BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1708/QĐ-BKHĐT | Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2024 |
BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA GIÁ TIÊU DÙNG
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021;
Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị định số 62/2024/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều, phụ lục của Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê và Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị định số 89/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 10/2020/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 03/2023/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 143/QĐ-BKHĐT ngày 20 tháng 02 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ủy quyền cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ký quyết định ban hành phương án điều tra thống kê được phân công trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 1345/QĐ-BKHĐT ngày 11 tháng 6 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Kế hoạch điều tra thống kê năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Tổng cục Thống kê chủ trì thực hiện;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án Điều tra giá tiêu dùng. Phương án này áp dụng đối với thời kỳ 2025 - 2030. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 2. Giao Tổng cục Thống kê xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết; thiết kế mẫu và phiếu điều tra; xây dựng các loại danh mục hàng hóa và dịch vụ thực hiện trong cuộc điều tra, phương pháp tổng hợp chỉ số giá; chỉ đạo tổ chức và hướng dẫn thực hiện cuộc điều tra theo đúng quy định của Phương án điều tra.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TUQ. BỘ TRƯỞNG |
ĐIỀU TRA GIÁ TIÊU DÙNG
(Kèm theo Quyết định số 1708/QĐ-BKHĐT ngày 05 tháng 8 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ĐIỀU TRA
1. Mục đích điều tra
Điều tra giá tiêu dùng được thực hiện nhằm các mục đích sau:
- Biên soạn chỉ tiêu Chỉ số giá tiêu dùng thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Bảo đảm thông tin về chỉ số giá tiêu dùng phục vụ Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương trong công tác quản lý điều hành và hoạch định chính sách tiền lương, lãi suất, quản lý tài chính, tiền tệ và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tính toán một số chỉ tiêu thống kê tổng hợp theo giá so sánh;
- Đáp ứng nhu cầu thông tin về biến động giá tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các đối tượng dùng tin khác;
- Cung cấp thông tin về giá tiêu dùng làm cơ sở biên soạn chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI), phục vụ công tác đánh giá chương trình xóa đói giảm nghèo và tính chỉ số phát triển con người (HDI);
- Thu thập thông tin về mức giá hàng hóa và dịch vụ đại diện theo Chương trình so sánh quốc tế (ICP) của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phục vụ tính toán sức mua tương đương (PPP), từ đó đánh giá tương quan giàu nghèo giữa các quốc gia trong khu vực.
2. Yêu cầu điều tra
Điều tra giá tiêu dùng phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Công tác tổ chức, thu thập thông tin, xử lý số liệu, tổng hợp và lưu giữ thông tin điều tra phải thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của Phương án điều tra;
- Bảo đảm thu thập đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng đơn vị điều tra, đúng mặt hàng điều tra và các thông tin quy định trong Phương án điều tra;
- Bảo mật thông tin thu thập từ các đối tượng điều tra theo quy định của Luật Thống kê;
- Quản lý và sử dụng kinh phí của cuộc điều tra đúng chế độ hiện hành, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả;
- Kết quả điều tra phải đáp ứng yêu cầu của mục đích điều tra, bảo đảm tính so sánh quốc tế.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA
1. Phạm vi điều tra
Điều tra giá tiêu dùng được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (tỉnh, thành phố).
Riêng Chương trình so sánh quốc tế được tiến hành trên phạm vi 8 tỉnh, thành phố bao gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Lào Cai, Nghệ An và Lâm Đồng. Phạm vi điều tra ICP có thể thay đổi theo cập nhật của ADB.
2. Đối tượng điều tra
Các loại hàng hóa và dịch vụ đại diện cho tiêu dùng của hộ dân cư thuộc Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện tính chỉ số giá tiêu dùng năm gốc 2024.
Các loại hàng hóa và dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa và dịch vụ theo Chương trình so sánh quốc tế.
3. Đơn vị điều tra
Đơn vị điều tra là các cơ sở kinh doanh chuyên bán lẻ (sạp hàng, quầy hàng, điểm bình ổn giá, siêu thị, cửa hàng tiện ích...); cơ sở kinh doanh dịch vụ; cơ quan; trường học; cơ sở khám chữa bệnh; ... có địa điểm kinh doanh ổn định thuộc các loại hình kinh tế trong các khu vực điều tra được chọn.
Điều tra giá tiêu dùng là cuộc điều tra chọn mẫu các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đại diện tiêu dùng của hộ dân cư bảo đảm đại diện cho 63 tỉnh, thành phố, 6 vùng kinh tế - xã hội và cả nước. Mẫu điều tra giá tiêu dùng đã được thực hiện từ năm 2023, bao gồm: Xây dựng Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện của cả nước và Danh mục hàng hóa, dịch vụ đại diện cho tỉnh, thành phố. Trên cơ sở Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện, các địa phương xây dựng mạng lưới điều tra.
IV. THỜI ĐIỂM, THỜI GIAN ĐIỀU TRA VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
1. Thời điểm điều tra
Thời điểm điều tra giá tiêu dùng: Là thời điểm điều tra viên (ĐTV) đến thu thập thông tin tại các đơn vị điều tra.
2. Thời gian điều tra
Điều tra giá tiêu dùng thực hiện từ tháng 10 năm 2025. Thời gian điều tra: trong 24 ngày, từ ngày 01-24 hằng tháng. Thời gian điều tra được chia làm 3 kỳ quy định cho các mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống, vật liệu xây dựng:
- Kỳ 1: điều tra từ ngày 01 đến ngày 08 tháng báo cáo;
- Kỳ 2: điều tra từ ngày 09 đến ngày 16 tháng báo cáo;
- Kỳ 3: điều tra từ ngày 17 đến ngày 24 tháng báo cáo.
Mỗi khu vực điều tra giá tiêu dùng vào một ngày riêng biệt. Cụ thể Số lượng khu vực theo địa phương Kỳ 1 Kỳ 2 Kỳ 3 Ngày điều tra Ngày điều tra Ngày điều tra 3 6, 7, 8 14, 15, 16 22, 23, 24 4 5, 6, 7, 8 13, 14, 15, 16 21, 22, 23, 24 5 4, 5, 6, 7, 8 12, 13, 14, 15, 16 20, 21, 22, 23, 24 6 3, 4, 5, 6, 7, 8 11, 12, 13, 14, 15, 16 19, 20, 21, 22, 23, 24 8 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 Các mặt hàng đặc biệt được quy định riêng gồm: Điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, xăng, dầu diezen, dầu hỏa, ga đun, vàng, đô la Mỹ. Những mặt hàng chỉ điều tra 1 kỳ trong tháng được tiến hành thu thập giá vào kỳ 2 (từ ngày 9 đến ngày 16 tháng điều tra). Danh sách khu vực điều tra theo ngày điều tra được cập nhật lên chương trình phần mềm để ĐTV điều tra đúng thời gian quy định. Riêng mặt hàng nhà ở thuê, thực hiện thu thập thông tin từ tháng 5/2025. Đối với các mặt hàng theo Chương trình so sánh quốc tế: Thực hiện theo quy định của ADB. 3. Phương pháp thu thập thông tin Điều tra giá tiêu dùng áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp sử dụng phiếu điện tử được cài đặt trên thiết bị di động (CAPI). ĐTV đến từng đơn vị điều tra để hỏi người cung cấp thông tin và nhập đầy đủ các câu trả lời vào phiếu. Riêng Chương trình so sánh quốc tế: Thực hiện theo kế hoạch và hướng dẫn của ADB. 1. Nội dung điều tra Nội dung Điều tra giá tiêu dùng bao gồm: - Thông tin chung: Thông tin định danh (Tỉnh, thành phố; huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, thành phố; xã/phường/thị trấn; địa chỉ đơn vị điều tra); khu vực điều tra; tháng điều tra; kỳ điều tra; tên đơn vị điều tra; - Thông tin về giá của hàng hóa và dịch vụ: Tên mặt hàng; quy cách, phẩm cấp chi tiết của mặt hàng; đơn vị tính khối lượng mặt hàng quan sát; khối lượng mặt hàng quan sát và đơn giá mặt hàng quan sát. 2. Phiếu điều tra Điều tra giá tiêu dùng sử dụng một loại phiếu điều tra: Phiếu ĐTG-CPI: Phiếu thu thập thông tin giá tiêu dùng. VI. PHÂN LOẠI THỐNG KÊ SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRA 1. Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và những thay đổi đã được Tổng cục Thống kê cập nhật đến thời điểm điều tra; 2. Danh mục bảng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình Việt Nam (VCOICOP) ban hành theo Quyết định số 11/2018/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. VII. QUY TRÌNH XỬ LÝ VÀ BIỂU ĐẦU RA CỦA ĐIỀU TRA Dữ liệu điều tra từ phiếu điện tử được ĐTV đồng bộ ngay khi hoàn thành thu thập thông tin và được truyền về hệ thống máy chủ thông qua đường truyền dữ liệu trực tuyến. Dữ liệu được ĐTV, giám sát viên (GSV) cấp tỉnh và cấp trung ương kiểm tra, nghiệm thu trực tuyến trước khi sử dụng để tổng hợp chỉ số giá tiêu dùng. a) Xây dựng bảng giá kỳ gốc năm 2024 - Thông tin giá tiêu dùng kỳ gốc năm 2024 được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2024 theo danh mục và hàng hóa dịch vụ đại diện của từng tỉnh, thành phố. - Giá tiêu dùng bình quân năm gốc 2024 của mỗi hàng hóa, dịch vụ được tính bằng phương pháp bình quân nhân giản đơn giá của 12 tháng năm 2024, được tính riêng cho tỉnh, thành phố và phân theo khu vực thành thị, nông thôn. b) Tính hệ số chuyển đổi K K là hệ số chuyển đổi năm gốc 2019 so với năm gốc 2024, K được tính như sau: K = I1/I2 I1: Chỉ số giá tiêu dùng tháng gối đầu (tháng 10/2025) so với năm gốc 2019. I2: Chỉ số giá tiêu dùng tháng gối đầu (tháng 10/2025) so với năm gốc 2024. Công thức tính chỉ số giá năm gốc 2024 về năm gốc 2019 được nối chuỗi theo công thức sau: Trong đó: là chỉ số giá nhóm d kỳ t so với năm gốc 2019; là chỉ số giá nhóm d kỳ t so với năm gốc 2024. Hệ số chuyển đổi K cho phép chuyển đổi chuỗi số liệu chỉ số giá tiêu dùng theo năm gốc 2024 về năm gốc 2019 và ngược lại theo năm gốc 2019 về năm gốc 2024, từ đó tính toán chỉ số giá tiêu dùng theo các gốc so sánh. c) Kiểm tra, xử lý dữ liệu điều tra Công việc kiểm tra số liệu về giá và chỉ số giá tiêu dùng gồm những nội dung chính sau: - Giá thu thập được là giá bán lẻ cho người tiêu dùng (gồm cả thuế giá trị gia tăng - VAT); - Đơn vị tính giá của các loại hàng hóa và dịch vụ phải đúng với quy định theo danh mục sản phẩm điều tra; - Giá tiêu dùng thu thập được là giá thực tế tại đơn vị điều tra tại thời gian điều tra, đặc biệt cần kiểm tra và cập nhật kịp thời sự thay đổi giá các hàng hóa và dịch vụ như giá dịch vụ giáo dục, giá dịch vụ y tế và giá xăng dầu;... - Kiểm tra kỹ số liệu về mức giá của tháng báo cáo so với kỳ trước theo từng mặt hàng, theo từng đơn vị điều tra, các ghi chú do các ĐTV gửi về, kiểm tra số lượng mẫu giá giữa các kỳ điều tra trước khi tính chỉ số giá; - Kiểm tra số lượng mặt hàng gán giá, mặt hàng thay thế trong kỳ; - Nghiệm thu các thông tin về giá đã được điều tra bằng cách duyệt các phiếu điều tra đã hoàn thành; - Kiểm tra chỉ số giá tiêu dùng của các nhóm hàng trong từng tỉnh, thành phố; vùng và cả nước để hoàn thiện thông tin về giá; duyệt chỉ số giá tiêu dùng. d) Xây dựng quyền số giá tiêu dùng Quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là tỷ trọng chi tiêu các nhóm hàng hoá và dịch vụ trong tổng chi tiêu của dân cư. Quyền số để tính CPI cả nước là tỷ trọng chi tiêu của từng vùng so với tổng chi tiêu của cả nước theo từng nhóm hàng. Quyền số để tính CPI cấp vùng là tỷ trọng chi tiêu của từng tỉnh, thành phố trong vùng so với tổng chi tiêu của vùng theo từng nhóm hàng. Quyền số để tính CPI từng tỉnh, thành phố là tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng so với tổng chi tiêu của tỉnh, thành phố. Quyền số được tính cho khu vực thành thị, khu vực nông thôn và chung cả hai khu vực. Quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng có hai loại: - Quyền số dọc: Là tỷ trọng chi tiêu từng nhóm hàng so với tổng chi tiêu của dân cư. Quyền số dọc được tính cho khu vực thành thị, khu vực nông thôn và chung cả hai khu vực của từng tỉnh, từng vùng và cả nước; - Quyền số ngang: Là tỷ trọng chi tiêu của từng khu vực thành thị và nông thôn so với tổng chi tiêu của toàn tỉnh, cả vùng hoặc cả nước. Quyền số năm 2024 được tổng hợp từ kết quả Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2024. Các nhóm của quyền số được phân chia thống nhất với cấu trúc của chỉ số giá tiêu dùng (gồm 11 nhóm hàng cấp 1, 32 nhóm cấp 2, 86 nhóm cấp 3 và 291 nhóm cấp 4). Quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng cố định trong giai đoạn 2025 - 2030 và tính cho năm gốc so sánh (đồng nhất với năm cập nhật danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện). Quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng năm gốc 2024 là số liệu của năm 2024, được Tổng cục Thống kê tính cho từng tỉnh, thành phố, 6 vùng kinh tế - xã hội và cả nước (chia theo khu vực thành thị, nông thôn). đ) Xây dựng cấu trúc chỉ số giá tiêu dùng Để bảo đảm tính liên tục của chuỗi chỉ số giá tiêu dùng qua thời gian và phù hợp với cơ cấu tiêu dùng của dân cư trong thời kỳ mới, cấu trúc chỉ số giá tiêu dùng năm gốc 2024 được xây dựng chi tiết đến nhóm cấp 4 áp dụng thống nhất trong cả nước. Chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2025 - 2030 có cấu trúc như sau: Nhóm cấp 1, bao gồm 11 nhóm: - Hàng ăn và dịch vụ ăn uống; - Đồ uống và thuốc lá; - May mặc, mũ nón, giầy dép; - Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; - Thiết bị và đồ dùng gia đình; - Thuốc và dịch vụ y tế; - Giao thông; - Thông tin và truyền thông; - Giáo dục; - Văn hoá thể thao, giải trí và du lịch; - Hàng hoá và dịch vụ khác. Tổng cục Thống kê xây dựng cấu trúc chỉ số giá tiêu dùng của 32 nhóm cấp 2, 86 nhóm cấp 3 và 291 nhóm cấp 4. e) Công thức áp dụng tính chỉ số giá tiêu dùng Áp dụng công thức Laspeyres bình quân nhân được sử dụng trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng, cụ thể công thức tính như sau: Trong đó: : Chỉ số giá tiêu dùng kỳ báo cáo (t) so với kỳ gốc cố định (0); : Giá tiêu dùng kỳ báo cáo (t); : Giá tiêu dùng kỳ gốc (0); n : Số mặt hàng; : Quyền số cố định kỳ gốc (0). Tổng cục Thống kê hướng dẫn chi tiết phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng cấp tỉnh, vùng và cả nước. Kết quả điều tra giá tiêu dùng được tổng hợp theo hệ thống biểu đầu ra do Tổng cục Thống kê thiết kế bảo đảm biên soạn chỉ số giá tiêu dùng của cả nước; 6 vùng kinh tế - xã hội; tỉnh, thành phố thời kỳ 2025-2030 so sánh theo 05 gốc (năm gốc 2024, cùng kỳ năm trước, tháng 12 năm trước, kỳ trước và bình quân thời kỳ). VIII. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA Điều tra giá tiêu dùng thực hiện theo kế hoạch sau: STT Nội dung Thời gian thực hiện 1 Xây dựng phương án điều tra Tháng 4 - 7/2024 2 Xây dựng phiếu điều tra Tháng 4 - 7/2024 3 Xây dựng quy trình tổng hợp và nối chuỗi chỉ số giá Tháng 4 - 8/2024 4 Xây dựng cấu trúc chỉ số giá tiêu dùng Tháng 4 - 9/2024 5 Xây dựng mẫu biểu tổng hợp kết quả đầu ra Tháng 6 - 9/2024 6 Xây dựng các loại tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ điều tra Tháng 6 - 12/2024 7 Tính quyền số Tháng 01 - 3/2025 8 Xây dựng, kiểm thử các phần mềm phục vụ thu thập thông tin, quản lý/cập nhật mạng lưới, kiểm tra, xử lý, tổng hợp kết quả đầu ra Trước tháng 5/2025 9 Cập nhật các loại phần mềm (nếu có) Từ năm 2026 10 Rà soát, kiểm tra, hoàn thiện Danh mục hàng hóa và dịch vụ, mạng lưới điều tra phục vụ điều tra chính thức từ năm 2025 Tháng 4 - 9/2025 11 In tài liệu (nếu có) Trước tháng 9/2025 12 Tập huấn cấp trung ương và cấp tỉnh Trước tháng 10/2025 13 Thu thập thông tin - Hằng tháng, bắt đầu từ tháng 10/2025. Riêng giá nhà ở thuê bắt đầu từ tháng 5/2025. - Phương án điều tra giá tiêu dùng thời kỳ 2020 - 2025 ban hành theo Quyết định số 1134/QĐ-TCTK ngày 12 tháng 7 năm 2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê được thực hiện đến hết tháng 10 năm 2025. 14 Kiểm tra, duyệt dữ liệu Hằng tháng, bắt đầu từ tháng 10/2025. Riêng giá nhà ở thuê bắt đầu từ tháng 5/2025 15 Tổng hợp kết quả đầu ra Hằng tháng, bắt đầu từ tháng 10/2025 16 Chuẩn bị nội dung phục vụ công bố chỉ số giá Hằng tháng, bắt đầu từ tháng 10/2025 17 Xây dựng Danh mục hàng hóa và dịch vụ điều tra giai đoạn mới Năm 2028-2029 18 Điều tra giá gốc tại địa phương để chuẩn bị chuyển đổi năm gốc thời kỳ tiếp theo Tháng 01-12/2030 19 Cập nhật kế hoạch Chương trình so sánh quốc tế ICP Theo kế hoạch của ADB a) Xây dựng và thống nhất Danh mục hàng hóa và dịch vụ, xây dựng mạng lưới điều tra Tổng cục Thống kê thực hiện việc xây dựng và thống nhất Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện của cả nước; hướng dẫn địa phương xây dựng Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện cho tỉnh, thành phố; hướng dẫn xác định khu vực điều tra, đơn vị tra; hướng dẫn rà soát, cập nhật mạng lưới điều tra phục vụ công tác thu thập thông tin. b) Tuyển chọn lực lượng tham gia điều tra Lực lượng tham gia điều tra gồm ĐTV và GSV các cấp. ĐTV là lực lượng trực tiếp thu thập thông tin tại các đơn vị điều tra theo đúng thời gian quy định. Vì vậy, cần tuyển chọn ĐTV là những người có tinh thần trách nhiệm, thông thạo địa bàn, nhiệt tình, có sức khỏe tốt... GSV là lực lượng thực hiện công việc giám sát các hoạt động của mạng lưới ĐTV và hỗ trợ chuyên môn cho GSV cấp dưới (nếu có) và các ĐTV trong quá trình điều tra thực địa. GSV có 02 cấp: Cấp trung ương và cấp tỉnh. c) Tập huấn nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng phần mềm - Cấp trung ương: Tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng phần mềm cho GSV, công chức của các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê; lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh, thành phố và giảng viên cấp tỉnh. Thời gian tổ chức hội nghị: 01 ngày. - Cấp tỉnh: Tổ chức tập huấn trực tiếp cho GSV và ĐTV. Thời gian tập huấn: 01 ngày. Hằng năm, khi có sự thay đổi về GSV, ĐTV, hoặc nghiệp vụ bổ sung đơn vị được giao chủ trì thực hiện điều tra căn cứ tình hình thực tế chủ động tổ chức tập huấn cho đội ngũ GSV, ĐTV mới bảo đảm chất lượng của GSV, ĐTV tham gia điều tra. d) Tài liệu điều tra: Tài liệu điều tra bao gồm các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ và sử dụng phần mềm. đ) Chương trình phần mềm Chương trình phần mềm sử dụng trong điều tra bao gồm: Chương trình phần mềm sử dụng cho thu thập, tổng hợp thông tin mạng lưới; phần mềm thu thập, tổng hợp thông tin giá gốc; phần mềm thu thập thông tin giá tiêu dùng hằng tháng trên thiết bị di động (CAPI); các chương trình quản lý giám sát, kiểm tra và duyệt phiếu điều tra điện tử, chương trình tổng hợp kết quả điều tra. 2. Công tác thu thập thông tin Tổng cục Thống kê chỉ đạo thực hiện công tác thu thập thông tin bảo đảm tiến độ và chất lượng thông tin thu thập. 3. Công tác kiểm tra, giám sát Nhằm bảo đảm chất lượng của cuộc điều tra, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện ở tất cả các khâu của cuộc điều tra. Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm: Kiểm tra, giám sát việc tổ chức các lớp tập huấn, thu thập thông tin của đơn vị điều tra, số lượng và chất lượng thông tin do đơn vị cung cấp,... Hình thức kiểm tra, giám sát: Tùy theo tình hình thực tế, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chủ động lựa chọn hình thức kiểm tra, giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp đối công tác tập huấn, công tác thu thập thông tin tại địa bàn và trên Trang Web điều hành tác nghiệp. Để bảo đảm chất lượng thông tin thu thập, công tác kiểm tra giám sát chất lượng phiếu điều tra được thực hiện ngay trong quá trình thu thập thông tin, GSV thường xuyên kiểm tra dữ liệu trên chương trình phần mềm và thông báo đề nghị ĐTV xác minh hoàn thiện phiếu điều tra. 4. Nghiệm thu và xử lý thông tin a) Nghiệm thu phiếu điều tra - Cơ quan thống kê cấp tỉnh kiểm tra và nghiệm thu dữ liệu điều tra trên phạm vi tỉnh, thành phố. - Cơ quan thống kê trung ương kiểm tra và nghiệm thu dữ liệu điều tra cấp tỉnh. b) Xử lý thông tin Tổng cục Thống kê chỉ đạo, phân công các đơn vị trực thuộc thực hiện kiểm tra, làm sạch và hoàn thiện cơ sở dữ liệu điều tra phục vụ tổng hợp và phân tích kết quả điều tra. X. KINH PHÍ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT CHO ĐIỀU TRA Kinh phí Điều tra giá tiêu dùng do Ngân sách nhà nước bảo đảm cho các hoạt động quy định trong Phương án này. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí từ Ngân sách nhà nước được thực hiện theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia; Thông tư số 37/2022/TT-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định về sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 3 và Mẫu số 01 kèm theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia và các quy định có liên quan. Tổng cục Thống kê có trách nhiệm hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí điều tra theo đúng quy định. Trong phạm vi dự toán được giao, Thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt cuộc Điều tra giá tiêu dùng theo đúng nội dung của Phương án điều tra, văn bản hướng dẫn của Tổng cục Thống kê và các chế độ tài chính hiện hành. Các điều kiện vật chất khác: Sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của ngành thống kê./.
File gốc của Quyết định 1708/QĐ-BKHĐT năm 2024 về Phương án Điều tra giá tiêu dùng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 1708/QĐ-BKHĐT năm 2024 về Phương án Điều tra giá tiêu dùng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Số hiệu | 1708/QĐ-BKHĐT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Thị Hương |
Ngày ban hành | 2024-08-05 |
Ngày hiệu lực | 2024-08-05 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Còn hiệu lực |