CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/2001/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2001 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 57/2001/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2001 VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN T ẢI BIỂN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1990;
Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 9 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 3 năm 1996;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với việc kinh doanh vận tải hàng hoá, hành khách và hành lý bằng đường biển của doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
2. Doanh nghiệp nêu tại Nghị định này bao gồm : doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh.
1. Hoạt động kinh doanh vận tải biển tại Việt Nam phải tuân theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
3. Trong trường hợp pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế chưa quy định thì áp dụng tập quán quốc tế theo thoả thuận của các bên.
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :
1. "Kinh doanh vận tải biển" là việc khai thác tàu biển của doanh nghiệp để vận chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý trên các tuyến vận tải biển.
2. "Chủ tàu Việt Nam" là chủ sở hữu hoặc người thuê tàu biển mà tàu đó đã được đăng ký trong "Sổ đăng ký tàu biển quốc gia" của Việt Nam.
3. "Chứng từ vận chuyển" là vận đơn, giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hóa tương đương khác đối với vận chuyển hàng hoá; vé hoặc hợp đồng đối với vận chuyển hành khách.
4. "Tuyến nước ngoài" là tuyến hàng hải từ cảng biển Việt Nam đến một hoặc một số cảng biển nước ngoài và ngược lại.
Giá cước vận tải biển do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Chương 2:
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BIỂN
Điều 5. Điều kiện đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển phải có đủ các điều kiện sau đây :
1. Là chủ tàu Việt Nam.
2. Có giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với thuyền viên và bố trí đủ định biên thuyền bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Có mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu và bảo hiểm thuyền viên. Đối với vận tải hành khách có thêm bảo hiểm hành khách.
4. Có đăng ký mẫu chứng từ vận chuyển tại Cục Hàng hải Việt Nam, nếu doanh nghiệp có sử dụng một hoặc các loại giấy tờ được gọi là chứng từ vận chuyển theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
5. Trường hợp vận tải tuyến nước ngoài, ngoài những điều kiện nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều này, doanh nghiệp phải có "Giấy chứng nhận phù hợp" do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp, theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở Bộ Luật Quản lý an toàn quốc tế do Tổ chức Hàng hải quốc tế ban hành.
6. Tàu biển phải có đủ các loại giấy tờ sau đây :
a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển do Cục Hàng hải Việt Nam cấp;
b) Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật và các giấy chứng nhận phòng ngừa ô nhiễm dầu, nước thải do Đăng kiểm Việt Nam cấp hoặc Đăng kiểm nước ngoài cấp theo ủy quyền của Đăng kiểm Việt Nam;
c) Giấy phép sử dụng đài tàu theo quy định;
d) Trường hợp vận tải tuyến nước ngoài, ngoài những điều kiện nêu tại điểm a, điểm b và điểm c của khoản 6 Điều này, tàu biển phải có "Giấy chứng nhận quản lý an toàn" do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở Bộ Luật Quản lý an toàn quốc tế do Tổ chức Hàng hải quốc tế ban hành.
7. Sĩ quan, thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đủ chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải :
a) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;
b) Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản;
c) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ;
d) Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh vận tải biển, ngoài việc tuân theo các điều kiện quy định tại Điều 5 của Nghị định này, khi vận chuyển những loại hàng hóa bắt buộc phải có giấy phép thì doanh nghiệp chỉ được vận chuyển các hàng hóa đó khi có giấy phép.
KIỂM TRA, THANH TRA, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 7. Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh vận tải biển
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh vận tải biển và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung kiểm tra, thanh tra bao gồm việc chấp hành quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải biển và việc thực hiện các đăng ký đã cam kết với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện ra Toà án theo quy định của pháp luật về việc cơ quan nhà nước, cá nhân có hành vi vi phạm các quyền của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trong trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày ký.
2. Hủy bỏ phần quy định về vận tải viễn dương quy định tại điểm d khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều 13 Nghị định số 16/CP ngày 21 tháng 02 năm 1997 của Chính phủ về chuyển đổi, đăng ký Hợp tác xã và tổ chức hoạt động của Liên hiệp hợp tác xã.
Điều 11. Điều khoản chuyển tiếp
1. Doanh nghiệp đang kinh doanh vận tải biển có đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này được tiếp tục hoạt động.
2. Doanh nghiệp đang kinh doanh vận tải biển không có đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này thì phải bảo đảm đủ điều kiện theo quy định trong vòng 90 ngày, kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
File gốc của Nghị định 57/2001/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển đang được cập nhật.
Nghị định 57/2001/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 57/2001/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành | 2001-08-24 |
Ngày hiệu lực | 2001-09-08 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Hết hiệu lực |