BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch | Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2016 |
Kính gửi: Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh
1. Về quy định chung
khoản 4 Điều 3 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; khoản 1 Điều 4 Thông tư số 15/2015/TT-BTP chỉ áp dụng đối với các thủ tục đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP phải gửi văn bản yêu cầu xác minh như: cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký lại khai sinh, kết hôn.
- Trường hợp công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài yêu cầu đăng ký hộ tịch tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết. Việc ghi quốc tịch trong giấy tờ hộ tịch của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
- Việc thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú sự kiện hộ tịch đã được đăng ký theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật hộ tịch, nhằm bảo đảm nguyên tắc mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền; các giấy tờ hộ tịch được cấp do người dân cam đoan không đúng sự thật đều không có giá trị và phải thu hồi, hủy bỏ. Đồng thời, để cơ quan quản lý hộ tịch nắm rõ được tình trạng hộ tịch của cá nhân trong giai đoạn chuyển tiếp. Do vậy, đề nghị Sở Tư pháp quán triệt các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn thực hiện nghiêm túc trách nhiệm thông báo theo quy định của Luật hộ tịch; trường hợp đăng ký khai sinh không phải tại nơi thường trú của người mẹ thì cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm thông báo về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người mẹ.
Điều 14 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, theo đó Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ bỏ rơi có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ.
- Về mẫu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của một số quốc gia cấp cho công dân nước đó sử dụng trong hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã cung cấp cho các Sở Tư pháp theo Công văn số 1020/HTQTCT-HT ngày 13/02/2015 và Công văn số 4488/HTQTCT-HT ngày 21/8/2015, đề nghị Sở Tư pháp hướng dẫn các địa phương thực hiện. Trong thời gian tới, Cục sẽ trao đổi thêm với Đại sứ quán một số nước tại Việt Nam để tiếp tục cập nhật.
4. Về thủ tục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
Điều 27 và khoản 3 Điều 46 của Luật hộ tịch.
khoản 2 Điều 28 của Luật hộ tịch được hiểu: Đối với trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì ngoài việc cấp trích lục thay đổi, cải chính, thì cơ quan đăng ký hộ tịch còn phải ghi những nội dung thay đổi, cải chính vào mặt sau Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp người có yêu cầu không còn bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì giải quyết yêu cầu thay đổi, cải chính trong Sổ đăng ký khai sinh, Sổ đăng ký kết hôn. Sau khi thay đổi, cải chính hộ tịch, Cơ quan đăng ký hộ tịch căn cứ vào Sổ hộ tịch cấp bản sao trích lục khai sinh, bản sao trích lục kết hôn có nội dung đã được thay đổi, cải chính cho người có yêu cầu.
Điều 29 Luật hộ tịch. Trường hợp yêu cầu bổ sung ngày, tháng sinh cho người không có Giấy chứng sinh nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân, nhưng ngày, tháng sinh trong các giấy tờ đó không thống nhất thì cơ quan đăng ký hộ tịch vận dụng quy định tại khoản 5 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP để xác định ngày, tháng sinh.
khoản 4 Điều 27 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 và khoản 2 Điều 22 Thông tư số 15/2015/TT-BTP để xác định ngày, tháng sinh, cụ thể như sau: Nếu không xác định được ngày sinh thì ghi ngày đầu tiên của tháng sinh; nếu không xác định được ngày, tháng sinh thì ghi ngày 01 tháng 01 của năm sinh.
- Theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì chỉ cấp 01 bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho mỗi lần yêu cầu (với mục đích cụ thể) của người dân. Do vậy, đề nghị Sở Tư pháp chỉ đạo, quán triệt Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đúng các quy định của Nghị định.
Điều 4 Thông tư số 15/2015/TT-BTP.
- Trường hợp công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian thường trú ở trong nước thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú trước khi xuất cảnh của người đó thực hiện cấp xác nhận tình trạng hôn nhân.
Thẩm quyền ghi chú ly hôn tại nơi cư trú theo quy định của Điều 38 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP được hiểu là nơi cư trú của cá nhân tại thời điểm yêu cầu ghi chú ly hôn.
7. Đăng ký nhận cha, mẹ, con
Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT-BTP, do vậy, đề nghị Sở Tư pháp chủ động nghiên cứu để hướng dẫn cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện.
Việc xác định nội dung đăng ký lại khai sinh được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư số 15/2015/TT-BTP; trường hợp cha, mẹ của người được đăng ký lại khai sinh đã chết thì người có yêu cầu đăng ký lại khai sinh phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc cha, mẹ chết; nội dung được xác định theo giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư số 15/2015/TT-BTP; phần ghi về nơi cư trú của cha, mẹ trong Giấy khai sinh của người con ghi “đã chết”.
Trên đây là ý kiến của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực để Sở Tư pháp triển khai, thực hiện./.
- Như trên;
- Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc (để b/cáo);
- Cục trưởng (để b/cáo);
- Cổng thông tin điện tử BTP (để đăng tải);
- Lưu: VT (Hải).
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Trần Thị Lệ Hoa
File gốc của Công văn 745/HTQTCT-HT năm 2016 hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành đang được cập nhật.
Công văn 745/HTQTCT-HT năm 2016 hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực |
Số hiệu | 745/HTQTCT-HT |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Trần Thị Lệ Hoa |
Ngày ban hành | 2016-04-28 |
Ngày hiệu lực | 2016-04-28 |
Lĩnh vực | Quyền dân sự |
Tình trạng | Còn hiệu lực |