THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 177/2007/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2007 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NHIÊN LIỆU SINH HỌC ĐẾN NĂM 2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
QUYẾT ĐỊNH:
Phát triển nhiên liệu sinh học, một dạng năng lượng mới, tái tạo được để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
a. Giai đoạn đến năm 2010:
- Xây dựng lộ trình sử dụng nhiên liệu sinh học để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch đang sử dụng trong ngành giao thông vận tải, các ngành công nghiệp khác và mô hình thí điểm phân phối nhiên liệu sinh học tại một số tỉnh, thành phố;
- Quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu để sản xuất cồn, dầu, mỡ động, thực vật (mía, sắn, ngô, cây có dầu, mỡ động vật tận thu,…) để sản xuất nhiên liệu sinh học;
- Đến năm 2010, xây dựng và phát triển được các mô hình sản xuất thử nghiệm và sử dụng nhiên liệu sinh học quy mô 100 nghìn tấn E5 và 50 nghìn tấn B5/năm bảo đảm đáp ứng 0,4% nhu cầu xăng dầu của cả nước;
b. Giai đoạn 2011 – 2015:
- Phát triển sản xuất và sử dụng rộng rãi nhiên liệu sinh học để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất nhiên liệu sinh học và mạng lưới phân phối cho mục đích giao thông và sản xuất công nghiệp khác;
- Ứng dụng thành công công nghệ lên men hiện đại để đa dạng hóa các nguồn nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa sinh khối thành nhiên liệu sinh học;
- Đào tạo được một đội ngũ cán bộ chuyên sâu về những lĩnh vực chủ yếu liên quan đến quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học và đào tạo phổ cập lực lượng công nhân kỹ thuật đáp ứng nguồn nhân lực cho quá trình phát triển nhiên liệu sinh học.
Công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học ở nước ta đạt trình độ tiên tiến trên thế giới. Sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước.
1. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R-D), triển khai sản xuất thử sản phẩm (P) phục vụ phát triển nhiên liệu sinh học:
- Tiếp cận và làm chủ được cộng nghệ phối trộn xăng, condensat, nafta, diesel dầu mỏ với ethanol, diesel sinh học và phụ gia để tạo ra xăng E5 (95% xăng dầu mỏ truyền thống và 5% ethanol) và dầu diesel B5 (95% diesel dầu mỏ truyền thống và 5% diesel sinh học) và đưa vào hoạt động các cơ sở pha chế công suất 100 nghìn tấn E5 và 50 nghìn tấn B5/năm. Phát triển mạng lưới phân phối và tiêu thụ sản phẩm trên phạm vi cả nước với hạt nhân là các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,…;
- Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và tổ chức sản xuất, tiêu thụ diesel sinh học từ các nguồn dầu, mỡ động, thực vật đạt tiêu chuẩn để phối trộn với diesel dầu mỏ tạo ra sản phẩm diesel B5. Phát triển các cơ sở sản xuất diesel sinh học theo quy mô phù hợp với vùng, nguồn nguyên liệu bảo đảm cung cấp đủ diesel sinh học cho việc phối chế B5;
- Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và triển khai sản xuất các chất phụ gia, hóa chất cần thiết phục vụ việc pha chế nhiên liệu sinh học với xăng dầu hóa thạch truyền thống bảo đảm yêu cầu về chất lượng nhiên liệu và an toàn đối với môi trường.
- Thành lập và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhiên liệu sinh học; ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm nhiên liệu sinh học;
3. Xây dựng tiềm lực phục vụ phát triển nhiên liệu sinh học:
- Đào tạo ngắn hạn với thời gian từ 6 đến 12 tháng để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ khoa học công nghệ chuyên ngành tại các nước có nền công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học phát triển;
- Đào tạo các công nhân kỹ thuật có tay nghề cao về công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án tại các doanh nghiệp và địa phương;
b. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa máy móc, thiết bị:
- Đầu tư và đưa vào sử dụng một số phòng thí nghiệm tiên tiến, bảo đảm đủ năng lực, phục vụ có hiệu quả các đối tượng nghiên cứu về nguyên liệu, công nghệ sản xuất và phối chế, đặc biệt ưu tiên các nghiên cứu định hướng kỹ thuật, nhanh chóng tạo ra sản phẩm và có tiềm năng phát triển thành sản xuất lớn công nghiệp;
4. Hợp tác quốc tế:
- Triển khai, thực hiện khoảng 20 đề tài, dự án hợp tác quốc tế với các tổ chức, cá nhân nhà khoa học và công nghệ nước ngoài để phát triển nghiên cứu, sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học ở nước ta.
1. Đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, khuyến khích thực hiện chuyển giao công nghệ và tạo lập môi trường đầu tư phát triển sản xuất nhiên liệu sinh học:
- Khuyến khích việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao công nghệ trong nước và nhập khẩu các công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học, hóa chất phụ gia phục vụ phối chế nhiên liệu từ các nước tiên tiến nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nhiên liệu sinh học;
2. Tăng cường đầu tư và đa dạng hóa các nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án:
- Tổng vốn ngân sách nhà nước chi cho việc triển khai, thực hiện các nội dung của Đề án trong 9 năm (2007 – 2015) dự kiến khoảng 259,2 tỷ đồng (trung bình mỗi năm 28,8 tỷ đồng). Nguồn vốn này chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ về nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nghiên cứu cải tiến, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của nhiên liệu sinh học, sản xuất thử sản phẩm, hỗ trợ các dự án chuyển giao công nghệ sản xuất quy mô công nghiệp các sản phẩm nhiên liệu sinh học; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị; đào tạo nguồn nhân lực; hợp tác quốc tế và một số nội dung khác có liên quan thuộc Đề án;
3. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển nhiên liệu sinh học:
- Tích cực triển khai quy hoạch và áp dụng các giải pháp đồng bộ phát triển vùng nguyên liệu sinh khối theo hướng phát triển bền vững khép kín từ khâu giống đến khâu kỹ thuật canh tác, tổ chức sản xuất sinh khối cung cấp cho các cơ sở sản xuất nhiên liệu sinh học, đồng thời quy hoạch mới các cơ sở sản xuất nhiên liệu theo hướng chế biến, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm có chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh cao đáp ứng yêu cầu thị trường;
4. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để phát triển nhiên liệu sinh học:
Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học được hưởng các ưu đãi tối đa về thuê đất, sử dụng đất trong thời gian 20 năm. Nguyên liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học được miễn thuế nhập khẩu. Nguyên liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nhiên liệu sinh học được hưởng thuế suất nhập khẩu ở mức thấp nhất;
- Đẩy mạnh việc xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư và khuyến khích nhân tài tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu sinh học theo hướng bền vững. Trong giai đoạn 2007 – 2015, sinh viên mới tốt nghiệp được tuyển dụng vào các cơ sở sản xuất, các cơ quan nghiên cứu về nhiên liệu sinh học được ưu tiên xét tuyển trong các chương trình đào tạo, thực tập nâng cao nghề nghiệp trong nước và ở ngoài nước;
- Đẩy mạnh việc thực thi nghiêm chỉnh và đầy đủ các quy định về sở hữu trí tuệ trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đối với chủng vi sinh vật, giống cây trồng, quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị,… của công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học.
- Tăng cường hợp tác song phương, mở rộng hợp tác đa phương với các nước có ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học phát triển, với các tổ chức, cá nhân nước ngoài giàu tiềm lực để học hỏi kinh nghiệm trong việc phát triển nhiên liệu sinh học;
6. Nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển nhiên liệu sinh học:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Đề án, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; chủ trì tổ chức hội nghị tổng kết vào cuối năm 2010 để đánh giá kết quả trong 3 năm đầu thực hiện Đề án nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, làm cơ sở cho việc triển khai Đề án trong giai đoạn 2011 – 2015;
- Chủ trì xây dựng danh mục được hưởng ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực phát triển nhiên liệu sinh học và cơ chế áp dụng chính sách ưu đãi;
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng hệ thống cung ứng và phân phối sản phẩm nhiên liệu sinh học;
- Bộ trưởng Bộ Công thương thành lập Ban điều hành liên ngành để tổ chức thực hiện “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” do lãnh đạo Bộ Công thương làm Trưởng ban. Thành phần, quy chế hoạt động của Ban Điều hành liên ngành và Văn phòng giúp việc do Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học;
3. Bộ Khoa học và Công nghệ:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học; các văn bản liên quan đến sở hữu trí tuệ (bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả), các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực này).
- Cân đối, bố trí và hướng dẫn sử dụng kế hoạch vốn hàng năm và dài hạn để thực hiện có hiệu quả và đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ của Đề án;
5. Bộ giáo dục và Đào tạo:
6. Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân: có nhu cầu tham gia thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án tiến hành đăng ký với Bộ Công thương để được xem xét, giải quyết.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty 91
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
Các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KG (5b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
File gốc của Quyết định 177/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 177/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 177/2007/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành | 2007-11-20 |
Ngày hiệu lực | 2007-12-12 |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
Tình trạng | Còn hiệu lực |