NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/1999/QĐ-NHNN5 | Hà Nội, ngày 08 tháng 2 năm 1999 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ vào Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ vào Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ tài chính,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố; Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Trần Minh Tuấn (Đã ký) |
VỀ VIỆC PHÂN LOẠI TÀI SẢN "CÓ", TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48 /1999/QĐ-NHNN5 ngày 08 tháng 02 năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
2. Dự phòng rủi ro là khoản dự phòng được hạch toán vào chi phí hoạt động thông qua việc trích lập dự phòng cho phần giá trị tài sản "Có" có khả năng không thể thu hồi được.
Điều 3. Trong vòng 25 ngày làm việc đầu tiên của mỗi năm, tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại tài sản "Có" và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro. Riêng năm 1999 thực hiện trong vòng 25 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định ban hành Quy định này có hiệu lực thi hành.
Điều 4. Mọi rủi ro sau khi đã được xử lý bằng dự phòng, tổ chức tín dụng phải mở sổ theo dõi và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để.
1. Phân loại tài sản "Có"
Tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại tài sản "Có" hoạt động ngân hàng theo quy định sau đây:
1. Tài sản "Có" của hoạt động cấp tín dụng được phân nhóm như sau:
Nhóm 1 gồm :
- Những khoản cho vay chưa đến hạn trả nợ (kể cả kỳ hạn nợ gia hạn);.
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác chưa đến hạn thanh toán.
- Những khoản cho thuê tài chính chưa đến hạn trả tiền thuê.
Nhóm 2 gồm:
- Những khoản cho vay có bảo đảm quá hạn trả nợ dưới 180 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm quá hạn trả nợ dưới 90 ngày.
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán trong thời gian dưới 30 ngày.
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày.
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê trong thời gian dưới 180 ngày.
Nhóm 3 gồm:
- Những khoản cho vay có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 180 ngày đến dưới 360 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 90 ngày đến dưới 180 ngày.
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 180 ngày đến dưới 360 ngày.
Nhóm 4 gồm:
- Những khoản cho vay có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 360 ngày trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 180 ngày trở lên.
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên.
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 90 ngày trở lên.
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 360 ngày trở lên.
2. Tài sản "Có" của các dịch vụ thanh toán đối với khách hàng được phân chung vào một nhóm.
2. Trích lập dự phòng
1. Tỷ lệ trích dự phòng áp dụng cho tài sản "Có":
- Đối với hoạt động cấp tín dụng:
Nhóm 1: 0%
Nhóm 2: 20%
Nhóm 3: 50%
Nhóm 4: 100%.
- Đối với các dịch vụ thanh toán : 0,1%.
2. Số tiền dự phòng phải trích lập của tổ chức tín dụng bao gồm :
- Số tiền dự phòng cho hoạt động cấp tín dụng được xác định trên cơ sở tỷ lệ trích dự phòng và tài sản "Có" từng nhóm của hoạt động cấp tín dụng;
- Số tiền dự phòng cho các dịch vụ thanh toán đối với khách hàng được xác định trên cơ sở tỷ lệ trích dự phòng và tài sản "Có" của các dịch vụ thanh toán đối với khách hàng.
2. Số tiền dự phòng sau khi xử lý rủi ro còn lại tại thời điểm 31/12 hàng năm, tổ chức tín dụng phải hoàn lại để giảm số tiền dự phòng đã trích.
Điều 8. Trường hợp tổ chức tín dụng Nhà nước thực hiện việc trích lập dự phòng theo Quy định này dẫn tới kết quả kinh doanh năm đó lỗ thì tổ chức tín dụng đó phải lập phương án khắc phục gửi Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước xem xét.
3. Sử dụng dự phòng
Điều 9. Tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý các rủi ro trong hoạt động ngân hàng sau khi đã tận thu mọi khoản thu, yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của mình, phát mại tài sản cầm cố, thế chấp (nếu có) và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.
Điều 10. Rủi ro xảy ra trong các trường hợp sau đây được xem xét, xử lý:
1. Khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, người phát hành thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác, người bảo lãnh thương phiếu, bên thuê tài chính, người được bảo lãnh, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là các tổ chức bị phá sản, giải thể hoặc không thực hiện được nghĩa vụ do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc do Nhà nước thay đổi cơ chế, chính sách.
2. Cá nhân vay vốn, bảo lãnh vay vốn, thuê tài chính, được phục vụ dịch vụ thanh toán đã chết, mất tích, bị toà án kết án tù giam trên 1 năm hoặc không thực hiện được nghĩa vụ do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc do Nhà nước thay đổi cơ chế, chính sách.
2. Hội đồng xử lý rủi ro căn cứ vào các quy định của Quy định này, Điều lệ của tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để xử lý rủi ro xảy ra đối với các trường hợp quy định tại Điều 10 Quy định này khi có đủ hồ sơ pháp lý quy định tại Điều 12 Quy định này và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật.
Điều 12. Hồ sơ pháp lý để làm căn cứ xử lý rủi ro bao gồm :
1. Hồ sơ về cho vay; chiếu khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính; các dịch vụ thanh toán và các giấy tờ khác của các rủi ro được xử lý theo quy định tại Điều 10 của Quy định này.
2. Bản xác nhận về khả năng tài chính của các đối tượng được cấp tín dụng, dịch vụ thanh toán của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan quản lý tài chính.
3. Ngoài các hồ sơ trên, trong từng trường hợp cụ thể phải có thêm các hồ sơ pháp lý sau đây:
a/ Đối với trường hợp các tổ chức bị phá sản hoặc giải thể:
- Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của toà án hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ( bản sao );
- Biên bản xử lý tài sản của doanh nghiệp bị phá sản hoặc biên bản thanh lý tài sản của doanh nghiệp bị giải thể.
b/ Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn hoặc do Nhà nước thay đổi cơ chế, chính sách:
- Xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về việc tổ chức, cá nhân không có khả năng thực hiện được nghĩa vụ trả nợ do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn hoặc do Nhà nước thay đổi cơ chế, chính sách.
- Biên bản kiểm tra, xác định số tiền bị tổn thất có xác nhận của Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền theo pháp luật quy định.
c/ Đối với trường hợp khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, bên thuê tài chính, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là cá nhân đã chết hoặc được Toà án tuyên bố là đã chết (theo quy định của Điều 91, Bộ Luật dân sự ) mà không còn tài sản để trả nợ:
- Giấy khai tử có xác nhận của Chính quyền địa phương có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Toà án có thẩm quyền theo pháp luật quy định ( bản sao );
- Giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường về việc cá nhân không còn tài sản để trả nợ.
d/ Đối với trường hợp khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, bên thuê tài chính, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là cá nhân bị mất tích theo quy định tại Điều 88, Bộ Luật dân sự mà không còn tài sản để trả nợ sau khi đã xử lý tài sản của người mất tích theo quy định tại Điều 89, Bộ Luật dân sự:
- Quyết định tuyên bố mất tích của Toà án nhân dân có thẩm quyền ( bản sao );
- Giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường về việc cá nhân không còn tài sản để trả nợ.
đ/ Đối với trường hợp khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, bên thuê tài chính, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là cá nhân bị Toà án kết án tù giam trên 1 năm :
- Bản án hoặc trích lục bản án của Toà án ( bản sao );
- Các văn bản xác nhận không còn tài sản để trả nợ của cơ quan thi hành án, của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi người bị kết án cư trú.
4. Hạch toán, báo cáo, xử lý vi phạm
Điều 14. Tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán việc trích lập, sử dụng dự phòng và số tiền thu hồi được sau khi sử dụng dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1. Báo cáo phân loại tài sản "Có", trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng:
a) Trước ngày 30 của tháng đầu tiên hàng năm , tổ chức tín dụng báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính ( theo Mẫu biểu số 1A đính kèm ):
- Tổ chức tín dụng nhà nước gửi Ngân hàng Nhà nước ( Thanh tra Ngân hàng ), Bộ Tài chính;
- Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh với nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam gửi Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng), Bộ Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và cơ quan tài chính tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở;
- Tổ chức tín dụng khác gửi cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan tài chính Tỉnh, Thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở.
b) Trước ngày 5 của tháng thứ hai hàng năm, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố tổng hợp các báo cáo của các tổ chức tín dụng khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này gửi về Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng), Bộ Tài chính (theo Mẫu biểu số 1B đính kèm).
2. Báo cáo sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng:
a) Trước ngày 10 của tháng đầu của quý hiện hành, Tổ chức tín dựng gửi báo cáo sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro quý trước cho Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính (theo Mẫu biểu số 2A đính kèm):
- Tổ chức tín dụng nhà nước gửi Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng ), Bộ Tài chính;
- Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh với nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam gửi Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng), Bộ Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và cơ quan tài chính tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở;
- Tổ chức tín dụng khác gửi cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan tài chính Tỉnh, Thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở.
b) Trước ngày 15 của tháng đầu của quý hiện hành, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố tổng hợp báo cáo của các Tổ chức tín dụng khác quy định tại điểm a khoản 2 Điều này gửi về Ngân hàng Nhà nước ( Thanh tra Ngân hàng), Bộ Tài chính ( theo Mẫu biểu số 2B đính kèm ).
2. Tổ chức tín dụng, cá nhân vi phạm các quy định tại Quy định này, tuỳ theo mức độ vi phạm, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 17. Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong Quy định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính.
TỔ CHỨC TÍN DỤNG ............................. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHÂN LOẠI TÀI SẢN "CÓ", TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Năm ............
Đơn vị tính : Triệu đồng
|
|
I. Phân loại tài sản "Có": |
|
1. Tài sản "Có" của hoạt động cấp tín dụng: |
|
Nhóm 1 gồm: |
|
- Những khoản cho vay chưa đến hạn trả nợ (kể cả kỳ hạn nợ gia hạn). | . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác chưa đến hạn thanh toán. | . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
- Những khoản cho thuê tài chính chưa đến hạn trả tiền thuê. | . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
Nhóm 2 gồm: |
|
- Những khoản cho vay có bảo đảm quá hạn trả nợ dưới 180 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm quá hạn trả nợ dưới 90 ngày. | . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán trong thời gian dưới 30 ngày. | . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày. | . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê trong thời gian dưới 180 ngày. | . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
Nhóm 3 gồm: |
|
- Những khoản cho vay có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 180 ngày đến dưới 360 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 90 ngày đến dưới 180 ngày. | . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 30 ngày đến dưới 90 ngày. | . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến dưới 90 ngày. | . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
|
|
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 180 ngày đến dưới 360 ngày. | . . . . . . . . . . . . . . . . . |
Nhóm 4 gồm: |
|
- Những khoản cho vay có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 360 ngày trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 180 ngày trở lên. | . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên. | . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 90 ngày trở lên. | . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 360 ngày trở lên. | . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
2. Tài sản "Có" của các dịch vụ thanh toán đối với khách hàng. | . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
II. Trích lập dự phòng: |
|
Tổng số tiền trích lập dự phòng | . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
Lập biểu | Kiểm soát | ......, ngày .... tháng... năm... Tổng giám đốc (Giám đốc) |
TỈNH, TP ............. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHÂN LOẠI TÀI SẢN "CÓ", TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Năm ............
Đơn vị tính : Triệu đồng
| TCTD 1 | TCTD ... | Tổng cộng |
I. Phân loại tài sản "Có": |
|
|
|
1. Tài sản "Có" của hoạt động cấp tín dụng: |
|
|
|
Nhóm 1 gồm : |
|
|
|
- Những khoản cho vay chưa đến hạn trả nợ (kể cả kỳ hạn nợ gia hạn). | . . . . . . . | . . . . . . . | . . . . . . . |
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác chưa đến hạn thanh toán. | . . . . . . | . . . . . . | . . . . . . . |
- Những khoản cho thuê tài chính chưa đến hạn trả tiền thuê. | . . . . . . | . . . . . . | . . . . . . . |
Nhóm 2 gồm: |
|
|
|
- Những khoản cho vay có bảo đảm quá hạn trả nợ dưới 180 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm quá hạn trả nợ dưới 90 ngày. | . . . . . . | . . . . . . | . . . . . . . |
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán trong thời gian dưới 30 ngày. | . . . . . . | . . . . . . | . . . . . . . |
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày. | . . . . . . | . . . . . . | . . . . . . . |
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê trong thời gian dưới 180 ngày. | . . . . . . | . . . . . . | . . . . . . . |
Nhóm 3 gồm: |
|
|
|
- Những khoản cho vay có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 180 ngày đến dưới 360 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 90 ngày đến dưới 180 ngày. | . . . . . . | . . . . . . | . . . . . . . |
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 30 ngày đến dưới 90 ngày. | . . . . . . | . . . . . . | . . . . . . . |
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến dưới 90 ngày. | . . . . . . | . . . . . . | . . . . . . . |
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 180 ngày đến dưới 360 ngày. | . . . . . . | . . . . . . | . . . . . . . |
Nhóm 4 gồm: |
|
|
|
- Những khoản cho vay có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 360 ngày trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm đã quá hạn trả nợ từ 180 ngày trở lên. | . . . . . . | . . . . . . | . . . . . . . |
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên. | . . . . . . | . . . . . . | . . . . . . . |
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 90 ngày trở lên. | . . . . . . | . . . . . . | . . . . . . . |
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 360 ngày trở lên. | . . . . . . | . . . . . . | . . . . . . . |
2. Tài sản "Có" của các dịch vụ thanh toán đối với khách hàng. | . . . . . . | . . . . . . | . . . . . . . |
II. Trích lập dự phòng: |
|
|
|
Tổng số tiền trích lập dự phòng | . . . . . . | . . . . . . | . . . . . . . |
Lập biểu | Kiểm soát | ......, ngày .... tháng... năm... Giám đốc |
TỔ CHỨC TÍN DỤNG ............................. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Quý ........ năm ............
Đơn vị tính: Triệu đồng
|
|
I. Tổng số tiền dự phòng trong năm | . . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
II. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong Quý ..... | . . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
Trong đó: |
|
a/ Đối với trường hợp các tổ chức bị phá sản | . . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
b/ Đối với trường hợp các tổ chức bị giải thể | . . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
c/ Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn hoặc do Nhà nước thay đổi cơ chế, chính sách. | . . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
d/ Đối với trường hợp khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, bên thuê tài chính, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là cá nhân đã chết hoặc được Toà án tuyên bố là đã chết (theo quy định của Điều 91, Luật dân sự ) mà không còn tài sản để trả nợ. | . . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
đ/ Đối với trường hợp khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, bên thuê tài chính, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là cá nhân bị mất tích theo quy định tại Điều 88, Luật dân sự mà không còn tài sản để trả nợ sau khi đã xử lý tài sản của người mất tích theo quy định tại Điều 89, Luật dân sự. | . . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
e/ Đối với trường hợp khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, bên thuê tài chính, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là cá nhân bị Toà án kết án tù giam trên 1 năm . | . . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
III. Số tiền thu hồi được đã hoàn nhập vào thu nhập bất thường trong Quý. | . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
IV. Tổng số tiền đã xử lý rủi ro chưa thu hồi được đến thời điểm báo cáo ( số luỹ kế ) | . . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
Lập biểu | Kiểm soát | ......, ngày .... tháng... năm... Tổng giám đốc (Giám đốc) |
TỈNH, TP ............. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Quý ........ năm ............
Đơn vị tính: Triệu đồng
| TCTD 1 | TCTD ... | Tổng cộng |
I. Tổng số tiền dự phòng trong năm | . . . . . . . | . . . . . . . | . . . . . . . . . |
II. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong Quý ...... | . . . . . . . | . . . . . . . | . . . . . . . . . |
Trong đó: |
|
|
|
a/ Đối với trường hợp các tổ chức bị phá sản | . . . . . . . | . . . . . . . | . . . . . . . . . |
b/ Đối với trường hợp các tổ chức bị giải thể | . . . . . . . | . . . . . . . | . . . . . . . . . |
c/ Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn hoặc do Nhà nước thay đổi cơ chế, chính sách. | . . . . . . . | . . . . . . . | . . . . . . . . . |
d/ Đối với trường hợp khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, bên thuê tài chính, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là cá nhân đã chết hoặc được Toà án tuyên bố là đã chết (theo quy định của Điều 91, Luật dân sự ) mà không còn tài sản để trả nợ. | . . . . . . . | . . . . . . . | . . . . . . . . . |
đ/ Đối với trường hợp khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, bên thuê tài chính, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là cá nhân bị mất tích theo quy định tại Điều 88, Luật dân sự mà không còn tài sản để trả nợ sau khi đã xử lý tài sản của người mất tích theo quy định tại Điều 89, Luật dân sự. | . . . . . . . | . . . . . . . | . . . . . . . . . |
e/ Đối với trường hợp khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, bên thuê tài chính, người được phục vụ dịch vụ thanh toán là cá nhân bị Toà án kết án tù giam trên 1 năm . | . . . . . . . | . . . . . . . | . . . . . . . . . |
III. Số tiền thu hồi được đã hoàn nhập vào thu nhập bất thường trong Quý. | . . . . . . . | . . . . . . . | . . . . . . . . . |
IV. Tổng số tiền đã xử lý rủi ro chưa thu hồi được đến thời điểm báo cáo ( số luỹ kế ). | . . . . . . . | . . . . . . . | . . . . . . . . . |
Lập biểu | Kiểm soát | ......, ngày .... tháng... năm... Giám đốc |
File gốc của Quyết định 48/1999/QĐ-NHNN5 về việc phân loại tài sản “Có” trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 48/1999/QĐ-NHNN5 về việc phân loại tài sản “Có” trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Ngân hàng Nhà nước |
Số hiệu | 48/1999/QĐ-NHNN5 |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Trần Minh Tuấn |
Ngày ban hành | 1999-02-08 |
Ngày hiệu lực | 1999-02-23 |
Lĩnh vực | Tài chính - Ngân hàng |
Tình trạng | Hết hiệu lực |