BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 483TC/NSNN | Hà Nội, ngày 04 tháng 1 năm 2003 |
Kính gửi: | Các Bộ, cơ quan Ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương |
Thực hiện Nghị quyết số 09/2002/QH11 ngày 28/11/2002 của Quốc hội; Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung chủ yếu về cơ chế đảm bảo nguồn và chi trả lương tăng thêm năm 2003 đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương (sau đây gọi là các Bộ, cơ quan trung ương) như sau:
1. Về nguồn đảm bảo thực hiện tiền lương mới tăng thêm năm 2003:
Các đơn vị sự nghiệp có thu (bao gồm cả các đơn vị đã thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ) sử dụng mức tối thiểu 40% (riêng viện phí bao gồm cả nguồn thu từ bảo hiểm y tế mức tối thiểu là 35%) nguồn thu được để lại cho đơn vị để thực hiện tiền lương tăng thêm.
Các cơ quan hành chính có nguồn thu được để lại theo chế độ, sử dụng tối thiểu 40% số thu để thực hiện số thu tăng thêm.
Các đơn vị sử dụng ngân sách phải Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các Khoản có tính chất lương) trong dự toán ngân sách năm 2003 được giao để thực hiện tiền lương tăng thêm.
Sau khi đã sử dụng nguồn kinh phí trên, nếu Bộ, cơ quan trung ương còn thiếu nguồn thì ngân sách trung ương mới bổ sung ngân sách để đảm bảo thực hiện tiền lương tăng thêm.
2. Về việc triển khai thực hiện:
Các Bộ, cơ quan trung ương căn cứ dự toán Ngân sách nhà nước năm 2003 đã được giao tại Quyết định 157/2002/QĐ-BTC hoặc Quyết định 229/2002/QĐ-BTC ngày 24/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, căn cứ chỉ tiêu Tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo từng lĩnh vực đã được thông báo, thực hiện phân bổ ngân sách cho các đơn vị thuộc,trực thuộc trong đó tính toán giao ngay chỉ tiêu thực hiện Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các Khoản có tính chất lương) cho từng đơn vị để các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc chủ động thực hiện tiền lương tăng thêm năm 2003; Không giữ lại nguồn Tiết kiệm 10% của các đơn vị (tập trung tại đơn vị dự toán cấp 1) để thực hiện tiền lương mức tăng thêm.
Khi phân bổ dự toán ngân sách và giao chỉ tiêu Tiết kiệm cho các đơn vị thuộc, trực thuộc các bộ, cơ quan trung ương cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đối với các đơn vị đã thực hiện thí Điểm khoán biên chế và chi quản lý hành chính theo Quyết định 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ cũng phải thực hiện Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ lương, có tính chất lương) để thực hiện tiền lương mới tăng thêm.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp không được Nhà nước giao chỉ tiêu biên chế, kinh phí hoạt động (kể cả tiền lương) được tính trên đơn giá sản phẩm do nhà nước đặt hàng (sự nghiệp giao thông, địa chính. địa chất...): Tại quyết định 157/2002/QĐ-TTg ngày 24/12/2002, Bộ Tài chính không giao chỉ tiêu Tiết kiệm 10% chi thường xuyên; các đơn vị này phải căn cứ vào dự toán ngân sách năm 2003 đã được giao, tự sắp xếp để thực hiện tiền lương tăng thêm theo chế độ trong đơn giá sản phẩm được kết cấu tiền lương mới theo chế độ quy định.
- Đối với các đơn vị đã thực hiện khoán chi (như: cơ quan thuế. kho bạc Nhà nước, Đài truyền hình Việt Nam...) trong quyết định cho phép khoán chi của cấp có thẩm quyền quy định trong thời gian khoán để đảm bảo các chế độ, chính sách mới ban hành thì các đơn vị đó phải tự đảm bảo tiền lương tăng thêm trong tổng mức kinh phí đã khoán, kể cả một phần nguồn thu được để lại theo chế độ (nếu có) để thực hiện tiền lương tăng thêm.
- Đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có nguồn thu được để lại theo chế độ, bố trí nguồn thực hiện cải cách tiền lương: sử dụng một phần (35-40%) nguồn thu theo chế độ để tăng lương, sử dụng 10% Tiết kiệm chi thường xuyên.
3. Các Bộ, cơ quan trung ương cần chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc báo cáo các chỉ tiêu sau:
+ Tiền lương tăng thêm theo quy định.
+ Số thu được để lại theo chế độ (nếu có), trong đó số thu được sử dụng để chi trả tiền lương tăng thêm.
Trên cơ sở đó, Các Bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách và giao chỉ tiêu Tiết kiệm chi thường xuyên cho các đơn vị thuộc, trực thuộc cần phải tính toán tới nguồn thu của từng đơn vị và số Tiết kiệm chi thường xuyên sử dụng để thực hiện tiền lương tăng thêm; trên cơ sở đó phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị đảm bảo sau khi đã trừ đi số Tiết kiệm để làm lương có mức tăng hợp lý giữa các đơn vị, đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ quan trọng được giao.
4. Về chế độ báo cáo:
Sau khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, các Bộ, cơ quan trung ương báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ các chỉ tiêu sau:
- Tiền lương tăng thêm theo quy định.
- Số thu được để lại theo chế độ(nếu có), trong đó số thu được sử dụng để chi trả tiền tăng thêm
- Số Tiết kiệm chi thường xuyên (trừ lương, có tính chất lương) để thực hiện tiền lương tăng thêm.
- Số NSTW bổ sung để thực hiện tiền lương tăng thêm.
(Thực hiện báo cáo theo các chỉ tiêu trên chi Tiết theo từng lĩnh vực chi: chi Tiết tới từng đơn vị thuộc và trực thuộc theo phụ lục đính kèm).
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính sẽ giao bổ sung kinh phí thực hiện tiền lương mới tăng thêm năm 2003 cho các Bộ, cơ quan trung ương (nếu có) ngoài dự toán ngân sách đã giao.
(Về chế độ báo cáo định kỳ sẽ được hướng dẫn tại thông tư về việc Điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội, và đổi mới cơ chế đảm bảo nguồn trả lương, cơ chế quản lý biên chế, tiền lương và thu nhập năm 2003).
5. Về việc chi trả tiền lương tăng thêm tháng 1,2/2003: Trong khi chờ thông tư hướng dẫn cụ thể về việc Điều chỉnh tiền lương, trợ cấp theo pháp lệnh người có công; đồng thời để giảm thiểu áp lực tăng giá trước Tết nguyên đán, việc chi trả tiền lương tăng thêm tháng 1,2/2003 thực hiện như sau:
5.1. Chi trả tiền lương của các Bộ, cơ quan trung ương:
- Chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên tại các đơn vị: Mức chi trả tiền lương tăng thêm tháng 1,2/2003 bằng 50% mức tiền lương tăng thêm hàng tháng theo quy định. Tháng 3,4/2003 sẽ chi trả phần tiền lương tăng thêm còn lại của tháng 1,2/2003.
- Bộ Tài chính căn cứ kết quả làm việc với các Bộ, cơ quan trung ương, căn cứ quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách 2003 để xác định các nguồn tự đảm bảo tiền lương của các Bộ, cơ quan trung ương (một phần nguồn thu theo chế đọ, 10% Tiết kiệm chi thường xuyên), trên cơ sở đó tạm cấp số cần hỗ trợ từ ngân sách cho các Bộ, cơ quan trung ương bằng mức 50% tiền lương tăng thêm của tháng 1,2/2003. Các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện phân bổ theo nguyên tắc trên cho các đơn vị thuộc, trực thuộc là đối tượng cần hỗ trợ từ ngân sách, để các đơn vị sử dụng chủ động chi trả tiền lương cho các cán bộ công nhân theo quy định trên.
- Bộ Tài chính sẽ cấp phát tiếp trong tháng 3,4/2003 phần tiền lương tăng thêm còn lại của tháng 1,2 đối với các Bộ, cơ quan trung ương thiếu nguồn.
Đối với những đơn vị mà một phần nguồn thu để lại và 10% Tiết kiệm chi thường xuyên đủ để thực hiện tiền lương mới tăng thêm, không phải hỗ trợ từ ngân sách thì không thuộc đối tượng bổ sung; Các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện hướng dẫn, kiêm tra để những đơn vị này thực hiện chế độ tiền lương mới cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ quy định.
5.2 Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (cả đối tượng do NSNN đảm bảo và đối tượng do Quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo) tháng1,2/2003 bằng mức 50% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng thêm theo quy định. Phần còn lại lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng thêm của tháng 1,2/2003 sẽ chi trả tiếp vào tháng 3,4/2003; NSTW sẽ cấp bổ sung lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, ( cho các đối tượng do NSNN đảm bảo) tăng thêm theo tiến độ chi trả.
5.3. Chi trả trợ cấp ưu đãi người có công tháng 1,2/2003 bằng mức 50% trợ cấp tăng thêm theo qui định. Phần còn lại của trợ cấp ưu đãi người có công tăng thêm của tháng 1,2/2003 sẽ chi trả tiếp vào tháng 3,4/2003. NSTW sẽ cấp bổ sung trợ cấp ưu đãi người có công tăng thêm theo tiến độ chi trả.
Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương tổ chức triển khai công văn này. Nếu có vướng mắc đề nghị thông báo kịp thời với Bộ Tài chính để tổng hợp với Bộ Tài chính để tổng hợp xử lý.
| KT BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Của Bộ...
BÁO CÁO TIỀN LƯƠNG MỚI TĂNG THÊM VÀ NGUỒN THỰC HIỆN NĂM 2003
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT |
| Tổng số (theo các lĩnh vực chi) | Lĩnh vực.. (chi Tiết từng lĩnh vực chi) | |||||||
| Quỹ tiền lương 2003( tính theo mức lương tối thiểu 210.000 đ/Tháng) | Quỹ tiền lương năm 2003 (với mức lương tối thiểu mới) | Tiền lương mới tăng thêm | Số thu được để lại sau ché độ | Tiết kiệm 10% chi thường xuyên để thực hiện tiền lương mới | Số ngân sách bổ sung để thực hiện tiền lương mới | (chi Tiết theo các chỉ tiêu như từ cột số 1 đến cột số 8) | |||
Thực hiện năm 2002 | Dự toán năm 2003 | Trong đó: số thu để thực hiện tiền lương mới năm 2003 | ||||||||
A | B | 1 | 2 | 3=2-1 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8=3-6-7 |
|
1 2 3 | Tổng số: ( chi Tiết theo từng đơn vị thuộc, trực thuộc) đơn vị ... đơn vị ... đơn vị... ........... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ...........tháng...........năm 2003
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
File gốc của Công văn số 483TC/NSNN ngày 4/01/2003 của Bộ Tài chính về việc chi trả tiền lương tăng thêm năm 2003 đang được cập nhật.
Công văn số 483TC/NSNN ngày 4/01/2003 của Bộ Tài chính về việc chi trả tiền lương tăng thêm năm 2003
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 483TC/NSNN |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Vũ Văn Ninh |
Ngày ban hành | 2003-01-04 |
Ngày hiệu lực | 2003-01-04 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Còn hiệu lực |