UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2010/QĐ-UBND | Yên Bái, ngày 31 tháng 5 năm 2010 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học - công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg ngày 30/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường công nghệ;
Căn cứ Thông tư liên tịch 2341/TTLT/BKHCNMT-BTC ngày 28/11/2000 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ;
Căn cứ Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng kinh phí và lệ phí sở hữu công nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 11/TTr-SKHCN, ngày 14 tháng 5 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành; các quy định trước đây trái với quy định của Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 17 /2010/QĐ-UBND, ngày: 31/ 5/ 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Quy định này quy định về đối tượng, nội dung, hình thức thủ tục xét duyệt, kiểm tra nghiệm thu việc hỗ trợ các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
1. Quy định này được áp dụng cho mọi đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp), có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Không áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong quy định này các thuật ngữ được hiểu như sau:
1. Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
2. Chuyển giao công nghệ là hình thức mua bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Đổi mới công nghệ, thiết bị là sự chủ động đầu tư mới, cải tiến, thay thế, thêm một phần đáng kể (cốt lõi, cơ bản) hay toàn bộ công nghệ, thiết bị.
5. Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.
6. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
7. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải thành viên của tổ chức đó.
8. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
9. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
10. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
11. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Điều 4. Các hoạt động được khuyến khích, hỗ trợ
1. Đổi mới công nghệ, thiết bị; chuyển giao công nghệ.
2. Xác lập quyền, khai thác và phát triển đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp ở trong và ngoài nước: Nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế và chỉ dẫn địa lý.
Điều 5. Nguồn kinh phí và điều kiện xét hỗ trợ kinh phí
1. Nguồn kinh phí hỗ trợ hàng năm được bố trí từ ngân sách địa phương trong dự toán chi sự nghiệp khoa học và công nghệ; từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ (nếu có), hoặc từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định.
2. Các doanh nghiệp được xét hỗ trợ tài chính cần có một trong các hoạt động nêu tại Điều 4 của quy định này.
Điều 6. Mức hỗ trợ tài chính cho hoạt động đổi mới công nghệ
1. Đổi mới công nghệ, thiết bị có giá trị trên 1.000.000.000 đồng được hỗ trợ đến 30% giá trị công nghệ, thiết bị, mức tối đa không quá 300.000.000 đồng.
2. Đổi mới công nghệ, thiết bị có giá trị trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng được hỗ trợ đến 20% giá trị công nghệ, thiết bị, mức tối đa không quá 200.000.000 đồng.
3. Đổi mới công nghệ, thiết bị có giá trị từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng được hỗ trợ đến 20% giá trị công nghệ, thiết bị, mức tối đa không quá 100.000.000 đồng.
Điều 7. Mức hỗ trợ tài chính cho hoạt động chuyển giao công nghệ
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ có giá trị trên 1.000.000.000 đồng được hỗ trợ đến 30% giá trị hợp đồng, mức tối đa không quá 300.000.000 đồng.
2. Hợp đồng chuyển giao công nghệ có giá trị trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng được hỗ trợ đến 20% giá trị hợp đồng, mức tối đa không quá 200.000.000 đồng.
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ có giá trị từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng được hỗ trợ đến 20% giá trị hợp đồng, mức tối đa không quá 100.000.000 đồng.
Điều 8. Mức hỗ trợ tài chính xác lập quyền sở hữu công nghiệp
1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp trong nước:
a) Đối với kiểu dáng công nghiệp: Mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí xác lập quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Mức hỗ trợ cho 01 kiểu dáng công nghiệp là 8.000.000 đồng.
b) Đối với nhãn hiệu hàng hoá: mức hỗ trợ cho 01 nhãn hiệu là 4.000.000 đồng.
c) Đối với nhãn hiệu tập thể: mức hỗ trợ cho 01 nhãn hiệu tập thể là 20.000.000 đồng.
d) Đối với nhãn hiệu chứng nhận: mức hỗ trợ cho 01 nhãn hiệu chứng nhận là 100.000.000 đồng.
đ) Đối với Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: Mức hỗ trợ cho 01 giải pháp hữu ích là 15.000.000 đồng.
e) Đối với sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế: Mức hỗ trợ cho 01 sáng chế là 20.000.000 đồng.
g) Đối với chỉ dẫn địa lý: Mức hỗ trợ cho 01 chỉ dẫn địa lý là 200.000.000 đồng.
2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài:
Mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ không quá 02 đối tượng sở hữu công nghiệp (Nhãn hiệu hàng hoá hoặc kiểu dáng công nghiệp) ở một quốc gia nơi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, hàng hoá. Mức hỗ trợ 100% lệ phí quốc gia (lệ phí đăng ký và lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo hộ) nước chỉ định đăng ký bảo hộ.
Điều 9. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị
1. Đơn đề nghị hỗ trợ.
2. Dự án đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị.
3. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4. Giấy chứng nhận đăng ký và nộp thuế.
5. Giấy xác nhận thực hiện chính sách đối với người lao động.
6. Hợp đồng và thanh lý hợp đồng mua sắm máy, thiết bị.
7. Hoá đơn thanh toán tiền mua máy, thiết bị và các chứng từ thanh toán khác kèm theo.
8. Biên bản nghiệm thu kết quả đổi mới công nghệ, thiết bị của Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở (doanh nghiệp).
9. Báo cáo kết quả đầu tư đổi mới công nghệ, kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước liền kề với năm đề nghị hỗ trợ.
Điều 10. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển giao công nghệ
1. Đơn đề nghị hỗ trợ.
2. Giấy xác nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ của cơ quan có thẩm quyền, kèm theo hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định.
3. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4. Giấy chứng nhận đăng ký và nộp thuế.
5. Hợp đồng và thanh lý hợp đồng chuyển giao công nghệ.
6. Hoá đơn, chứng từ thanh toán khi thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.
7. Báo cáo kết quả về việc thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ; kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước liền kề với năm đề nghị hỗ trợ.
Điều 11. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp
1. Đơn đề nghị hỗ trợ.
3. Bản mô tả nội dung đối tượng sở hữu công nghiệp đề nghị được hỗ trợ.
4. Hoá đơn, chứng từ nộp phí bảo hộ.
Điều 12. Thời gian đăng ký hỗ trợ
Doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký về Sở Khoa học và Công nghệ trước ngày 01 tháng 8 hàng năm để tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh phí hỗ trợ.
Điều 13. Hội đồng thẩm định, xét duyệt
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, xét duyệt hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp (sau đây gọi tắt là Hội đồng).
a) Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷ viên.
Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
Phó chủ tịch Hội đồng là Giám đốc sở Tài chính và 01 đại diện lãnh đạo của ngành chuyên môn.
Uỷ viên Hội đồng là những người đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và chuyên gia, cán bộ kĩ thuật có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp.
Uỷ viên thư ký Hội đồng là Trưởng phòng Quản lý Công nghệ và Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ.
b. Số lượng thành viên Hội đồng từ 7-9 thành viên.
c. Sở Khoa học và công nghệ là cơ quan thường trực của Hội đồng. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ mời các thành viên và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng. Hội đồng họp phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng.
d. Hội đồng có trách nhiệm xem xét, đánh giá, xác định nội dung hỗ trợ.
Điều 14. Quy trình làm việc của Hội đồng
1.Giới thiệu nội dung và phương thức làm việc của Hội đồng.
a) Thư ký Hội đồng đọc quyết định thành lập hội đồng; giới thiệu thành phần hội đồng, thành phần mời tham dự, các văn bản có liên quan.
b) Thư ký Hội đồng công bố danh sách các doanh nghiệp có hồ sơ đăng ký hỗ trợ đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp. Thông qua nguyên tắc, phương thức, tiêu chuẩn đánh giá, chấm điểm hồ sơ đăng ký đề nghị hỗ trợ.
2. Hội đồng tổ chức đánh giá hồ sơ.
a) Hội đồng nghe các ý kiến phản biện, đánh giá, phân tích hồ sơ.
b) Thư ký Hội đồng đọc nhận xét, đánh giá của các thành viên vắng mặt (nếu có).
c) Thành viên Hội đồng xem xét, chấm điểm bỏ phiếu (thành viên mời dự không tham gia chấm điểm, bỏ phiếu).
d) Thư ký Hội đồng kiểm phiếu và công bố kết quả.
Trong trường hợp, cùng một hồ sơ, nếu có thành viên Hội đồng cho điểm đánh giá chênh lệnh từ 30% trở lên so với điểm trung bình của số thành viên Hội đồng khác có phiếu đánh giá thì điểm của thành viên này sẽ không được chấp nhận. Kết quả đánh giá hồ sơ này chỉ dựa trên kết quả cho điểm của các thành viên còn lại của Hội đồng.
đ) Hội đồng thông qua biên bản về kết quả làm việc, thống nhất danh sách đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 15. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ
1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị và chuyển giao công nghệ được chấm theo thang điểm 100. Điểm trung bình đạt từ 70/100 điểm trở lên mới được xem xét hỗ trợ.
Riêng đối với hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị yêu cầu thêm về tiêu chí mức độ đổi mới công nghệ, thiết bị phải đạt từ 30 điểm trở lên.
a) Nhóm hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị:
Các điều kiện pháp lý: Hồ sơ có đủ theo quy định và hợp lệ (5 điểm).
Mục tiêu của dự án: Phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của tỉnh... (tối đa 10 điểm).
Mức độ đổi mới công nghệ, thiết bị: Ưu, nhược điểm của quy trình công nghệ, mức độ tiên tiến của dây chuyền công nghệ; tính mới của công nghệ, thiết bị; tính thích hợp của công nghệ, thiết bị đối với điều kiện của địa phương. Nguyên nhiên vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất, sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án đối với dây chuyền công nghệ...(tối đa 40 điểm).
Hiệu quả dự án: Chất lượng, số lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, mức độ chủ động và an toàn về mặt tài chính của dự án. Đảm bảo các khoản thu, nộp theo quy định, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động... (tối đa 15 điểm).
Về thị trường của dự án đầu tư: Chiến lược thị trường hiện tại, tương lai, khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án (tối đa 10 điểm).
Về môi trường sinh thái: Đảm bảo tiêu chuẩn nước thải, chất thải, không khí, đất, các công trình xây dựng, tạo cảnh quan, bảo vệ thiên nhiên (tối đa 10 điểm).
Trình độ, năng lực tổ chức bộ máy, kế hoạch và các biện pháp tổ chức, triển khai thực hiện dự án (tối đa 5 điểm).
Tính hợp lý của kinh phí đề nghị hỗ trợ (tối đa 5 điểm).
b) Nhóm hỗ trợ chuyển giao công nghệ:
Đầy đủ hồ sơ đăng ký đề nghị hỗ trợ chuyển giao công nghệ (30 điểm).
Nội dung cụ thể của hợp đồng chuyển giao công nghệ (kết hợp xem xét trên hồ sơ, kiểm tra, xác minh thực tế ): hiệu quả kinh tế xã hội của công nghệ được chuyển giao; sự phù hợp với chủ chương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, khả năng đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn của công nhân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý; đáp ứng các yêu cầu trong các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường; tạo ra ngành nghề, sản phẩm mới, tạo thêm việc làm, mở rộng thị trường, gia tăng giá trị sản phẩm; cung cấp tài liệu kỹ thuật liên quan đến chuyển giao công nghệ; chế độ bảo hành, bảo trì thiết bị công nghệ ... (tối đa 60 điểm).
Tính hợp lý của kinh phí đề nghị hỗ trợ (tối đa 10 điểm).
2. Đối với hồ sơ đăng ký hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp cần đầy đủ theo yêu cầu tại Điều 11 của quy định này.
1. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Tài Chính và các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, nghiệm thu thực tế tại doanh nghiệm đối với các hoạt động đổi mới công nghệ, thiết bị và chuyển giao công nghệ.
2. Đối với việc hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, kết quả thẩm định, xét duyệt của Hội đồng, đồng thời là kết quả nghiệm thu.
Điều 17. Kinh phí hoạt động của Hội đồng
Kinh phí cho hoạt động của Hội đồng được chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ được phân bổ hàng năm.
Điều 18. Quyết định kinh phí hỗ trợ
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quyết định phê duyệt Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ hàng năm, trong đó có kinh phí hỗ trợ đổi mới công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
Điều 19. Trách nhiệm của cơ quan quản lý và doanh nghiệp
1. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký đề nghị hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo kế hoạch hàng năm.
c) Chủ trì và phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan tổ chức Hội đồng thẩm định, xét duyệt và kiểm tra, đánh giá nghiệm. Ngăn chặn hành vi lợi dụng để hưởng chính sách khuyến khích ưu đãi của Nhà nước nhằm đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích và có hiệu quả.
2. Trách nhiệm của Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan:
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc phân bổ dự toán, thẩm định, xét duyệt, kiểm tra nghiệm thu việc hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị và xác lập quyền sở hữu công nghiệp đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả.
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí có trách nhiệm sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng quy định hiện hành về quản lý tài chính.
1. Cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ quyền hạn cố ý làm trái nội dung quy định tại Quyết định này gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp bị phát hiện có hành vi gian dối để được hưởng hỗ trợ theo quy định này thì phải hoàn trả toàn bộ kinh phí đã được cấp và bị xử phạt theo quy định của pháp luật./.
File gốc của Quyết định 17/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 17/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Yên Bái |
Số hiệu | 17/2010/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Văn Bình |
Ngày ban hành | 2010-05-31 |
Ngày hiệu lực | 2010-06-10 |
Lĩnh vực | Sở hữu trí tuệ |
Tình trạng | Hết hiệu lực |