ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3241/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 23 tháng 8 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20/11/2012;
óa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
Căn cứ Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
Căn cứ Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025.
Căn cứ Kế hoạch số 204-KH/TU ngày 03/6/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 70-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
Căn cứ Kế hoạch hành động số 162/KH-UBND ngày 29/7/2020 của UBND tỉnh về thực hiện Kế hoạch số 204-KH/TU ngày 03/6/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
QUYẾT ĐỊNH:
Một là, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp hoạt động chưa hiệu quả để đạt tiêu chí có hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp đang hoạt động hiệu quả và HTX mới thành lập.
ực của HTX là chính, nhà nước hỗ trợ về mặt thể chế, cơ chế chính sách và một phần ngân sách nhằm tạo điều kiện cho HTX nông nghiệp phát triển.
2. Mục tiêu
Phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp cả về quy mô và chất lượng hoạt động, trong đó đặc biệt chú trọng đến nâng cao chất lượng hoạt động, hỗ trợ thành viên thông qua việc nâng cao nhận thức của toàn dân về kinh tế tập thể, HTX; đồng thời, tăng cường năng lực của các HTX nông nghiệp để phát huy hơn nữa vai trò liên kết, hợp tác, hỗ trợ thành viên và cộng đồng khu vực; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thành viên và người lao động trong HTX.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- 100% số HTX nông nghiệp tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật HTX năm 2012;
- Doanh thu, lợi nhuận bình quân của HTX tăng 5% so với năm liền kề trước đó;
- Xây dựng 86 mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có sản phẩm gắn với chuỗi giá trị, phát triển bền vững (đối với 11 huyện miền núi: 02 mô hình/huyện; các huyện còn lại: 04 mô hình/huyện).
1. Tổ chức tuyên truyền, học tập quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế hợp tác
2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế nông thôn
3. Xây dựng và triển khai kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp hoạt động chưa hiệu quả để đạt tiêu chí có hiệu quả
ằm đạt tiêu chí hiệu quả, theo hướng:
- Tập trung chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản trị, sản xuất cho cán bộ quản lý HTX và thành viên thông qua đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo nghề, thí điểm đưa cán bộ HTX và thành viên HTX đi làm việc ở nước ngoài.
- Hỗ trợ để HTX vay vốn tín dụng và tiếp cận được với các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, nhất là tiếp cận Quỹ phát triển HTX và Quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế của Hội nông dân để phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tổ chức sản xuất.
4. Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp đang hoạt động hiệu quả
- Hướng dẫn và hỗ trợ các HTX rà soát, nâng cao chất lượng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trong đó tập trung vào các nội dung: Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, lựa chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, công nghệ cao, sản xuất hữu cơ.
- Tạo điều kiện cho các HTX vay vốn vay tín dụng và tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất.
- Đẩy mạnh thực hiện liên kết với doanh nghiệp. Phát huy vai trò đầu tàu của các HTX đang phát triển mạnh để hỗ trợ các HTX khác cùng liên kết, hợp tác với doanh nghiệp và tiêu thụ nông sản có hiệu quả.
- Lựa chọn các sản phẩm chủ lực của từng vùng, từng địa phương để thúc đẩy thành lập các HTX chuyên sâu nhằm tổ chức lại sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tạo ra lợi thế cạnh tranh cao cho các sản phẩm của địa phương.
- Trên cơ sở “Chương trình mỗi xã một sản phẩm”, lựa chọn những sản phẩm đặc thù cho làng xã ở các vùng để vận động thành lập các HTX nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP của địa phương: Lựa chọn các Tổ hợp tác đang hoạt động có hiệu quả để vận động nâng lên HTX hoạt động có hiệu quả; vận động những chủ trang trại có quy mô sản xuất tương đối lớn để tuyên truyền, vận động cùng nhau thành lập HTX. Đối với các sản phẩm sản xuất ở nhiều nông hộ thì tập trung vận động những người nông dân và người lao động sản xuất giỏi (có thể là các trưởng thôn, bản) có kinh nghiệm, uy tín đối với cộng đồng để đứng ra làm sáng lập viên thành lập HTX.
- Lựa chọn các giải pháp chuyển đổi số phù hợp để thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi số trong các HTX nhằm chuyển đổi trong quản lý, sản xuất, kinh doanh sản phẩm, cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số.
7. Phát huy vai trò hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ của HTX
ằng việc thực hiện tốt các dịch vụ như: Thủy lợi, sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, cung ứng vật tư, khuyến nông, làm đất, bảo vệ thực vật, tín dụng, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, thể hiện vai trò vừa dẫn dắt, vừa lôi kéo kinh tế hộ cá thể vào HTX; hướng người nông dân vào HTX kiểu mới để sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, theo chuỗi giá trị, có giá trị gia tăng, hướng đến xuất khẩu.
8.1. Hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương
Căn cứ khoản 2 Mục III Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ:
- Điều kiện hỗ trợ: Được cử đi bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ với chuyên ngành phù hợp với vị trí công tác và nhu cầu của đơn vị.
- Số lượng tham gia: 4.950 lượt người.
+ Đối với cán bộ quản lý và thành viên HTX: Ngân sách Trung ương đảm bảo 100% chi phí đi lại, tổ chức lớp học, quản lý lớp học; thuê hội trường; thù lao giảng viên; tham quan, khảo sát và mua tài liệu học tập; 90% chi phí ăn, ở trong quá trình tham gia lớp bồi dưỡng;
+ Tổng kinh phí: 15.920 triệu đồng.
Căn cứ khoản 4 Mục III Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ:
- Điều kiện hỗ trợ: HTX nông nghiệp sản xuất ra sản phẩm gắn với chuỗi giá trị, sản phẩm OCOP.
- Số lượng tham gia: 75 HTX.
+ Ngân sách trung ương hỗ trợ 100%;
c) Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm
- Đối tượng hỗ trợ: Các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, có tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành;
+ Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc chế biến sản phẩm phải phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của thành viên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư.
+ Xây dựng nhà kho, xưởng phân loại và đóng gói sản phẩm, xưởng sơ chế - chế biến và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng thành viên.
+ Xây dựng công trình kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy, hải sản bao gồm: Hệ thống cấp thoát nước đầu mối (ao, bể chứa, cống, kênh, đường ống cấp, tiêu nước, trạm bơm), đê bao, kè, đường giao thông, công trình xử lý nước thải chung đối với vùng nuôi trồng thủy sản; hệ thống phao tiêu, đèn báo ranh giới khu vực nuôi, hệ thống neo lồng bè; nâng cấp và phát triển lồng bè nuôi trồng hải sản tập trung của HTX nông nghiệp trên biển.
- Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ:
+ Tổng kinh phí hỗ trợ: 276.000 triệu đồng.
a) Hỗ trợ thành lập mới HTX nông nghiệp
- Đối tượng hỗ trợ: Người dân có nhu cầu thành lập HTX.
- Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ:
+ Tổng kinh phí: 81 HTX x 20 triệu đồng/HTX = 1.620 triệu đồng.
- Tập trung hỗ trợ các HTX nông nghiệp được tiếp cận chính sách đất đai, để đến năm 2025 có 100% HTX nông nghiệp được thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc theo quy định của pháp luật;
- Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện rà soát hiện trạng sử dụng đất của các HTX nông nghiệp trên địa bàn, đối với các HTX chưa có trụ sở làm và các HTX thành lập mới, để cập nhật nhu cầu sử dụng đất vào Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030, làm cơ sở thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc theo quy định của pháp luật.
- Đối tượng hỗ trợ: Các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Số lượng tham gia: 86 HTX.
- Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ:
+ Tổng kinh phí: 86 mô hình x 750 triệu đồng/mô hình = 64.500 triệu đồng.
Tổng kinh phí: 459.240 triệu đồng (Bốn trăm năm mươi chín tỷ, hai trăm bốn mươi triệu đồng chẵn).
Phân nguồn từng năm:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, cán bộ quản lý và thành viên HTX; tổ chức học tập các mô hình HTX liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, HTX ứng dụng công nghệ cao và HTX phát triển các sản phẩm OCOP. - Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn các HTX nông nghiệp để hỗ trợ kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng thành viên. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ vào đối tượng, tiêu chí, định mức theo quy định của Luật Đầu tư công, các văn bản hướng dẫn thi hành, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Đề án theo quy định và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn. 4. Sở Tài chính: Trên cơ sở dự toán kinh phí thực hiện Đề án đã được phê duyệt, chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan thẩm định dự toán chi tiết kinh phí thực hiện hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện. Đồng thời, hướng dẫn các HTX nông nghiệp thực hiện đúng các quy định về tài chính, kế toán. ỉnh. Hỗ trợ HTX nông nghiệp tham gia cung ứng cho chuỗi sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. 7. Sở Khoa học và Công nghệ: Hướng dẫn các HTX nông nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm, bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của HTX trong lĩnh vực nông nghiệp; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đề xuất và triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; triển khai có hiệu quả chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ đối với các HTX nông nghiệp. 9. Sở Tư pháp: Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật HTX đối với các HTX nông nghiệp; giúp đỡ các địa phương về công tác tổ chức, công tác quản lý nhà nước để đảm bảo các HTX nông nghiệp được vận hành theo đúng Luật HTX. 11. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa: Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện các chính sách tín dụng đối với HTX, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX nông nghiệp tiếp cận nguồn vốn, mở rộng sản xuất. Thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, đảm bảo an toàn, lành mạnh. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền đến các thành viên HTX và Nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế tập thể; mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của Đề án Phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025, để nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ quản lý, thành viên HTX, người dân và triển khai các chương trình hành động cụ thể nhằm đạt được mục tiêu của Đề án đã đề ra. - Chủ động kêu gọi xúc tiến đầu tư, nhất là kêu gọi xúc tiến các doanh nghiệp liên kết với HTX để đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; lồng ghép các cơ chế, chính sách để thu hút doanh nghiệp liên kết với HTX. - Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý tồn tại liên quan đến hoạt động của HTX: Thực hiện việc thống kê đúng, đủ, kịp thời các chỉ tiêu về phát triển kinh tế tập thể, HTX, đánh giá và phân loại đúng thực trạng hoạt động của HTX; hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện Đề án báo cáo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT. 14. Đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể; thường xuyên cập nhật, dành thời lượng thỏa đáng đề đưa tin về các mô hình tốt, các điển hình tiên tiến, để kịp thời động viên, khuyến khích học tập các mô hình, các điển hình trong phát triển HTX nông nghiệp. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| |
- Như Điều 3 QĐ; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN, CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3241/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
Thanh Hóa là tỉnh có số HTX nông nghiệp cao thứ 3 trong cả nước với 699 HTX đang hoạt động (chiếm 4,3% tổng số HTX trong cả nước). Trong giai đoạn 2016 - 2020, hoạt động của các HTX nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của hộ thành viên và nông dân trên địa bàn; phát huy tốt vai trò hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển bằng việc thực hiện tốt các dịch vụ như: Thủy lợi, sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, cung ứng vật tư, khuyến nông, làm đất, bảo vệ thực vật, tín dụng, tiêu thụ sản phẩm; đã phát triển được các mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều HTX nông nghiệp lúng túng trong công tác vận hành bộ máy; năng lực nội tại vẫn còn hạn chế, các mô hình HTX điển hình tiên tiến được nhân rộng còn ít; nguồn lực đầu tư từ các chính sách còn hạn chế, số HTX được đầu tư chưa nhiều, số vốn hỗ trợ cho các HTX còn thấp.
óa về phê duyệt Đề án phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2015 - 2020 ..., đã tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển HTX nông nghiệp của tỉnh; trên cơ sở định hướng và nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, nhiều HTX nông nghiệp đã phát triển thành viên, huy động thêm vốn góp, phát triển kinh doanh, mở rộng các khâu dịch vụ kinh doanh (cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; liên kết với các doanh nghiệp để thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị...).
ằm phát huy hơn nữa vai trò liên kết, hợp tác, hỗ trợ thành viên và cộng đồng khu vực; tăng cường năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là kinh tế hộ nông dân trong điều kiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Luật HTX ngày 20/11/2012;
óa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
- Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
- Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021 - 2025.
- Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 20/4/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững;
óa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
- Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 29/7/2020 của UBND tỉnh về kế hoạch hành động thực hiện Kế hoạch số 204-KH/TU ngày 03/6/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
1. Phạm vi
2. Đối tượng
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 - 2025.
1. Về số lượng và tổ chức bộ máy HTX
Thanh Hóa là tỉnh có số HTX nông nghiệp cao thứ 3 trong cả nước với 744 HTX; trong đó, 699 HTX đang hoạt động, 45 HTX tạm dừng hoạt động; số HTX thành lập mới giai đoạn 2016-2020 là 179 HTX (riêng năm 2020 là 65 HTX); số HTX xếp loại tốt là 130 HTX, số HTX xếp loại khá là 283 HTX, số HTX xếp loại trung bình là 200 HTX, số HTX yếu kém là 21 HTX, HTX chưa đủ tiêu chuẩn xếp loại là 65 HTX, 45 HTX tạm dừng hoạt động không thực hiện đánh giá.
Tổng số cán bộ quản lý HTX là 3.487 người, bình quân 05 người/HTX; trong đó, số cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 888 người (chiếm 25,47%), số cán bộ quản lý có trình độ sơ cấp và trung cấp là 1.509 người (chiếm 43,27%), 615 người có chứng chỉ tập huấn và nghề (chiếm 17,64%) và 475 người chưa qua đào tạo (chiếm 13,62%). Về độ tuổi của cán bộ quản lý: Có 2.359 người trên 40 tuổi (chiếm 67,65%), 1.128 người dưới 40 tuổi (chiếm 32,35%). Tổng số thành viên HTX nông nghiệp là 69.682 người, bình quân 100 thành viên/HTX; tổng số lao động thường xuyên là 17.112 người, bình quân 24 người/HTX.
Về hình thức hoạt động: Có 35 HTX trực tiếp sản xuất (tập trung vào các sản phẩm như rau an toàn, dưa công nghệ cao, gà, lợn, tôm, ngao); 373 HTX chỉ thực hiện các loại hoạt động dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ công và dịch vụ cạnh tranh), 291 HTX vừa sản xuất, vừa làm các khâu dịch vụ.
Về mức độ cung cấp các dịch vụ: HTX thấp nhất là 01 khâu dịch vụ, nhiều nhất là 12 khâu dịch vụ, cụ thể: 586 HTX tham gia dịch vụ thủy lợi nội đồng, đạt 83,83%; 594 HTX làm dịch vụ cung ứng vật tư, đạt 85,0%; 566 HTX làm dịch vụ cung ứng giống, đạt 81,0%; 311 HTX làm dịch vụ làm đất, đạt 44,5%; 488 HTX làm dịch vụ bao tiêu sản phẩm, đạt 69,8%; 400 HTX làm các dịch vụ khác (mạ khay, máy cấy, vệ sinh môi trường, chế biến nông lâm sản,...), đạt 57,2%.
3.1. Vốn và tài sản của HTX
Nguồn vốn hình thành ban đầu của các HTX nông nghiệp hầu hết là từ nguồn của HTX cũ chuyển sang; tổng số vốn của HTX là 569.539 triệu đồng (tăng 282.609 triệu đồng so với năm 2015), bình quân 815 triệu đồng/HTX (trong đó, số vốn điều lệ bình quân/HTX là 412 triệu đồng, tăng 19 triệu đồng/HTX so với năm 2015).
Về doanh thu: Tổng doanh thu năm 2020 của các HTX đạt 1.020.853 triệu đồng, doanh thu bình quân của một HTX là 1.460 triệu đồng (tăng gấp 1,49 lần so với năm 2015); trong đó, thu từ hoạt động dịch vụ công: 240.971 triệu đồng, chiếm 23,6%; thu từ dịch vụ cạnh tranh 779.882 triệu đồng, chiếm 76,4%;
3.3. Tiền công, tiền lương
Thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên là thành viên HTX trong HTX năm 2020 đạt 2,7 triệu đồng/người/tháng (tăng 1,53 triệu đồng/người/tháng so với năm 2015); thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên nhưng không là thành viên HTX trong HTX năm 2020 đạt 1,7 triệu đồng/người/tháng.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, sau khi chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX 2012, các HTX nông nghiệp đã chủ động tìm kiếm, hợp tác với các doanh nghiệp, các HTX bạn để liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Đến nay, có 413 HTX tham gia liên kết bền vững, chiếm 59,1% số HTX nông nghiệp toàn tỉnh (tập trung chủ yếu ở các xã đạt chuẩn nông thôn mới). Các HTX này đã có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp - HTX - Hộ sản xuất, chủ động tìm kiếm bạn hàng (các doanh nghiệp, các HTX tiêu thụ sản phẩm) để ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản; ký kết thỏa thuận với các hộ sản xuất để bao tiêu sản phẩm. Điển hình như chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ mía đường với Công ty CP mía đường Lam Sơn và Công ty CP mía đường Việt Đài; chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo với Công ty Giống cây trồng trung ương, Công ty thương mại Sao Khuê; chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm dưa vàng Kim Hoàng hậu trong nhà màng giữa Công ty CP mía đường Lam Sơn với các HTX thuộc các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân, giữa HTX dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến với các HTX sản xuất dưa vàng Kim Hoàng hậu trên địa bàn tỉnh; chuỗi liên kết sản xuất rau an toàn giữa HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Lộc và Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao...
- Về cơ giới hóa nông nghiệp: Toàn tỉnh có 1.093 máy kéo cỡ lớn, 6.758 máy kéo cỡ trung, 15.456 máy kéo cỡ nhỏ, 13.908 máy bơm, 722 máy cấy lúa, 2.831 máy gặt đập liên hợp, 9.005 máy xay xát lúa gạo, 6.360 máy nghiền thức ăn gia súc, 846 máy sấy nông sản, 16.567 máy chế biến lương thực, 7.405 máy chế biến gỗ, 119 máy chế biến thủy sản, 07 máy thu hoạch mía, 893 trạm bơm tưới tiêu cho 80% diện tích lúa; 26,1% diện tích mía và diện tích cây trồng hàng năm 52%. Tỷ lệ cây trồng chính được áp dụng cơ giới: Lúa (làm đất 97%, gieo trồng 24,6%, thu hoạch 81,9%, vận chuyển 91%); ngô (làm đất 84%, gieo trồng 2,6%, thu hoạch 60,6%, vận chuyển 73,2%); lạc (làm đất 91%, gieo trồng 0,36%, thu hoạch 35%, vận chuyển 86%); đậu tương (làm đất 65%, thu hoạch 07%, vận chuyển 53%); mía (làm đất 99,8%, gieo trồng 11%, thu hoạch 11,2%, vận chuyển 78,2%); sắn (làm đất 67,4%, gieo trồng 0%, thu hoạch 0%, vận chuyển 21,3%); khoai lang (làm đất 72,7%, gieo trồng 1,08%, thu hoạch 0%, vận chuyển 74,4%).
ỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030, các HTX trên địa bàn đã tích cực tham gia vào Chương trình. Trong lĩnh vực nông nghiệp, có 19 sản phẩm chủ lực, trên 160 sản phẩm, nhóm sản phẩm khác nhau do các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, làng nghề và hộ gia đình trong tỉnh sản xuất, trong đó có trên 65 HTX nông nghiệp tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm có tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP. Các loại sản phẩm OCOP chính của HTX bao gồm: gạo đặc sản, nấm, con nuôi đặc sản,... Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 09 HTX nông nghiệp tham gia sản xuất với 13 sản phẩm OCOP được công nhận, xếp hạng, 12 HTX có sản phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc (chiếm 1,7% tổng số HTX).
1. Tổng quan các cơ chế, chính sách về HTX, giai đoạn 2016 - 2020
- Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020 theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
- Hỗ trợ HTX nông nghiệp phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp theo Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
1.2. Các cơ chế, chính sách của địa phương
- Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 11/01/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 4752/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020;
- Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 04/6/2018 của UBND tỉnh về thực hiện thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học về làm việc có thời hạn ở các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng kinh phí thực hiện các chính sách phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là 308.075 triệu đồng; trong đó: Ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh hỗ trợ là 237.340 triệu đồng (nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là 223.664 triệu đồng: Nguồn vốn đầu tư là 199.550 triệu đồng, nguồn vốn sự nghiệp là 24.114 triệu đồng; nguồn vốn trung ương khác là 1.176 triệu đồng; ngân sách tỉnh là 12.500 triệu đồng); nguồn vốn hỗ trợ của huyện, xã, đối ứng của các HTX là 70.735 triệu đồng. Đồng thời, thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng trong phát triển nông thôn, trong giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh đã có 26 HTX nông nghiệp được vay vốn với tổng vốn vay 32.400 triệu đồng; Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh thực hiện cho các HTX nông nghiệp vay với tổng số vốn là 29.948 triệu đồng.
2.1. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
2.2. Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về khuyến khích sản xuất và hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, như: Khuyến khích phát triển giao thông nông thôn; kiên cố hóa giao thông, kênh mương nội đồng, hạ tầng nuôi trồng thủy sản, hạ tầng làng nghề; khuyến khích đầu tư các chợ; hỗ trợ đầu tư lưới điện nông thôn...
2.3. Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
2.4. Chính sách ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới
2.5. Chính sách đất đai
2.6. Chính sách tín dụng
Từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh: Đã tư vấn, hỗ trợ các HTX nông nghiệp xây dựng phương án, dự án và cho 56 HTX nông nghiệp vay với tổng số tiền là 29.948 triệu đồng để đầu tư phương tiện vận chuyển, nhà màng, nhà lưới, xưởng sản xuất mạ khay, máy sấy, dây chuyền sản xuất nấm, mở rộng sản xuất kinh doanh,... qua đó tạo điều kiện cho các HTX nông nghiệp có nguồn vốn để đầu tư, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho thành viên và người lao động.
Về chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: 100% HTX nông nghiệp của tỉnh đã được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập từ các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ trực tiếp phục vụ đời sống thành viên.
Thực hiện Quyết định số 4752/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật HTX; tham mưu triển khai các chính sách hỗ trợ HTX phát triển và ban hành nhiều văn bản đôn đốc, chỉ đạo và đi kiểm tra thực tế tại các HTX; rà soát những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong quá trình chuyển đổi, tổ chức lại hoạt động; trên cơ sở đó đề ra biện pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện; hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung bố trí nguồn lực hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động cho các HTX nông nghiệp, lồng ghép việc hỗ trợ các HTX nông nghiệp thông qua việc thực hiện Quyết định 5643/2015/QĐ-UBND ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020 và các chính sách có liên quan khác; tổ chức đi khảo sát, lựa chọn các HTX đủ điều kiện tham gia thí điểm xây dựng mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới. UBND cấp huyện, thị xã, thành phố đã tập trung củng cố lại hoạt động của các HTX nông nghiệp theo Luật HTX năm 2012 (củng cố lại bộ máy quản lý, phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh...), hỗ trợ các HTX đầu tư máy móc thực hiện cơ giới hóa đồng bộ; có cơ chế ưu tiên mời gọi các doanh nghiệp thực hiện liên kết bao tiêu sản phẩm; phát triển các chuỗi sản phẩm bền vững; lồng ghép với các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương để thực hiện hỗ trợ một số HTX trên địa bàn đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ cây con giống,... nhằm phát triển các loại hình dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Sau khi thực hiện mô hình, các HTX đã phát triển, mở rộng các dịch vụ hoạt động (trung bình mỗi HTX tăng từ 1,5 khâu dịch vụ), các loại dịch vụ tăng lên chủ yếu là: Sản xuất rau an toàn, phát triển cơ giới hóa, liên kết bao tiêu sản phẩm... Doanh thu của các HTX tăng dần qua các năm, trung bình từ 1.115 triệu đồng/HTX năm 2016 lên 2.476/HTX năm 2020 (tốc độ tăng đạt 5,2%); thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong các HTX được nâng lên, trung bình đạt 4,13 triệu đồng/người/tháng (tăng 1,18 triệu đồng so với năm 2016). Nhiều hộ thành viên được hưởng lợi từ mô hình; bình quân giá các dịch vụ khi thực hiện mô hình giảm từ 20% - 30% so với bên ngoài. Các mô hình đã được các HTX bạn đến tham quan, học tập để về triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, từ nguồn kinh phí từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh; đã triển khai xây dựng 12 mô hình phát triển sản xuất thông qua HTX, với tổng kinh phí thực hiện là 5.076 triệu đồng; trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 3.350 triệu đồng, các HTX đối ứng 1.726 triệu đồng. Tập trung vào việc phát triển mạnh liên kết bao tiêu sản phẩm theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp, mang tính phục vụ cộng đồng và các sản phẩm đặc trưng của địa phương gắn với mô hình mỗi xã một sản phẩm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Đề án vẫn còn chỉ tiêu chưa đạt so với mục tiêu đề ra; đó là, cơ bản không còn HTX nông nghiệp hoạt động kém hiệu quả (hiện vẫn còn 21 HTX hoạt động yếu kém, chiếm 3% tổng số HTX nông nghiệp đang hoạt động); nguồn ngân sách còn hạn chế nên kinh phí bố trí để triển khai thực hiện các chính sách theo Đề án còn rất ít (mới bố trí được gần 40% kinh phí thực hiện xây dựng thí điểm các mô hình HTX kiểu mới; các chính sách khác chủ yếu lồng ghép nguồn vốn từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới để thực hiện).
Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu và ban hành các văn bản hướng dẫn UBND các huyện, xã, các HTX và các cán bộ trẻ tham gia thí điểm tổ chức triển khai thực hiện đúng các nội dung được phê duyệt trong Kế hoạch. Các HTX tham gia thí điểm đã tiến hành ký hợp đồng làm việc với các cán bộ trẻ, ngoài việc hỗ trợ lương cho 05 cán bộ về công tác tại các HTX, chương trình còn thực hiện hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình phát triển sản xuất cho các HTX với tổng vốn thực hiện là 11.173 triệu đồng, trong đó nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là 6.284 triệu đồng. Qua đó, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có khả năng phát huy năng lực trong thực hiện nhiệm vụ và triển khai mô hình, dự án; các HTX đã chủ động tích cực mở rộng quy mô đầu tư sản xuất như: đầu tư liên kết chăn nuôi gia cầm gắn với chuỗi giá trị; mở rộng, nâng cao sản xuất và chế biến nấm, hình thành chuỗi chế biến lúa gạo.
Có thể nhận thấy, việc tăng cường cán bộ trẻ về các HTX nông nghiệp là chủ trương đúng đắn thúc đẩy sự phát triển, tạo diện mạo mới cho các HTX tham gia thí điểm. Qua đó, các HTX có động lực vươn lên trong sản xuất, kinh doanh có hiệu quả kinh tế thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng và tạo cơ hội cho các cán bộ trẻ có cơ hội thể hiện, phát huy năng lực, từ đó có tâm huyết với HTX. Đây cũng là mô hình khởi nghiệp với các sinh viên khi tiếp cận vào HTX. Các cán bộ trẻ tham gia thí điểm đã có cơ hội phát huy năng lực, gắn bó lâu dài, góp phần xây dựng HTX hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, số HTX được tham gia vào Kế hoạch và số cán bộ trẻ hỗ trợ về HTX còn rất ít (05 cán bộ trẻ/05 HTX), nên tác động đến bình diện chung về hiệu quả hoạt động của HTX trên địa bàn tỉnh chưa rõ ràng. Trong giai đoạn 2021 - 2025 cần tiếp tục đưa cán bộ trẻ có trình độ đại học về làm việc tại các HTX, nhằm tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao cho các HTX, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 190/KH-UBND ngày 22/11/2018 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HTX NÔNG NGHIỆP
ông nghiệp so với năm 2015).
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể như Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên đã ký kết chương trình phối hợp cùng Liên minh HTX tỉnh trong quá trình vận động phát triển kinh tế tập thể, HTX trong tỉnh. Phối hợp vận động, hướng dẫn xây dựng các mô hình HTX của phụ nữ, thanh niên,...
IV. TỒN TẠI, HẠN CHẾ, YẾU KÉM VÀ NGUYÊN NHÂN
- Đội ngũ cán bộ HTX còn yếu, thiếu cán bộ chuyên môn; trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý và người lao động trong HTX chưa đáp ứng yêu cầu để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh, triển khai các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị.
- Chính sách khuyến khích hỗ trợ kinh tế tập thể tuy được ban hành tương đối đầy đủ từ Trung ương đến địa phương; song, do hạn chế về nguồn kinh phí nên công tác triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ chưa đạt hiệu quả cao; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX đã được quan tâm nhưng kinh phí bố trí ít nên hạn chế số lượng tham gia; chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng chậm triển khai trong thực tế. Số lượng HTX được thụ hưởng chính sách rất ít, dự án quy mô nhỏ, làm hạn chế tiềm năng liên kết vùng, nâng cao quy mô và sức cạnh tranh cũng như hiệu quả khai thác của công trình hỗ trợ.
- Đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn yếu, hoạt động điều hành của một số HTX còn mang tính kinh nghiệm truyền thống; một số thành viên còn thiếu trách nhiệm với HTX. Năng lực và khả năng tiếp cận với các nguồn lực của các HTX còn hạn chế, việc lập phương án sản xuất kinh doanh và tài sản bảo đảm vay vốn ở một số HTX chưa đáp ứng yêu cầu, nên các HTX đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ còn thấp.
- Nhận thức về vị trí, vai trò của một số ngành, địa phương về kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế thị trường chưa đầy đủ. Công tác quản lý nhà nước đã được sắp xếp, nhưng cán bộ các cấp từ tỉnh đến cơ sở còn thiếu, chủ yếu là kiêm nhiệm, một số chính quyền can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của HTX, từ đó làm mất tính tự chủ, năng động, sáng tạo của HTX.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2016 - 2020, các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển khá ổn định, số lượng HTX tăng theo từng năm, phát triển đa dạng về lĩnh vực, ngành nghề, chất lượng hoạt động được nâng lên. Các HTX từng bước hoạt động đúng bản chất, ngày càng tập trung hơn vào việc hỗ trợ kinh tế hộ thành viên thông qua cung cấp các dịch vụ, việc làm cho thành viên; thực hiện tốt chức năng là “bà đỡ” cho kinh tế hộ phát triển: Đưa giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng, giá trị cao vào sản xuất, thực hiện tốt các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, là đầu mối quan trọng gắn kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị nông sản...; công tác tổ chức, quản lý HTX được củng cố và nâng lên một bước; tư duy, cách thức vận hành, hoạt động của bộ máy cán bộ quản lý HTX được đổi mới; xuất hiện nhiều HTX hoạt động hiệu quả, phát huy tốt vai trò hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển.
1. Quan điểm
Hai là, phát triển HTX nông nghiệp phải dựa vào nội lực của HTX là chính, nhà nước hỗ trợ về mặt thể chế, cơ chế chính sách và một phần ngân sách nhằm tạo điều kiện cho HTX nông nghiệp phát triển.
2. Mục tiêu
Phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp cả về quy mô và chất lượng hoạt động, trong đó đặc biệt chú trọng đến nâng cao chất lượng hoạt động, hỗ trợ thành viên thông qua việc nâng cao nhận thức nhân dân về kinh tế tập thể, HTX; đồng thời, tăng cường năng lực của các HTX nông nghiệp để phát huy hơn nữa vai trò liên kết, hợp tác, hỗ trợ thành viên và cộng đồng khu vực; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thành viên và người lao động trong HTX.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- 100% số HTX nông nghiệp tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật HTX năm 2012;
- Doanh thu, lợi nhuận bình quân của HTX tăng 5% so với năm liền kề trước đó;
- Xây dựng 86 mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có sản phẩm gắn với chuỗi giá trị, phát triển bền vững (đối với 11 huyện miền núi: 02 mô hình/huyện; các huyện còn lại: 04 mô hình/huyện).
2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế nông thôn
- Hướng dẫn các HTX xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trong đó đẩy mạnh chuyển đổi phương thức hoạt động từ dịch vụ đầu vào sang sản xuất hàng hóa, đưa giống mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất theo theo tiêu chuẩn an toàn và kết nối sản xuất gắn với tiêu thụ ổn định.
- Kết nối với các doanh nghiệp thực hiện liên kết với HTX để đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Tạo điều kiện cho các HTX tham gia hoạt động một số dịch vụ phục vụ sản xuất và xây dựng nông thôn mới như: Quản lý, khai thác công trình thủy lợi; nước sinh hoạt nông thôn, bảo vệ môi trường, chợ nông thôn, ngành nghề nông thôn để các HTX tăng thêm việc làm và thu nhập cho các thành viên.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ để tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của 413 HTX nông nghiệp đang hoạt động có hiệu quả; cụ thể:
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, sản xuất cho cán bộ và thành viên HTX.
- Quan tâm hỗ trợ xây dựng các mô hình sơ chế, đóng gói, bảo quản sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu hàng hóa để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo thị trường đầu ra ổn định, định hướng cho các hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản.
5. Phát triển và tạo điều kiện cho 81 HTX nông nghiệp mới thành lập hoạt động có hiệu quả
- Củng cố các HTX đã có và phát triển thành lập mới các HTX nông nghiệp gắn với sản phẩm đặc trưng làng, xã theo lợi thế của từng vùng; các HTX áp dụng sản xuất theo hướng công nghệ cao, mô hình sản xuất cây, con đặc sản... theo hướng tạo ra giá trị gia tăng cao trong sản xuất. Ưu tiên các doanh nghiệp liên kết với HTX để tổ chức sản xuất, liên kết với nông dân để thành lập HTX nhằm tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức quản lý vào sản xuất.
6. Thúc đẩy ứng dụng Công nghệ thông tin trong HTX nông nghiệp
- Nghiên cứu, thử nghiệm các mô hình HTX nông nghiệp chuyển đổi số để hỗ trợ và nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục phát huy tốt vai trò của các HTX nông nghiệp là “bà đỡ” hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển bằng việc thực hiện tốt các dịch vụ như: Thủy lợi, sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, cung ứng vật tư, khuyến nông, làm đất, bảo vệ thực vật, tín dụng, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, thể hiện vai trò vừa dẫn dắt, vừa lôi kéo kinh tế hộ cá thể vào HTX; hướng người nông dân vào HTX kiểu mới để sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, theo chuỗi giá trị, có giá trị gia tăng, hướng đến xuất khẩu.
8.1. Hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương
Căn cứ khoản 2 Mục III Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ:
- Điều kiện hỗ trợ: Được cử đi bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ với chuyên ngành phù hợp với vị trí công tác và nhu cầu của đơn vị.
- Số lượng tham gia: 4.950 lượt người.
+ Đối với cán bộ quản lý và thành viên HTX: Ngân sách Trung ương đảm bảo 100% chi phí đi lại, tổ chức lớp học, quản lý lớp học; thuê hội trường; thù lao giảng viên; tham quan, khảo sát và mua tài liệu học tập; 90% chi phí ăn, ở trong quá trình tham gia lớp bồi dưỡng;
+ Tổng kinh phí: 15.920 triệu đồng.
Căn cứ khoản 4 Mục III Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ:
- Điều kiện hỗ trợ: HTX nông nghiệp sản xuất ra sản phẩm gắn với chuỗi giá trị, sản phẩm OCOP.
- Số lượng tham gia: 75 HTX.
+ Ngân sách trung ương hỗ trợ 100%;
c) Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm
- Đối tượng hỗ trợ: Các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, có tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành;
+ Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc chế biến sản phẩm phải phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của thành viên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư.
+ Xây dựng nhà kho, xưởng phân loại và đóng gói sản phẩm, xưởng sơ chế - chế biến và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng thành viên.
+ Xây dựng công trình kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy, hải sản bao gồm: Hệ thống cấp thoát nước đầu mối (ao, bể chứa, cống, kênh, đường ống cấp, tiêu nước, trạm bơm), đê bao, kè, đường giao thông, công trình xử lý nước thải chung đối với vùng nuôi trồng thủy sản; hệ thống phao tiêu, đèn báo ranh giới khu vực nuôi, hệ thống neo lồng bè; nâng cấp và phát triển lồng bè nuôi trồng hải sản tập trung của HTX nông nghiệp trên biển.
- Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ:
+ Tổng kinh phí hỗ trợ: 276.000 triệu đồng.
a) Hỗ trợ thành lập mới HTX nông nghiệp
- Đối tượng hỗ trợ: Người dân có nhu cầu thành lập HTX.
- Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ:
+ Tổng kinh phí: 81 HTX x 20 triệu đồng/HTX = 1.620 triệu đồng.
- Tập trung hỗ trợ các HTX nông nghiệp được tiếp cận chính sách đất đai, để đến năm 2025 có 100% HTX nông nghiệp được thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc theo quy định của pháp luật;
- Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện rà soát hiện trạng sử dụng đất của các HTX nông nghiệp trên địa bàn, đối với các HTX chưa có trụ sở làm và các HTX thành lập mới, để cập nhật nhu cầu sử dụng đất vào Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030, làm cơ sở thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc theo quy định của pháp luật.
- Đối tượng hỗ trợ: Các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Số lượng tham gia: 86 HTX.
- Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ:
+ Tổng kinh phí: 86 mô hình x 750 triệu đồng/mô hình = 64.500 triệu đồng.
Tổng kinh phí: 459.240 triệu đồng (Bốn trăm năm mươi chín tỷ, hai trăm bốn mươi triệu đồng chẵn).
Phân nguồn từng năm:
(chi tiết tại Phụ biểu 8a, 8b) - Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan hàng năm xây dựng chương trình, kế hoạch và kinh phí hỗ trợ các địa phương thực hiện Đề án báo cáo UBND tỉnh. - Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn các HTX nông nghiệp và chỉ đạo xây dựng mô hình phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX tại các huyện. Đến hết năm 2025 tổng kết rút kinh nghiệm để nhân ra diện rộng. - Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai thực hiện các công việc được giao; chủ trì tham mưu sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án; hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT. 3. Liên minh HTX tỉnh: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và thành viên HTX theo chương trình khung của Liên minh HTX Việt Nam; đào tạo nguồn nhân lực lâu dài cho HTX; hỗ trợ các HTX tham gia hội chợ xúc tiến thương mại hàng năm do Liên minh HTX Việt Nam tổ chức; tư vấn thành lập mới và xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cho các HTX; hỗ trợ các HTX nông nghiệp vay vốn từ Quỹ hỗ trợ quốc gia việc làm, Quỹ hỗ trợ phát triển HTX của Trung ương và tỉnh. 5. Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện các chính sách hỗ trợ các HTX nông nghiệp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường từ nguồn kinh phí xúc tiến thương mại của tỉnh. Hỗ trợ HTX nông nghiệp tham gia cung ứng cho chuỗi sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. 7. Sở Khoa học và Công nghệ: Hướng dẫn các HTX nông nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm, bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của HTX trong lĩnh vực nông nghiệp; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đề xuất và triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; triển khai có hiệu quả chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ đối với các HTX nông nghiệp. 9. Sở Tư pháp: Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật HTX đối với các HTX nông nghiệp; giúp đỡ các địa phương về công tác tổ chức, công tác quản lý nhà nước để đảm bảo các HTX nông nghiệp được vận hành theo đúng Luật HTX. 11. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa: Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện các chính sách tín dụng đối với HTX, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX nông nghiệp tiếp cận nguồn vốn, mở rộng sản xuất. Thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, đảm bảo an toàn, lành mạnh. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền đến các thành viên HTX và Nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế tập thể; mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của Đề án Phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025, để nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ quản lý, thành viên HTX, người dân và triển khai các chương trình hành động cụ thể nhằm đạt được mục tiêu của Đề án đã đề ra. - Chủ động kêu gọi xúc tiến đầu tư, nhất là kêu gọi xúc tiến các doanh nghiệp liên kết với HTX để đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; lồng ghép các cơ chế, chính sách để thu hút doanh nghiệp liên kết với HTX. - Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý tồn tại liên quan đến hoạt động của HTX: Thực hiện việc thống kê đúng, đủ, kịp thời các chỉ tiêu về phát triển kinh tế tập thể, HTX, đánh giá và phân loại đúng thực trạng hoạt động của HTX; hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện Đề án báo cáo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT. 14. Đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể; thường xuyên cập nhật, dành thời lượng thỏa đáng để đưa tin về các mô hình tốt, các điển hình tiên tiến, để kịp thời động viên, khuyến khích học tập các mô hình, các điển hình trong phát triển HTX nông nghiệp./.
THÔNG TIN CHUNG VỀ HTX NÔNG NGHIỆP
ĐẤT ĐAI CỦA CÁC HTX NÔNG NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN NĂM 2020 (ĐVT: m2)
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA CÁC HTX NÔNG NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG
THỐNG KÊ SỐ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA CÁC HTX NÔNG NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG
CÁN BỘ QUẢN LÝ HTX NÔNG NGHIỆP
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC HTX NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ĐVT: Triệu đồng
|