BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2000/TT-BTC | Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 2000 |
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ quy định về việc phân cấp quản lý, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước; Nghị định số 51/1998/CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/CP.
Căn cứ Quyết định số 781/1999/QĐ/TTg ngày 12/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kinh phí Chương trình hành động Quốc gia về du lịch trong năm 1999 và năm 2000.
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát và thanh quyết toán kinh phí ngân sách Chương trình hành động Quốc gia về du lịch năm 1999 và năm 2000. (sau đây gọi tắt là Chương trình) như sau:
1. Chương trình bao gồm việc tổ chức triển khai đồng bộ 6 dự án sau:
- Dự án 1: Quảng bá, tuyên truyền về du lịch Việt Nam.
- Dự án 2: Du lịch văn hoá gắn với các lễ hội dân tộc.
- Dự án 3: Phát triển nâng cấp các khu, điểm du lịch.
- Dự án 4: Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch Việt Nam
- Dự án 5: Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích hoạt động du lịch.
- Dự án 6: Hoàn thiện tổ chức, nâmg cao hiệu quả quản lý Nhà nước về Du liạch.
2. Nguồn kinh phí của Chương trình:
Ngân sách Nhà nước cấp (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương); vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; thu từ quảng cáo, bán sách, ấn phẩm, bán vé và các dịch vụ có thu khác của chương trình ... (nếu có); nguồn viện trợ, tài trợ nước ngoài; các nguồn thu khác theo quy định của nhà nước.
3. Tổng cục Du lịch là cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ kinh phí của Chương trình.
1. Nội dung chi:
Căn cứ vào nội dung của Chương trình được Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch thông qua, kinh phí Chương trình được bố trí cho các nội dung chi cụ thể như sau:
1.1. Chi cho công tác tuyên truyền trong và ngoài nước.
- Chi cho việc biên soạn và in ấn các loại ấn phẩm phục vụ cho tuyên truyền về du lịch Việt Nam.
- Chi hỗ trợ một số phương tiện thông tin đại chúng để lập chương trình tuyên truyền về du lịch Việt Nam;
- Chi xây dựng biểu tượng của chương trình hành động quốc gia;
- Chi nhận và cung cấp thông tin du lịch tại một số sân bay:
- Chi thiết kế, lắp đặt biển giới thiệu Chương trình hành động quốc gia về du lịch tại một số địa điểm;
- Chi thiết lập đường dây nóng nhằm giải đáp cho khách du lịch các thông tin liên quan đến du lịch Việt Nam; khai thác Internet;
- Chi để tham gia các Hội chợ, Hội nghị, diễn đàn du lịch trong nước và quốc tế;
- Chi để đón tiếp một số đối tượng khách thuộc các hãng lữ hành nước ngoài và một số nhà báo sang Việt Nam tham gia các chuyến khoản sát nhằm quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm du lịch Việt Nam;
- Chi để phối hợp với các tổ chức du lịch quốc tế tổ chức hội thảo về thị trường du lịch quốc tế và quảng bá, marketing về du lịch Việt Nam.
1.2. Chi khảo sát phục vụ triển khai Đề án.
- Chi khảo sát, lập báo cáo khả thi đầu tư cho 3 khu du lịch trọng điểm;
- Chi khảo sát, xây dựng tuyến du lịch mới và các tuyến du lịch chuyên đề;
- Chi tổ chức khảo sát trong nước và nước ngoài để xây dựng các cơ chế nhằm khuyến khích, phát triển du lịch Việt Nam;
- Chi điều tra, khảo sát lực lượng lao động trong ngành du lịch trên toàn quốc.
1.3. Chi tổ chức các khoá đào tạo nâng cao tay nghề cho hướng dẫn viên du lịch.
1.4. Chi tổ chức hội thi lế tân trong ngành du lịch; Hội thi hướng dẫn viên du lịch toàn ngành; chi hỗ trợ một số địa phương tổ chức hội chợ xuân nhân dịp năm mới và một số lễ hội tiêu biểu của cả nước góp phần xây dựng các lễ hội này thành sản phẩm du lịch.
1.5. Nội dung chi cho công tác quản lý Chương trình.
- Chi xây dựng phần mềm quản lý, đăng ký lưu trú cho khách du lịch. Chi văn phòng phẩm; chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc; chi công tác phí; chi mua sắm trang thiết bị phục vụ chuyên môn.
- Chi sơ kết, tổng kết.
(nội dung chi cụ thể của Chương trình theo phụ lục đính kèm)
2. Mức chi:
Các nội dung chi nêu trên phải theo đúng chế độ tiêu chuẩn định mức chi tiêu hiện hành, trong đó:
- Đối với khoản chi thanh toán tiền tàu xe, tiền công tác phí và tiền thuê phòng nghỉ cho những cán bộ đi điều tra được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác trong nước.
- Đối với khoản chi phí hội nghị, hội thảo được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 93/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu hội nghị các cấp trong cả nước.
- Đối với khoản chi thanh toán cho cán bộ đi công tác nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 45/1999/TT-BTC ngày 4/5/1999 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài và Thông tư số 108/1999/TT-BTC hướng dẫn bổ sung Thông tư số 45/1999/TT-BTC ngày 4/5/1999 (không thực hiện việc thanh toán cho những cán bộ thuộc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cán bộ thuộc các địa phương).
- Đối với khoản chi trả thù lao cho giáo viên tham gia giảng dạy các khoá đào tạo nâng cao tay nghề được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 150/1998/TT-BTC ngày 19/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước.
- Các khoản chi của Chương trình có tính chất đặc thù như chi in ấn các ấn phẩm, sách, tranh, ảnh; chi làm phim; chi làm biển quảng cáo; chi phí khảo sát... thì căn cứ để xây dựng dự toán và quản lý chi là các chế độ, định mức, đơn giá Nhà nước đã quy định của các ngành có công việc tương tự.
- Đối với dự toán cuả những phần việc có giá trị lớn phải thực hiện đấu thầu theo quy định hiện hành. Việc đấu thầu thực hiện theo Quy chế đấu thầu Ban hành kèm theo Nghị định số: 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.
- Đối với những khoản chi khác thì căn cứ vào hoá đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành.
Chương trình hành động quốc gia du lịch có một số khoản thu sau:
- Bán ấn phẩm du lịch
- Thu quảng cáo
- Thu về bán bản quyền
- Thu khác
Toàn bộ số thu này Tổng cục Du lịch có trách nhiệm nộp vào ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước sẽ cấp lại cho Tổng cục Du lịch để bổ sung kinh phí cho Chương trình.
Hàng năm căn cứ vào quyết định của Chính phủ về giao dự toán kinh phí của Chương trình. Tổng cục Du lịch có trách nhiệm phân bổ kinh phí được giao theo mục lục ngân sách nhà nước; duyệt và phân bổ kinh phí được giao cho từng Dự án phù hợp với nội dung công việc của các Dự án nêu ở mục lục I, phần II của Thông tư này có chia ra tháng, quý gửi Bộ Tài chính làm căn cứ để cấp phát kinh phí.
Căn cứ vào dự toán kinh phí hàng năm theo mục lục ngân sách của Tổng cục Du lịch, Bộ Tài chính xem xét và cấp phát kinh phí cho Tổng cục Du lịch. Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kiểm tra hoá đơn, chứng từ, lệnh chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị, thực hiện cấp phát thanh toán cho đơn vị thực hiện.
Kinh phí của Chương trình được cấp về một tài khoản riêng của Tổng cục du lịch mở tại Kho bạc Nhà nước. Bộ Tài chính thực hiện cấp bằng hạn mức kinh phí về Tổng cục Du lịch theo dự toán và tiến độ thực hiện nhiệm vụ.
V. CÔNG TÁC NGHIỆM THU, KIỂM TRA VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ:
- Tổng cục Du lịch có trách nhiệm kiểm tra nghiệm thu khối lượng công việc đã hoàn thành, việc nghiệm thu công việc được thực hiện căn cứ vào nội dung công việc đã thực hiện, dự toán kinh phí và hợp đồng được ký kết giữa Tổng cục du lịch và cơ quan thực hiện Chương trình.
Tổng cục du lịch phối hợp với Bộ Tài chính tiến hành kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất về việc quản lý sử dụng kinh phí Chương trình.
- Cuối quý, năm Tổng cục Du lịch báo cáo tình hình thực hiện và quyết toán kinh phí của Chương trình theo đúng chế độ kế toán đơn vị HCSN ban hành kèm theo Quyết định số 999/TC-QĐ-CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ báo cáo quyết toán quy định tại Thông tư số 103/1999/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính.
Khi Chương trình kết thúc, Tổng cục Du lịch có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí của toàn bộ Chương trình.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.
(Kèm theo Thông tư số 04 ngày 10 tháng 1 năm 2000 của Bộ Tài chính)
I. Dự án 1: Quảng bá, tuyên truyền về du lịch Việt Nam với dự toán là 19.490 triệu đồng bao gồm các nội dung chi.
1. Chi phí cho biên soạn và in ấn các ấn phẩm:
a/ Chi phí cho biên soạn và in ấn các ấn phẩm phục vụ cho việc tuyên truyền về du lịch Việt Nam bao gồm: 5000 cuốn sách ảnh giới thiệu chung về du lịch Việt Nam dành cho các hãng lữ hành chuyên nghiệp nước ngoài; 20.000 bìa tài liệu có biểu tượng và tiêu đề Chương trình Hành động Quốc gia và 20.000 thư ngỏ của phó Thủ tướng để phát cho các đối tượng báo trí, các hãng lữ hành và hội chợ.
b/ Chi phí cho biên soạn và in ấn các ấn phẩm, tài liệu giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam: 30.000 cuốn sách bằng tiếng Anh, Pháp, Trung, Nhật, Đức.
c/ Chi phí cho biên soạn và in ấn các loại ấn phẩm phục vụ cho các nục đích hội chợ, lữ hành, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan thông tấn báo chí, tổ chức quốc tế bao gồm:
- Chi phí xuất bản 9.000 cuốn gồm 2 tập danh mục các hãng lữ hành và khách sạn 3,4,5 sao, các nhà hàng, bar, cà phê tại tất cả các địa phương trong cả nước bằng tiếng Anh, Pháp, Nhật.
- Chi phí xuất bản 28.000 cuốn sách giới thiệu 7 vùng du lịch trọng điểm bằng tiếng Anh, Pháp.
- Chi phí xuất bản 10.000 cuốn sách mỏng về lễ hội Việt Nam bằng tiếng Anh, Pháp.
- Chi phí xuất bản 10.000 cuốn sách mỏng về các vườn quốc gia Việt Nam bằng tiếng Anh, Pháp.
- Chi phí xuất bản 10.000 cuốn sách mỏng về dân tộc Việt Nam bằng tiếng Anh, Pháp.
- Chi phí làm 36.000 tờ gấp giới thiệu 18 lễ hội tiêu biểu của dân tộc Việt Nam; 6.000 tờ gấp giới thiệu các bãi biển du lịch Việt Nam; 10.000 tờ gấp giới thiệu các di tích lịch sử, văn hoá Việt Nam; 10.000 tờ gấp giới thiệu về du lịch sinh thái Việt Nam; 6.000 tờ gấp giới thiệu các sân golf Việt Nam; 10.000 tờ gấp giới thiệu các di tích chiến tranh tại Việt Nam; 10.000 tờ gấp giới thiệu các làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam bằng tiếng Anh, Pháp.
- Chi phí vẽ và in 30.000 bản đồ về du lịch gồm 5 loại bản đồ (Toàn quốc; Hà nội và phụ cận; Hải phòng - Quảng ninh - Hạ long; Huế - Đà Nẵng và Miền trung; thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận).
- Chi phí xuất bản 4.000 cuốn sách mỏng giới thiệu về các món ăn dân tộc Việt Nam bằng tiếng Anh, Pháp.
- Chi phí xuất bản 12.000 cuốn sách hướng dẫn du lịch bằng tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật.
- Chi phí vẽ, phóng 20 loại ảnh cỡ lớn (0,85 x 0,65) gồm 20.000 chiếc về phong cảnh du lịch Việt Nam, in 20.000 áp phích về Chương trình.
d/ - Chi phí xây dựng 2 phim video giới thiệu chung về Việt Nam tập trung vào văn hoá, lịch sử, du lịch biển, hải đảo và môi trường sinh thái.
- Chi phí xuất bản 3.000 đĩa CD- ROM về du lịch Việt Nam.
- Chi phí làm một số tặng phẩm: nón lá, mũ, Cavát, túi... in tiêu đề "Việt Nam - Điểm đến của Thiên niên kỷ mới" để quảng cáo cho du lịch Việt Nam.
2. Tuyên truyền trong nước:
a/ Chi phí tuyên truyền Chương trình hàng động Quốc gia "Việt Nam - Điểm đến của Thiên niên Kỷ mới" thông qua các hình thức:
- Chi phí hỗ trợ Đài truyền hình Trung ương 1 tháng 2 chương trình đề lập chương trình du lịch chuyên đề.
- Chi phí hỗ trợ lập chương trình phát sóng chuyên đề tuyên truyền Chương trình hành động Quốc gia trên đài phát thanh tiếng nói Việt Nam mỗi tháng phát sóng 4 lần.
- Chi phí lập trang về du lịch trên các Báo Nhân dân, Hà nội mới, Sài gòn giải phóng bao gồm việc chi hỗ trợ viết bài, trên marketb.
- Chi phí trang chuyên đề về Chương trình Hành động Quốc gia về du lịch trên Tuần báo Du lịch và Tạp chí Du lịch.
b/ Chi phí xây dựng biểu tượng của Chương trình hành động quốc gia "Việt Nam - Điểm đến của Thiên niên kỷ mới" bằng hai thứ tiếng Việt và Anh.
c/ Chi thông tin, tuyên truyền thông qua các hình thức:
- Chi phí để nhận và cung cấp thông tin du lịch tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn nhất, Đà Nẵng, Huế bào gồm: chi thuê địa điểm; chi phí điện thoại, fax, chi thuê mướn nhân công.
- Chi phí thiết kế, lắp đặt biển giới thiệu Chương trình hành động quốc gia tại các trung tâm du lịch cả nước. Chi tuyên truyền quảng bá tại các thành phố lớn nhân ngày lễ lớn của đất nước năm 2000.
- Chi cho việc phối hợp với Tổng công ty Bưu chính viễn thông để thiết lập đường dây nóng 108 nhằm giải đáp cho khách du lịch các thông tin liên quan đến du lịch Việt Nam.
3. Chi phí tuyên truyền ngoài nước:
a/ Chi phí để tham gia các Hội chợ, Hội nghị và diễn đàn du lịch quốc tế:
- Chi phí tham gia các Hội chợ du kịch quốc tế mang tính chất toàn cầu tại các nước Đức, Anh, Pháp, Nhật, Mỹ bao gồm: Chi thuê gian hàng hội chợ du lịch, chi họp báo, chi công tác phí cho cán bộ đi công tác nước ngoài, chi văn nghệ dân tộc.
- Chi phí tham gia các hội chợ, hội nghị, diễn đàn du lịch khu vực và trong nước bao gồm: Chi thuê gian hàng hội chợ du lịch, chi trang trí, chi họp báo, chi công tác phí cho cán bộ đi công tác nước ngoài.
b/ Chi phí để khai thác Internet:
- Chi phí nâng cấp Website Vietnamtourism cài đặt tại Mỹ.
- Chi phí xây dựng website mới "Vietnam - 2000" để gới thiệu các hoạt động của Việt Nam trong Chương trình quốc gia về Du lịch và các sự kiện du lịch năm 2000.
- Chi phí xây dựng báo điện tử "Du lịch Việt Nam", 1 tuần, 1 số trên mạng INTERNET bao gồm cả nội dung tuyên truyền giới thiệu Chương trình "Việt Nam - Điểm đến của Thiên niên kỷ mới".
c/ Chi phí để tổ chức mời một số đối tượng khách thuộc các hãng lữ hành nước ngoài từ các thị trường Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Úc, Bắc âu vầ một số nhà báo chuyên về du lịch sang Việt Nam tham gia các chuyến khảo sát nhằm quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm du lịch Việt Nam. Chi phí đón tiếp khách bao gồm chi phí ăn, ở, đi lại cho khách khi ở Việt Nam.
d/ Chi phí để phối hợp với các tổ chức du lịch quốc tế tổ chức hội thảo về thị trường du lịch quốc tế và quảng bá, marketing về du lịch Việt Nam gồm: chi thuê phiên dịch; chi in ấn tài liệu; chi ăn, ở cho chuyên gia khi ở Việt Nam.
Dự án 2: Du lịch văn hoá gắn với các lế hội dân tộc với dự toán là 4.621 triệu đồng bao gồm các nội dung chi.
1. Chi phí hỗ trợ để tổ chức 3 hội chợ xuân nhân dịp năm mới tại Hà nội, Huế hoặc đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh gồm: chi thuê gian hàng du lịch, chi trang trí gian hàng du lịch, chi biểu diễn nghệ thuật.
2. Chi phí hỗ trợ tổ chức 3 lễ hội mùa xuân tiêu biểu tại Hà nội, Đà nẵng (hoặc Huế), Thành phố Hồ Chí Minh gồm: chi phí làm panô lễ hội; biểu diến nghệ thuật dân tộc; chi phí xăng xe, công tác phí cho những cán bộ thuộc Trung ương tham gia tổ chức lễ hội.
3. Chi phí để tổ chức lựa chọn 15 lễ hội tiêu biểu của cả nước góp phần xây dựng các lễ hội này thành sản phẩm du lịch gồm: chi xây dựng kịch bản, chi thiết kế markét cho lế hội; chi làm panô lế hội; chi biểu diễn nghệ thuật; chi phí luyện tập; chi thuê đạo diễn lễ hội; chi phí xăng xe, chi công tác phí cho những cán bộ thuộc Trung ương tham gia tổ chức lễ hội.
III. Dự án 3: Phát triển nâng cấp các khu, điểm du lịch với dự toán là 1.650 triệu đồng bao gồm các nội dung chi.
1. Chi phí khảo sát hiện trạng các khu du lịch điển hình toàn quốc và đề xuất quy chế quản lý, khai thác, nâng cấp khu du lịch bao gồm: chi điều tra khảo sát 8 khu du lịch Bắc bộ, 5 khu du lịch vùng du lịch Bắc Trung bộ, 8 khu du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ; Tổng hợp số liệu khảo sát xây dựng quy chế quản lý khai thác khu du lịch.
2. Chi phí lập báo cáo khả thi đầu tư cho 3 khu du lịch trọng điểm thuộc 3 miền: Tam Cốc Bích động tỉnh Ninh bình, Thuận An tỉnh Thừa Thiên Huế, Phan thiết - Mũi Né tỉnh Bình Thuận.
IV. Dự án 4: Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam với dự toán là 850 triệu đồng bao gồm các nội dung chi.
1. Chi phí tổ chức hội thi lễ tân trong ngành du lịch, Hội thi hướng dẫn viên du lịch toàn ngành Ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí từ nguồn chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch năm 2000 để tổ chức hội thi bao gồm: chi phí trang trí; thuê địa điểm; chi phí cho công tác tuyên truyền hội thi; chi phí ăn, ở đi lại cho các thành viên Ban tổ chức, Ban giám khảo.
2. Chi phí tổ chức các khoá đào tạo nâng cao tay nghề cho hướng dẫn viên du lịch, lễ tân. Ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí từ nguồn Chương trình hành động Quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch năm 2000 để tổ chức các khoá đào tạo bao gồm: chi trả thù lao cho giáo viên, chi phí mua nguyên vật liệu thực hành (nếu có), chi phí quản lý lớp học (nước uống, thuê hội trường, xăng xe đi lại cho giảng viên và cán bộ tổ chức lớp).
3. Chi phí khảo sát và xây dựng tuyến du lịch mới và các tuyến du lịch chuyên đề.
V. Dự án 5: Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các hoạt động du lịch với dự toán là 440 triệu đồng bao gồm các nội dung chi.
1. Cho tổ chức khảo sát liên ngành trong nước và nước ngoài (Trung quốc, Thái Lan, Singapore, Pháp) để xây dựng các cơ chế nhằm khuyến khích, phát triển hoạt động du lịch Việt Nam bao gồm chi phí ăn, ở, đi lại cho cán bộ đi khảo sát.
2. Chi phia xây dựng phần mềm quản lý, đăng ký lưu trú cho khách du lịch.
VI. Dự án 6: Hoàn thiện tổ chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch với dự toán là 455 triệu đồng bao gồm các nội dung chi.
Chi phí điều tra lực lượng lao động trong ngành du lịch trên toàn quốc bao gồm: chi phí ăn, ở, đi lại cho cán bộ đi khảo sát, điều tra, chi phí in mẫu biểu điều tra, chi phí tổng hợp số liệu điều tra.
| Nguyễn Thị Kim Ngân (Đã ký) |
File gốc của Thông tư 04/2000/TT-BTC về việc quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí Chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch năm 2000 do Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 04/2000/TT-BTC về việc quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí Chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch năm 2000 do Bộ Tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 04/2000/TT-BTC |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành | 2000-01-10 |
Ngày hiệu lực | 2000-01-25 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Đã hủy |