ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2015/QĐ-UBND | Yên Bái, ngày 24 tháng 4 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009 và Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/02/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày 14/01/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc bàn hành Quy chế quản lý nhà nước về hoạt động sở hữu công nghiệp tỉnh Yên Bái.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
1. Quy định này quy định một số nội dung quản lý nhà nước về hoạt động sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
1. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
3. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
5. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
a) Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
7. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
9. Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí trong quá trình sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ các quy định:
b) Trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tạo ra là do thực hiện hợp đồng giữa tổ chức với tác giả hoặc tác giả sáng tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người thuộc tổ chức và trong quá trình sáng tạo có sử dụng kinh phí, phương tiện, vật chất - kỹ thuật do tổ chức cung cấp phục vụ cho mục đích sáng tạo đó trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác thì quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thuộc về tổ chức (nếu như trong hợp đồng không có điều khoản nào khác).
d) Trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật thì tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Điều 5. Hoạt động sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
a) Là chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam theo luật định.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa có tính chất, chất lượng đặc thù do yếu tố địa lý của khu vực, vùng lãnh thổ trên địa bàn thỏa mãn điều kiện được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì tổ chức tập thể, đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó trên địa bàn hoặc cơ quan quản lý hành chính ở địa phương có trách nhiệm tiến hành thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý cho hàng hóa, sản phẩm đó.
Điều 6. Hoạt động sở hữu công nghiệp trong gia công hàng hóa
1. Trong hợp đồng gia công hàng hóa, Bên nhận gia công cần có điều khoản ràng buộc đối với Bên đặt gia công, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về đối tượng sở hữu công nghiệp đối với hàng hóa đặt gia công.
a) Là Chủ sở hữu tại Việt Nam theo luật định đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan đến hàng hóa gia công.
Điều 7. Quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp trong hoạt động kinh doanh thương mại, đại lý sản phẩm
1. Trong hợp đồng thương mại, hợp đồng đại lý cần có điều khoản ràng buộc về chịu trách nhiệm pháp lý đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp của hàng hóa ủy thác.
a) Là Chủ sở hữu tại Việt Nam theo luật định đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp của hàng hóa kinh doanh.
Điều 8. Quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp trong xuất nhập khẩu hàng hóa
a) Xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa đảm bảo không vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp tại nước xuất khẩu đến.
2. Tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm bảo đảm hàng hóa nhập khẩu không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam và phải tuân thủ một trong những điều kiện sau:
b) Là Chủ sở hữu tại Việt Nam theo luật định đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan đến hàng hóa nhập khẩu.
Điều 9. Quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp trong hoạt động quảng cáo
1. Là Chủ sở hữu tại Việt Nam theo luật định đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp cần quảng cáo.
Điều 10. Quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp đối với các dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1. Tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định pháp luật, chính sách nhằm tăng cường hoạt động sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Hướng dẫn, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam và nước ngoài.
5. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động sở hữu công nghiệp tại các tổ chức, cơ sở thuộc phạm vi quản lý của mình và xử lý các hành vi xâm phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp theo quy định hiện hành; tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp theo thẩm quyền.
7. Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền các chính sách về sở hữu công nghiệp; chỉ đạo nghiệp vụ và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về sở hữu công nghiệp cho các cán bộ quản lý sở hữu công nghiệp thuộc các ngành, địa phương và cơ sở.
9. Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về sở hữu công nghiệp nhằm đảm bảo việc khai thác thông tin sở hữu công nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế - xã hội của địa phương.
11. Định kỳ hàng năm, tổng hợp hoạt động sở hữu công nghiệp của các cấp, các ngành báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ quản lý về sở hữu công nghiệp trong việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp và thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền, cụ thể như sau:
2. Khi thẩm định các dự án đầu tư và các dự án chuyển giao công nghệ có sử dụng, chuyển giao hoặc góp vốn bằng các đối tượng sở hữu công nghiệp, bí quyết công nghệ thì các vấn đề về sở hữu công nghiệp, bí quyết công nghệ phải được xem xét và có ý kiến bằng văn bản của Sở Khoa học và Công nghệ trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định.
1. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ quản lý về sở hữu công nghiệp đối với hàng hóa sản xuất, lưu thông trên thị trường.
3. Chủ trì hoặc phối hợp với các ngành chức năng trong việc thực hiện đấu tranh chống hàng giả, gian lận thương mại và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc quản lý các đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực ngành quản lý.
3. Thông tin định kỳ, đột xuất cho Sở Khoa học và Công nghệ về hoạt động sở hữu công nghiệp thuộc lĩnh vực ngành quản lý.
1. Hướng dẫn việc chấp hành chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp trong hoạt động quảng cáo.
Điều 16. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành khác
2. Rà soát, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực ngành quản lý.
Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
2. Tổ chức cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cần đảm bảo việc sử dụng tên thương mại của các tổ chức không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.
4. Rà soát, khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xác lập, quản lý và phát triển quyền sở hữu công nghiệp đối với các sản phẩm nông, lâm sản đặc sản của địa phương.
6. Thông tin định kỳ, đột xuất cho Sở Khoa học và Công nghệ về tình hình hoạt động sở hữu công nghiệp trên địa bàn.
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động sở hữu công nghiệp được các cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
File gốc của Quyết định 07/2015/QĐ-UBND Ban hành Quy định quản lý nhà nước về hoạt động sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang được cập nhật.
Quyết định 07/2015/QĐ-UBND Ban hành Quy định quản lý nhà nước về hoạt động sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Yên Bái |
Số hiệu | 07/2015/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Hoàng Xuân Nguyên |
Ngày ban hành | 2015-04-24 |
Ngày hiệu lực | 2015-05-04 |
Lĩnh vực | Sở hữu trí tuệ |
Tình trạng | Còn hiệu lực |