CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/1999/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 1999 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 26/1999/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 4 NĂM 1999 VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Điều 70 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo pháp luật;
Theo đề nghị của Trưởng ban Tôn giáo của Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
Điều 4. Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đồ được bảo đảm.
Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân được khuyến khích.
2. Tín đồ không được lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm trái pháp luật, không được hoạt động mê tín dị đoan.
2. Các hoạt động tôn giáo tại cơ sở thờ tự tôn giáo (các buổi cầu nguyện, hành lễ, giảng đạo, học tập giáo lý) đã đăng ký hàng năm và thực hiện trong khuôn viên cơ sở thờ tự thì không phải xin phép.
3. Những hoạt động tôn giáo vượt ra ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc chưa đăng ký hàng năm phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Tổ chức tôn giáo được tạo nguồn tài chính từ sự ủng hộ tự nguyện của cá nhân, tổ chức, từ những thu nhập hợp pháp khác.
Việc tổ chức quyên góp phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép. Nghiêm cấm việc ép buộc tín đồ đóng góp.
Việc quản lý, sử dụng các khoản tài chính có được từ các nguồn trên đây thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức tôn giáo hoạt động trái tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì bị đình chỉ hoạt động. Những cá nhân chịu trách nhiệm về những vi phạm đó bị xử lý theo pháp luật.
2. Đại hội, hội nghị của tổ chức tôn giáo các cấp ở địa phương phải được phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Nhà nước bảo hộ nơi thờ tự của tổ chức tôn giáo.
2. Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm giữ gìn, tu bổ nơi thờ tự.
3. Nhà, đất và các tài sản khác đã được tổ chức, cá nhân tôn giáo chuyển giao cho các cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng do thực hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tặng, hiến cho Nhà nước thì đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Việc tu bổ và sửa chữa nhỏ, không làm thay đổi cấu trúc, kiến trúc công trình thuộc cơ sở thờ tự do cơ sở thờ tự tổ chức thực hiện sau khi thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sở tại.
3. Việc sửa chữa lớn làm thay đổi cấu trúc, kiến trúc công trình tại cơ sở thờ tự, việc khôi phục công trình thờ tự bị hoang phế, bị hủy hoại do chiến tranh, thiên tai, rủi ro; việc tạo lập cơ sở thờ tự, việc xây dựng công trình thờ tự (nhà, tượng, bia, đài, tháp và các công trình nhằm mục đích thờ tự) phải được phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Việc tổ chức quyên góp để tạo nguồn tài chính cho việc xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự phải được phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Cấm in, sản xuất, kinh doanh, lưu hành, tàng trữ sách báo, văn hóa phẩm có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây chia rẽ tôn giáo, chia rẽ dân tộc, gây mất đoàn kết trong nhân dân.
1. Chức sắc, nhà tu hành tôn giáo có quyền:
Được thực hiện chức trách, chức vụ tôn giáo của mình trong phạm vi trách nhiệm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
Được Nhà nước xét khen thưởng công lao đóng góp trong sự nghiệp đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Được hưởng các quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của công dân.
2. Chức sắc, nhà tu hành tôn giáo có nghĩa vụ:
- Thực hiện đúng chức trách, chức vụ tôn giáo trong phạm vi trách nhiệm tôn giáo đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động tôn giáo trong phạm vi trách nhiệm đó;
- Động viên tín đồ chấp hành nghiêm chỉnh chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Người đang chấp hành án phạt tù hoặc đang bị quản chế hành chính không được thực hiện chức trách, chức vụ tôn giáo. Việc phục hồi chức trách, chức vụ tôn giáo của người đã hết hạn chấp hành các hình phạt kể trên phải do tổ chức tôn giáo quản lý người đó đề nghị và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
1. Chức sắc, nhà tu hành tôn giáo được hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội như mọi công dân khác.
2. Chức sắc, nhà tu hành và tổ chức tôn giáo hoạt động từ thiện theo quy định của Nhà nước. Các cơ sở từ thiện do chức sắc, nhà tu hành và tổ chức tôn giáo bảo trợ hoạt động theo sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng của Nhà nước.
1. Việc mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành tôn giáo phải được phép của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tổ chức và hoạt động của các trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành tôn giáo thực hiện theo các quy định của Ban Tôn giáo của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành tôn giáo thực hiện các quy chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước theo sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức năng của Nhà nước và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sở tại.
2. Việc tiếp nhận người nhập tu thực hiện theo quy định của Ban Tôn giáo của Chính phủ.
2. Việc phong chức cho chức sắc, nhà tu hành tôn giáo không thuộc diện nói tại khoản 1 Điều này phải được sự chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Chức sắc, nhà tu hành tôn giáo được tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài phong giáo phẩm, phong chức, bổ nhiệm phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tổ chức, cá nhân ở trong nước tham gia làm thành viên của tổ chức tôn giáo ở nước ngoài, tham gia các hoạt động tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo ở nước ngoài thực hiện theo quy định của Ban Tôn giáo của Chính phủ.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, kể cả tổ chức, cá nhân tôn giáo, vào Việt Nam để hoạt động ở các lĩnh vực không phải là tôn giáo thì không được tổ chức, điều hành hoặc tham gia tổ chức, điều hành các hoạt động tôn giáo không được truyền bá tôn giáo.
2. Các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong nước muốn nhận viện trợ thuần tuý tôn giáo phải xin phép Thủ tướng Chính phủ.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
File gốc của Nghị định 26/1999/NĐ-CP về các hoạt động tôn giáo đang được cập nhật.
Nghị định 26/1999/NĐ-CP về các hoạt động tôn giáo
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 26/1999/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành | 1999-04-19 |
Ngày hiệu lực | 1999-05-04 |
Lĩnh vực | Quyền dân sự |
Tình trạng | Còn hiệu lực |