 đến 1.600.000 đồng/ đề cương.
2.2- Hội thảo nghiệp vụ, lấy ý kiến chuyên gia các ngành liên quan ( nếu có) về phương án điều tra, mức chi cho từng thành viên quy định như sau:
- Chủ nhiệm dự án: 100.000 đồng/cuộc.
- Thư ký dự án 70.000 đồng/cuộc
- Người dự hội thảo có ý kiến tham gia 50.000 đồng /cuộc.
Ngoài khoản chi cho từng thành viên nêu trên, những người có báo cáo được ban chủ nhiệm đánh giá tốt còn được trả thù lao mức chi tối đa cho một báo cáo là 300.000 đồng.
2.3- In ấn tài liệu hướng dẫn, phiếu điều tra, biểu mẫu phục vụ điều tra. Việc in ấn tài liệu điều tra phải căn cứ vào giá cả Nhà nước quy định, có hợp đồng với cơ quan in và thực hiện cơ chế đấu thầu đối với những khoản chi đủ điều kiện theo quy chế đấu thầu. Số lượng tài liệu in đủ để phục vụ cho tập huấn nghiệp vụ điều tra và công tác điều tra.
2.4- Tập huấn nghiệp vụ điều tra: Các cuộc điều tra (nếu cần thiết) được tổ chức tập huấn phương pháp kỹ năng điều tra cho điều tra viên và được chi cho tập huấn như sau:
- Chi hội trường, nước uống những ngày tập huấn.
- Chi tiền ăn, ngủ cho đại biểu không hưởng lương và bù tiền ăn cho đại biểu có lương theo quy định tại điểm 1, 2 mục II Thông tư số 93/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu hội nghị.
- Tiền thù lao giảng viên, hướng dẫn viên hội nghị tập huấn vận dụng mức chi tại Thông tư số 150/1998/TT-BTC ngày 19 tháng 19/11/1998 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước.
- Chi khác phục vụ hội nghị tập huấn.
2.5- Chi phí vận chuyển tài liệu điều tra từ trung ương về địa phương: Khoản chi này phát sinh trong trường hợp tài liệu được in ấn tập trung ở Trung ương để cấp cho các tỉnh, thành phố. Trường hợp in ấn tại tỉnh thì không được tính khoản chi này, giá cước vận chuyển theo quy định của ngành Bưu điện và cơ quan vận tải Nhà nước.
2.6 - Chi công tác phí, xăng xe của Ban chỉ đạo và giám sát viên cuộc điều tra. Mức chi theo quy định hiện hành ( chỉ chi cho các cuộc đi trực tiếp công tác điều tra, các cuộc đi phối hợp do chi hành chính quản lý của đơn vị chịu).
2.7 - Thuê người dẫn đường, phiên dịch tiếng dân tộc ( nếu có). Khoản chi này chỉ áp dụng cho các cuộc điều tra thuộc vùng núi cao, vùng sâu cần có người địa phương dẫn đường và phiên dịch cho điều tra viên. Mức thù lao 15.000 đồng/ người / ngày cho người dẫn đường, 30.000 đồng/ người/ ngày cho người phiên dịch.
2.8- Chi phí cho công tác tổng hợp số liệu, phúc tra, đánh giá kết quả điều tra. Trường hợp phải thuê cơ quan bên ngoài tổng hợp số liệu thì phải ký hợp đồng và đảm bảo thủ tục hợp đồng theo quy định của Nhà nước.
2.9 - Công bố kết quả kiểm tra: Các cuộc điều tra lớn được chi cho công bố kết quả điều tra trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo các cơ quan chức năng, nếu tổ chức hội nghị để công bố thì được chi theo mức chi quy định tại điểm 2.2 nêu trên.
III - QUẢN LÝ KINH PHÍ ĐIỀU TRA
1- Lập dự toán kinh phí cho các cuộc điều tra: Trên cơ sở các quyết định điều tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị được giao nhiệm vụ điều tra phải tiến hành việc xây dựng dự toán kinh phí từng cuộc điều tra, gửi lấy ý kiến của cơ quan dự toán cấp trên và cơ quan Tài chính đồng cấp (đối với các dự án của cả trung ương và địa phương) trên cơ sở ý kiến đóng góp của các cơ quan, Thủ trưởng cơ quan chuyên ngành ( theo thẩm quyền) Quyết định dự toán kinh phí hoặc trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định.
2- Căn cứ dự toán kinh phí được giao, đề cương điều tra chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí điều tra lập dự toán chi theo mục lục ngân sách và nội dung chi quy định tại Thông tư này để trình cơ quan chủ quản phê duyệt và tổng hợp theo dự toán chung gửi Kho bạc Nhà nước, cơ quan Tài chính đồng cấp làm căn cứ cấp phát kinh phí điều tra.
3- Căn cứ thông báo dự toán năm, quý và đề nghị cấp kinh phí của cơ quan chủ quản, Cơ quan Tài chính cấp kinh phí theo tiến độ thực hiện công tác điều tra.
4- Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm kiểm soát việc chi theo đúng nội dung và nhiệm vụ điều tra.
5 - Kinh phí chi các cuộc điều tra hạch toán, quyết toán theo chế độ kế toán và quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.
Cuối năm đơn vị thực hiện dự án điều tra phải báo cáo tình hình thực hiện dự án, tình hình sử dụng kinh phí điều tra với cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan Tài chính và kế hoạch đầu tư. Cơ quan chủ quản chuyên ngành thực hiện nghiệm thu kết quả dự án hoặc nghiệm thu kết quả giai đoạn ( đối với những dự án thực hiện trong nhiều năm), thông báo kết quả cho cơ quan Tài chính, Kế hoạch đầu tư để làm căn cứ duyệt quyết toán kinh phí điều tra và dự toán kinh phí năm tiếp theo ( nếu có). Kinh phí các cuộc điều tra còn thừa đến cuối năm đơn vị phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh để Bộ Tài chính xem xét bổ sung sửa đổi kịp thời.
| Nguyễn Thị Kim Ngân (Đã ký) |
File gốc của Thông tư 114/2000/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí chi các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ Ngân sách Nhà nước do Bộ tài chính ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 114/2000/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí chi các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ Ngân sách Nhà nước do Bộ tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 114/2000/TT-BTC |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành | 2000-11-27 |
Ngày hiệu lực | 2000-12-12 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Hết hiệu lực |