BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v phân định trách nhiệm giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Nông nghiệp và PTNT trong vấn đề quản lý lưu vực sông | Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2005 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG, BẢN CHẤT VÀ NỘI DUNG CỦA CƠ CHẾ QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG
2. Quản lý tổng hợp lưu vực sông và quản lý tổng hợp tài nguyên nước là những khái niệm được quốc tế đưa ra sử dụng và ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây. Về bản chất, cả hai khái niệm này có mối quan hệ hữu cơ, không tách rời nhau vì đều là cơ chế quản lý, điều hòa, cân đối các lợi ích có liên quan đến nước nhưng được tiếp cận ở cấp độ khác nhau: quản lý tổng hợp tài nguyên nước là cơ chế quản lý ở tầm quốc gia và toàn cầu, còn quản lý tổng hợp lưu vực sông thì gắn với không gian từng lưu vực sông cụ thể. Trên thế giới, phương pháp quản lý tổng hợp (được áp dụng không chỉ đối với các lưu vực sông mà còn đối với các dải ven biển) ngày càng trở nên quan trọng nhằm bảo đảm Mục tiêu phát triển bền vững theo hướng tăng cường hiệu quả phối hợp trong quản lý việc khai thác tài nguyên nước và các tài nguyên khác liên quan đến nước trên lưu vực sông, bảo đảm tối đa hóa các lợi ích kinh tế và sự công bằng giữa các ngành, các địa phương, các cộng đồng dân cư sử dụng nước.
- Một là, không nên hiểu quản lý tổng hợp lưu vực sông như một chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà đây thực chất là một cơ chế phối hợp quản lý đa ngành, đa cấp với trọng tâm là quản lý bằng quy hoạch lưu vực sông.
- Ba là, hiện nay hệ thống hành chính nhà nước ở nước ta áp dụng nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ nhưng quản lý theo Lãnh thổ thường được hiểu là quản lý theo cấp đơn vị hành chính (Trung ương, tỉnh, huyện, xã). Tuy nhiên, quản lý tổng hợp lưu vực sông lại nhấn mạnh đến yêu cầu quản lý ở tầm vùng lãnh thổ (cách phân vùng theo các tiêu chí kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta cũng có khi tương ứng theo lưu vực sông như vùng đồng bằng Bắc bộ - gắn với lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình, vùng đồng bằng Sông Cửu Long v.v..). Vì vậy, không thể sử dụng quyền lực nhà nước theo cấp hành chính thông thường để áp đặt mà phải tạo ra một cơ chế phối hợp, thống nhất quản lý.
4. Các nội dung chính của quản lý tổng hợp lưu vực sông là:
- Xây dựng, phê duyệt quy hoạch tổng thể về bảo vệ, khai thác, phát triển hợp lý tài nguyên nước và phòng, chống tác hại của nước trong lưu vực sông nhằm bảo đảm thực hiện các Mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường mà căn cứ vào đây các chuyên ngành liên quan đến nước được lập (như quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch đê điều, quy hoạch thủy điện, quy hoạch nuôi trồng thủy sản, quy hoạch giao thông vận tải thủy nội đia, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch đất nông nghiệp, quy hoạch du lịch ...).
- Ban hành các quy chế hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch (về chế độ phân phối nước, vận hành các hồ chứa nước, cấp phép xả nước thải, chuyển nước lưu vực sông, về phối hợp phòng chống lụt bão, hạn hạn, xói mòn đất ven sông, các giải pháp bảo vệ hình thái và môi trường dòng sông, các tầng nước dưới đất v.v..).
- Xây dựng một cơ chế phân xử, hòa giải mang tính trọng tài khi có tranh chấp, bất đồng giữa các địa phương, các ngành sử dụng nước (điện lực, nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp v.v...) nhằm bảo đảm khai thác lưu vực sông một cách có hiệu quả nhất, tránh sự lạm dụng quá mức việc khai thác tài nguyên nước và các tài nguyên khác phục vụ cho một ngành, một địa phương mà không tính đến lợi ích của các ngành, địa phương khác.
Ngoài ra, trong quản lý lưu vực sông còn các nhiệm vụ mang tính bổ trợ khác như thúc đẩy hợp tác quốc tế, nâng cao nhận thức cộng đồng v.v...
Việc quy định nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường như vậy nhìn chung là phù hợp với chủ trương thành lập Bộ tại Tờ trình số 38/CP-TCCB ngày 26/7/2002 của Chính phủ đề nghị Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ, theo hướng tách chức năng thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên với chức năng quản lý nhà nước việc khai thác, sử dụng tài nguyên trong các ngành kinh tế - kỹ thuật (nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, lâm nghiệp ...) Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất quản lý tài nguyên nước thông qua xây dựng cơ chế, chính sách, quy hoạch, chiến lược chung là chủ yếu và tinh thần chung là sẽ không có trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều hành các công trình (kể cả các công trình đa Mục tiêu), các khu sinh thái sử dụng tài nguyên nước (do các ngành khác và địa phương quản lý). Do sự liên quan trực tiếp giữa quản lý tài nguyên nước với lưu vực sông nên thời gian qua Chính phủ đã giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng Nghị định về quản lý tổng hợp lưu vực sông cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trong Chương trình công tác của Chính phủ năm 2004 (theo công văn số 36/VPCP-TH, ngày 16/1/2004) và Chương trình công tác của Chính phủ năm 2005 (theo công văn số 41/VPCP-TH ngày 14/1/2005).
Điểm b, Khoản 8 Điều 2 Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 lại quy định nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “thống nhất quản lý lưu vực sông, khai thác sử dụng và phát triển tổng hợp các dòng sông theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt” và được ghép vào trong nhóm nhiệm vụ về công tác thủy lợi. Quy định này chưa hợp lý về mặt khái niệm vì phạm vi nội dung quản lý tổng hợp lưu vực sông rộng hơn công tác thủy lợi và phòng chống tác hại do nước gây ra và còn điều chỉnh cả những vấn đề khác như đã phân tích tại Phần I. Do đó đã bộc lộ sự chồng chéo giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Bộ Tài nguyên và Môi trường khi cả hai Bộ cùng xây dựng Nghị định về quản lý lưu vực sông.
Qua phân tích, Bộ Nội vụ thấy rằng trong quản lý tổng hợp lưu vực sông có trách nhiệm của quản lý của các cấp, các ngành khác nhau liên quan đến khai thác, sử dụng nước. Song cần phân công Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có chức năng chính về tài nguyên nước chủ trì. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đóng vai trò tham gia quản lý lưu vực sông (cùng một số Bộ, ngành khác) và tiếp tục chủ trì công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai do nước gây ra. Ý kiến này cũng được nhiều chuyên gia nhất trí (ví dụ theo Đề tài quản lý tổng hợp lưu vực sông ở Việt Nam nhằm phát triển bền vững thuộc Dự án Vie/01/021 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, có sự tham gia của các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Xây dựng, Hội Khoa học Thủy lợi v.v..).
- Các lưu vực sông chính ảnh hưởng đến quản lý tài nguyên nước ở tầm quốc gia và quốc tế (ví dụ sông Hồng, sông Đà, sông Tiền, sông Hậu v.v..) do Trung ương trực tiếp xử lý các vấn đề, lập cơ quan điều phối tổng hợp lưu vực sông.
- Các lưu vực sông trong phạm vi một tỉnh thì tỉnh tự quản.
Sau khi nghiên cứu, phân tích, Bộ Nội vụ có các kiến nghị cụ thể như sau:
2. Đề nghị chuyển Ủy ban Sông Mê kông về Bộ Tài nguyên và Môi trường làm thường trực.
Trên đây là một số ý kiến, giải trình của Bộ Nội vụ về phân định chức năng, nhiệm vụ giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số công việc tiếp theo cần thực hiện trong vấn đề quản lý lưu vực sông, kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Như trên;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Lưu: VT, TCBC.
BỘ TRƯỞNG
Đỗ Quang Trung
File gốc của Công văn 1957/BNV-TCBC phân định trách nhiệm giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong vấn đề quản lý lưu vực sông do Bộ Nội vụ ban hành đang được cập nhật.
Công văn 1957/BNV-TCBC phân định trách nhiệm giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong vấn đề quản lý lưu vực sông do Bộ Nội vụ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nội vụ |
Số hiệu | 1957/BNV-TCBC |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Đỗ Quang Trung |
Ngày ban hành | 2005-08-01 |
Ngày hiệu lực | 2005-08-01 |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
Tình trạng | Còn hiệu lực |