`ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số :49/2003/QĐ-UBBT | Phan Thiết, ngày 30 tháng 7 năm 2003 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002;
- Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
- Căn cứ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
- Căn cứ Nghị quyết số 61/2003/NQ-HĐVII ngày 04/7/2003 của HĐND Tỉnh Bình Thuận khóa VII, kỳ họp thứ 9 từ ngày 02/7/2003 đến ngày 04/7/2003 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản qui định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2 : Giao trách nhiệm cho Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện theo đúng nội dung qui định tại Quyết định này.
Điều 3 : Chánh Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân Tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch UBND các Huyện, Thành phố; Chủ tịch UBND các Xã, Phường, Thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ năm ngân sách 2004 đến năm ngân sách 2006.
Nơi nhận: | TM.UBND TỈNH BÌNH THUẬN |
VỀ PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA NGÂN SÁCH CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2003/QĐ-UBBT ngày /7/2003 của UBND Tỉnh Bình Thuận)
Để thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi bắt đầu từ năm ngân sách 2004; nhằm tiến tới sự ổn định về phân cấp ngân sách tạo điều kiện thuận lợi để chính quyền địa phương các cấp chủ động khai thác nguồn thu trên địa bàn và bố trí nhiệm vụ chi theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng địa bàn, nay UBND tỉnh Bình Thuận ban hành quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như sau :
1. Nguồn thu ngân sách tỉnh gồm :
1.1 Nguồn thu ngân sách tỉnh hưởng 100% :
a. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) với ngân sách trung ương, phần điều tiết ngân sách địa phương được quy thành 100% :
- Thuế giá trị gia tăng từ doanh nghiệp nhà nước.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhà nước.
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
- Thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân nước ngoài có vốn đầu tư tại Việt Nam.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước.
- Phí xăng dầu.
b. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% :
- Thuế tài nguyên thu từ doanh nghiệp nhà nước (không kể thuế tài nguyên thu từ dầu khí).
- Thuế môn bài thu từ doanh nghiệp nhà nước.
- Tiền sử dụng đất do UBND tỉnh giao.
- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước do UBND tỉnh giao (không kể thuế tài nguyên thu từ dầu khí).
- Tiền đền bù thiệt hại đất.
- Tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.
- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.
- Thu nhập từ vốn góp của ngân sách tỉnh, tiền thu hồi vốn của ngân sách tỉnh tại các cơ sở kinh tế, thu thanh lý tài sản và các khoản thu khác của doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý; thu từ quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh theo quy định tại điều 58 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ.
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho tỉnh.
- Các khoản phí, lệ phí thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật (trừ lệ phí trước bạ).
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân nộp vào ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước cho ngân sách tỉnh.
- Thu kết dư ngân sách tỉnh theo quy định tại Điều 63 của Luật Ngân sách nhà nước.
- Thu bổ sung từ ngân sách trung ương.
- Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
- Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách tỉnh năm trước sang ngân sách tỉnh năm sau.
1.2. Nguồn thu phân chia giữa ngân sách tỉnh với ngân sách huyện, thành phố :
Lệ phí trước bạ khác (không kể lệ phí trước bạ nhà, đất) trên địa bàn các huyện, thành phố điều tiết ngân sách tỉnh 50% và ngân sách các huyện, thành phố được hưởng 50%.
2. Nguồn thu ngân sách huyện, thành phố gồm :
2.1. Nguồn thu ngân sách huyện, thành phố được hưởng 100% :
- Tiền sử dụng đất do UBND huyện, thành phố giao.
- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước do UBND huyện, thành phố giao.
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho huyện, thành phố.
- Các khoản phí, lệ phí thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách huyện, thành phố theo quy định của pháp luật (trừ lệ phí trước bạ).
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước cho ngân sách huyện, thành phố.
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân nộp vào ngân sách huyện, thành phố theo quy định của pháp luật.
- Thu kết dư ngân sách huyện, thành phố theo quy định tại điều 63 của Luật Ngân sách nhà nước.
- Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh.
- Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách huyện, thành phố năm trước sang ngân sách huyện, thành phố năm sau.
2.2. Nguồn thu phân chia giữa ngân sách các huyện, thành phố với ngân sách tỉnh :
Lệ phí trước bạ khác (không kể lệ phí trước bạ nhà, đất) trên địa bàn các huyện, thành phố điều tiết ngân sách các huyện, thành phố 50% và ngân sách tỉnh 50%.
2.3. Nguồn thu phân chia giữa ngân sách cấp huyện, thành phố với ngân sách xã, phường, thị trấn :
a. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) với ngân sách trung ương, phần điều tiết ngân sách địa phương được quy thành 100% :
- Thuế giá trị gia tăng từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
b. Các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% :
- Thuế nhà, đất.
- Thuế tài nguyên thu từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
- Thuế môn bài thu từ cá nhân hộ kinh doanh.
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Lệ phí trước bạ nhà, đất.
Riêng đối với ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% đối với các khoản thu sau : thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất.
3. Nguồn thu ngân sách xã, phường, thị trấn gồm :
3.1. Nguồn thu ngân sách xã, phường, thị trấn hưởng 100% :
- Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã, phường, thị trấn theo quy định.
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phường, thị trấn phần nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định.
- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy định của pháp luật do xã, phường, thị trấn quản lý.
- Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm : các khoản huy động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã, phường, thị trấn quyết định đưa vào ngân sách xã, phường, thị trấn quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác.
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách xã, phường, thị trấn theo quy định.
- Thu kết dư ngân sách xã, phường, thị trấn năm trước.
- Thu bổ sung từ ngân sách huyện, thành phố.
- Các khoản thu khác của ngân sách xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
3.2. Nguồn thu phân chia giữa ngân sách xã, phường, thị trấn với ngân sách huyện, thành phố :
a. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) với ngân sách trung ương, phần điều tiết ngân sách địa phương được quy thành 100% :
- Thuế giá trị gia tăng từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
b. Các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% :
- Thuế nhà, đất.
- Thuế tài nguyên thu từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
- Thuế môn bài thu từ cá nhân hộ kinh doanh.
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Lệ phí trước bạ nhà, đất.
Trong đó ngân sách xã, thị trấn được hưởng tỷ lệ phân chia tối thiểu là 70% đối với các khoản thu sau : thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất.
1. Nhiệm vụ chi ngân sách tỉnh :
1.1. Chi đầu tư phát triển :
a. Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do cấp tỉnh quản lý.
b. Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của nhà nước theo quy định của pháp luật.
c. Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan cấp tỉnh thực hiện.
d. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
1.2. Chi thường xuyên :
a. Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh quản lý :
- Giáo dục phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác do tỉnh quản lý;
- Đại học tại chức, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác do tỉnh quản lý;
- Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác do tỉnh quản lý;
- Các trung tâm, trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác do tỉnh quản lý;
- Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động văn hoá khác do tỉnh quản lý;
- Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác do tỉnh quản lý;
- Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh, các giải thi đấu cấp tỉnh; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục thể thao và các hoạt động thể dục thể thao khác do cấp tỉnh quản lý;
- Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ do tỉnh quản lý;
- Các sự nghiệp khác do tỉnh quản lý.
b. Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cấp tỉnh quản lý :
- Sự nghiệp giao thông : duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác; lập biển báo và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường do tỉnh quản lý;
- Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp, diêm nghiệp và lâm nghiệp : duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thuỷ lợi, các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;
- Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác do tỉnh quản lý;
- Điều tra cơ bản;
- Các hoạt động sự nghiệp về môi trường;
- Các sự nghiệp kinh tế khác.
c. Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do tỉnh quản lý theo quy định của Chính phủ;
d. Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở cấp tỉnh;
đ. Hoạt động của các cơ quan Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở cấp tỉnh;
e. Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở cấp tỉnh theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ;
g. Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do cấp tỉnh quản lý;
h. Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan cấp tỉnh thực hiện;
i. Trợ giá theo chính sách của nhà nước;
k. Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật (trong đó ghi rõ chi cho công tác thi đua khen thưởng).
1.3. Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
1.4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
1.5. Chi bổ sung cho ngân sách huyện, thành phố.
1.6. Chi chuyển nguồn từ ngân sách cấp tỉnh năm trước sang ngân sách tỉnh năm sau.
2. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, thành phố :
2.1. Chi đầu tư phát triển :
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội do huyện, thành phố quản lý theo phân cấp của tỉnh như :
- Chuẩn bị đầu tư các công trình do huyện, thành phố làm chủ đầu tư.
- Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện, thành phố.
- Xây dựng phòng học, trường tiểu học và trung học cơ sở, trụ sở làm việc UBND, trạm y tế xã, phường, thị trấn.
- Sửa chữa, xây dựng mới trụ sở làm việc của huyện, thành phố.
- Giao thông nội thị huyện, thành phố do huyện, thành phố quản lý.
- Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan thuộc huyện, thành phố thực hiện.
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
Riêng ngân sách thành phố Phan Thiết được giao nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp do thành phố quản lý, điện chiếu sáng, công tác cấp thoát nước do thành phố quản lý, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác.
2.2. Chi thường xuyên :
a. Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do cơ quan đơn vị cấp huyện, thành phố quản lý :
- Giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và đào tạo, dạy nghề và các hoạt động giáo dục khác do huyện, thành phố quản lý;
- Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác do huyện, thành phố quản lý;
- Chi cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác do huyện, thành phố quản lý;
- Biểu diễn nghệ thuật và hoạt động văn hoá khác do huyện, thành phố quản lý;
- Phát thanh truyền hình và các hoạt động thông tin khác do huyện, thành phố quản lý;
- Các hoạt động thể dục thể thao do huyện, thành phố quản lý;
b. Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan cấp huyện, thành phố quản lý :
- Sự nghiệp giao thông do huyện, thành phố quản lý;
- Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp, lâm nghiệp do huyện, thành phố quản lý;
- Sự nghiệp thị chính : duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác do huyện, thành phố quản lý;
- Các hoạt động sự nghiệp về môi trường;
- Các sự nghiệp kinh tế khác do huyện, thành phố quản lý.
c. Các hoạt động về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách huyện, thành phố bảo đảm theo quy định của Chính phủ.
d. Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở cấp huyện, thành phố.
đ. Hoạt động của cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở cấp huyện, thành phố.
e. Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở huyện, thành phố theo quy định tại điều 17 và điều 18 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ.
g. Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do cấp huyện, thành phố quản lý.
h. Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan thuộc huyện, thành phố thực hiện.
i. Chi bổ sung cho ngân sách xã, phường, thị trấn.
k. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (trong đó ghi rõ chi cho công tác thi đua khen thưởng).
l. Chi chuyển nguồn từ ngân sách huyện, thành phố năm trước sang ngân sách huyện, thành phố năm sau.
3. Nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã, phường, thị trấn :
3.1. Chi đầu tư phát triển :
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội theo phân cấp của huyện, thành phố.
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của xã, phường, thị trấn từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã, phường, thị trấn quyết định đưa vào ngân sách xã, phường, thị trấn quản lý.
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
3.2. Các khoản chi thường xuyên :
a. Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở xã, phường, thị trấn.
b. Hoạt động của cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở xã, phường, thị trấn.
c. Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã, phường, thị trấn và các đối tượng khác theo chế độ quy định.
d. Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội theo quy định của Chính phủ.
đ. Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do xã, phường, thị trấn quản lý.
e. Chi sự nghiệp giáo dục : hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý (đối với phường do ngân sách thành phố chi).
g. Chi sự nghiệp y tế : hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã, phường, thị trấn.
h. Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã, phường, thị trấn quản lý.
i. Các khoản chi thường xuyên khác ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật (trong đó ghi rõ chi cho công tác thi đua khen thưởng).
III. Tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách :
1. Tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách theo phụ biểu đính kèm.
- Ngân sách xã, thị trấn được hưởng tỷ lệ phân chia tối thiểu là 70% đối với các khoản thu: thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất.
2. UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm trình HĐND các huyện, thành phố quy định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho ngân sách xã, phường, thị trấn theo uỷ quyền của HĐND Tỉnh.
File gốc của Quyết định 49/2003/QĐ-UBBT về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đang được cập nhật.
Quyết định 49/2003/QĐ-UBBT về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Thuận |
Số hiệu | 49/2003/QĐ-UBBT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Huỳnh Tấn Thành |
Ngày ban hành | 2003-07-30 |
Ngày hiệu lực | 2004-01-01 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Hết hiệu lực |