CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/2008/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2008 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội ; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng thuộc lĩnh vực ngân hàng; dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
4. Chỉ thị, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, công trình quan trọng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
5. Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, trình Chính phủ để trình Quốc hội; sử dụng lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; trình Chính phủ đề án phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
6. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, đổi tên và chấp thuận việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng; hướng dẫn về các điều kiện thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
7. Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
8. Về quản lý ngoại hối:
a) Quản lý các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Xác định Dự trữ ngoại hối Nhà nước; kiểm soát Dự trữ quốc tế;
c) Xác định tỷ giá giữa Việt Nam đồng và ngoại tệ; tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ; xây dựng cơ chế tỷ giá trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
9. Về xây dựng cán cân thanh toán quốc tế:
a) Thu nhập, tổng hợp, lập, dự báo và theo dõi việc thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam; báo cáo tình hình thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
b) Làm đầu mối cung cấp số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
10. Về quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân theo quy định của pháp luật:
a) Thực hiện quản lý nhà nước đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công; giám sát, theo dõi việc vay, trả nợ nước ngoài của khu vực tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra việc bảo lãnh vay nước ngoài của các ngân hàng thương mại và của các tổ chức khác được phép cấp bảo lãnh vay nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công và dự báo mức vay nước ngoài hàng năm của khu vực tư nhân trong cả nước gửi Bộ Tài chính tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của doanh nghiệp, tổ chức khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
d) Tổng hợp tình hình vay, trả nợ nước ngoài hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công và khu vực tư nhân; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung tình hình về vay, trả nợ nước ngoài hàng năm của cả nước;
đ) Hướng dẫn và tổ chức việc đăng ký các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công và khu vực tư nhân (kể cả các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh);
e) Giám sát các luồng tiền tệ liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài phục vụ cho việc tổng hợp cán cân thanh toán quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối;
g) Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro từ nợ của khu vực doanh nghiệp;
h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý vay, trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.
11. Về quản lý cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng:
a) Phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức, nguồn vốn, hình thức, đối tượng, cơ chế quản lý cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ;
b) Quy định điều kiện, đối tượng, hình thức và cơ chế quản lý cho vay, thu hồi nợ nước ngoài đối với người cư trú là tổ chức tín dụng;
c) Quy định điều kiện, thủ tục, quy trình cấp phép và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép người cư trú là tổ chức kinh tế cho vay, thu hồi nợ nước ngoài;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.
12. Về đàm phám, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng:
a) Phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế theo ủy quyền của Chính phủ về ODA với Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Develoment Bank – ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IMF);
b) Tổng hợp theo định kỳ và thông báo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan về tình hình rút vốn và thanh toán thông qua hệ thống tài khoản của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA mở tại các ngân hàng.
13. Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các ngân hàng và tổ chức tiền tệ quốc tế theo ủy quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ:
a) Thực hiện chức năng thành viên tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư quốc tế (International Investment Bank – IIB), Ngân hàng Hợp tác kinh tế quốc tế (International Bank For Economic Cooperation – IBEC);
b) Làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện điều lệ, chính sách của IMF, WB, ADB, IIB, IBEC và các chương trình ổn định kinh tế vĩ mô do IMF, WB, ADB thực hiện tại Việt Nam; cung cấp thông tin, số liệu định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của các tổ chức nêu trên; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách và biện pháp để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức nêu trên.
14. Về việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương:
a) Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền;
b) Thực hiện tái cấp vốn để cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế;
c) Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở;
d) Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng; quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán; cung ứng dịch vụ thanh toán; tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích, mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước;
e) Tổ chức hệ thống thông tin và cung ứng dịch vụ thông tin ngân hàng; quản lý các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Việt Nam;
g) Thực hiện các nghiệp vụ khác của Ngân hàng Trung ương.
15. Quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.
16. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật; được sử dụng các khoản trích từ nguồn thu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về ngoại hối, tiền tệ và hoạt động ngân hàng để phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
18. Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.
19. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
20. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước:
a) Xây dựng đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện sau khi đề án được phê duyệt;
b) Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng;
c) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm theo thẩm quyền các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khác thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
21. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước; xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của hội, tổ chức phi Chính phủ theo quy định của pháp luật.
22. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thuộc thẩm quyền; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
23. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; quyết định và chỉ đạo đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
24. Quản lý ngạch công chức, viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực ngân hàng;
a) Tổ chức thi nâng ngạch viên chức; ban hành tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch viên chức được phân công, phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức thuộc lĩnh vực ngân hàng để Bộ Nội vụ ban hành.
25. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, chế độ nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
26. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế về tiền lương, tuyển dụng và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với đặc thù của Ngân hàng Nhà nước.
27. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
1. Vụ chính sách tiền tệ
2. Vụ Quản lý ngoại hối
5. Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Vụ Kiểm toán nội bộ.
8. Vụ Pháp chế;
9. Vụ Tài chính – Kế toán.
10. Vụ Tổ chức cán bộ.
11. Vụ Thi đua – Khen thưởng.
14. Cục Phát hành và kho quỹ.
15. Cục Quản trị.
17. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
18. Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
19. Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
20. Viện Chiến lược ngân hàng.
21. Trung tâm Thông tin tín dụng.
22. Thời báo Ngân hàng.
23. Tạp chí Ngân hàng.
24. Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.
Các tổ chức từ khoản 1 đến khoản 19 Điều này là tổ chức giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các tổ chức từ khoản 20 đến khoản 24 Điều này là tổ chức sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Các tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước được tổ chức phòng; Cục Phát hành và kho quỹ, Cục Công nghệ tin học có Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp khác thuộc Ngân hàng Nhà nước.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
File gốc của Nghị định 96/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đang được cập nhật.
Nghị định 96/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 96/2008/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành | 2008-08-26 |
Ngày hiệu lực | 2008-09-23 |
Lĩnh vực | Tài chính - Ngân hàng |
Tình trạng | Hết hiệu lực |