Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Chính phủ ban hành Nghị định về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
Nghị định này quy định việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại (sau đây gọi tắt là tiền); bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ phát hành tiền.
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước).
3. Cơ sở in, đúc tiền; Kho bạc Nhà nước; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. “Tiền mới chưa phát hành” là các loại tiền giấy, tiền kim loại đã được in, đúc và dự trữ tại các kho tiền của Ngân hàng Nhà nước nhưng chưa được phép phát hành vào lưu thông.
4. “Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông” là các loại tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, đang lưu hành nhưng bị rách nát, hư hỏng hay biến dạng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
6. “Cơ sở in, đúc tiền” là tổ chức có hoạt động in, đúc tiền trong và ngoài nước thực hiện việc thiết kế, chế bản và in, đúc tiền theo hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước.
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước căn cứ dự báo nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, nhu cầu tiền dự trữ phát hành, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông hàng năm để quyết định cơ cấu, số lượng, giá trị tiền đang lưu hành cần in, đúc thêm.
2. Việc thiết kế mẫu tiền phải phù hợp với vật liệu in, đúc, công nghệ chế bản và in, đúc tiền; bảo đảm độ bền, khả năng chống giả cao; thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản và xử lý tiền.
4. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cơ sở in, đúc tiền quản lý từng loại tiền in, đúc; hướng dẫn và giám sát các cơ sở in, đúc tiền thực hiện tiêu hủy các loại giấy in tiền hỏng, sản phẩm in, đúc hỏng.
Điều 8. Thực hiện in, đúc tiền
2. Cơ sở in, đúc tiền trong nước xây dựng quy trình công nghệ in, đúc tiền trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
3. Cơ sở in, đúc tiền trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt mẫu in, đúc thử; bản in gốc, khuôn đúc gốc trước khi tổ chức in, đúc chính thức.
5. Cơ sở in, đúc tiền không được sử dụng vật tư chuyên dùng in, đúc tiền Việt Nam để sản xuất các sản phẩm khác nếu không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
1. Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức tuyển chọn, phân lọai, xử lý tiền.
2. Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm bảo quản các loại tiền mới chưa phát hành, tiền đang lưu hành (bao gồm cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông), tiền đình chỉ lưu hành, tài sản quý và giấy tờ có giá trong phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
1. Ngân hàng Nhà nước ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật kho tiền, chế độ quản lý kho tiền trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xây dựng hệ thống kho tiền để bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá do mình quản lý.
Điều 18. Vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá
2. Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn kỹ thuật xe chuyên dùng, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng; hướng dẫn, kiểm tra việc vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 19. Bảo vệ việc vận chuyển
2. Các trạm kiểm soát, các đội tuần tra cơ động thuộc các lực lượng bảo vệ pháp luật không được khám xét dọc đường đối với xe và các phương tiện vận chuyển chuyên dùng đang làm nhiệm vụ vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý kịp thời những sự cố xảy ra trong các chuyến vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông; thu, đổi các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định này.
1. Công bố thu hồi và thay thế tiền
a) Chủ trương của Chính phủ về đình chỉ lưu hành và thu hồi tiền đình chỉ lưu hành từ lưu thông; thay thế một phần hay toàn bộ các loại tiền đang lưu hành.
2. Thu hồi, thay thế tiền
b) Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Chi phí thường xuyên hàng năm cho việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền được thực hiện và quản lý theo Luật ngân sách nhà nước và chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước.
Chi phí liên quan đến việc in, đúc các loại tiền mới chưa phát hành được hạch toán riêng theo dự án được Chính phủ phê duyệt. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý, kiểm tra theo chế độ bảo mật và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung các khoản chi, đồng gửi Bộ Tài chính.
3. Hướng dẫn về chế độ điều hòa tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, giao dịch tiền mặt, dịch vụ ngân quỹ, chế độ kế toán, thống kê phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
1. Kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ in, đúc và tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước.
2. Chỉ đạo công an các cấp chủ trì và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước điều tra, xử lý đối với các hành vi hủy hoại tiền; làm, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
2. Chỉ đạo các ngành chuyên môn tuyên truyền, vận động nhân dân có ý thức giữ gìn, bảo vệ đồng tiền Việt Nam; chống hành vi hủy hoại tiền; làm, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTTH (5b).
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
...
Chương 2. QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN, TUYỂN CHỌN, THU, ĐỔI TIỀN KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN LƯU THÔNG
Điều 4. Tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
...
Điều 5. Tuyển chọn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
...
Điều 6. Đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
...
Điều 7. Giám định tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
...
Điều 8. Xử lý tiền hư hỏng, biến dạng nghi do hành vi hủy hoại
...
Chương 3. ĐÓNG GÓI, GIAO NHẬN TIỀN KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN LƯU THÔNG
Điều 9. Đóng gói tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
...
Điều 10. Giao nhận tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
...
Chương 4. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ
Điều 11. Cục Phát hành và Kho quỹ
...
Điều 12. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
...
Điều 13. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước
...
Chương 5. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Hiệu lực thi hành
...
Điều 15. Xử lý vi phạm
...
Điều 16. Tổ chức thực hiện
...
PHỤ LỤC 01 GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐỔI TIỀN KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN LƯU THÔNG
...
PHỤ LỤC 02 GIẤY ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH TIỀN KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN LƯU THÔNG
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá,
...
Chương 2. KIỂM ĐẾM, ĐÓNG GÓI VÀ GIAO NHẬN TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ
MỤC 1. QUY ĐỊNH VỀ ĐÓNG GÓI NIÊM PHONG TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ
Điều 4. Đóng gói tiền mặt
...
Điều 5. Niêm phong tiền mặt
...
Điều 6. Đóng gói, niêm phong tài sản quý, giấy tờ có giá
...
MỤC 2. KIỂM ĐẾM VÀ GIAO NHẬN TIỀN MẶT, NGOẠI TỆ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ
Điều 7. Nguyên tắc thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá
...
Điều 8. Bảng kê các loại tiền thu (hoặc chi)
...
Điều 9. Kiểm đếm tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá
...
Điều 10. Thu, chi tiền mặt với khách hàng
...
Điều 11. Giao nhận tiền mặt trong ngành Ngân hàng
...
Điều 12. Kiểm đếm tiền mặt giao nhận trong ngành Ngân hàng
...
Điều 13. Giao nhận ngoại tệ, giấy tờ có giá
...
Điều 14. Giao nhận tiền mặt với Kho bạc Nhà nước, đơn vị làm dịch vụ ngân quỹ của tổ chức tín dụng
...
Chương 3. BẢO QUẢN TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ
MỤC 1. SẮP XẾP, BẢO QUẢN TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ TẠI QUẦY GIAO DỊCH VÀ TRONG KHO TIỀN
Điều 15. Sắp xếp, bảo quản tài sản tại quầy giao dịch và trong kho tiền
...
Điều 16. Bảo quản tài sản khi thực hiện các dịch vụ ngân quỹ khác
...
MỤC 2. QUẢN LÝ TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ VÀ KHO TIỀN
Điều 17. Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ, Giám đốc
...
Điều 18. Trách nhiệm của Trưởng phòng Kế toán
...
Điều 19. Trách nhiệm của Thủ kho tiền
...
Điều 20. Trách nhiệm của Thủ quỹ
...
Điều 21. Trách nhiệm của Trưởng kho tiền Trung ương, Trưởng phòng Ngân quỹ Sở Giao dịch, Trưởng phòng Tiền tệ - Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
...
Điều 22. Trách nhiệm của kiểm ngân
...
Điều 23. Nhiệm vụ của nhân viên an toàn kho tiền
...
Điều 24. Tiêu chuẩn chức danh thủ kho tiền, thủ quỹ, kiểm ngân
...
Điều 25. Các trường hợp không được bố trí làm cán bộ quản lý kho quỹ ngân hàng
...
Điều 26. Quy định ủy quyền của các thành viên tham gia quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền
...
MỤC 3. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CHÌA KHÓA KHO TIỀN, KÉT SẮT
Điều 27. Chìa khóa kho tiền, két sắt
...
Điều 28. Bảo quản chìa khóa cửa kho tiền
...
Điều 29. Bảo quản chìa khóa gian kho, két sắt
...
Điều 30. Bàn giao chìa khóa cửa kho tiền
...
Điều 31. Niêm phong và gửi chìa khóa dự phòng khóa cửa kho tiền
...
Điều 32. Quản lý chìa khóa dự phòng khóa cửa gian kho, két sắt
...
Điều 33. Mở hộp chìa khóa dự phòng
...
Điều 34. Sửa chữa thay thế khóa cửa kho tiền
...
Điều 35. Trách nhiệm của cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng chìa khóa kho tiền, két sắt
...
Điều 36. Trách nhiệm bảo mật chìa khóa cửa kho tiền
...
Điều 37. Xử lý khi làm mất, lộ bí mật chìa khóa kho tiền, két sắt
...
Điều 38. Xử lý cửa kho tiền trong trường hợp khẩn cấp
...
MỤC 4. VÀO, RA KHO TIỀN
Điều 39. Đối tượng được vào kho tiền
...
Điều 40. Các trường hợp được vào kho tiền
...
Điều 41. Quy định vào, ra kho tiền
...
Điều 42. Kiểm tra trước khi vào, ra kho tiền
...
MỤC 5. CANH GÁC, BẢO VỆ KHO TIỀN, QUẦY GIAO DỊCH
Điều 43. Nội quy kho tiền, quầy giao dịch tiền mặt
...
Điều 44. Về làm việc ngoài giờ tại trụ sở kiêm kho tiền
...
Điều 45. Canh gác, bảo vệ kho tiền
...
Điều 46. Trách nhiệm của bảo vệ
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 06/01/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 06/01/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá
1. Điểm a, b khoản 1 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Giao nhận tiền mặt trong nội bộ Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với tiền đã qua lưu thông, trừ trường hợp quy định tại điểm c, đ khoản 2 Điều này.
b) Giao nhận tiền mặt theo lệnh điều chuyển giữa kho tiền Trung ương với Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại. giữa các kho tiền Trung ương với nhau. giữa các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.”
2. Bổ sung điểm d, đ vào khoản 2 Điều 11 như sau:
“d) Giao nhận tiền mặt loại mệnh giá từ 50.000 đồng trở xuống theo lệnh điều chuyển giữa các kho tiền Trung ương với nhau. giữa kho tiền Trung ương với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định và ngược lại.
đ) Giao nhận tiền mặt trong nội bộ kho tiền Trung ương. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định.”
3. Khoản 1 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ, Giám đốc Sở Giao dịch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. người đứng đầu đơn vị được giao quản lý kho tiền thuộc trụ sở chính tổ chức tín dụng, Giám đốc chi nhánh tổ chức tín dụng, Tổng Giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi chung là Giám đốc) chịu trách nhiệm về công tác tổ chức quản lý, đảm bảo an toàn, bí mật tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và hoạt động của kho tiền tại đơn vị mình, có nhiệm vụ:
a) Trang bị những phương tiện, thiết bị đảm bảo an toàn theo quy định.
b) Chỉ đạo áp dụng những biện pháp cần thiết chống mất mát, nhầm lẫn, đề phòng trộm cướp, cháy nổ, lụt bão, ẩm mốc, mối mọt và các nguyên nhân khác, đảm bảo chất lượng tiền, tài sản bảo quản trong kho tiền.
c) Quản lý và giữ chìa khóa một ổ khóa lớp cánh ngoài cửa kho tiền.
d) Trực tiếp mở, khóa cửa để giám sát việc xuất, nhập, bảo quản tài sản trong kho tiền.
đ) Trực tiếp tham gia kiểm kê tài sản định kỳ hoặc đột xuất.”
4. Khoản 1 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Trưởng phòng Kế toán hoặc chức danh tương đương Trưởng phòng Kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là Trưởng phòng Kế toán) chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc xuất, nhập và bảo quản tài sản trong kho tiền, có nhiệm vụ:
a) Tổ chức hạch toán tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo chế độ kế toán - thống kê.
b) Quản lý và giữ chìa khóa một ổ khóa lớp cánh ngoài cửa kho tiền, trực tiếp mở, khóa cửa kho tiền để giám sát việc xuất, nhập và bảo quản tài sản trong kho tiền.
c) Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và sổ quỹ đảm bảo sự khớp đúng.
d) Trực tiếp tham gia kiểm kê tài sản định kỳ hoặc đột xuất đảm bảo sự khớp đúng giữa tồn quỹ thực tế với sổ kế toán và sổ quỹ. ký xác nhận tồn quỹ thực tế trên sổ quỹ, sổ theo dõi từng loại tài sản, sổ kiểm kê, thẻ kho.
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc mở và ghi chép sổ sách của thủ quỹ, thủ kho tiền.”
5. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 21. Trách nhiệm của Trưởng kho tiền Trung ương. Trưởng phòng Ngân quỹ Sở Giao dịch. Trưởng phòng Tiền tệ - Kho quỹ hoặc Trưởng phòng Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
1. Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ. tổ chức việc thu, chi (xuất, nhập), bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo quy định.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc mở và ghi chép sổ sách của thủ quỹ thủ kho tiền.
3. Tham gia kiểm tra, kiểm kê, bàn giao tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.”
6. Khoản 2 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Cửa kho tiền có khóa mã số, từng thành viên quản lý ổ khóa số tự đặt mã số và ghi lại mã số chính xác, dễ đọc lên giấy. phải ghi hai đến ba mã số để sử dụng hàng ngày và thay đổi thường xuyên. Mã số của từng người được niêm phong trong một phong bì riêng, bảo quản tại két sắt riêng cùng với chia định vị đang dùng. Nếu quên mã số được phép mở niêm phong sau đó tự niêm phong mới để bảo quản. Trường hợp muốn sử dụng mã số khác ngoài các mã số đã được niêm phong, phải có văn bản báo cáo Giám đốc khi được cho phép bằng văn bản phải làm thủ tục mở hộp chìa khóa dự phòng, thay mã số khác và gửi chìa khóa dự phòng cửa kho tiền theo quy định tại Điều 31 Thông tư này.”
7. Khoản 2 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Không mang chìa khóa ra ngoài trụ sở cơ quan. Trường hợp chìa khóa két sắt của máy ATM, chìa khóa két sắt của xe chuyên dùng chở tiền tài sản quý, giấy tờ có giá khi sử dụng xong phải mang về bảo quản tại trụ sở cơ quan, đơn vị.”
8. Khoản 9 Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“9. Cán bộ, nhân viên được giao nhiệm vụ tổ chức và bốc xếp, vận chuyển tài sản bảo quản trong kho tiền hoặc được giao nhiệm vụ vào kho tiền để cứu tài sản trong trường hợp khẩn cấp.”
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá,
...
Chương 4. VẬN CHUYỂN TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ
Điều 47. Quy trình vận chuyển
Quy trình vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá bắt đầu từ khi nhận, đóng gói niêm phong tài sản. bốc xếp lên phương tiện vận chuyển. vận chuyển trên đường, đến địa điểm nhận. giao hàng và kết thúc khi hoàn thành đầy đủ các thủ tục giao nhận.
Điều 48. Trách nhiệm tổ chức vận chuyển
1. Cục Phát hành và Kho quỹ có nhiệm vụ tổ chức vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá từ cơ sở in, đúc tiền, sân bay, bến cảng, nhà ga về kho tiền Trung ương. giữa các kho tiền Trung ương. từ kho tiền Trung ương đến kho tiền Sở Giao dịch, các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại. giữa các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Trường hợp cần thiết, Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cử người áp tải và giao tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá tại kho tiền Trung ương hoặc nhận, áp tải tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khác.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định có nhiệm vụ tổ chức vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá giữa chi nhánh tỉnh Bình Định và kho tiền Trung ương, giữa các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố miền Trung, Tây Nguyên với nhau (theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ).
2. Ngân hàng Nhà nước vận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài phải có Lệnh của Thống đốc.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định thủ tục và thẩm quyền cấp lệnh vận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, lệnh điều chuyển tiền mặt giữa các chi nhánh và quy định việc vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của hệ thống.
Điều 49. Giấy ủy quyền vận chuyển
Khi giao nhận và vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, người áp tải hàng phải có giấy ủy quyền của cấp có thẩm quyền.
Đối với việc vận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước, người áp tải phải có giấy ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Trước khi giao hàng cho người nhận, người giao phải kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của giấy ủy quyền. kiểm tra các yếu tố đảm bảo an toàn theo quy định mới cho phép vận chuyển hàng ra khỏi trụ sở Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 50. Phương tiện vận chuyển
1. Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải sử dụng xe chuyên dùng và các phương tiện kỹ thuật cần thiết.
2. Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước phải có xe hộ tống.
Trường hợp phải thuê phương tiện khác như máy bay, tàu hỏa, tàu biển để vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
3. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng phương tiện khác để vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải quy định bằng văn bản và hướng dẫn quy trình vận chuyển, bảo vệ, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản.
4. Trường hợp Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có nhu cầu giao, nhận trực tiếp tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước tại kho tiền Trung ương và có khả năng tự bố trí phương tiện vận tải chở tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá (xe chuyên dùng), phải được sự chấp thuận của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ.
Điều 51. Đảm bảo bí mật thông tin vận chuyển
1. Những người tổ chức và tham gia vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải tuyệt đối giữ bí mật các thông tin về thời gian, hành trình, loại hàng, khối lượng, giá trị, phương tiện vận chuyển, phương tiện bảo quản tài sản theo quy định bảo vệ bí mật Nhà nước.
2. Người không có nhiệm vụ không được đi cùng trên phương tiện vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
3. Các văn bản liên quan đến công tác vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá sử dụng cụm từ “hàng đặc biệt” thay cho cụm từ “tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá” để đảm bảo bí mật thông tin vận chuyển.
Điều 52. Đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển
1. Tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá khi vận chuyển phải được đóng gói, niêm phong và được bảo quản an toàn.
2. Phải tổ chức vận chuyển vào ban ngày (trừ trường hợp đặc biệt như vận chuyển bằng máy bay, tàu hỏa, tàu biển), hạn chế giao nhận hàng vào ban đêm.
3. Vận chuyển đường dài, cần nghỉ dọc đường tránh đỗ xe ở nơi đông người. Trường hợp nghỉ trên đường qua đêm, phải đưa xe hàng vào trụ sở Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc đơn vị công an, quân đội để có Điều kiện đảm bảo an toàn, phối hợp bố trí trực canh gác xe hàng hoặc gửi hàng vào bảo quản trong kho tiền.
Điều 53. Phối hợp bảo vệ trên tuyến đường vận chuyển
Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận được thông báo xe vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của ngành Ngân hàng gặp sự cố trên tuyến đường tại địa phương mình, phải chủ động liên lạc, phối hợp với cơ quan công an địa phương cùng lực lượng của xe vận chuyển có biện pháp đảm bảo an toàn tài sản. Trường hợp cần thiết, phải đề nghị ủy ban nhân dân địa phương phối hợp và xử lý kịp thời những sự cố xảy ra.
Điều 54. Tổ chức tiếp nhận
Khi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá vận chuyển đến nơi nhận, đơn vị nhận hàng phải huy động lực lượng lao động trong đơn vị tiếp nhận hàng nhanh nhất (kể cả ngoài giờ làm việc hoặc ngày nghỉ) đưa hàng vào kho tiền bảo quản an toàn.
Điều 55. Lực lượng tham gia vận chuyển và trách nhiệm của người áp tải
1. Khi vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải có đủ lực lượng Điều khiển phương tiện, áp tải, bảo vệ.
2. Người áp tải là người phụ trách chung trên đường vận chuyển, chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. tổ chức thực hiện việc giao nhận, vận chuyển theo quy định tại Thông tư này.
Trường hợp khối lượng, giá trị tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá vận chuyển lớn phải tổ chức thành đoàn xe, có một số người áp tải, thì Giám đốc chỉ định một cán bộ áp tải làm trưởng đoàn.
Điều 56. Trách nhiệm bảo vệ vận chuyển
1. Xe vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước do cảnh sát có vũ trang bảo vệ. tùy theo khối lượng, giá trị và tính chất của mỗi chuyến hàng mà ngân hàng bàn bạc, thống nhất với đơn vị cảnh sát để quyết định số lượng người đi bảo vệ. Trường hợp có một xe hàng thì ít nhất có hai cảnh sát bảo vệ.
Lực lượng bảo vệ hoặc cảnh sát bảo vệ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá có trách nhiệm: có phương án bảo vệ hàng, người và phương tiện từ khi bắt đầu nhận hàng đến khi giao hàng xong và trở về trụ sở cơ quan an toàn. chấp hành đúng quy định trong vận chuyển theo Thông tư này. xử lý các trường hợp cụ thể xảy ra, không để xe bị kiểm tra, khám xét dọc đường. Khi xảy ra sự cố mất an toàn, phải trực tiếp chiến đấu và phân công các thành viên trong đoàn cùng phối hợp bảo vệ người, tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và phương tiện.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định trách nhiệm bảo vệ, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong hệ thống.
Điều 57. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện
Người điều khiển phương tiện chịu trách nhiệm về kỹ thuật của phương tiện vận chuyển. chấp hành đúng quy định vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo Thông tư này. chấp hành luật giao thông. chủ động xin giấy ưu tiên hoặc mua vé qua cầu, phà nhanh chóng.
Điều 58. Sổ sách theo dõi vận chuyển
Đơn vị tổ chức vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải mở sổ theo dõi từng chuyến hàng, từ bố trí nhân lực, phương tiện, lịch trình vận chuyển.
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng,
Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Điều 4. Quyết định tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
...
Điều 5. Nguyên tắc tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
...
Điều 6. Giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
...
Chương 2. BỘ MÁY TIÊU HỦY TIỀN IN, ĐÚC HỎNG
Điều 7. Bộ máy tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tiêu hủy
...
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy
...
Chương 3. QUY TRÌNH TIÊU HỦY TIỀN IN, ĐÚC HỎNG
Điều 10. Các công đoạn tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
...
Điều 11. Công đoạn giao nhận
...
Điều 12. Công đoạn kiểm đếm
...
Điều 13. Công đoạn cắt hủy
...
Điều 14. Công đoạn hủy hoàn toàn
...
Chương 4. XỬ LÝ THỪA, THIẾU. HẠCH TOÁN VÀ BÁO CÁO THỐNG KÊ
Điều 15. Xử lý thừa, thiếu, nhầm lẫn trong giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy
...
Điều 16. Sổ sách theo dõi, hạch toán và báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Hội đồng tiêu hủy
...
Điều 17. Theo dõi, hạch toán công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng tại cơ sở in, đúc tiền
...
Chương 5. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TIÊU HỦY TIỀN IN, ĐÚC HỎNG
Điều 18. Trách nhiệm của Giám đốc cơ sở in, đúc tiền
...
Điều 19. Trách nhiệm của Vụ Kiểm toán nội bộ
...
Điều 20. Trách nhiệm của Cục Phát hành và Kho quỹ
...
Điều 21. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ
...
Điều 22. Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên tham gia công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
...
Điều 23. Quyền lợi của cán bộ, nhân viên tham gia công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
...
Chương 6. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24. Hiệu lực thi hành
...
Điều 25. Tổ chức thực hiện
...
PHỤ LỤC MẪU BIỂU BÁO CÁO DÙNG TRONG CÔNG TÁC TIÊU HỦY TIỀN IN, ĐÚC HỎNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2014/TT-NHNN ngày 7/01/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
...
Mẫu biểu số 01: Biên bản giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng của cơ sở in, đúc tiền giao cho Hội đồng tiêu hủy
...
Mẫu biểu số 02A: Phiếu nhập kho tiền in hỏng (giấy in tiền hỏng)
...
Mẫu biểu số 02B: Phiếu nhập kho tiền đúc hỏng (kim loại đúc tiền hỏng)
...
Mẫu biểu số 02C: Phiếu xuất kho tiền in hỏng (giấy in tiền hỏng)
...
Mẫu biểu số 02D: Phiếu xuất kho tiền đúc hỏng (kim loại đúc tiền hỏng)
...
Mẫu biểu số 03A: Sổ theo dõi chi tiết tiền in hỏng (giấy in tiền hỏng)
...
Mẫu biểu số 03B: Sổ theo dõi chi tiết tiền đúc hỏng (kim loại đúc tiền hỏng)
...
Mẫu biểu số 04A: Sổ kế toán tổng hợp tiền in hỏng (giấy in tiền hỏng)
...
Mẫu biểu số 04B: Sổ kế toán tổng hợp tiền đúc hỏng (kim loại đúc tiền hỏng)
...
Mẫu biểu số 05: Biên bản xác nhận số liệu thừa, thiếu, nhầm lẫn tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
...
Mẫu biểu số 06: Sổ giao, nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng giữa Kho tiêu hủy với Tổ ...
...
Mẫu biểu số 07: Biên bản giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng giữa các tổ
...
Mẫu biểu số 08: Biên bản giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng giữa Tổ kiểm đếm với Hội đồng tiêu hủy
...
Mẫu biểu số 09: Bảng kê thừa, thiếu, nhầm lẫn qua kiểm đếm tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
...
Mẫu biểu số 10: Biên bản xác nhận số liệu thừa, thiếu, nhầm lẫn Tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng qua kiểm đếm
...
Mẫu biểu số 11: Bảng tổng hợp tình hình thừa, thiếu, nhầm lẫn qua giao nhận, kiểm đếm trước khi tiêu hủy Mẫu biểu số 12: Biên bản xác nhận kết quả kiểm đếm tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
...
Mẫu biểu số 13: Biên bản xác nhận kết quả kiểm cắt hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
...
Mẫu biểu số 14: Biên bản giao nhận phế liệu thu hồi của Hội đồng tiêu hủy giao cho cơ sở in, đúc tiền
...
Mẫu biểu số 15: Biên bản tổng hợp kết quả cắt hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
...
Mẫu biểu số 16: Báo cáo tổng hợp kết quả cắt hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
...
Mẫu biểu số 17: Báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) ban hành Thông tư quy định về tiêu hủy tiền.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tiền
...
Điều 4. Nguyên tắc tiêu hủy tiền
...
Điều 5. Quản lý kho tiền tiêu hủy
...
Chương II TỔ CHỨC BỘ MÁY TIÊU HỦY TIỀN
Điều 6. Hội đồng tiêu hủy
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch, ủy viên, ủy viên kiêm thư ký Hội đồng tiêu hủy
...
Điều 9. Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ của các tổ chuyên trách tiêu hủy tiền
...
Điều 10. Nhiệm vụ của Tổ trưởng các tổ chuyên trách tiêu hủy tiền
...
Điều 11. Công chức, người lao động thực hiện tiêu hủy tiền
...
Chương III QUY TRÌNH TIÊU HỦY TIỀN
Điều 12. Xuất tiền tiêu hủy
...
Điều 13. Quy trình giao, nhận tiền tiêu hủy
...
Điều 14. Quy trình kiểm đếm tiền tiêu hủy
...
Điều 15. Quy trình tiêu hủy tiền
...
Điều 16. Quy định về nơi giao nhận, kiểm đếm và cắt hủy tiền
...
Chương IV XỬ LÝ VIỆC THỪA, THIẾU TIỀN TIÊU HỦY, KIỂM KÊ, HẠCH TOÁN VÀ BÁO CÁO THỐNG KÊ
Điều 17. Xử lý việc thừa, thiếu tiền tiêu hủy
...
Điều 18. Xử lý tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông chọn ra từ tiền tiêu hủy
...
Điều 19. Kiểm kê kho tiền tiêu hủy
...
Điều 20. Chi phí tiêu hủy tiền
...
Điều 21. Sổ sách theo dõi tiền tiêu hủy
...
Điều 22. Tổng hợp và báo cáo
...
Chương V QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA CÔNG TÁC TIÊU HỦY TIỀN
Điều 23. Trách nhiệm của công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền
...
Điều 24. Quyền lợi của công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền
...
Điều 25. Khen thưởng, kỷ luật
...
Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Tổ chức thực hiện
...
Điều 27. Hiệu lực thi hành
...
Điều 28. Trách nhiệm thi hành
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tiền
...
Điều 4. Nguyên tắc tiêu hủy tiền
...
Điều 5. Phương pháp tiêu hủy tiền
...
Chương II TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG TIÊU HỦY
Điều 6. Hội đồng tiêu hủy
...
Điều 7. Nhiệm vụ của Hội đồng tiêu hủy
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy
...
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch. ủy viên, ủy viên kiêm thư ký Hội đồng tiêu hủy
...
Điều 10. Nhiệm vụ của các tổ chuyên trách
...
Điều 11. Nhiệm vụ của Tổ trưởng tổ chuyên trách
...
Điều 12. Công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền
...
Chương III QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TIÊU HỦY TIỀN
Điều 13. Quản lý kho tiền tiêu hủy
...
Điều 14. Xuất kho tiền Trung ương giao Hội đồng tiêu hủy
...
Điều 15. Quy định về giao nhận, bảo quản tiền tiêu hủy
...
Điều 16. Quy định về kiểm đếm tiền tiêu hủy
...
Điều 17. Quy định về cắt hủy tiền
...
Điều 18. Quy định về việc đảm bảo an ninh, an toàn kho tiền tiêu hủy, khu vực giao nhận, kiểm đếm tiền và cắt hủy tiền
...
Chương IV XỬ LÝ THỪA, THIẾU TIỀN TIÊU HỦY, KIỂM KÊ, HẠCH TOÁN VÀ TỔNG HỢP, BÁO CÁO
Điều 19. Xử lý thừa, thiếu tiền tiêu hủy
...
Điều 20. Xử lý tiền lẫn loại, tiền giả, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông phát hiện qua kiểm đếm
...
Điều 21. Kiểm kê kho tiền tiêu hủy
...
Điều 22. Thu, chi về tiêu hủy tiền
...
Điều 23. Sổ sách theo dõi tiền tiêu hủy
...
Điều 24. Tổng hợp và báo cáo
...
Chương V TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA CÔNG TÁC TIÊU HỦY TIỀN
Điều 25. Trách nhiệm của công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền
...
Điều 26. Quyền lợi của công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền
...
Điều 27. Khen thưởng, xử lý vi phạm
...
Chương VI TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Điều 28. Trách nhiệm của Cục Phát hành và Kho quỹ
...
Điều 29. Trách nhiệm của Vụ Kiểm toán nội bộ
...
Điều 30. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ
...
Điều 31. Trách nhiệm của Vụ Tài chính - Kế toán
...
Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32. Hiệu lực thi hành
...
Điều 33. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
…
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý.
Chương I - QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Điều 4. Nguyên tắc phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý
...
Chương II - PHÂN LOẠI VÀ ĐÓNG GÓI KIM KHÍ QUÝ, ĐÁ QUÝ
Điều 5. Danh mục phân loại
...
Điều 6. Xác định số lượng, khối lượng, kích cỡ, chất lượng kim khí quý, đá quý
...
Điều 7. Đóng gói, niêm phong
...
Chương III - GIAO NHẬN KIM KHÍ QUÝ, ĐÁ QUÝ
Mục 1: TỔ CHỨC GIAO NHẬN
Điều 8. Tổ giao nhận
...
Điều 9. Trách nhiệm của các thành viên tổ giao nhận
...
Mục 2: QUY TRÌNH GIAO NHẬN KIM KHÍ QUÝ, ĐÁ QUÝ
Điều 10. Hình thức giao nhận
...
Điều 11. Quy trình nhận kim khí quý, đá quý theo hình thức kiểm định hiện vật
...
Điều 12. Quy trình nhận kim khí quý, đá quý theo hình thức nguyên niêm phong
...
Điều 13. Biên bản giao nhận
...
Điều 14. Bảo quản kim khí quý, đá quý trong quá trình nhận
...
Điều 15. Giao kim khí quý, đá quý đã kiểm định
...
Điều 16. Giao kim khí quý, đá quý theo gói, hộp nguyên niêm phong
...
Mục 3: GIAO NHẬN VÀNG MIẾNG, VÀNG NGUYÊN LIỆU
Điều 17. Nhận vàng miếng, vàng nguyên liệu
...
Điều 18. Giao vàng miếng, vàng nguyên liệu
...
Chương IV - TỔ CHỨC THI HÀNH
Điều 19. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước
...
Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng
...
Điều 21. Hiệu lực thi hành
...
Điều 22. Trách nhiệm tổ chức thi hành
...
PHỤ LỤC I - MẪU BẢNG KÊ KIM KHÍ QUÝ, ĐÁ QUÝ
...
PHỤ LỤC II - MẪU BIÊN BẢN GIAO NHẬN
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02/5/2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam.
...
Điều 9. Khóa an toàn
1. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ quyết định loại khóa an toàn và việc cài đặt khóa an toàn cho từng mẫu tiền. Người cài đặt khóa an toàn do Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ chỉ định bằng văn bản, có trách nhiệm lập, bàn giao toàn bộ hồ sơ cho Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ ngay sau khi hoàn thành công việc.
2. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ trực tiếp quản lý khóa an toàn và có trách nhiệm báo cáo Thống đốc bằng văn bản ngay sau khi cài đặt xong khóa an toàn.
3. Cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến việc cài đặt khóa an toàn có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước về khóa an toàn theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02/5/2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam.
...
Chương II THIẾT KẾ MẪU TIỀN
Điều 4. Xây dựng Đề án thiết kế mẫu tiền
1. Căn cứ vào chủ trương thiết kế mẫu tiền đã được Thống đốc phê duyệt, Cục Phát hành và Kho quỹ nghiên cứu, xây dựng Đề án thiết kế mẫu tiền trình cấp có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Đề án thiết kế mẫu tiền phải xác định các nội dung: cơ cấu mệnh giá, kích thước, màu sắc, chất liệu, trọng lượng, chủ đề, kỹ thuật bảo an. công nghệ sản xuất. các yêu cầu kỹ thuật khác. kinh phí và việc tổ chức thực hiện Đề án.
2. Thống đốc phê duyệt Đề án thiết kế mẫu nghiên cứu, mẫu dự phòng. Đối với Đề án thiết kế mẫu tiền mới, Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 5. Thiết kế mẫu tiền
1. Cục Phát hành và Kho quỹ có nhiệm vụ xây dựng và triển khai Kế hoạch thiết kế mẫu tiền theo đúng Đề án thiết kế mẫu tiền đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch thiết kế mẫu tiền phải xác định nội dung công việc đối với từng mẫu tiền và thời gian thực hiện.
2. Yêu cầu đối với mẫu thiết kế đồng tiền
a) Có tính thẩm mỹ cao, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc. đảm bảo độ bền, khả năng chống giả cao và phù hợp với xu hướng thiết kế mẫu tiền trên thế giới.
b) Dễ nhận biết các mệnh giá và tính xác thực của đồng tiền. thuận tiện trong sử dụng, bảo quản và kiểm đếm, kiểm tra tiền thật, tiền giả, phân loại tiền bằng máy.
c) Phù hợp với vật liệu in, đúc tiền. công nghệ chế bản, in, đúc tiền. trang thiết bị của cơ sở in, đúc tiền.
Điều 6. Trình duyệt mẫu thiết kế đồng tiền
1. Sau khi hoàn thành việc thiết kế mẫu tiền theo Đề án đã được phê duyệt, Cục Phát hành và Kho quỹ lập Hồ sơ trình cấp thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế đồng tiền bao gồm:
a) Tờ trình về việc đề nghị phê duyệt mẫu thiết kế đồng tiền.
b) Mẫu thiết kế hoàn chỉnh.
c) Bố cục kỹ thuật.
d) Yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, gồm:
- Loại giấy in, mực in, phôi tiền kim loại.
- Các yếu tố kỹ thuật bảo an.
- Công nghệ chế tạo bản in, khuôn đúc và công nghệ in, đúc tiền.
đ) Ước tính sơ bộ giá thành sản phẩm (đối với mẫu dự phòng, mẫu tiền mới).
e) Đề án thiết kế mẫu tiền đã được phê duyệt.
g) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Thống đốc phê duyệt mẫu nghiên cứu, mẫu dự phòng. Đối với mẫu tiền mới, Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Việc điều chỉnh, sửa đổi mẫu thiết kế đồng tiền phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02/5/2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam.
...
Điều 7. Chế tạo bản in gốc, khuôn đúc tiền gốc
1. Căn cứ vào nhiệm vụ in, đúc tiền hoặc yêu cầu nâng cao chất lượng, độ tinh xảo của đồng tiền, Cục Phát hành và Kho quỹ xây dựng, trình Thống đốc phê duyệt Kế hoạch chế tạo bản in gốc, khuôn đúc gốc của đồng tiền mới chưa phát hành hoặc Kế hoạch chế bản lại bản in gốc, khuôn đúc gốc của đồng tiền đang lưu hành. Việc chế tạo bản in gốc, khuôn đúc gốc phải thể hiện trung thực, đầy đủ nội dung của mẫu thiết kế chính thức và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế đồng tiền đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc lựa chọn cơ sở in, đúc tiền ở trong nước để chế tạo bản in gốc, khuôn đúc gốc do Thống đốc quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục Phát hành và Kho quỹ. Trường hợp chế tạo bản in gốc, khuôn đúc tiền gốc ở nước ngoài, Cục Phát hành và Kho quỹ báo cáo Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Việc lựa chọn cơ sở chế tạo bản in gốc, khuôn đúc tiền gốc ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành ngân hàng.
3. Căn cứ vào Kế hoạch chế tạo bản in, khuôn đúc đã được Thống đốc phê duyệt nêu tại Khoản 1 Điều này, Cục Phát hành và Kho quỹ ký hợp đồng với cơ sở in, đúc tiền để chế tạo bản in gốc, khuôn đúc gốc của từng loại tiền. Trong quá trình chế tạo bản in gốc, khuôn đúc gốc, Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm phối hợp với cơ sở in, đúc tiền về các nội dung liên quan đến mỹ thuật, kỹ thuật và công nghệ để đảm bảo chất lượng bản in, khuôn đúc. Sau khi hoàn thành hợp đồng chế tạo bản in, khuôn đúc, cơ sở in, đúc tiền phải giao toàn bộ bản in gốc, khuôn đúc gốc và hồ sơ, dữ liệu về mẫu thiết kế đồng tiền, chế tạo bản in, khuôn đúc cho Cục Phát hành và Kho quỹ, trừ quy định tại Khoản 5 Điều này.
4. Trường hợp phải điều chỉnh, sửa đổi một số chi tiết trên bản in, khuôn đúc để phù hợp với thiết bị, công nghệ hoặc chất liệu in, đúc tiền dẫn đến việc phải điều chỉnh, sửa đổi mẫu thiết kế chính thức, cơ sở in, đúc tiền phải có văn bản đề nghị Cục Phát hành và Kho quỹ xem xét, trình Thống đốc theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
5. Nhà máy in tiền Quốc gia được lưu giữ, bảo quản: một bộ tập tin chế bản gốc, một bộ bản in gốc, một bộ khuôn đúc gốc của từng loại tiền để chế tạo bản in sản xuất, khuôn đúc sản xuất theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư này. một bộ mẫu in chuẩn đa hình, mẫu in đơn sắc, sắc biểu và tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tiền để quản lý chất lượng tiền in, đúc.
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quỹ và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2014/TT-NHNN ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam (sau đây gọi là Thông tư số 37/2014/TT-NHNN)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2014/TT-NHNN
...
2. Khoản 1,3,5 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Căn cứ nhiệm vụ in, đúc tiền hoặc yêu cầu nâng cao chất lượng đồng tiền, Cục Phát hành và Kho quỹ xây dựng, trình Thống đốc phê duyệt kế hoạch chế tạo bản in gốc, khuôn đúc gốc. Trường hợp bản in gốc, khuôn đúc gốc của đồng tiền đang lưu hành bị suy giảm chất lượng hoặc bị hỏng do nguyên nhân khác, Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc phê duyệt kế hoạch chế tạo và thay thế bản in gốc, khuôn đúc gốc trên cơ sở báo cáo đánh giá và đề xuất của cơ sở in, đúc tiền. Kế hoạch chế tạo và thay thế bản in gốc, khuôn đúc gốc phải bao gồm nội dung xử lý bản in gốc, khuôn đúc gốc bị thay thế.
Việc chế tạo bản in gốc, khuôn đúc gốc phải thể hiện trung thực, đầy đủ nội dung của mẫu thiết kế chính thức và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế đồng tiền đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”.
“3. Căn cứ vào kế hoạch chế tạo bản in gốc, khuôn đúc gốc đã được Thống đốc phê duyệt nêu tại khoản 1 Điều này, Cục Phát hành và Kho quỹ ký hợp đồng với cơ sở in, đúc tiền để chế tạo bản in gốc, khuôn đúc gốc của từng loại tiền. Sau khi hoàn thành hợp đồng chế tạo bản in gốc, khuôn đúc gốc, cơ sở in, đúc tiền phải giao bản in gốc, khuôn đúc gốc, mẫu in, đúc chuẩn và hồ sơ, tài liệu, tập tin thiết kế mẫu thiết kế chính thức, tập tin chế tạo bản in gốc, khuôn đúc gốc cho Cục Phát hành và Kho quỹ.”
“5. Căn cứ hợp đồng in, đúc tiền, Cục Phát hành và Kho quỹ bàn giao cho cơ sở in, đúc tiền lưu giữ, bảo quản, sử dụng: tập tin chế tạo bản in gốc, khuôn đúc gốc. một bộ bản in gốc. một bộ khuôn đúc gốc. một bộ mẫu in chuẩn đa hình. một bộ mẫu in đơn sắc. sắc biểu và hồ sơ tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tiền được xác định trong hợp đồng in, đúc tiền đã ký.”.
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quỹ và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2014/TT-NHNN ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam (sau đây gọi là Thông tư số 37/2014/TT-NHNN)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2014/TT-NHNN
...
3. Điểm b khoản 2 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Đối với tiền giấy: in thử trên loại chất liệu sẽ dùng để in tiền hoặc tương tự, thực hiện theo mẫu thiết kế chính thức và hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”.
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02/5/2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam.
...
Điều 8. In, đúc thử
1. Trong quá trình chế tạo bản in gốc, khuôn đúc gốc, cơ sở in, đúc tiền phải thực hiện in, đúc thử nhằm xác định mẫu in, đúc chuẩn có chất lượng cao nhất và hoàn thiện bản in, khuôn đúc.
2. Phương thức in, đúc thử
a) Đối với tiền kim loại: đúc, dập thử đơn hình trên phôi tiền kim loại.
b) Đối với tiền giấy: in thử đơn hình trên loại chất liệu sẽ dùng để in tiền hoặc tương tự, được thực hiện theo mẫu thiết kế chính thức, hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế đã được phê duyệt. và in thử đa hình trên tờ in nguyên khổ theo mẫu in chuẩn đơn hình.
3. Sau khi hoàn thành việc in, đúc thử, cơ sở in, đúc tiền phải lập và gửi Hồ sơ trình duyệt mẫu in, đúc thử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này đến Cục Phát hành và Kho quỹ.
...
Điều 10. Hồ sơ trình duyệt mẫu in, đúc thử
1. Hồ sơ trình duyệt mẫu in, đúc thử đơn hình
a) Văn bản đề nghị Thống đốc phê duyệt mẫu in, đúc thử đơn hình và nghiệm thu bản in gốc, khuôn đúc gốc.
b) Mẫu in, đúc thử đơn hình.
c) Tài liệu kỹ thuật về bản in, khuôn đúc.
d) Kết quả thí nghiệm, đánh giá về chất lượng kỹ thuật của mẫu in, đúc thử đơn hình.
2. Hồ sơ trình duyệt mẫu in thử đa hình
a) Văn bản đề nghị Cục Phát hành và Kho quỹ phê duyệt mẫu in thử đa hình.
b) Mẫu in chuẩn đơn hình.
c) Mẫu in thử đa hình.
d) Kết quả thí nghiệm, đánh giá về chất lượng kỹ thuật của mẫu in thử đa hình trên cơ sở mẫu in chuẩn đơn hình.
Điều 11. Thẩm định mẫu in, đúc thử
1. Sau khi nhận được Hồ sơ trình duyệt mẫu in, đúc thử của cơ sở in, đúc tiền theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm tổ chức đánh giá, thẩm định các mẫu in, đúc thử, bản in, khuôn đúc trên cơ sở mẫu thiết kế chính thức và Hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này. Kết quả thẩm định mẫu in, đúc thử phải được thể hiện bằng văn bản.
Trong quá trình thẩm định, trường hợp các mẫu in, đúc thử chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, công nghệ theo Hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này, Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm yêu cầu cơ sở in, đúc tiền tiến hành chỉnh sửa, hoàn thiện bản in, khuôn đúc trên cơ sở mẫu thiết kế chính thức và yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng đồng tiền.
2. Trường hợp cần thuê cá nhân, tổ chức ở trong nước, nước ngoài đánh giá về các mẫu in, đúc thử, bản in, khuôn đúc tiền, Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc xem xét, quyết định.
Điều 12. Phê duyệt mẫu in, đúc thử
1. Thống đốc phê duyệt mẫu in, đúc thử đơn hình và nghiệm thu bản in gốc, khuôn đúc gốc trên cơ sở kết quả thẩm định, đề nghị của Cục Phát hành và Kho quỹ, hồ sơ trình duyệt mẫu in, đúc thử đơn hình quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư này và hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế đồng tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
2. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ phê duyệt mẫu in chuẩn đa hình trên cơ sở mẫu in chuẩn đơn hình, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền, kết quả thẩm định mẫu in thử đa hình.
Điều 13. Chế bản và in, đúc thử mẫu nghiên cứu, mẫu dự phòng
1. Trường hợp cần nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng những phát triển mới trong công nghệ bảo an nhằm nâng cao khả năng chống giả, độ bền và độ sạch của đồng tiền Việt Nam, Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc xem xét, quyết định việc chế bản và in, đúc thử mẫu nghiên cứu, mẫu dự phòng.
2. Việc chế bản và in, đúc thử mẫu nghiên cứu, mẫu dự phòng được thực hiện như đối với chế bản, in, đúc thử mẫu tiền mới theo quy định tại Thông tư này.
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02/5/2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam.
...
Điều 14. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền
1. Căn cứ vào hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế, mẫu in, đúc chuẩn đơn hình và các tài liệu liên quan, Cục Phát hành và Kho quỹ chủ trì, phối hợp với cơ sở in, đúc tiền xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tiền trình Thống đốc phê duyệt.
2. Trường hợp cần thuê tư vấn nước ngoài để xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền, Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc xem xét, quyết định. Việc lựa chọn tư vấn nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành ngân hàng.
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền là cơ sở pháp lý trong việc quản lý chất lượng tiền in, đúc.
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quỹ và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2014/TT-NHNN ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam (sau đây gọi là Thông tư số 37/2014/TT-NHNN)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2014/TT-NHNN
...
7. Khoản 5 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Việc in, đúc tiền của cơ sở in, đúc tiền chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.”.
8. Tên, khoản 2 và khoản 4 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 16. Quản lý chất lượng, số lượng tiền in, đúc”
“2. Việc giám sát, kiểm tra chất lượng tiền in, đúc theo hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền, quy trình công nghệ sản xuất đồng tiền và các yêu cầu kỹ thuật khác.”.
“4. Cơ sở in, đúc tiền chịu trách nhiệm về chất lượng và số lượng tiền in, đúc trong số sản phẩm tiền in, đúc theo hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả trường hợp Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hiện trong quá trình giao nhận, kiểm đếm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.”.
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02/5/2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam.
...
Điều 15. In, đúc tiền
1. Việc in, đúc tiền tại cơ sở in, đúc tiền được thực hiện trên cơ sở:
a) Hợp đồng in, đúc tiền được ký giữa Ngân hàng Nhà nước và cơ sở in, đúc tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền được Thống đốc phê duyệt.
b) Mẫu in chuẩn đa hình (đối với tiền giấy) và mẫu đúc chuẩn đơn hình (đối với tiền kim loại) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tiền được Thống đốc phê duyệt.
2. Việc chế tạo bản in sản xuất, khuôn đúc sản xuất của cơ sở in, đúc tiền để thực hiện hợp đồng in, đúc tiền với Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo chính xác như bản in gốc, khuôn đúc gốc và phù hợp với số lượng tiền cần in, đúc quy định trong hợp đồng in, đúc tiền với Ngân hàng Nhà nước.
3. Trường hợp in, đúc tiền ở nước ngoài, Cục Phát hành và Kho quỹ báo cáo Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Việc lựa chọn cơ sở in, đúc tiền nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đảm bảo chất lượng đồng tiền và an ninh, an toàn trong quá trình in, đúc tiền.
4. Hợp đồng chế bản, in, đúc tiền phải quy định cụ thể trách nhiệm của cơ sở in, đúc tiền trong việc quản lý, sử dụng bản in, khuôn đúc và hồ sơ, tài liệu mật về in, đúc tiền, đảm bảo phù hợp với quy định về bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành ngân hàng và các quy định của pháp luật có liên quan.
5. Việc in, đúc tiền của cơ sở in, đúc tiền chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Quản lý chất lượng đồng tiền
1. Trong quá trình sản xuất, cơ sở in, đúc tiền phải tuân thủ quy trình công nghệ in, đúc tiền và các quy định về quản lý chất lượng trong quá trình in, đúc tiền, đảm bảo sản phẩm giao cho Ngân hàng Nhà nước đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền. Kết quả kiểm tra chất lượng của cơ sở in, đúc tiền phải thể hiện bằng văn bản, có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở in, đúc tiền.
2. Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá khả năng thực hiện hợp đồng của cơ sở in, đúc tiền về các nội dung liên quan đến quy trình công nghệ chế bản, in, đúc tiền. việc quản lý chất lượng nguyên, vật liệu chính, bán thành phẩm, thành phẩm trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng tiền in, đúc và việc đảm bảo an ninh, an toàn trong từng công đoạn sản xuất.
3. Trước khi cơ sở in, đúc tiền giao sản phẩm cho Ngân hàng Nhà nước, Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm kiểm tra chất lượng đồng tiền theo phương pháp chọn mẫu và kết quả phải được thể hiện bằng văn bản. Tiêu chuẩn kiểm tra đối với chất lượng tiền mới in, đúc do Thống đốc quyết định.
Trường hợp cần thiết, để đảm bảo sự tuân thủ về tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền, Cục Phát hành và Kho quỹ tổ chức giám định về chất lượng tiền in, đúc.
4. Cơ sở in, đúc tiền chịu trách nhiệm đối với sản phẩm có lỗi kỹ thuật hoặc thừa, thiếu về số lượng trong số sản phẩm đã được kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Việc đóng gói, niêm phong tiền mới in, đúc được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt trong ngành ngân hàng.
6. Việc quản lý seri trong quá trình in tiền, seri tiền mới in trong quá trình giao nhận tiền được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về quản lý seri tiền mới in.
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02/5/2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam.
...
Điều 18. Trách nhiệm của Cục Phát hành và Kho quỹ
1. Tổ chức thực hiện các nội dung công việc liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Cục Phát hành và Kho quỹ quy định tại Thông tư này.
2. Xây dựng, trình Thống đốc dự án in, đúc các loại tiền mới chưa phát hành, kế hoạch in, đúc tiền hàng năm.
3. Định kỳ hàng quý, báo cáo Thống đốc về tình hình thực hiện kế hoạch in, đúc tiền. chủ động đề xuất điều chỉnh kế hoạch in, đúc tiền trong năm của Ngân hàng Nhà nước khi cần thiết.
4. Ban hành quy chế quản lý, sử dụng hệ thống máy tính (hoặc mạng máy tính nội bộ), phần mềm chuyên dùng để thiết kế mẫu tiền tại Cục Phát hành và Kho quỹ đảm bảo quản lý chặt chẽ về đối tượng sử dụng, việc truy cập, sửa đổi, sao chép, kết xuất thông tin nhằm bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu về thiết kế mẫu tiền.
5. Hướng dẫn cơ sở in, đúc tiền quản lý từng loại tiền in, đúc.
6. Bảo vệ bí mật nhà nước đối với các hồ sơ, tài liệu, vật mang tin liên quan đến việc thiết kế, chế tạo bản in, khuôn đúc và in, đúc tiền.
7. Tham gia thẩm định giá thành sản phẩm của từng loại tiền.
Điều 19. Trách nhiệm của Vụ Kiểm toán nội bộ
Vụ Kiểm toán nội bộ tổ chức giám sát, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động in, đúc tiền của Nhà máy in tiền Quốc gia theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 20. Trách nhiệm của Nhà máy in tiền Quốc gia
1. Xây dựng và trình Thống đốc (qua Cục Phát hành và Kho quỹ) ban hành quy trình công nghệ chế bản, in, đúc tiền. quy định về quản lý chất lượng chế bản và chất lượng đồng tiền trong toàn bộ quá trình in, đúc tiền.
2. Xây dựng và ban hành các quy định nội bộ về việc quản lý vật tư chuyên dùng in, đúc tiền, các bản in, khuôn đúc, tiêu hủy các bản in hỏng, khuôn đúc hỏng hoặc không có nhu cầu sử dụng. việc quản lý thông tin, dữ liệu về mẫu thiết kế đồng tiền, chế tạo bản in, khuôn đúc, hệ thống máy tính (hoặc mạng máy tính nội bộ), phần mềm chuyên dùng trong thiết kế mẫu tiền, chế tạo bản in, khuôn đúc. việc bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động in, đúc tiền và việc đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình sản xuất.
3. Gửi Cục Phát hành và Kho quỹ các tài liệu sau:
- Tài liệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
- Các báo cáo định mức tiêu hao vật tư và mức tiêu hao vật tư thực tế về giấy in, mực in (offset, Intaglio, in số, in phủ) của từng loại tiền và tỷ lệ sản phẩm hỏng.
- Báo cáo kết quả thí nghiệm đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm in, đúc thử và sản phẩm in, đúc chính thức.
4. Bảo vệ bí mật nhà nước các hồ sơ, tài liệu, vật mang tin liên quan đến mẫu thiết kế đồng tiền, chế tạo bản in, khuôn đúc và in, đúc tiền.
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quỹ và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2014/TT-NHNN ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam (sau đây gọi là Thông tư số 37/2014/TT-NHNN)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2014/TT-NHNN
...
9. Bổ sung khoản 5b và khoản 8 vào Điều 18 như sau:
“5b. Tiếp nhận, lưu giữ, bảo quản các vật, tài liệu, tập tin do cơ sở in, đúc tiền bàn giao theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và khoản 5 Điều 20 Thông tư này.”.
“8. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động in, đúc tiền của cơ sở in, đúc tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”.
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về chế độ điều hòa tiền mặt, giao dịch tiền mặt,
Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về chế độ điều hòa tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước). giao dịch tiền mặt giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các đơn vị có liên quan thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan (sau đây gọi chung là khách hàng) trong quan hệ giao dịch tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước.
Điều 3. Nghiệp vụ phát hành và điều hòa tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc phát hành tiền vào lưu thông và thu tiền từ lưu thông về thông qua hoạt động thu, chi tiền mặt và các hoạt động nghiệp vụ khác của Ngân hàng Nhà nước đối với khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước tổ chức điều hòa tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động của Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành.
Điều 4. Các quỹ tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành để quản lý tiền dự trữ phát hành và thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, nhu cầu tiền dự trữ phát hành, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
2. Quỹ dự trữ phát hành bao gồm:
- Tiền mới in, đúc nhập từ các cơ sở in, đúc tiền.
- Tiền nhập từ Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm các loại tiền thu hồi từ lưu thông, kể cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
Quỹ dự trữ phát hành được quản lý ở các kho tiền Trung ương và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh).
3. Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm:
- Tiền nhập từ Quỹ dự trữ phát hành.
- Tiền thu hồi từ lưu thông, kể cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
Quỹ nghiệp vụ phát hành được quản lý tại kho tiền Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Chương 2. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
MỤC 1. CHẾ ĐỘ ĐIỀU HÒA TIỀN MẶT
Điều 5. Hoạt động xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành
1. Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương với nhau. giữa Quỹ dự trữ phát hành tại kho tiền Trung ương với Quỹ dự trữ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại. giữa Quỹ dự trữ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau.
2. Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền Trung ương tại Hà Nội với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
3. Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
4. Xuất Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành để tiêu hủy.
5. Nhập Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các loại tiền mới được Thủ tướng Chính phủ cho công bố lưu hành (đã được phép phát hành vào lưu thông).
6. Nhập các loại tiền mới in, đúc từ các cơ sở in, đúc tiền về Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương.
Điều 6. Thẩm quyền ký lệnh xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành
1. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ được ký lệnh điều chuyển tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 5.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ký lệnh xuất, nhập tiền mặt giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quản lý trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 5.
Điều 7. Điều hòa Quỹ dự trữ phát hành
Căn cứ nhu cầu thu, chi tiền mặt. diện tích, điều kiện an toàn của kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. dự báo tình hình thu, chi tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch điều chuyển tiền mặt giữa Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương và tổ chức điều chuyển tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Điều 8. Hoạt động xuất, nhập Quỹ nghiệp vụ phát hành
1. Tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Quỹ nghiệp vụ phát hành được xuất, nhập với Quỹ dự trữ phát hành và được thu, chi tiền mặt với khách hàng có quan hệ giao dịch, thanh toán với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
2. Tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Quỹ nghiệp vụ phát hành được xuất, nhập với Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền Trung ương tại Hà Nội và được thu, chi tiền mặt với khách hàng có quan hệ giao dịch, thanh toán.
Điều 9. Định mức Quỹ nghiệp vụ phát hành
Căn cứ nhu cầu thu, chi tiền mặt, diện tích và điều kiện an toàn của kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, kho tiền Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, định kỳ 3 tháng 1 lần (hoặc đột xuất), Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ phê duyệt định mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước không được để tồn quỹ vượt định mức đã được phê duyệt. Định mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành chỉ bao gồm các loại tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông.
MỤC 2. GIAO DỊCH TIỀN MẶT
Điều 10. Giao dịch tiền mặt
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện giao dịch tiền mặt đối với khách hàng thông qua hoạt động thu, chi tiền mặt.
2. Trường hợp tổ chức tín dụng có nhiều chi nhánh trên cùng địa bàn, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện việc giao dịch tiền mặt thông qua đơn vị đầu mối do tổ chức tín dụng lựa chọn trên cơ sở đáp ứng các điều kiện về an toàn kho quỹ, các điều kiện khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Đơn vị đầu mối của tổ chức tín dụng phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu thu, chi tiền mặt cho các chi nhánh trên địa bàn.
Điều 11. Quy định về giao dịch tiền mặt
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước giao dịch tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tối đa 2 lần/ngày và phải thông báo trước thời điểm giao dịch ít nhất 2 giờ. Trường hợp phát sinh nhu cầu khẩn cấp, đột xuất, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể về thời gian giao dịch tiền mặt đối với khách hàng. thời điểm ngừng giao dịch cuối ngày để thực hiện việc khóa sổ, kiểm kê Quỹ nghiệp vụ phát hành.
Chương 3. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ
Điều 12. Cục Phát hành và Kho quỹ
1. Chịu trách nhiệm trước Thống đốc về kết quả thực hiện công tác điều hòa tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước. đảm bảo đáp ứng đủ tiền mặt cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
2. Hàng tháng báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tình hình tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Điều 13. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
1. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho khách hàng trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
2. Dự báo tình hình thu, chi tiền mặt hàng quý gửi Cục Phát hành và Kho quỹ (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thường xuyên kiểm tra tình hình thu, chi tiền mặt trên địa bàn để xác định cơ cấu các loại tiền mặt chi ra lưu thông.
Điều 14. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Chấp hành các quy định về giao dịch tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước.
2. Thực hiện báo cáo thống kê về hoạt động ngân quỹ theo đúng quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Chương 4. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 9 năm 2012.
2. Quyết định số 25/2008/QĐ-NHNN ngày 08/09/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Chế độ điều hòa tiền mặt, xuất nhập Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 16. Tổ chức thực hiện
Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, Giám đốc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giám đốc Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
...
MẪU DỰ BÁO TÌNH HÌNH THU CHI TIỀN MẶT
Căn cứ Nghị định số 40/NĐ-CP ngày 02/5/2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về giám sát công tác tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành và tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Mục đích giám sát tiêu hủy tiền
...
Điều 4. Nội dung giám sát tiêu hủy tiền
...
Chương II TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT TIÊU HỦY TIỀN
Điều 5. Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền
...
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng giám sát
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng giám sát
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng và thư ký Hội đồng giám sát
...
Điều 9. Tổ giúp việc Hội đồng giám sát
...
Điều 10. Quyền lợi của những người tham gia giám sát tiêu hủy tiền
...
Chương III GIÁM SÁT TIÊU HỦY TIỀN KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN LƯU THÔNG, TIỀN ĐÌNH CHỈ LƯU HÀNH
Điều 11. Giám sát kiểm đếm chọn mẫu tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành trước khi đưa vào tiêu hủy
...
Điều 12. Giám sát kiểm đếm tiền
...
Điều 13. Giám sát cắt hủy tiền
...
Điều 14. Giám sát việc chấp hành nội quy, quy chế làm việc trong công tác tiêu hủy tiền
...
Điều 15. Giám sát, kiểm tra công tác kế toán tiêu hủy tiền
...
Chương IV GIÁM SÁT TIÊU HỦY TIỀN IN HỎNG, ĐÚC HỎNG, GIẤY IN TIỀN HỎNG, KIM LOẠI ĐÚC TIỀN HỎNG
Điều 16. Giám sát giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
...
Điều 17. Giám sát kiểm đếm tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
...
Điều 18. Giám sát cắt hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
...
Điều 19. Giám sát việc chấp hành nội quy, quy chế làm việc trong công tác tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
...
Điều 20. Giám sát công tác kế toán tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
...
Chương V TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
Điều 21. Vụ Kiểm toán nội bộ
...
Điều 22. Cục Phát hành và Kho quỹ
...
Điều 23. Vụ Tổ chức cán bộ
...
Điều 24. Các cơ sở in, đúc tiền
...
Điều 25. Hội đồng tiêu hủy
...
Điều 26. Các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
...
Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27. Hiệu lực thi hành
...
Điều 28. Tổ chức thực hiện
...
PHỤ LỤC SỐ 01
...
PHỤ LỤC SỐ 02 KẾT QUẢ CHỌN MẪU QUA KIỂM ĐẾM TIỀN TIÊU HỦY
...
PHỤ LỤC SỐ 03 BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM ĐẾM TIỀN TIÊU HỦY
...
PHỤ LỤC SỐ 04 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỪA, THIẾU, LẪN LOẠI TRONG KIỂM ĐẾM TIỀN TIÊU HỦY
...
PHỤ LỤC SỐ 05 BÁO CÁO KẾT QUẢ CẮT HỦY TIỀN TIÊU HỦY
...
PHỤ LỤC SỐ 06 BÁO CÁO KẾT QUẢ GIAO NHẬN TIỀN IN HỎNG, ĐÚC HỎNG, GIẤY IN TIỀN HỎNG, KIM LOẠI ĐÚC TIỀN HỎNG
...
PHỤ LỤC SỐ 07 BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM ĐẾM TIỀN IN HỎNG, ĐÚC HỎNG. GIẤY IN TIỀN HỎNG, KIM LOẠI ĐÚC TIỀN HỎNG
...
PHỤ LỤC SỐ 08 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỪA, THIẾU TIỀN IN HỎNG, ĐÚC HỎNG. GIẤY IN TIỀN HỎNG, KIM LOẠI ĐÚC TIỀN HỎNG
...
PHỤ LỤC SỐ 09 BÁO CÁO KẾT QUẢ CẮT, HỦY TIỀN IN HỎNG, ĐÚC HỎNG. GIẤY IN TIỀN HỎNG, KIM LOẠI ĐÚC TIỀN HỎNG
...
PHỤ LỤC SỐ 10 BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ TIÊU HỦY TIỀN NĂM.....
...
PHỤ LỤC SỐ 11 BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ TIÊU HỦY TIỀN NĂM.....
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02/5/2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành và tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Mục đích giám sát tiêu hủy tiền
...
Điều 4. Nội dung giám sát tiêu hủy tiền
...
Chương II TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT TIÊU HỦY TIỀN
Điều 5. Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền
...
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng giám sát
...
Điều 7. Nhiệm Vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng giám sát
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng và thư ký Hội đồng giám sát
...
Điều 9. Tổ giúp việc Hội đồng giám sát
...
Điều 10. Quyền lợi của những người tham gia giám sát tiêu hủy tiền
...
Chương III GIÁM SÁT TIÊU HỦY TIỀN KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN LƯU THÔNG, TIỀN ĐÌNH CHỈ LƯU HÀNH
Điều 11. Giám sát kiểm đếm chọn mẫu tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành trước khi đưa vào tiêu hủy
...
Điều 12. Giám sát kiểm đếm tiền
...
Điều 13. Giám sát cắt hủy tiền
...
Điều 14. Giám sát việc chấp hành nội quy, quy chế làm việc trong công tác tiêu hủy tiền
...
Điều 15. Giám sát, kiểm tra công tác kế toán tiêu hủy tiền
...
Chương IV GIÁM SÁT TIÊU HỦY TIỀN IN HỎNG, ĐÚC HỎNG, GIẤY IN TIỀN HỎNG, KIM LOẠI ĐÚC TIỀN HỎNG
Điều 16. Giám sát giao nhận tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
...
Điều 17. Giám sát kiểm đếm tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
...
Điều 18. Giám sát cắt hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
...
Điều 19. Giám sát việc chấp hành nội quy, quy chế làm việc trong công tác tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiến hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
...
Điều 20. Giám sát công tác kế toán tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng
...
Chương V TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
Điều 21. Vụ Kiểm toán nội bộ
...
Điều 22. Cục Phát hành và Kho quỹ
...
Điều 23. Vụ Tổ chức cán bộ
...
Điều 24. Các cơ sở in, đúc tiền
...
Điều 25. Hội đồng tiêu hủy
...
Điều 26. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan
...
Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27. Hiệu lực thi hành
...
Điều 28. Tổ chức thực hiện
...
Phụ lục số 01 DANH SÁCH CÔNG CHỨC THAM GIA TỔ GIÚP VIỆC HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT TIÊU HỦY TIỀN……………
...
Phụ lục số 02 BÁO CÁO KẾT QUẢ CHỌN MẪU QUA KIỂM ĐẾM TIỀN TIÊU HỦY NĂM……
...
Phụ lục số 03 BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM ĐẾM TIỀN TIÊU HỦY NĂM…………
...
Phụ lục số 04 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỪA, THIẾU, LẪN LOẠI TRONG KIỂM ĐẾM TIỀN TIÊU HUỶ
...
Phụ lục số 05 BÁO CÁO KẾT QUẢ CẮT HỦY TIỀN TIÊU HỦY NĂM .......
...
Phụ lục số 06 BÁO CÁO KẾT QUẢ GIAO NHẬN TIỀN IN HỎNG, ĐÚC HỎNG, GIẤY IN TIỀN HỎNG, KIM LOẠI ĐÚC TIỀN HỎNG
...
Phụ lục số 07 BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM ĐẾM TlỀN IN HỎNG, ĐÚC HỎNG, GIẤY IN TIỀN HỎNG, KIM LOẠI ĐÚC TIỀN HỎNG
...
Phụ lục số 08 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỪA, THIẾU TIỀN IN HỎNG, ĐÚC HỎNG, GIẤY IN TIỀN HỎNG, KIM LOẠI ĐÚC TIỀN HỎNG
...
Phụ lục số 09 BÁO CÁO KẾT QUẢ CẮT HỦY TIỀN IN HỎNG, ĐÚC HỎNG. GIẤY IN TIỀN HỎNG, KIM LOẠI ĐÚC TIỀN HỎNG
...
Phụ lục số 10 BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ TIÊU HỦY TIỀN KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN LƯU THÔNG, TIỀN ĐÌNH CHỈ LƯU HÀNH NĂM ………
...
Phụ lục số 11 BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ TIÊU HỦY TIỀN IN HỎNG, ĐÚC HỎNG, GIẤY IN TIỀN HỎNG VÀ KIM LOẠI ĐÚC TIỀN HỎNG NĂM……
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 06/01/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 06/01/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá
...
9. Khoản 2 Điều 63 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Hội đồng kiểm kê Quỹ dự trữ phát hành, tài sản quý, giấy tờ có giá tại kho tiền Trung ương thời điểm 0 giờ ngày 01 hàng tháng do Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ quyết định thành lập, gồm các thành viên sau:
a) Chủ tịch Hội đồng: Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ hoặc Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ.
b) Các ủy viên: Trưởng phòng Kế toán - Tài vụ, Trưởng Kho tiền, cán bộ kiểm soát.”
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá,
...
Điều 56. Trách nhiệm bảo vệ vận chuyển
1. Xe vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước do cảnh sát có vũ trang bảo vệ. tùy theo khối lượng, giá trị và tính chất của mỗi chuyến hàng mà ngân hàng bàn bạc, thống nhất với đơn vị cảnh sát để quyết định số lượng người đi bảo vệ. Trường hợp có một xe hàng thì ít nhất có hai cảnh sát bảo vệ.
Lực lượng bảo vệ hoặc cảnh sát bảo vệ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá có trách nhiệm: có phương án bảo vệ hàng, người và phương tiện từ khi bắt đầu nhận hàng đến khi giao hàng xong và trở về trụ sở cơ quan an toàn. chấp hành đúng quy định trong vận chuyển theo Thông tư này. xử lý các trường hợp cụ thể xảy ra, không để xe bị kiểm tra, khám xét dọc đường. Khi xảy ra sự cố mất an toàn, phải trực tiếp chiến đấu và phân công các thành viên trong đoàn cùng phối hợp bảo vệ người, tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và phương tiện.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định trách nhiệm bảo vệ, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong hệ thống.
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá,
...
Chương 4. VẬN CHUYỂN TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ
Điều 47. Quy trình vận chuyển
Quy trình vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá bắt đầu từ khi nhận, đóng gói niêm phong tài sản. bốc xếp lên phương tiện vận chuyển. vận chuyển trên đường, đến địa điểm nhận. giao hàng và kết thúc khi hoàn thành đầy đủ các thủ tục giao nhận.
Điều 48. Trách nhiệm tổ chức vận chuyển
1. Cục Phát hành và Kho quỹ có nhiệm vụ tổ chức vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá từ cơ sở in, đúc tiền, sân bay, bến cảng, nhà ga về kho tiền Trung ương. giữa các kho tiền Trung ương. từ kho tiền Trung ương đến kho tiền Sở Giao dịch, các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại. giữa các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Trường hợp cần thiết, Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cử người áp tải và giao tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá tại kho tiền Trung ương hoặc nhận, áp tải tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khác.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định có nhiệm vụ tổ chức vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá giữa chi nhánh tỉnh Bình Định và kho tiền Trung ương, giữa các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố miền Trung, Tây Nguyên với nhau (theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ).
2. Ngân hàng Nhà nước vận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài phải có Lệnh của Thống đốc.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định thủ tục và thẩm quyền cấp lệnh vận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, lệnh điều chuyển tiền mặt giữa các chi nhánh và quy định việc vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của hệ thống.
Điều 49. Giấy ủy quyền vận chuyển
Khi giao nhận và vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, người áp tải hàng phải có giấy ủy quyền của cấp có thẩm quyền.
Đối với việc vận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước, người áp tải phải có giấy ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Trước khi giao hàng cho người nhận, người giao phải kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của giấy ủy quyền. kiểm tra các yếu tố đảm bảo an toàn theo quy định mới cho phép vận chuyển hàng ra khỏi trụ sở Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 50. Phương tiện vận chuyển
1. Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải sử dụng xe chuyên dùng và các phương tiện kỹ thuật cần thiết.
2. Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước phải có xe hộ tống.
Trường hợp phải thuê phương tiện khác như máy bay, tàu hỏa, tàu biển để vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
3. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng phương tiện khác để vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải quy định bằng văn bản và hướng dẫn quy trình vận chuyển, bảo vệ, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản.
4. Trường hợp Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có nhu cầu giao, nhận trực tiếp tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước tại kho tiền Trung ương và có khả năng tự bố trí phương tiện vận tải chở tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá (xe chuyên dùng), phải được sự chấp thuận của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ.
Điều 51. Đảm bảo bí mật thông tin vận chuyển
1. Những người tổ chức và tham gia vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải tuyệt đối giữ bí mật các thông tin về thời gian, hành trình, loại hàng, khối lượng, giá trị, phương tiện vận chuyển, phương tiện bảo quản tài sản theo quy định bảo vệ bí mật Nhà nước.
2. Người không có nhiệm vụ không được đi cùng trên phương tiện vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
3. Các văn bản liên quan đến công tác vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá sử dụng cụm từ “hàng đặc biệt” thay cho cụm từ “tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá” để đảm bảo bí mật thông tin vận chuyển.
Điều 52. Đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển
1. Tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá khi vận chuyển phải được đóng gói, niêm phong và được bảo quản an toàn.
2. Phải tổ chức vận chuyển vào ban ngày (trừ trường hợp đặc biệt như vận chuyển bằng máy bay, tàu hỏa, tàu biển), hạn chế giao nhận hàng vào ban đêm.
3. Vận chuyển đường dài, cần nghỉ dọc đường tránh đỗ xe ở nơi đông người. Trường hợp nghỉ trên đường qua đêm, phải đưa xe hàng vào trụ sở Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc đơn vị công an, quân đội để có Điều kiện đảm bảo an toàn, phối hợp bố trí trực canh gác xe hàng hoặc gửi hàng vào bảo quản trong kho tiền.
Điều 53. Phối hợp bảo vệ trên tuyến đường vận chuyển
Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận được thông báo xe vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của ngành Ngân hàng gặp sự cố trên tuyến đường tại địa phương mình, phải chủ động liên lạc, phối hợp với cơ quan công an địa phương cùng lực lượng của xe vận chuyển có biện pháp đảm bảo an toàn tài sản. Trường hợp cần thiết, phải đề nghị ủy ban nhân dân địa phương phối hợp và xử lý kịp thời những sự cố xảy ra.
Điều 54. Tổ chức tiếp nhận
Khi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá vận chuyển đến nơi nhận, đơn vị nhận hàng phải huy động lực lượng lao động trong đơn vị tiếp nhận hàng nhanh nhất (kể cả ngoài giờ làm việc hoặc ngày nghỉ) đưa hàng vào kho tiền bảo quản an toàn.
Điều 55. Lực lượng tham gia vận chuyển và trách nhiệm của người áp tải
1. Khi vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải có đủ lực lượng Điều khiển phương tiện, áp tải, bảo vệ.
2. Người áp tải là người phụ trách chung trên đường vận chuyển, chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. tổ chức thực hiện việc giao nhận, vận chuyển theo quy định tại Thông tư này.
Trường hợp khối lượng, giá trị tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá vận chuyển lớn phải tổ chức thành đoàn xe, có một số người áp tải, thì Giám đốc chỉ định một cán bộ áp tải làm trưởng đoàn.
Điều 56. Trách nhiệm bảo vệ vận chuyển
1. Xe vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước do cảnh sát có vũ trang bảo vệ. tùy theo khối lượng, giá trị và tính chất của mỗi chuyến hàng mà ngân hàng bàn bạc, thống nhất với đơn vị cảnh sát để quyết định số lượng người đi bảo vệ. Trường hợp có một xe hàng thì ít nhất có hai cảnh sát bảo vệ.
Lực lượng bảo vệ hoặc cảnh sát bảo vệ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá có trách nhiệm: có phương án bảo vệ hàng, người và phương tiện từ khi bắt đầu nhận hàng đến khi giao hàng xong và trở về trụ sở cơ quan an toàn. chấp hành đúng quy định trong vận chuyển theo Thông tư này. xử lý các trường hợp cụ thể xảy ra, không để xe bị kiểm tra, khám xét dọc đường. Khi xảy ra sự cố mất an toàn, phải trực tiếp chiến đấu và phân công các thành viên trong đoàn cùng phối hợp bảo vệ người, tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và phương tiện.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định trách nhiệm bảo vệ, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong hệ thống.
Điều 57. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện
Người điều khiển phương tiện chịu trách nhiệm về kỹ thuật của phương tiện vận chuyển. chấp hành đúng quy định vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo Thông tư này. chấp hành luật giao thông. chủ động xin giấy ưu tiên hoặc mua vé qua cầu, phà nhanh chóng.
Điều 58. Sổ sách theo dõi vận chuyển
Đơn vị tổ chức vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải mở sổ theo dõi từng chuyến hàng, từ bố trí nhân lực, phương tiện, lịch trình vận chuyển.
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quỹ và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2014/TT-NHNN ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam (sau đây gọi là Thông tư số 37/2014/TT-NHNN)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2014/TT-NHNN
...
7. Khoản 5 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Việc in, đúc tiền của cơ sở in, đúc tiền chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.”.
8. Tên, khoản 2 và khoản 4 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 16. Quản lý chất lượng, số lượng tiền in, đúc”
“2. Việc giám sát, kiểm tra chất lượng tiền in, đúc theo hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền, quy trình công nghệ sản xuất đồng tiền và các yêu cầu kỹ thuật khác.”.
“4. Cơ sở in, đúc tiền chịu trách nhiệm về chất lượng và số lượng tiền in, đúc trong số sản phẩm tiền in, đúc theo hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả trường hợp Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hiện trong quá trình giao nhận, kiểm đếm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.”.
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02/5/2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền. bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam.
...
Chương IV IN, ĐÚC TIỀN
Điều 14. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền
1. Căn cứ vào hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế, mẫu in, đúc chuẩn đơn hình và các tài liệu liên quan, Cục Phát hành và Kho quỹ chủ trì, phối hợp với cơ sở in, đúc tiền xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tiền trình Thống đốc phê duyệt.
2. Trường hợp cần thuê tư vấn nước ngoài để xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền, Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc xem xét, quyết định. Việc lựa chọn tư vấn nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành ngân hàng.
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền là cơ sở pháp lý trong việc quản lý chất lượng tiền in, đúc.
Điều 15. In, đúc tiền
1. Việc in, đúc tiền tại cơ sở in, đúc tiền được thực hiện trên cơ sở:
a) Hợp đồng in, đúc tiền được ký giữa Ngân hàng Nhà nước và cơ sở in, đúc tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền được Thống đốc phê duyệt.
b) Mẫu in chuẩn đa hình (đối với tiền giấy) và mẫu đúc chuẩn đơn hình (đối với tiền kim loại) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tiền được Thống đốc phê duyệt.
2. Việc chế tạo bản in sản xuất, khuôn đúc sản xuất của cơ sở in, đúc tiền để thực hiện hợp đồng in, đúc tiền với Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo chính xác như bản in gốc, khuôn đúc gốc và phù hợp với số lượng tiền cần in, đúc quy định trong hợp đồng in, đúc tiền với Ngân hàng Nhà nước.
3. Trường hợp in, đúc tiền ở nước ngoài, Cục Phát hành và Kho quỹ báo cáo Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Việc lựa chọn cơ sở in, đúc tiền nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đảm bảo chất lượng đồng tiền và an ninh, an toàn trong quá trình in, đúc tiền.
4. Hợp đồng chế bản, in, đúc tiền phải quy định cụ thể trách nhiệm của cơ sở in, đúc tiền trong việc quản lý, sử dụng bản in, khuôn đúc và hồ sơ, tài liệu mật về in, đúc tiền, đảm bảo phù hợp với quy định về bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành ngân hàng và các quy định của pháp luật có liên quan.
5. Việc in, đúc tiền của cơ sở in, đúc tiền chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Quản lý chất lượng đồng tiền
1. Trong quá trình sản xuất, cơ sở in, đúc tiền phải tuân thủ quy trình công nghệ in, đúc tiền và các quy định về quản lý chất lượng trong quá trình in, đúc tiền, đảm bảo sản phẩm giao cho Ngân hàng Nhà nước đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền. Kết quả kiểm tra chất lượng của cơ sở in, đúc tiền phải thể hiện bằng văn bản, có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở in, đúc tiền.
2. Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá khả năng thực hiện hợp đồng của cơ sở in, đúc tiền về các nội dung liên quan đến quy trình công nghệ chế bản, in, đúc tiền. việc quản lý chất lượng nguyên, vật liệu chính, bán thành phẩm, thành phẩm trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng tiền in, đúc và việc đảm bảo an ninh, an toàn trong từng công đoạn sản xuất.
3. Trước khi cơ sở in, đúc tiền giao sản phẩm cho Ngân hàng Nhà nước, Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm kiểm tra chất lượng đồng tiền theo phương pháp chọn mẫu và kết quả phải được thể hiện bằng văn bản. Tiêu chuẩn kiểm tra đối với chất lượng tiền mới in, đúc do Thống đốc quyết định.
Trường hợp cần thiết, để đảm bảo sự tuân thủ về tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền, Cục Phát hành và Kho quỹ tổ chức giám định về chất lượng tiền in, đúc.
4. Cơ sở in, đúc tiền chịu trách nhiệm đối với sản phẩm có lỗi kỹ thuật hoặc thừa, thiếu về số lượng trong số sản phẩm đã được kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Việc đóng gói, niêm phong tiền mới in, đúc được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt trong ngành ngân hàng.
6. Việc quản lý seri trong quá trình in tiền, seri tiền mới in trong quá trình giao nhận tiền được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về quản lý seri tiền mới in.
Điều 17. Chi phí thiết kế mẫu tiền, chế bản và in, đúc tiền
Các khoản chi phí liên quan đến việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và in, đúc tiền thực hiện theo chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 23. Các hành vi bị cấm
1. Làm tiền giả. vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
2. Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.
3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
File gốc của Nghị định 40/2012/NĐ-CP về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang được cập nhật.
Nghị định 40/2012/NĐ-CP về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài