BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90-TC/TCT | Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 1993 |
Căn cứ vào luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các Luật thuế hiện hành, Nghị định số 18/CP ngày 16-4-1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nghị định số 55-CP ngày 28-8-1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế doanh thu, quy chế chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam ban hành tại Nghị định 189/HĐBT ngày 15-6-1991 của Hội đồng Bộ trưởng; Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về chính sách thuế đối với các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng nước ngoài) như sau:
Theo quy định tại luật thuế doanh thu ngày 30-6-1990 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế doanh thu ngày 5-7-1993 thì ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải nộp thuế doanh thu cho toàn bộ doanh thu phát sinh từ các hoạt động kinh doanh trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam .
a) Doanh thu chịu thuế:
Doanh thu chịu thuế được quy định như sau:
- Đối với hoạt động tín dụng ngân hàng: là khoản chênh lệch giữa thu lãi tiền cho vay, thu lãi tiền gửi của ngân hàng với trả lãi tiền đi vay, trả lãi tiền gửi của khách hàng.
- Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ: mua bán chứng khoán có giá do cơ quan Nhà nước và tổ chức kinh tế Việt Nam phát hành, mua bán vàng, bạc, đá quí; là chênh lệch giữa giá mua và giá bán ngoại tệ, vàng, bạc, đá quí và chứng khoán có giá nêu trên.
- Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực ngân hàng như thanh toán hộ, chuyển tiền, bảo lãnh: là số tiền thu được hoặc hoa hồng được hưởng từ việc cung cấp các dịch vụ này.
- Đối với các hoạt động kinh doanh khác như cho thuê, nhượng bán tài sản... là toàn bộ số tiền thu được từ các hoạt động này.
b) Thuế suất thuế doanh thu:
Thuế suất thuế doanh thu được quy định như sau:
- Đối với hoạt động tín dụng ngân hàng thuế suất là 15% doanh thu chịu thuế.
- Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, mua bán chứng khoán có giá thuế suất là 25% doanh thu chịu thuế.
- Đối với hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quí thuế suất là 15% doanh thu chịu thuế.
- Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực ngân hàng, thuế suất là 6% doanh thu chịu thuế.
- Đối với các hoạt động kinh doanh khác, thuế suất thuế doanh thu được áp dụng theo biểu thuế doanh thu ban hành tại Nghị định số 55-CP ngày 28-8-1993 của Chính phủ phù hợp với nội dung, tính chất của từng hoạt động kinh doanh.
Theo quy định tại Nghị định số 16-4-1993 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì ngân hàng nước ngoài phải nộp thuế lợi tức đối với toàn bộ lợi tức phát sinh từ hoạt động kinh doanh, từ các quyền sở hữu hay quyền sử dụng tài sản trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam .
a) Lợi tức chịu thuế
Lợi tức chịu thuế được xác định bằng chênh lệch giữa doanh thu để tính thuế lợi tức với các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ, cộng với các khoản thuế lợi tức khác.
Doanh thu để tính thuế lợi tức bao gồm các khoản thu từ hoạt động tín dụng ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán có giá do Nhà nước và tổ chức kinh tế Việt Nam phát hành, bán vàng, bạc, đá quí, các hoạt động cung cấp dịch vụ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác chưa trừ một khoản chi phí nào của ngân hàng nước ngoài trong năm tính thuế.
Các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ bao gồm:
- Chi phí về nguyên liệu, năng lượng phục vụ cho các hoạt động của ngân hàng.
- Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp trả cho người lao động Việt Nam và nước ngoài trên cơ sở hợp đồng lao động phù hợp với quy chế lao động đối với xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ban hành tại Nghị định số 233-HĐBT ngày 22-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
- Khấu hao tài sản cố định. Việc trích khấu hao tài sản cố định phải phù hợp với quy định tại Thông tư số 31-TC/TCĐN ngày 18-7-1993. Trường hợp ngân hàng muốn trích khấu hao cao hơn mức quy định tại Thông tư này phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
- Chi phí mua hoặc bán hoặc trả tiền do việc sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, công nghệ và dịch vụ kỹ thuật...
- Chi phí quảng cáo.
- Các khoản thuế, phí và lệ phí (không kể thuế lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và các loại thuế thu trên thu nhập).
- Tiền nộp bảo hiểm cho người lao động thuộc nghĩa vụ của ngân hàng nước ngoài theo quy định tại điều 46 của Nghị định số 233-HĐBT ngày 22-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
- Các khoản tiền thu bảo hiểm tài sản của Ngân hàng nước ngoài theo chế độ thống nhất của Nhà nước Việt Nam.
- Lãi suất, chiết khấu hợp lý trả cho các khoản tiền gửi, vốn đi vay hoặc các công cụ tài chính khác.
- Chi phí quản lý bao gồm chi phí hành chính, chi phí bảo quản kho tàng nhà cửa, chi phí bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ, an ninh.
- Các khoản chi phí khác chưa được kể đến ở trên, nhưng không vượt quá 5% tổng chi phí nêu trên.
- Lỗ của các năm trước chuyển sang. Thời hạn chuyển các khoản lỗ không quá 5 năm tài chính tiếp theo kể từ năm tài chính phát sinh lỗ.
Các chi phí dưới đây không được loại trừ khi xác định lợi tức chịu thuế.
- Chi phí về vật tư, năng lượng, tiền công... sử dụng cho các mục đích không liên quan đến việc hình thành lợi tức chịu thuế.
- Thiệt hại ngừng hoạt động kinh doanh do mọi nguyên nhân.
- Các khoản thiệt hại đã được cơ quan bảo hiểm giải quyết.
- Các khoản lãi tiền vay phải trả cho phần vốn đi vay để góp vốn điều lệ (hay hình thành vốn được cấp) hoặc do việc huy động vốn tiền gửi vượt quá định mức quy định; các khoản lãi trả cho tiền vay tiền vốn huy động mà do việc thực hiện chế độ lãi suất trái với chế độ quy định.
Các khoản lợi tức khác bao gồm lợi tức các phát sinh từ các hoạt động chuyển nhượng tài sản, chuyển nhượng vốn, thanh lý tài sản, lợi tức được phân bổ từ ngân hàng nguyên xứ đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài (lợi tức thu được từ chi nhánh ở nước ngoài đối với ngân hàng liên doanh).
b) Thuế suất thuế lợi tức
Ngân hàng nước ngoài nộp thuế lợi tức với mức thuế suất là 25% lợi tức chịu thuế.
Trường hợp tại giấy phép kinh doanh có điều khoản quy định mức thuế suất thuế lợi tức thì áp dụng theo mức thuế suất quy định tại giấy phép kinh doanh.
c) Thu thuế lợi tức đối với thuế lợi tức của chi nhánh tại nước ngoài của ngân hàng liên doanh.
Trường hợp giữa Việt Nam và nước đặt chi nhánh của ngân hàng liên doanh đã ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần hoặc các Hiệp định có điều khoản liên quan về thuế thì việc thu thuế đối với phần lợi tức của chi nhánh nước ngoài của Ngân hàng liên doanh được áp dụng theo quy định tại các Hiệp định này.
Trong các trường hợp khác, nếu chi nhánh tại nước ngoài của ngân hàng liên doanh phải nộp thuế lợi tức tại nước nơi đặt chi nhánh thì số lợi tức chịu thuế của Ngân hàng liên doanh. Nhưng mức được giảm trừ không vượt quá 15% lợi tức chịu thuế của chi nhánh được xác định phù hợp với quy định tại Điều 2a Thông tư này.
3. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Ngân hàng nước ngoài khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài phải nộp thuế chuyển lợi nhuận theo mức thuế quy định tại điều 70 Nghi định 18-CP ngày 16-4-1993 của Chính phủ.
Trường hợp tại giấy phép kinh doanh có điều khoản quy định mức thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước thì áp dụng theo mức thuế suất quy định tại giấy phép kinh doanh.
4. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Ngân hàng nước ngoài được miễm thuế nhập khẩu đối với các loại hàng hoá nhập khẩu thuộc vốn đầu tư theo tiêu chuẩn, định lượng quy định tại văn bản số 102-CN-NH5 ngày 10-3-1993 của ngân hàng Nhà nước. Khi nhập khẩu các loại hàng hoá thuộc diện được miễn thuế nêu trên, ngân hàng nước ngoài phải làm thủ tục miễn thuế tại Bộ Tài chính theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế xuất khẩu hiện hành.
Ngân hàng nước ngoài thuê trụ sở, văn phòng của các tổ chức và cá nhân Việt Nam hoặc được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất làm trụ sở, văn phòng phải nộp tiền thuê đất theo quy định tại Quyết định số 210a-TC-VP ngày 1-4-1990 và Thông tư số 50-TC/TCĐN ngày 3-7-1993 của Bộ Tài chính.
Trường hợp ngân hàng nước ngoài thuê trụ sở, văn phòng theo phương thức trọn gói nghĩa là phải trả cả tiền thuê nhà và tiền thuê đất thì tổ chức cá nhân Việt Nam cho thuê sẽ có trách nhiệm thu tiền thuê đất mà người đi thuê phải nộp để nộp ngân sách Nhà nước.
Mức tiền thuê đất cụ thể đối với từng ngân hàng do Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở ý kiến đề nghị của ngân hàng nước ngoài, ý kiến của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố nơi thuê đất. Mức tiền thuê đất cụ thể đối với từng ngân hàng do Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở ý kiến đề nghị của ngân hàng nước ngoài, ý kiến của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố nơi thuê đất.
Trong khi chưa có quyết định về mức tiền thuê đất của Bộ Tài chính, cơ quan thuế trực tiếp thu thuế thu tiền thuê đất theo một mức tạm tính căn cứ vào các hướng dẫn tại Thông tư 50-TC-TCĐN ngày 3-7-1993 của Bộ Tài chính, sẽ điều chỉnh số thu theo quy định tại quyết định này, thu thêm (hoặc hoàn trả) số còn nộp thiếu (hoặc nộp thừa).
Trong thời hạn một tháng sau khi được cấp giấy phép hoạt động, các ngân hàng nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký thuế với Cục thuế địa phương nơi ngân hàng đặt trụ sở (kể cả nơi ngân hàng đặt chi nhánh hoặc chi nhánh phụ thuộc). Trong quá trình hoạt động, ngân hàng nước ngoài phải chịu sự kiểm tra, quản lý về thuế của cơ quan thuế nơi đăng ký thuế và Bộ Tài chính.
Thông tư này thay thế cho Thông tư số 7-TC-TCT ngày 19-1-1993 của Bộ Tài chính và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-9-1993.
| Phan Văn Dĩnh (Đã Ký) |
File gốc của Thông tư 90-TC/TCT năm 1993 hướng dẫn về chính sách thuế đối với Ngân hàng liên doanh và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 90-TC/TCT năm 1993 hướng dẫn về chính sách thuế đối với Ngân hàng liên doanh và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 90-TC/TCT |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Phan Văn Dĩnh |
Ngày ban hành | 1993-11-10 |
Ngày hiệu lực | 1993-09-01 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Hết hiệu lực |