CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 132/2004/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2004 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Động viên công nghiệp ngày 25 tháng 2 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
2. Động viên công nghiệp không áp dụng đối với doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm:
a) Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp liên danh, doanh nghiệp cổ phần (doanh nghiệp do một bên hoặc nhiều bên là Việt Nam và một bên hoặc nhiều bên là nước ngoài hợp tác thành lập tại Việt Nam);
b) Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
2. Việc lựa chọn, giao nhiệm vụ động viên công nghiệp cho các doanh nghiệp công nghiệp phải bảo đảm tính đồng bộ theo nhu cầu sản xuất, sửa chữa trang bị của quân đội và phù hợp với năng lực sản xuất, sửa chữa của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp công nghiệp được Nhà nước giao các trang thiết bị có trách nhiệm:
a) Mở sổ và ghi sổ theo dõi chính xác, phản ánh kịp thời, trung thực tình hình sử dụng và biến động của trang thiết bị được giao;
b) Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng các trang thiết bị được giao;
c) Định kỳ và khi kết thúc năm, phải tiến hành kiểm kê để xác định chính xác số lượng, chất lượng trang thiết bị được giao, kết quả kiểm kê được báo cáo về Bộ Quốc phòng và cơ quan quản lý cấp trên.
1. Khi có nhu cầu khai thác công dụng của trang thiết bị do Nhà nước giao để hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị ngoài kế hoạch động viên công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp phải báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp của mình và làm văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phải có văn bản trả lời ý kiến đề nghị của doanh nghiệp.
2. Nghiêm cấm doanh nghiệp công nghiệp sử dụng sản phẩm động viên công nghiệp vào mục đích kinh doanh, tặng, cho, cho thuê, cầm cố, nhượng bán.
3. Việc xử lý các sản phẩm thừa, sản phẩm hỏng trong quá trình thực hiện sản xuất, sửa chữa trang bị tại các doanh nghiệp công nghiệp thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.
CHUẨN BỊ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP
2. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức thẩm định các dự án đầu tư hoàn chỉnh năng lực dây chuyền để sản xuất, sửa chữa trang bị của các doanh nghiệp công nghiệp và quyết định đầu tư sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.
2. Doanh nghiệp công nghiệp có trách nhiệm giao đầy đủ sản phẩm cho Bộ Quốc phòng theo kế hoạch thực hiện sản xuất, sửa chữa trang bị để duy trì năng lực của dây chuyền. Việc giao, nhận sản phẩm thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.
2. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp, Thủ trưởng cơ quan đã ra quyết định thành lập doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp và báo cáo Bộ Quốc phòng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thành lập hội đồng kiểm kê đánh giá thực trạng của tài liệu công nghệ đã được chuyển giao và tình trạng kỹ thuật, giá trị của trang thiết bị do Nhà nước giao cho doanh nghiệp.
3. Bộ Quốc phòng tổng hợp báo cáo của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty trình Thủ tướng Chính phủ quyết định doanh nghiệp công nghiệp không còn đủ khả năng động viên công nghiệp. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thu hồi quản lý hoặc chuyển giao cho doanh nghiệp công nghiệp khác toàn bộ tài liệu công nghệ đã được chuyển giao và trang thiết bị do Nhà nước giao. Trình tự và thủ tục thu hồi tài liệu công nghệ đã được chuyển giao và trang thiết bị do Nhà nước giao được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm dự trữ vật tư chuyên dụng quốc phòng, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm dự trữ vật tư thông dụng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
THỰC HÀNH ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP
2. Quyết định động viên công nghiệp phải được thông báo đúng thời hạn, chính xác, bí mật, an toàn. Việc thông báo được tiến hành đồng thời theo hệ thống hành chính từ Trung ương tới cơ sở.
3. Trách nhiệm thông báo quyết định động viên công nghiệp :
a) Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm thông báo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về số lượng các doanh nghiệp công nghiệp và chỉ tiêu động viên công nghiệp cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty;
b) Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thông báo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về danh sách các doanh nghiệp công nghiệp và chỉ tiêu động viên công nghiệp của từng doanh nghiệp đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty và các đơn vị quân đội thuộc quyền;
c) Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty có trách nhiệm thông báo quyết định giao nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa trang bị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và người đứng đầu Tổng công ty cho các doanh nghiệp công nghiệp thuộc quyền.
4. Thời hạn hoàn thành thông báo của từng cấp từ khi nhận được quyết định động viên công nghiệp đến khi thông báo xong không quá sáu mươi (60) phút.
2. Các doanh nghiệp công nghiệp thuộc diện di chuyển (kể cả các doanh nghiệp không thuộc cấp tỉnh quản lý) báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị cần phải di chuyển) số phương tiện còn thiếu khi phải di chuyển, sau khi được cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP
Điều 19. Trong chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp và người lao động được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại các Điều 27, 28 và 29 của Pháp lệnh Động viên công nghiệp.
NGÂN SÁCH BẢO ĐẢM CHO ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP
2. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho nhiệm vụ thực hành động viên công nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty được bố trí khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao nhiệm vụ thực hành động viên công nghiệp.
a) Khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp:
Chuẩn bị tài liệu phục vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị;
Tổ chức khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị của các doanh nghiệp;
Hội thảo lựa chọn doanh nghiệp có khả năng sản xuất, sửa chữa trang bị;
Phúc tra khả năng doanh nghiệp đủ điều kiện động viên công nghiệp.
b) Hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị để động viên công nghiệp:
Chi phí phục vụ cho xây dựng các dự án đầu tư hoàn chỉnh năng lực dây chuyền để sản xuất, sửa chữa trang bị;
Chuẩn bị tài liệu thiết kế, công nghệ, hướng dẫn triển khai kỹ thuật, bổ sung các loại dụng cụ chuyên dùng, các loại trang bị đặc chủng quốc phòng;
Bảo đảm lương, phụ cấp cho người lao động và những người tham gia chuyển giao công nghệ;
Bảo đảm vật tư phục vụ chế thử sản phẩm và chi phí khác phục vụ nghiệm thu dây chuyền.
c) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ động viên công nghiệp: thuê khoán chuyên môn, chế thử sản phẩm, hội nghị, hội thảo và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật về công tác nghiên cứu khoa học.
d) Bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động khác và huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp:
Công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động khác và tổ chức huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp;
Bảo đảm lương, phụ cấp cho người lao động và những người tham gia bồi dưỡng chuyên môn, huấn luyện, diễn tập và thù lao giáo viên;
Bảo đảm vật tư phục vụ sản xuất, sửa chữa và tổ chức nghiệm thu sản phẩm trong huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp;
Đền bù thiệt hại về vật chất do huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp gây nên (nếu có);
Sơ kết, tổng kết huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp.
đ) Các hoạt động để duy trì năng lực sản xuất, sửa chữa của dây chuyền động viên công nghiệp:
Bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị chuyên dùng;
Công lao động, vật tư sản xuất, sửa chữa, chi phí năng lượng, quản lý xí nghiệp, bảo hiểm, công đoàn và những chi phí khác theo quy định của Nhà nước về giá thành sản phẩm.
e) Dự trữ vật tư: vốn vật tư dự trữ, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ dự trữ, xây dựng, cải tạo kho bãi và các công trình phụ trợ khác.
g) Khảo sát lựa chọn địa điểm di chuyển đến của doanh nghiệp thuộc diện di chuyển.
h) Nghiệp vụ động viên công nghiệp:
Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp;
Hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, in ấn tài liệu;
Hỗ trợ mua sắm trang bị văn phòng phục vụ công tác động viên công nghiệp.
i) Những công việc khác liên quan đến động viên công nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Ngân sách Trung ương bảo đảm cho nhiệm vụ chuẩn bị động viên công nghiệp thuộc nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tổng công ty được chi cho các nội dung sau:
a) Khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp:
Chuẩn bị tài liệu phục vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị;
Tổ chức khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị của các doanh nghiệp;
Hội thảo lựa chọn doanh nghiệp có khả năng sản xuất, sửa chữa trang bị;
Phúc tra khả năng doanh nghiệp đủ điều kiện động viên công nghiệp.
b) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ động viên công nghiệp: thuê khoán chuyên môn, chế thử sản phẩm, hội nghị, hội thảo và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật về công tác nghiên cứu khoa học.
c) Bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động khác và huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp:
Công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động khác và tổ chức huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp;
Bảo đảm lương, phụ cấp cho người lao động và những người tham gia bồi dưỡng chuyên môn, huấn luyện, diễn tập và thù lao giáo viên;
Đền bù thiệt hại về vật chất do huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp gây nên (nếu có);
Sơ kết, tổng kết huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp.
d) Các hoạt động để duy trì năng lực sản xuất, sửa chữa của dây chuyền động viên công nghiệp: bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị chuyên dùng.
đ) Khảo sát lựa chọn địa điểm di chuyển đến của doanh nghiệp thuộc diện di chuyển.
e) Nghiệp vụ động viên công nghiệp:
Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp;
Hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, in ấn tài liệu;
Hỗ trợ mua sắm trang bị văn phòng phục vụ công tác động viên công nghiệp.
g) Những công việc khác liên quan đến động viên công nghiệp theo quy định của pháp luật.
h) Riêng đối với ngân sách trung ương bảo đảm cho nhiệm vụ chuẩn bị động viên công nghiệp thuộc nhiệm vụ của Bộ Tài chính (các Bộ khác và cơ quan ngang Bộ, Tổng công ty không có nội dung chi này) được chi cho nội dung dự trữ vật tư: vốn vật tư dự trữ, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ dự trữ, xây dựng, cải tạo kho bãi và các công trình phụ trợ khác.
3. Ngân sách địa phương bảo đảm cho nhiệm vụ chuẩn bị động viên công nghiệp được chi cho các nội dung sau:
a) Khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp:
Chuẩn bị tài liệu phục vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị;
Tổ chức khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị của các doanh nghiệp;
Hội thảo lựa chọn doanh nghiệp có khả năng sản xuất, sửa chữa trang bị;
Phúc tra khả năng doanh nghiệp đủ điều kiện động viên công nghiệp.
b) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ động viên công nghiệp: thuê khoán chuyên môn, chế thử sản phẩm, hội nghị, hội thảo và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật về công tác nghiên cứu khoa học.
c) Bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động khác và huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp:
Công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động khác và tổ chức huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp;
Bảo đảm lương, phụ cấp cho người lao động và những người tham gia bồi dưỡng chuyên môn, huấn luyện, diễn tập và thù lao giáo viên;
Đền bù thiệt hại về vật chất do huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp gây nên (nếu có);
Sơ kết, tổng kết huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp.
d) Các hoạt động để duy trì năng lực sản xuất, sửa chữa của dây chuyền động viên công nghiệp: bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị chuyên dùng.
đ) Khảo sát lựa chọn địa điểm di chuyển đến của doanh nghiệp thuộc diện di chuyển.
e) Nghiệp vụ động viên công nghiệp:
Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp;
Hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, in ấn tài liệu;
Hỗ trợ mua sắm trang bị văn phòng phục vụ công tác động viên công nghiệp;
g) Những công việc khác liên quan đến động viên công nghiệp theo quy định của pháp luật.
1. Di chuyển dây chuyền động viên công nghiệp khi có quyết định động viên công nghiệp:
a) Xây dựng cơ sở hạ tầng và các điều kiện đảm bảo khác phục vụ dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị tại địa điểm di chuyển đến;
b) Tháo dỡ, bao gói, bốc xếp, khắc phục hư hỏng trong quá trình vận chuyển, lắp đặt, vận hành dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị và đảm bảo phương tiện vận chuyển cán bộ, người lao động và trang thiết bị thuộc dây chuyền đến vị trí mới và ngược lại;
2. Sản xuất, sửa chữa trang bị khi có quyết định động viên công nghiệp: công lao động, vật tư sản xuất, sửa chữa, chi phí năng lượng và những chi phí khác theo quy định của Nhà nước về giá thành sản phẩm.
3. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ động viên công nghiệp: thuê khoán chuyên môn, chế thử sản phẩm, hội nghị, hội thảo và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật về công tác nghiên cứu khoa học.
4. Dự trữ vật tư: vốn vật tư dự trữ, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ dự trữ, xây dựng, cải tạo kho bãi và các công trình phụ trợ khác.
5. Hỗ trợ sản xuất cho doanh nghiệp sau khi hoàn thành nhiệm vụ động viên công nghiệp.
6. Nghiệp vụ động viên công nghiệp:
a) Hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, in ấn tài liệu;
b) Hỗ trợ mua sắm trang bị văn phòng phục vụ công tác động viên công nghiệp.
7. Các công việc khác liên quan đến động viên công nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập dự toán ngân sách động viên công nghiệp thuộc ngân sách địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty và các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc được giao dự toán ngân sách động viên công nghiệp có trách nhiệm triển khai thực hiện nhiệm vụ và báo cáo quyết toán ngân sách theo quy định hiện hành.
TRÁCH NHIỆM VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRONG ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP
a) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về động viên công nghiệp; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện những quy định của pháp luật về động viên công nghiệp;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp xây dựng kế hoạch nhà nước về động viên công nghiệp để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chỉ tiêu động viên công nghiệp giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
d) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng nội dung quyết định giao nhiệm vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty để Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp dự toán ngân sách động viên công nghiệp hàng năm để Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
e) Phối hợp với Bộ Tài chính xác định danh mục dự trữ vật tư chuyên dụng quốc phòng và vật tư thông dụng phục vụ động viên công nghiệp để Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
g) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về quy mô, nội dung và hình thức diễn tập động viên công nghiệp.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về động viên công nghiệp;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng nội dung quyết định giao nhiệm vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch nhà nước về động viên công nghiệp để Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
d) Phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng chỉ tiêu động viên công nghiệp giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty để Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Tham gia thẩm định các dự án đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị để động viên công nghiệp của các doanh nghiệp;
e) Phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp dự toán ngân sách động viên công nghiệp hàng năm để Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Bộ Tài chính:
a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về động viên công nghiệp;
b) Phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch nhà nước về động viên công nghiệp để Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xác định danh mục dự trữ vật tư chuyên dụng quốc phòng và vật tư thông dụng phục vụ động viên công nghiệp để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng tổng hợp dự toán ngân sách động viên công nghiệp hàng năm để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Tham gia thẩm định các dự án đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị để động viên công nghiệp của các doanh nghiệp.
4. Bộ Công nghiệp:
a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về động viên công nghiệp;
b) Phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch nhà nước về động viên công nghiệp để Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch động viên công nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Tham gia thẩm định các dự án đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị để động viên công nghiệp của các doanh nghiệp thuộc quyền;
d) Thông báo bằng văn bản cho Bộ Quốc phòng các đề án về chiến lược, quy hoạch phát triển tổng thể, quy hoạch vùng về các ngành cơ khí, luyện kim và hoá chất khi được Chính phủ phê duyệt.
5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về động viên công nghiệp; tham gia thẩm định các dự án đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị để động viên công nghiệp của các doanh nghiệp thuộc quyền; tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch động viên công nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý các doanh nghiệp công nghiệp trực thuộc được giao nhiệm vụ động viên công nghiệp, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tổng công ty có doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp; thông báo bằng văn bản cho Bộ Quốc phòng kế hoạch dài hạn, năm năm về phát triển công nghiệp của địa phương phần liên quan đến ngành cơ khí, luyện kim, hoá chất và điện tử.
6. Tổng công ty: tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch động viên công nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; tham gia thẩm định các dự án đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị để động viên công nghiệp của các doanh nghiệp trực thuộc.
| Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
File gốc của Nghị định 132/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Động viên công nghiệp đang được cập nhật.
Nghị định 132/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Động viên công nghiệp
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 132/2004/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành | 2004-06-04 |
Ngày hiệu lực | 2004-07-02 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Còn hiệu lực |