CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15-CP | Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 1996 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 15-CP NGÀY 19 THÁNG 3 NĂM 1996 VỀ VIỆC QUẢN LÝ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về thức ăn chăn nuôi;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Trong Nghị định này những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vật nuôi gồm các loại gia súc, gia cầm, ong, tằm, thuỷ sản.
2. Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm đã qua chế biến công nghiệp có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, hoá chất, khoáng chất cung cấp cho vật nuôi các chất dinh dưỡng để bảo đảm cho hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
3. Nguyên liệu thức ăn, hay thức ăn đơn là các loại sản phẩm dùng để chế biến thành thức ăn chăn nuôi.
4. Thức ăn bổ sung là loại vật chất cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối thêm các chất cần thiết cho cơ thể vật nuôi.
5. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp nhiều thức ăn đơn được phối chế theo công thức, bảo đảm có đủ các chất dinh dưỡng duy trì được đời sống và sức sản xuất của vật nuôi không cần cho thêm loại thức ăn nào khác ngoài nước uống.
6. Thức ăn giàu đạm là thức ăn có hàm lượng protein thô trên 35% tính theo trọng lượng vật chất khô.
7. Thức ăn đậm đặc là thức ăn giàu đạm có hàm lượng cao về protein, khoáng, vitamin, axít amin và kháng sinh.
8. Premix là hỗn hợp chất dinh dưỡng cùng với chất mang (chất đệm).
9. Khẩu phần hàng ngày là lượng thức ăn cần thiết đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong một ngày đêm cho một vật nuôi theo từng giai đoạn để duy trì, phát triển đảm bảo đạt năng suất nhất định.
10. Thức ăn hàng hoá là thức ăn được lưu thông, tiêu thụ trên thị trường.
Điều 3.- Nhà nước đầu tư vốn ngân sách vào việc:
1. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo đảm hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi;
2. Đào tạo cán bộ chuyên ngành về thức ăn chăn nuôi làm nhiệm vụ kiểm nghiệm đánh giá chất lượng thức ăn, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng thức ăn cho vật nuôi.
2. Có điều kiện hoặc phương tiện kiểm tra chất lượng nguyên liệu và sản phẩm trước khi xuất xưởng.
3. Có nhân viên kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất và kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi.
Điều 8.- Thức ăn xuất xưởng phải qua kiểm nghiệm, ghi kết quả kiểm nghiệm và lưu mẫu để theo dõi.
Điều 12.- Cấm sản xuất, kinh doanh các loại thức ăn chăn nuôi sau đây:
1. Thức ăn kém phẩm chất hoặc quá hạn;
2. Thức ăn không đăng ký hoặc đã bị đình chỉ, thu hồi đăng ký;
3. Thức ăn đựng trong bao bì không đúng quy cách, không có nhãn hiệu;
4. Thức ăn chăn nuôi có trong danh mục không được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định đối với thức ăn chăn nuôi thuộc ngành nông nghiệp; Bộ trưởng Bộ thuỷ sản quy định thức ăn chăn nuôi thuộc ngành thuỷ sản;
5. Thức ăn chăn nuôi có hoạt tính hoócmôn hoặc kháng hoócmôn, hoặc các độc tố và các chất có hại trên mức quy định.
1. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích sản xuất, nâng cao chất lượng thức ăn chăn nuôi;
2. Quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi;
3. Xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về thức ăn chăn nuôi để cơ quan có thẩm quyền ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam;
4. Kiểm tra, thanh tra chất lượng thức ăn chăn nuôi;
5. Hàng năm công bố danh mục thức ăn và nguyên liệu thức ăn không được phép sản xuất, kinh doanh;
6. Chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư chương trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch sản xuất, chế biến thức ăn cho các động vật nuôi. Ban hành các văn bản hướng dẫn các ngành, các địa phương và các cơ sở về quản lý thức ăn chăn nuôi.
1. Tổ chức quản lý thức ăn chăn nuôi trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với thức ăn chăn nuôi ngành nông nghiệp, của Bộ Thuỷ sản đối với thức ăn chăn nuôi ngành thuỷ sản;
2. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc quản lý Nhà nước về thức ăn chăn nuôi tại địa phương;
3. Quyết định việc xét cấp hoặc thu hồi giấy phép sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại địa phương trong phạm vi thẩm quyền của mình;
4. Kiểm tra và xử lý các vi phạm về quản lý thức ăn chăn nuôi ở địa phương.
Điều 23.- Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi có nhiệm vụ:
1. Kiểm tra chất lượng thức ăn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong chăn nuôi;
2. Giải quyết các tranh chấp về chất lượng thức ăn chăn nuôi;
3. Kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi, cấp giấy chứng nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi.
Việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng thức ăn có giá trị pháp lý kể cả khi vắng mặt chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Người lấy mẫu phải lập biên bản lấy mẫu và để lại một mẫu ở nơi lấy mẫu (có niêm phong).
Người có hành vi vi phạm các quy định trong Nghị định này, tuỳ theo mức độ gây thiệt hại cho Nhà nước và cho tổ chức, cá nhân sẽ bị xử phạt và bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản theo chức năng và quyền hạn của mình phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra thi hành Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
File gốc của Nghị định 15-CP năm 1996 về việc quản lý thức ăn chăn nuôi đang được cập nhật.
Nghị định 15-CP năm 1996 về việc quản lý thức ăn chăn nuôi
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 15-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành | 1996-03-19 |
Ngày hiệu lực | 1996-03-19 |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
Tình trạng | Hết hiệu lực |