BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8-LĐTBXH/TT | Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 1997 |
Căn cứ Nghị định 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm;
Căn cứ các Công văn thoả thuận số: 31/TCCP-TC ngày 10 tháng 3 năm 1997 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ; số 147 TC/HCSN ngày 14 tháng 01 năm 1997 của Bộ Tài chính và số 6037 BKH/LĐVX ngày 19 tháng 11 năm 1996 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm như sau:
Các Trung tâm Dịch vụ việc làm được thành lập theo sự thoả thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ bị giải thể nếu không chấp hành đúng những quy định tại Điều 18 của Bộ Luật Lao Động; Nghị định 72/CP (phần nói về các Trung tâm Dịch vụ việc làm) và Thông tư này.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý Nhà nước đối với tất cả các Trung tâm Dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
II- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM:
2. Trung tâm Dịch vụ việc làm thực hiện các nhiệm vụ sau:
a. Tư vấn cho người lao động và sử dụng lao động về các lĩnh vực:
- Chính sách, chế độ, tiêu chuẩn,... về lao động và việc làm của Việt Nam và pháp luật lao động của các nước (nếu có).
- Hướng nghiệp, cách thức tìm việc làm, giúp người lao động có điều kiện lựa chọn công việc phù hợp với trình độ, khả năng, chuyên môn và sở trường nguyện vọng cá nhân, giúp người lao động tự tạo việc làm hoặc ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề.v.v.
- Tuyển chọn lao động và đào tạo nghề theo yêu cầu người sử dụng lao động.
b. Giới thiệu việc làm và học nghề:
- Tổ chức cho người lao động đến đăng ký tìm việc và học nghề;
- Liên hệ với người sử dụng lao động để tìm chỗ làm việc mới;
- Giới thiệu người lao động đang cần việc làm với người sử dụng lao động đang cần tuyển lao động;
- Giới thiệu người lao động học nghề ở những nơi phù hợp và đủ điều kiện quy dịnh tại Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ và các cơ sở dạy nghề khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.
c. Tổ chức cung ứng lao động:
- Tổ chức tuyển chọn lao động để cung ứng cho người sử dụng lao động là người Việt Nam và người nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
- Tổ chức tuyển chọn lao động để cung ứng cho các công ty, đơn vị được phép đưa lao động đi làm việc, học tập có thời hạn ở nước ngoài.
d. Thông tin thị trường lao động:
Cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người lao động, người sử dụng lao động là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động, việc làm.
Ngoài các nhiệm vụ nêu trên Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn phải thực hiện một số nhiệm vụ do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giao:
+ Nắm và phân loại lao động theo nghề nghiệp, việc làm, tình hình lao động, cung, cầu lao động trên địa bàn. Tổ chức để người thất nghiệp đăng ký; nắm số liệu về lao động thất nghiệp đang cần tìm việc làm và số người đã được giải quyết việc làm thông qua hệ thống các Trung tâm Dịch vụ việc làm;
+ Tổng hợp nhu cầu tuyển lao động trên địa bàn để có kế hoạch, biện pháp giới thiệu và giúp tuyển lao động đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Thực hiện dịch vụ việc làm, đào tạo nghề miễn, giảm phí cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, người dân tộc và người nghèo;
+ Nắm nhu cầu đào tạo trên cơ sở đó xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch đào tạo và mô hình mẫu về dạy nghề gắn với việc làm.
3. Quyền của Trung tâm Dịch vụ việc làm:
a. Được tổ chức dạy nghề gắn với việc làm:
- Tổ chức dạy nghề gắn với việc làm theo quy định tại Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ;
- Tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động là đối tượng thuộc chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ;
- Tổ chức dạy nghề gắn với yêu cầu cung ứng lao động hoặc thông qua các hợp đồng dạy nghề với người sử dụng lao động.
b. Được tổ chức sản xuất, dịch vụ để tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết hợp học lý thuyết với thực hành, giải quyết việc làm tại chỗ theo quy định của pháp luật.
c. Được thu phí, học phí theo quy định của pháp luật.
III- THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM
Theo quy định tại các Điều 11, 12, 13 và Điều 15 của Nghị định số 72/CP, việc thành lập Trung tâm dịch vụ việc làm được tiến hành như sau:
1- Thẩm quyền quyết định thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm:
a. Việc thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm của Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, sau khi được sự nhất trí bằng văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
b. Việc thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm của các Đoàn thể, Hội quần chúng hay của các Bộ, do Thủ trưởng cơ quan Trung ương của các Đoàn thể, Hội quần chúng hay Bộ trưởng quyết định thành lập sau khi được sự nhất trí bằng văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong hồ sơ đề nghị có công văn chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW ở địa phương nơi Trung tâm sẽ hoạt động.
2. Về điều kiện và thủ tục thành lập trung tâm Dịch vụ việc làm:
a. Điều kiện:
- Việc thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường lao động.
- Đề án tổ chức hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm thể hiện rõ tính khả thi trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Trung tâm theo quy định tại Thông tư này cả về cơ sở vật chất, trình độ cán bộ và tính hợp lý của tổ chức quản lý. Trong đó có đội ngũ cán bộ am hiểu lĩnh vực lao động - việc làm; 100% cán bộ có bằng cấp. Trong đó 2/3 có bằng từ trung cấp trở lên về chuyên ngành lao động - xã hội.
b. Thủ tục:
- Cơ quan, tổ chức muốn thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm, có đơn xin thành lập kèm theo đề án hoạt động, nêu rõ sự cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ và các điều kiện để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ.
- Việc thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh (Thành phố), do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đề án trình Uỷ ban nhân dân tỉnh (TP). Sau khi thẩm định, Uỷ ban nhân dân tỉnh có công văn gửi kèm hồ sơ đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét thoả thuận.
- Các Đoàn thể, Hội quần chúng và một số ngành có yêu cầu đặc biệt muốn thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm thì Thủ trưởng cơ quan Trung ương các tổ chức đoàn thể, quần chúng chỉ đạo cơ quan chức năng lập đề án, thẩm định và có công văn gửi kèm hồ sơ xin thoả thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi nhận được văn bản đề nghị thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố hoặc Thủ trưởng cơ quan Trung ương các tổ chức Đoàn thể, quần chúng hay các Bộ thì chậm nhất sau 15 ngày phải có công văn trả lời có đủ điều kiện và thủ tục thành lập các Trung tâm Dịch vụ việc làm hay không.
- Cấp có thẩm quyền ra quyết định thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm (Chủ tịch UBND tỉnh (TP); Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan Trung ương các tổ chức đoàn thể, quần chúng) cho những đơn vị sau khi có ý kiến nhất trí của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Trong thời gian 30 ngày kể từ khi có quyết định thành lập, Trung tâm Dịch vụ việc làm phải đăng trên báo địa phương 5 số liền về: tên Trung tâm, họ tên Giám đốc, địa điểm, số điện thoại, tài khoản, ngày thành lập, ngày bắt đầu hoạt động, lĩnh vực hoạt động.
Quyết định thành lập Trung tâm phải gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Về thành lập lại các Trung tâm xúc tiến việc làm:
Các Trung tâm xúc tiến việc làm đã thành lập trước ngày ban hành Thông tư này đều phải thành lập lại theo trình tự sau đây:
- Tổ chức đánh giá hoạt động của các trung tâm xúc tiến việc làm trên các mặt sau: mục tiêu, kết quả hoạt động, cơ sở vật chất hiện tại, tổ chức bộ máy cán bộ, tài chính... (Trung tâm làm báo cáo đánh giá theo mẫu kèm theo Thông tư này; Cơ quan chủ quản cấp trên kiểm tra, đánh giá, xác nhận).
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng, sắp xếp, quy hoạch lại theo hướng mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có một Trung tâm Dịch vụ việc làm, do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Uỷ ban nhân dân tỉnh (TP) uỷ quyền quản lý đủ năng lực thực hiện đầy dủ các nhiệm vụ nêu trên và đồng thời tuỳ thuộc tình hình dân số, lao động, sự phát triển của thị trường lao động, nhu cầu học nghề và việc làm của từng tỉnh, thành phố mà có thể xây dựng một số trung tâm thuộc các Đoàn thể, hội quần chúng hoặc một số ngành đặc biệt.
- Các Trung tâm được thành lập lại, phải đáp ứng các điều kiện: 100% cán bộ có bằng cấp, trong đó 2/3 có bằng từ trung học trở lên về chuyên ngành lao động - xã hội hoặc đã có công tác trong ngành ít nhất 3 năm; số lao động được giới thiệu việc làm (cả cung ứng) chiếm ít nhất 30% trong tổng số lao động đã đến với trung tâm đối với các tỉnh đồng bằng và 20% đối với các tỉnh miền núi và trung du.
- Việc thành lập lại các Trung tâm xúc tiến việc làm thực hiện theo đúng thẩm quyền và trình tự tại điểm 1 và 2 mục III của Thông tư này.
Việc sắp xếp lại các trung tâm xúc tiến việc làm trên địa bàn do UBND các Tỉnh, thành phố trực thuộc TW chủ trì và phối hợp với cơ quan chủ quản của các đoàn thể, hội quần chúng hoặc Bộ chủ quản có Trung tâm xúc tiến việc làm cùng tổ chức thực hiện.
Đối với các Trung tâm xúc tiến việc làm không đủ điều kiện thành lập lại Trung tâm Dịch vụ việc làm thì UBND tỉnh (TP) hoặc Cơ quan Trung ương các đoàn thể, quần chúng, Bộ ra quyết định giải thể hoặc chuyển các trung tâm này sang hoạt động dạy nghề theo Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ.
IV- TỔ CHỨC CÁN BỘ, BIẾN CHẾ CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM:
1. Trung tâm Dịch vụ việc làm có: Giám đốc, Phó Giám đốc và một số cán bộ chuyên môn nghiệp vụ giúp việc về Kế toán; Hành chính, tổng hợp; Dịch vụ việc làm (nắm và cung cấp thông tin thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu và cung ứng lao động); Đào tạo (Nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và quản lý học sinh). Tuỳ theo tình hình địa phương, các trung tâm có thể thành lập một số phòng hoặc tổ công tác thuộc lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ đã xác định.
Đối với các Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuỳ theo yêu cầu từng bước thành lập các văn phòng đại diện tại quận, huyện; các vùng trong tỉnh.
Trung tâm Dịch vụ việc làm được ký hợp đồng lao động theo luật định, được sử dụng cộng tác viên để phục vụ cho nhiệm vụ của Trung tâm.
2. Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban Tổ chức chính quyền và Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Phó giám đốc do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm có sự thoả thuận của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh (TP) hoặc theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của từng tỉnh (TP).
Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm được hưởng phụ cấp chức vụ hệ số 0,5; Phó giám đốc 0,4 theo bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ).
3. Đối với các Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Đoàn thể, Hội quần chúng và các Bộ thì việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm do Thủ trưởng cơ quan chủ quản quyết định theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
4. Các Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có một số biên chế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thuộc biên chế sự nghiệp do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định trong tổng biên chế được Chính phủ giao theo kế hoạch hàng năm, cụ thể:
- Các thành phố trực thuộc Trung ương, các tỉnh đồng bằng có dân số từ 2 triệu người trở lên được biên chế từ 7 đến 10 người.
- Các tỉnh đồng bằng khác và trung du được biên chế từ 5 đến 7 người;
- Các tỉnh miền núi được biên chế từ 4 đến 5 người.
V- CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH:
Thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 72/CP ngày 31 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ phần Tài chính.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký. Bãi bỏ quy định trước đây trái với Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.
| Trần Đình Hoan (Đã ký) |
Trung tâm......... ......................... ......................... | KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM XÚC TIẾN VIỆC LÀM (Kèm theo Thông tư 08/LĐTBXH-TT ngày 10/3/1997...) |
1- Khái quát thị trường lao động Tỉnh, thành phố, khu vực hoạt động của Trung tâm:
- Dân số;
- Lao động:
+ Lao động chưa có việc làm
+ Tình hình sử dụng ngày công lao động trong nông thôn, nông nghiệp;
- Tỷ lệ lao động kỹ thuật ở địa phương;
- Số xí nghiệp liên doanh:
+ Quy mô vốn;
+ Nhu cầu lao động hiện tại và dự kiến trong tương lai 5 năm sau.
- Số cơ sở sản xuất có thu hút 10 lao động trở lên:
+ Nhà nước;
+ Tư nhân;
Nhu cầu lao động hiện tại và dự kiến trong tương lai 5 năm sau của các cơ sở.
2- Tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Căn cứ Quyết định số 146/LĐTBXH-QĐ ngày 17/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Quyết định thành lập Trung tâm đánh giá tình hình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao:
- Chức năng nhiệm vụ đã thực hiện được;
- Chức năng nhiệm vụ chưa thực hiện được hoặc thực hiện chưa đầy đủ, nguyên nhân;
- Những vấn đề ngoài chức năng, nhiệm vụ được giao mà Trung tâm đã thực hiện.
Đối chiếu với mục tiêu đề ra theo từng chức năng, nhiệm vụ để đánh giá mặt được, chưa được, nguyên nhân.
3- Thống kê các lĩnh vực của Trung tâm theo các biểu mẫu sau:
(Theo 3 biểu mẫu đính kèm)
4- Phương hướng hoạt động thời kỳ 1997-2000.
Trung tâm........ BIỂU 1
.................
(Theo Thông tư 08/LĐTBXH-TT, ngày 10/3/97...)
Số TT | Nội dung | Đơn vị tính (hiện vật) | Số lượng (hiện vật) | Giá trị (triệu đồng) | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
1 | Tổng diện tích: | m2 |
|
|
|
| Diện tích nhà xưởng |
|
|
|
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
| - Nhà làm việc; | - |
|
|
|
| - Phòng học; | - |
|
|
|
| - Xưởng thực hành | - |
|
|
|
| - Cơ sở sản xuất phụ | - |
|
|
|
2 | Máy móc thiết bị chủ yếu |
|
|
| (Phương tiện dạy nghề và sản xuất phụ) |
| - Máy may Công nghiệp | cái |
|
|
|
| - Máy may dân dụng; | - |
|
|
|
| - Máy vi tính | - |
|
|
|
| - Cabin học ngoại ngữ | - |
|
|
|
| - Ô tô; | - |
|
|
|
| - Xe máy; | - |
|
|
|
| - Các phương tiện khác. | - |
|
|
|
3 | Tổng giá trị tài sản |
|
|
|
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
| - Giá trị tài sản cố định |
|
|
|
|
| + Ngân sách NN cấp; |
|
|
|
|
| + Các nguồn khác |
|
|
|
|
| + Tự có; |
|
|
|
|
4 | Vốn lưu động |
|
|
|
|
Ngày......tháng....năm 199...
Giám đốc Trung tâm ký tên và đóng dấu
Trung tâm........ BIỂU 2
.................
(Theo Thông tư 08/LĐTBXH-TT, ngày 10/3/97...)
Số TT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Công nhân viên chức | Thời gian công tác về lĩnh vực | Ghi chú | |
|
|
| Tổng số | % so t.số | LĐXH |
|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
1 | Số lượng: |
|
|
|
|
|
| - Phòng |
|
|
|
|
|
| - Ban |
|
|
|
|
|
| - Tổ |
|
|
|
|
|
| - Bộ phận |
|
|
|
|
|
2 | Tổng số công nhân, viên chức | Người |
|
|
|
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
| - Biên chế hưởng lương ngân sách; | - |
|
|
|
|
| - Biên chế không hưởng lương ngân sách; | - |
|
|
|
|
| - Hợp đồng; | - |
|
|
|
|
| Chia theo trình độ: |
|
|
|
|
|
| - Trên đại học | - |
|
|
|
|
| - Đại học ngành LĐ-XH; | - |
|
|
|
|
| - Đại học khác; | - |
|
|
|
|
| - Trung cấp LĐ-XH; | - |
|
|
|
|
| - Trung cấp khác; | - |
|
|
|
|
| - Công nhân kỹ thuật; | - |
|
|
|
|
| - Sơ cấp; | - |
|
|
|
|
Ghi chú:
Mục 2: chỉ ghi số CNVC thuộc cán bộ khung, không tính giáo viên hợp động.
Ngày......tháng....năm 199...
Giám đốc Trung tâm ký tên và đóng dấu
File gốc của Thông tư 8-LĐTBXH/TT-1997 về tổ chức và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm theo Nghị định 72/CP-1995 hướng dẫn Bộ luật Lao động do Bộ Lao động, Thương binh và xã hội ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 8-LĐTBXH/TT-1997 về tổ chức và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm theo Nghị định 72/CP-1995 hướng dẫn Bộ luật Lao động do Bộ Lao động, Thương binh và xã hội ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Số hiệu | 8-LĐTBXH/TT |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Trần Đình Hoan |
Ngày ban hành | 1997-03-10 |
Ngày hiệu lực | 1997-03-10 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Hết hiệu lực |