BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2509/QĐ-BNN-CN | Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2016 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY CHẾ CHỨNG NHẬN CƠ SỞ CHĂN NUÔI THỰC HIỆN QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO CHĂN NUÔI LỢN, GÀ AN TOÀN TRONG NÔNG HỘ (VietGAHP nông hộ)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương I
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định việc chứng nhận cơ sở chăn nuôi lợn, gà an toàn quy mô nông hộ phù hợp với Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ.
2. Đối tượng áp dụng: là các tổ chức, cá nhân chăn nuôi lợn, gà theo quy mô chăn nuôi nông hộ tại Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chăn nuôi nông hộ là hình thức chăn nuôi tại hộ gia đình, với quy mô dưới mức trang trại.
2. Cơ sở chăn nuôi nhiều thành viên trong Quy chế này là nhóm GAHP hoặc tổ hợp tác hoặc hợp tác xã chăn nuôi.
- Nhóm GAHP chăn nuôi lợn/gà là một tổ chức xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện của những người chăn nuôi đồng sở thích ở cùng thôn/xã (hoặc tương đương) có nguyện vọng áp dụng VietGAHP nông hộ trong chăn nuôi.
- Tổ hợp tác chăn nuôi lợn/gà là một tổ chức được thành lập theo hướng dẫn của Nghị định số 151/2007/NĐ-CP, Thông tư số 04/2008/TT-BKHĐT; trên tinh thần tự nguyện hợp tác của các thành viên là các chủ hộ chăn nuôi gà, lợn với quy mô nông hộ và cùng đồng thuận áp dụng Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà trong nông hộ.
- Hợp tác xã chăn nuôi lợn/gà là một tổ chức được thành lập theo hướng dẫn của Luật số 23/2012/QH13, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP, Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT; trên tinh thần tự nguyện hợp tác của các thành viên là các chủ hộ chăn nuôi lợn, gà với quy mô nông hộ và cùng đồng thuận áp dụng Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà trong nông hộ.
3. Quy trình thực hành chăn nuôi tốt trong nông hộ (gọi tắt là VietGAHP nông hộ) là những nguyên tắc, trình tự hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm gia súc, gia cầm, sức khỏe người chăn nuôi và người tiêu dùng; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Chương II
TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN VIETGAHP NÔNG HỘ
Điều 3. Tổ chức chứng nhận VietGAHP nông hộ
1. Các Tổ chức chứng nhận đáp ứng quy định tại Điều 5, 6 Chương II Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (sau đây gọi tát là Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT).
2. Các Tổ chức chứng nhận là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với điều kiện: có chức năng, phạm vi hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận sản phẩm, hàng hóa; có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá thuộc biên chế hoặc lao động ký hợp đồng dài hạn đáp ứng các quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 6 của Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT; chuyên gia đánh giá có chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ đánh giá VietGAHP do Cục Chăn nuôi cấp.
Điều 4. Cơ quan chỉ định và trình tự thủ tục chỉ định
1. Cơ quan chỉ định:
a) Cục Chăn nuôi chỉ định Tổ chức chứng nhận theo khoản 1 Điều 3 của Quy chế này.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định các Tổ chức chứng nhận, trong phạm vi quản lý của mình, theo khoản 2 Điều 3 của Quy chế này.
2. Trình tự, thủ tục chỉ định và quản lý hoạt động Tổ chức chứng nhận được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Quy chế này và Điều 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 Chương II Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT.
3. Mã hiệu Tổ chức chứng nhận
a) Tổ chức chứng nhận VietGAHP nông hộ được chỉ định có một mã hiệu riêng để quản lý. Mã hiệu được ghi trong quyết định chỉ định.
b) Cách đặt mã hiệu tổ chức chứng nhận VietGAHP theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy chế này.
Chương III
ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN VIETGAHP NÔNG HỘ
Điều 5. Đánh giá, chứng nhận VietGAHP nông hộ
1. Việc đánh giá, chứng nhận VietGAHP nông hộ đối với tổ chức và cá nhân chăn nuôi lợn, gà áp dụng VietGAHP nông hộ được thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT.
2. Tiêu chí và phương pháp đánh giá VietGAHP nông hộ được hướng dẫn tại Phụ lục 1 của Quy chế này.
Điều 6. Giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ
1. Giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ có hiệu lực tối đa 02 năm kể từ ngày cấp. Đối với các giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ được cấp trước thời điểm Quy chế này ban hành thì sẽ tiếp tục có hiệu lực trong 02 năm kể từ ngày cấp.
2. Giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ theo quy định tại Phụ lục 2 của Quy chế này.
3. Mã số chứng nhận VietGAHP nông hộ theo quy định tại Phụ lục 3 của Quy chế này.
Điều 7. Chi phí hoạt động chứng nhận VietGAHP nông hộ
1. Mọi chi phí đánh giá và cấp giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ do chủ hộ hoặc nhóm cơ sở chăn nuôi VietGAHP nông hộ chi trả.
2. Hoạt động liên quan đến chứng nhận VietGAHP nông hộ bao gồm:
a) Đào tạo, tập huấn cấp chứng chỉ đánh giá VietGAHP nông hộ;
b) Hoạt động kiểm tra, đánh giá, giám sát của Tổ chức chứng nhận;
c) Hoạt động của Cơ quan chỉ định trong việc kiểm tra, giám sát đối với Tổ chức chứng nhận, cơ sở sản xuất.
Điều 8. Cơ quan giám sát hoạt động chứng nhận VietGAHP nông hộ
1. Cục Chăn nuôi là Cơ quan giám sát hoạt động Tổ chức chứng nhận VietGAHP nông hộ trên toàn quốc.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Cơ quan giám sát hoạt động Tổ chức chứng nhận VietGAHP nông hộ đã chỉ định.
Chương IV
Điều 9. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở sản xuất
1. Trách nhiệm
a) Thực hiện VietGAHP nông hộ theo đúng phạm vi được chứng nhận.
b) Có hành động khắc phục sai phạm đúng thời hạn khi bị nhắc nhở hoặc đình chỉ chứng nhận VietGAHP nông hộ.
c) Chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm được công bố sản xuất theo VietGAHP nông hộ. Khi phát hiện lô sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, cơ sở sản xuất phải tạm dừng phân phối sản phẩm để điều tra xác định nguyên nhân và tiến hành biện pháp khắc phục. Trường hợp không tự khắc phục được, phải báo cáo với Tổ chức chứng nhận để có biện pháp xử lý phù hợp.
2. Quyền hạn
a) Được bảo lưu ý kiến nếu không đồng ý với kết luận của đoàn kiểm tra.
b) Khiếu nại về kết quả kiểm tra, chứng nhận VietGAHP nông hộ theo quy định của pháp luật.
c) Được sử dụng logo, mã số chứng nhận VietGAHP nông hộ để quảng bá thương hiệu sản phẩm.
Điều 10. Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chức chứng nhận
1. Trách nhiệm
a) Thực hiện hoạt động chứng nhận VietGAHP nông hộ theo đúng quy định;
b) Xây dựng chi tiết và lưu dưới dạng văn bản các trình tự, thủ tục kiểm tra, đánh giá, chứng nhận VietGAHP nông hộ cho từng sản phẩm (lợn/gà);
c) Báo cáo hàng quý hoặc khi có yêu cầu việc chứng nhận VietGAHP nông hộ về Cục Chăn nuôi và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Thông báo cho Cơ quan chỉ định ngay khi có thay đổi ảnh hưởng tới năng lực hoạt động chứng nhận VietGAHP nông hộ.
2. Quyền hạn
a) Chứng nhận VietGAHP nông hộ theo quy định;
b) Giám sát việc thực hiện VietGAHP nông hộ của cơ sở sản xuất được cấp chứng nhận.
Điều 11. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đánh giá, chỉ định Tổ chức chứng nhận theo quy định tại Chương II Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT;
b) Giám sát việc thực hiện hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAHP nông hộ của Tổ chức chứng nhận đã chỉ định theo quy định;
c) Báo cáo về Cục Chăn nuôi danh sách và hồ sơ năng lực của Tổ chức chứng nhận VietGAHP nông hộ, trong vòng 15 ngày làm việc sau khi chỉ định.
d) Báo cáo về Cục Chăn nuôi, định kỳ hàng quý hoặc khi có yêu cầu, danh sách cơ sở được cấp Giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ.
2. Quyền hạn:
a) Cấp, thu hồi Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận theo quy định;
b) Giám sát hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAHP nông hộ của Tổ chức chứng nhận theo thẩm quyền.
Điều 12. Trách nhiệm và quyền hạn của Cục Chăn nuôi
1. Trách nhiệm
a) Tổ chức đào tạo, tập huấn về VietGAHP nông hộ cho các tổ chức, cá nhân liên quan;
b) Tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ về đánh giá, giám sát, chứng nhận VietGAHP nông hộ cho các chuyên gia đánh giá VietGAHP nông hộ;
c) Giải quyết khiếu nại liên quan đến chứng nhận VietGAHP nông hộ theo quy định của pháp luật.
2. Quyền hạn
a) Giám sát hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAHP nông hộ của các Tổ chức chứng nhận trên phạm vi toàn quốc;
b) Thanh tra, kiểm tra hoạt động liên quan đến chỉ định Tổ chức chứng nhận của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thanh tra, kiểm tra hoạt động chứng nhận VietGAHP nông hộ của các Tổ chức chứng nhận; các hoạt động áp dụng VietGAHP nông hộ của cơ sở sản xuất.
Điều 13. Điều khoản thi hành
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn trong Quy chế này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo quy định của văn bản mới.
Trong quá trình thực hiện, tổ chức, cá nhân nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh liên quan đến hoạt động chứng nhận VietGAHP cần phản ánh về Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời giải quyết./.
BẢNG TIÊU CHÍ VÀ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. BẢNG TIÊU CHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
1. Bảng kiểm tra đánh giá VietGAHP lợn nông hộ
Số TT | Tiêu chí đánh giá | Mức độ áp dụng | Yêu cầu cần đạt | Phương pháp đánh giá | Kết quả | Hành động khắc phục | Thời hạn hoàn thành | |
Đạt | Không đạt | |||||||
Vị trí, hệ thống hạ tầng chuồng trại và thiết bị dụng cụ chăn nuôi | ||||||||
1 | Vị trí | B | Cách biệt với khu nhà ở, cách biệt nguồn nước sinh hoạt | Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
2 | Ranh giới/tách biệt | A | Có tường bao/ hàng rào kín, có cổng ra vào khu chuồng nuôi và hố khử trùng tại cổng ra vào | Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
3 | Nền | A | Nền chuồng không đọng nước | Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
4 | Mái, tường, rèm che | B | Không dột và tránh được gió lùa | Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
5 | Xử lý chất thải | A | Có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng | Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
6 | Dụng cụ, thiết bị | B | Có dụng cụ, thiết bị chỉ dùng riêng cho chăn nuôi | Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
Giống và quản lý giống | ||||||||
7 | Nguồn gốc con giống | A | Có nguồn gốc rõ ràng và ghi chép đầy đủ | Kiểm tra sổ ghi chép |
|
|
|
|
8 | Sức khỏe con giống | A | Đã được tiêm phòng đầy đủ | Giấy chứng nhận tiêm phòng (nếu có), xem sổ ghi chép và phỏng vấn. |
|
|
|
|
9 | Quản lý vật nuôi | B | - Nuôi tách riêng khi mới mua về có ghi chép - Không nuôi lẫn các lứa lợn khác nhau - Không nuôi chung với các loài vật khác | Quan sát, phỏng vấn và xem sổ ghi chép. |
|
|
|
|
Thức ăn chăn nuôi và quản lý thức ăn | ||||||||
10 | Nguồn gốc | A | Có xuất xứ (địa chỉ nơi bán, nơi sản xuất..) rõ ràng và có ghi chép | Quan sát và xem sổ ghi chép |
|
|
|
|
11 | Yêu cầu vệ sinh | B | - Thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp, nguyên liệu để làm thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, không ẩm mốc - Thức ăn tận dụng phải được nấu chín trước khi cho ăn | Quan sát |
|
|
|
|
12 | Yêu cầu kỹ thuật | B | - Thức ăn đậm đặc phải có hướng dẫn phối trộn phù hợp với loại lợn, lứa tuổi - Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh phải có dấu hợp quy; - Thức ăn tự phối trộn phải có công thức. | Quan sát và xem sổ ghi chép. |
|
|
|
|
13 | Bảo quản | B | - Thức ăn chăn nuôi phải để trên kệ, tránh ẩm mốc - Được đóng bao kín tránh rơi vãi - Có nơi bảo quản riêng, tránh côn trùng, chuột bọ... | Quan sát |
|
|
|
|
Nước | ||||||||
14 | Nước dùng trong chăn nuôi | B | - Nước sinh hoạt/ nước đã qua xử lý - Đủ nước uống cho vật nuôi | Quan sát |
|
|
|
|
15 | Nước thải | B | - Được xử lý qua hệ thống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật | Theo Sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
Công tác thú y và vệ sinh thú y | ||||||||
16 | Khử trùng chuồng trại | A | - Khử trùng toàn bộ chuồng trại trước khi đưa vật nuôi vào 07 ngày và ngay sau khi xuất bán - Định kỳ phun thuốc khử trùng xung quanh chuồng trại | Phỏng vấn và xem sổ ghi chép |
|
|
|
|
17 | Vệ sinh chuồng trại | B | Hàng ngày quét dọn, thu gom chất thải rắn và chất thải lỏng | Quan sát |
|
|
|
|
18 | Bảo hộ lao động | B | - Thay quần áo, bảo hộ lao động khi ra vào khu vực chăn nuôi - Định kỳ khử trùng quần áo, bảo hộ lao động | Quan sát |
|
|
|
|
19 | Kiểm soát ra vào khu vực chăn nuôi | A | - Khử trùng giày dép khi ra vào trại - Phương tiện, dụng cụ trước khi đưa ra/vào trại phải được khử trùng | Quan sát |
|
|
|
|
20 | Tiêm phòng | A | - Tiêm phòng đầy đủ các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc và có ghi chép | Xem sổ ghi chép |
|
|
|
|
21 | Thuốc thú y | B | - Các loại thuốc thú y, kể cả kháng sinh khi mua và sử dụng phải theo hướng dẫn của Bác sĩ thú y và có ghi chép đầy đủ; - Có nơi bảo quản | Xem sổ ghi chép |
|
|
|
|
22 | Chất cấm | A | Không sử dụng các chất cấm (kháng sinh và các chất tăng trọng, tạo nạc... bị cấm sử dụng trong chăn nuôi). | Phỏng vấn |
|
|
|
|
23 | Dịch bệnh | A | Khi có dịch bệnh hộ chăn nuôi phải báo ngay cho thú y hoặc chính quyền địa phương và có ghi chép | Xem sổ ghi chép |
|
|
|
|
Xuất bán | ||||||||
24 | Thời điểm | A | - Sau khi hết thời gian ngưng thuốc như quy định trên nhãn thuốc - Vật nuôi khỏe mạnh, không bị bệnh | Phỏng vấn và xem sổ ghi chép về thuốc |
|
|
|
|
25 | Hồ sơ xuất bán | A | Phải cung cấp đầy đủ hồ sơ ghi chép | Hồ sơ lưu và sổ ghi chép |
|
|
|
|
26 | Nhận diện | B | Lợn thịt xuất bán phải có thẻ tai | Quan sát và xem sổ ghi chép |
|
|
|
|
Môi trường | ||||||||
27 | Xử lý xác chết vật nuôi | A | Xác chết vật nuôi phải được thu gom và xử lý đúng theo quy định của thú y và có ghi chép | Sổ ghi chép |
|
|
|
|
28 | Chất thải vô cơ | B | Kim tiêm, túi nhựa, đồ nhựa... phải được thu gom để xử lý riêng | Quan sát |
|
|
|
|
Ghi chép | ||||||||
29 | Ghi chép | A | Ghi chép đúng và đầy đủ theo mẫu sổ ghi chép tại Quy chế này | Sổ ghi chép |
|
|
|
|
Đánh giá nội bộ (chỉ áp dụng đối với cơ sở chăn nuôi có nhiều thành viên, tổ hợp tác, hợp tác xã) | ||||||||
30 | Thực hiện đánh giá nội bộ và lưu trữ hồ sơ | A | Đã đánh giá nội bộ và có hồ sơ lưu trữ đầy đủ như mục II tại phụ lục này. | Phỏng vấn Hồ sơ ghi chép |
|
|
|
|
2. Bảng kiểm tra đánh giá VietGAHP gà nông hộ.
Số TT | Tiêu chí đánh giá | Mức độ áp dụng | Yêu cầu cần đạt | Phương pháp đánh giá | Kết quả | Hành động khắc phục | Thời hạn hoàn thành | |
Đạt | Không đạt | |||||||
Vị trí, hệ thống hạ tầng chuồng trại và thiết bị dụng cụ chăn nuôi | ||||||||
1 | Vị trí | B | Cách biệt với khu nhà ở, cách biệt nguồn nước sinh hoạt | Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
2 | Ranh giới/tách biệt | A | Có tường bao/ hàng rào kín, có cổng ra vào khu chuồng nuôi và hố khử trùng tại cổng ra vào | Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
3 | Nền | A | Nền chuồng không đọng nước | Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
4 | Mái, tường, rèm che | B | Không dột và tránh được gió lùa | Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
5 | Xử lý chất thải | A | Có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng | Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
6 | Dụng cụ, thiết bị | B | Có dụng cụ, thiết bị chỉ dùng riêng cho chăn nuôi | Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
Giống và quản lý giống | ||||||||
7 | Nguồn gốc con giống | A | Có nguồn gốc rõ ràng và ghi chép đầy đủ | Kiểm tra sổ ghi chép |
|
|
|
|
8 | Sức khỏe con giống | A | Đã được tiêm phòng đầy đủ | Giấy chứng nhận tiêm phòng (nếu có), xem sổ ghi chép và phỏng vấn. |
|
|
|
|
9 | Quản lý vật nuôi | B | - Nuôi tách riêng khi mới mua về có ghi chép - Không nuôi lẫn các lứa lợn khác nhau - Không nuôi chung với các loài vật khác | Quan sát, phỏng vấn và xem sổ ghi chép. |
|
|
|
|
Thức ăn chăn nuôi và quản lý thức ăn | ||||||||
10 | Nguồn gốc | A | Có xuất xứ (địa chỉ nơi bán, nơi sản xuất..) rõ ràng và có ghi chép | Quan sát và xem sổ ghi chép |
|
|
|
|
11 | Yêu cầu vệ sinh | B | - Thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp, nguyên liệu để làm thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, không ẩm mốc - Thức ăn tận dụng phải được nấu chín trước khi cho ăn | Quan sát |
|
|
|
|
12 | Yêu cầu kỹ thuật | B | - Thức ăn đậm đặc phải có hướng dẫn phối trộn phù hợp với loại lợn, lứa tuổi - Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh phải có dấu hợp quy; - Thức ăn tự phối trộn phải có công thức. | Quan sát và xem sổ ghi chép. |
|
|
|
|
13 | Bảo quản | B | - Thức ăn chăn nuôi phải để trên kệ, tránh ẩm mốc - Được đóng bao kín tránh rơi vãi - Có nơi bảo quản riêng, tránh côn trùng, chuột bọ... | Quan sát |
|
|
|
|
Nước | ||||||||
14 | Nước dùng trong chăn nuôi | B | - Nước sinh hoạt/ nước đã qua xử lý - Đủ nước uống cho vật nuôi | Quan sát |
|
|
|
|
15 | Nước thải | B | - Được xử lý qua hệ thống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật | Theo sổ tay GAHP và quan sát |
|
|
|
|
Công tác thú y và vệ sinh thú y | ||||||||
16 | Khử trùng chuồng trại | A | - Khử trùng toàn bộ chuồng trại trước khi đưa vật nuôi vào 07 ngày và ngay sau khi xuất bán - Định kỳ phun thuốc khử trùng xung quanh chuồng trại | Phỏng vấn và xem sổ ghi chép |
|
|
|
|
17 | Vệ sinh chuồng trại | B | Hàng ngày quét dọn, thu gom chất thải rắn và chất thải lỏng | Quan sát |
|
|
|
|
18 | Bảo hộ lao động | B | - Thay quần áo, bảo hộ lao động khi ra vào khu vực chăn nuôi - Định kỳ khử trùng quần áo, bảo hộ lao động | Quan sát |
|
|
|
|
19 | Kiểm soát ra vào khu vực chăn nuôi | A | - Khử trùng giày dép khi ra vào trại - Phương tiện, dụng cụ trước khi đưa ra/vào trại phải được khử trùng | Quan sát |
|
|
|
|
20 | Tiêm phòng | A | -Tiêm phòng đầy đủ các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc và có ghi chép | Xem sổ ghi chép |
|
|
|
|
21 | Thuốc thú y | B | - Các loại thuốc thú y, kể cả kháng sinh khi mua và sử dụng phải theo hướng dẫn của Bác sĩ thú y và có ghi chép đầy đủ; - Có nơi bảo quản | Xem sổ ghi chép |
|
|
|
|
22 | Chất cấm | A | Không sử dụng các chất cấm (kháng sinh và các chất tăng trọng, tạo nạc... bị cấm sử dụng trong chăn nuôi). | Phỏng vấn |
|
|
|
|
23 | Dịch bệnh | A | Khi có dịch bệnh hộ chăn nuôi phải báo ngay cho thú y hoặc chính quyền địa phương và có ghi chép | Xem sổ ghi chép |
|
|
|
|
Xuất bán | ||||||||
24 | Thời điểm | A | - Sau khi hết thời gian ngưng thuốc như quy định trên nhãn thuốc - Vật nuôi khỏe mạnh, không bị bệnh | Phỏng vấn và xem sổ ghi chép về thuốc |
|
|
|
|
25 | Hồ sơ xuất bán | A | Phải cung cấp đầy đủ hồ sơ ghi chép | Hồ sơ lưu và sổ ghi chép |
|
|
|
|
Môi trường | ||||||||
26 | Xử lý xác chết vật nuôi | A | Xác chết vật nuôi phải được thu gom và xử lý đúng theo quy định của thú y và có ghi chép | Sổ ghi chép |
|
|
|
|
27 | Chất thải vô cơ | B | Kim tiêm, túi nhựa, đồ nhựa... phải được thu gom để xử lý riêng | Quan sát |
|
|
|
|
Ghi chép | ||||||||
28 | Ghi chép | A | Ghi chép đúng và đầy đủ theo mẫu sổ ghi chép tại Quy chế này | Sổ ghi chép |
|
|
|
|
Đánh giá nội bộ (chỉ áp dụng đối với cơ sở chăn nuôi có nhiều thành viên, tổ hợp tác, hợp tác xã) | ||||||||
29 | Thực hiện đánh giá nội bộ và lưu trữ hồ sơ | A | Đã đánh giá nội bộ và có hồ sơ lưu trữ đầy đủ như mục II tại phụ lục này. | Phỏng vấn Hồ sơ ghi chép |
|
|
|
|
II. HỒ SƠ LƯU TRỮ ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI CÓ NHIỀU THÀNH VIÊN
1. Hồ sơ lưu trữ tại trụ sở của cơ sở chăn nuôi có nhiều thành viên
1.1. Biên bản họp Thống nhất thành lập Nhóm GAHP/Tổ hợp tác/hợp tác xã.
1.2. Nội quy hoạt động của Nhóm GAHP/Tổ hợp tác/hợp tác xã.
1.3. Đối với nhóm GAHP phải có quyết định thành lập do cấp có thẩm quyền phê duyệt; Đối với tổ hợp tác phải có Hợp đồng hợp tác của tổ hợp tác được UBND xã/phường nơi đặt trụ sở tổ hợp tác chứng nhận theo mẫu hướng dẫn của thông tư số 04/2008/TT-BKH, trong đó nêu rõ các thành viên tham gia phải áp dụng quy trình VietGAHP nông hộ; Đối với Hợp tác xã phải có giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và cam kết của các thành viên tham gia phải áp dụng quy trình VietGAHP nông hộ.
1.4. Danh sách ban quản lý và các thành viên, địa chỉ, loại vật nuôi, quy mô chăn nuôi của từng hộ thành viên
1.5. Quy trình VietGAHP nông hộ;
1.6. Quyết định thành lập tổ Giám sát đánh giá (GSĐG) nội bộ của Nhóm GAHP/Tổ hợp tác/hợp tác xã;
1.7. Kế hoạch tổ chức đánh giá nội bộ của Nhóm GAHP/Tổ hợp tác/hợp tác xã;
1.8. Biên bản đánh giá nội bộ thực hiện quy trình GAHP của tổ GSĐG và từng chủ hộ thành viên Nhóm GAHP/Tổ hợp tác/hợp tác xã có xác nhận của trưởng nhóm GAHP/trưởng ban điều hành Tổ hợp tác/ chủ nhiệm hợp tác xã (đánh giá lần đầu, đánh giá khắc phục, đánh giá giám sát, đánh giá đột xuất, đánh giá lại);
1.9. Biên bản đánh giá của tổ chức cấp chứng nhận (nếu có) đối với Nhóm GAHP/Tổ hợp tác/hợp tác xã có ký nhận của hai bên (đánh giá lần đầu, đánh giá khắc phục, đánh giá giám sát, đánh giá đột xuất, đánh giá lại).
1.10. Các tài liệu trên phải lập thành từng mục trong hồ sơ, bổ sung các thay đổi trong quá trình hoạt động theo trình tự thời gian, được lưu trữ tại trụ sở Nhóm GAHP/Tổ hợp tác/hợp tác xã và xuất trình các hồ sơ này khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng.
2. Hồ sơ lưu trữ tại hộ thành viên:
2.1. Quy trình VietGAHP nông hộ
2.2. Sổ sách ghi chép thực hiện quy trình VietGAHP nông hộ của hộ thành viên.
2.3. Biên bản đánh giá nội bộ thực hiện quy trình GAHP của tổ GSĐG và chủ hộ (đánh giá lần đầu, đánh giá khắc phục, đánh giá giám sát, đánh giá đột xuất, đánh giá lại);
2.4. Các tài liệu trên được lập thành từng mục trong hồ sơ, bổ sung các thay đổi trong quá trình chăn nuôi theo trình tự thời gian, được lưu trữ tại hộ thành viên. Thành viên Tổ hợp tác/hợp tác xã xuất trình các hồ sơ này khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng.
III. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ
1. Đối với cơ sở chăn nuôi lợn:
1.1. Đối với cơ sở chăn nuôi có một thành viên:
- Tổng số tiêu chí đánh giá là 29 tiêu chí (không đánh giá tiêu chí số 30), gồm 15 tiêu chí loại A và 14 tiêu chí loại B
- Cơ sở chăn nuôi lợn đáp ứng phải đạt được: 15 tiêu chí loại A và 7 tiêu chí loại B trở lên.
1.2. Đối với cơ sở chăn nuôi có nhiều thành viên:
- Tổng số tiêu chí đánh giá là 30 tiêu chí, gồm 16 tiêu chí loại A và 14 tiêu chí loại B
- Cơ sở chăn nuôi lợn đáp ứng thì tất cả các thành viên được kiểm tra phải đạt được: 16 tiêu chí loại A và 7 tiêu chí loại B trở lên.
2. Đối với cơ sở chăn nuôi gà:
2.1. Đối với cơ sở chăn nuôi có một thành viên:
- Tổng số tiêu chí đánh giá là 28 tiêu chí (không đánh giá tiêu chí số 29), gồm 15 tiêu chí loại A và 13 tiêu chí loại B
- Cơ sở chăn nuôi gà đáp ứng phải đạt được: 15 tiêu chí loại A và 7 tiêu chí loại B trở lên.
2.2. Đối với cơ sở chăn nuôi có nhiều thành viên:
- Tổng số tiêu chí đánh giá là 29 tiêu chí, gồm 16 tiêu chí loại A và 13 tiêu chí loại B
- Cơ sở chăn nuôi gà đáp ứng thì tất cả các thành viên được kiểm tra phải đạt được: 16 tiêu chí loại A và 7 tiêu chí loại B trở lên.
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN VIETGAHP NÔNG HỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
GIẤY CHỨNG NHẬN VIETGAHP NÔNG HỘ
CHỨNG NHẬN Tên chủ cơ sở chăn nuôi: Địa chỉ: Địa điểm sản xuất: Mã số chứng nhận VietGAHP nông hộ: Tên sản phẩm: Quy mô sản xuất: Sản xuất theo Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP nông hộ) cho chăn nuôi ... (lợn hoặc gà) ban hành kèm theo Quyết định số: ... /QĐ-BNN-CN ngày … tháng … năm 201… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Giấy chứng nhận có giá trị đến ngày:...
MÃ SỐ CHỨNG NHẬN VIETGAHP NÔNG HỘ I. KẾT CẤU MÃ HIỆU TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN VIETGAHP NÔNG HỘ 1. Chữ viết tắt tổ chức chứng nhận VietGAHP nông hộ: VietGAHP-NH; 2. Chữ viết tắt hoặc Mã vùng của Cơ quan chỉ định: - Cục Chăn nuôi: CN. - Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: ghi số theo Mã vùng tại bảng mục III dưới đây. 3. Năm được chỉ định: lấy 02 chữ số cuối của năm ký quyết định; 4. Số thứ tự của tổ chức chứng nhận được chỉ định gồm 02 chữ số; Ví dụ: Mã hiệu của một tổ chức chứng nhận VietGAHP nông hộ được chỉ định thứ 01 của năm 2016 do Cục Chăn nuôi chỉ định là VietGAHP-NH-CN-16-01. Mã hiệu của một tổ chức chứng nhận VietGAHP nông hộ được chỉ định thứ 02 của năm 2017 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh chỉ định là VietGAHP-NH-79-17-02. II. KẾT CẤU MÃ SỐ CHỨNG NHẬN VIETGAHP NÔNG HỘ Mã số chứng nhận VietGAHP nông hộ là một chuỗi gồm các cụm ký tự và số “VietGAHP-NH-XX-YY-TT-dddd” (cách nhau bởi đấu gạch ngang), trong đó: - VietGAHP-NH-XX-YY-TT là mã số của Tổ chức Chứng nhận do Cơ quan chỉ định cấp; - Các chữ số “dddd” là mã số của cơ sở sản xuất do Tổ chức Chứng nhận cấp cho cơ sở sản xuất theo thứ tự của dãy số tự nhiên (từ 0001 trở lên). Ví dụ: Tổ chức chứng nhận là Trung tâm Khuyến nông Hà Nội là tổ chức đầu tiên được Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội chỉ định năm 2016 và cấp mã hiệu là: VietGAHP-NH-01-16-01. Cơ sở chăn nuôi đầu tiên được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cấp chứng nhận VietGAHP nông hộ là Hộ A tại thành phố Hà Nội, sẽ có mã số là: VietGAHP-NH-01-16-01 -0001. Lưu ý: trong mã số không có dấu cách. III. BẢNG MÃ VÙNG CỦA TỈNH, THÀNH PHỐ THUỘC TRUNG ƯƠNG (Theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam):
QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN TRONG NÔNG HỘ (VIETGAHP LỢN NÔNG HỘ) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1.1. Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này áp dụng để chăn nuôi lợn tốt trong nông hộ nhằm ngăn ngừa và hạn chế các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt lợn, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng. 1.2. Đối tượng áp dụng: Quy trình này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân chăn nuôi lợn theo hình thức chăn nuôi nông hộ tại Việt Nam. 2. Giải thích thuật ngữ 2.1. Chăn nuôi lợn trong nông hộ: Là hình thức chăn nuôi lợn tại hộ gia đình, với quy mô dưới mức trang trại. 2.2. VietGAHP cho chăn nuôi lợn trong nông hộ: Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (Good Animal Husbandry Practice - gọi tắt là VietGAHP) cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ là những nguyên tắc, trình tự hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt lợn, sức khỏe người chăn nuôi và người tiêu dùng; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. 2.3. Chất thải trong chăn nuôi nông hộ: Chất thải trong chăn nuôi bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng và khí thải. Chất thải rắn bao gồm phân, chất độn chuồng, gia súc chết, nhau thai, kim tiêm, ống tiêm... Chất thải lỏng là nước tiểu, chất nhầy, nước rửa chuồng trại, dụng cụ, phương tiện dùng trong chăn nuôi. Chương II NỘI DUNG QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN TRONG NÔNG HỘ 1. Vị trí, hệ thống hạ tầng chuồng trại và thiết bị dụng cụ chăn nuôi 1.1. Vị trí xây dựng chuồng nuôi, khu vực chăn nuôi lợn phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng hộ và phải tách biệt với nơi ở và nguồn nước sinh hoạt của người. 1.2. Chuồng nuôi phải có tường bao kín hoặc hàng rào kín ngăn cách với khu vực xung quanh tránh người hay động vật khác ra vào tự do, có cổng ra vào riêng, có hố khử trùng hoặc bố trí phương tiện khử trùng ở cổng ra, vào. 1.3. Chuồng nuôi phải đảm bảo: Nền chuồng không trơn trượt, không đọng nước, dễ làm vệ sinh. Hệ thống tường, mái; rèm che chuồng phải đảm bảo không bị dột, thấm, không bị mưa hắt, tránh được gió lùa và dễ làm vệ sinh. Nên có hố khử trùng tại cửa mỗi dãy chuồng nuôi. 1.4. Nơi nuôi cách ly, tân đáo nên tách biệt với chuồng nuôi chính. Nên có nơi để hoặc kho đề dự trữ, bảo quản thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y. 1.5. Khu xử lý chất thải, nước thải cần tách biệt với chuồng nuôi chính, công suất của hệ thống xử lý chất thải, nước thải phải đáp ứng nhu cầu xử lý đối với quy mô đàn lợn được nuôi. 1.6. Có dụng cụ, thiết bị chỉ dùng riêng cho chăn nuôi, các dụng cụ thiết bị này chỉ được sử dụng tại khu vực chăn nuôi và không dùng chung cho các mục đích khác ngoài khu vực chăn nuôi. 1.7. Thiết bị chiếu sáng, đèn chụp sưởi và các dụng cụ, thiết bị điện khác nên có vật bảo vệ chống vỡ, chống cháy nổ... nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và vật nuôi. 2. Giống và quản lý giống 2.1. Lợn giống phải có nguồn gốc rõ ràng. 2.2. Con giống phải khỏe mạnh và được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phù hợp với lứa tuổi lợn theo quy định của thú y. 2.3. Lợn giống mới nhập về cần được nuôi cách ly riêng và ghi chép đầy đủ các biểu hiện bệnh lý của con giống trong quá trình nuôi cách ly. 2.4. Không nuôi lẫn các lứa lợn khác nhau trong cùng ô chuồng, không nuôi chung với các loài vật khác. 3. Thức ăn và quản lý thức ăn 3.1. Thức ăn phải có xuất xứ (địa chỉ nơi bán, đơn vị sản xuất...) rõ ràng, còn hạn sử dụng. Thức ăn đậm đặc phải có hướng dẫn phối trộn cho từng loại lợn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh phải có dấu hợp quy. Nguyên liệu dùng để phối trộn thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, không bị ôi thiu, nấm mốc, mối mọt. 3.2. Khi phối trộn thức ăn đậm đặc cho lợn cần tuân thủ theo công thức đã được khuyến cáo; Thức ăn tự phối trộn phải có và tuân thủ công thức. Thức ăn tận dụng phải được nấu chín trước khi cho ăn. Phải ghi chép đầy đủ thông tin về loại thức ăn, nguyên liệu thức ăn đã mua và sử dụng. 3.3. Trong trường hợp trộn thuốc vào thức ăn, phải kiểm tra đúng chủng loại thuốc, sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải ghi chép đầy đủ theo quy định. 3.4. Không sử dụng thức ăn có hoặc cho vào thức ăn chăn nuôi các hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi theo các văn bản của Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định. 3.5. Thức ăn, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cần có nơi để bảo quản riêng biệt, khô ráo. Nên có các giá kê thức ăn và nguyên liệu, tránh đặt trực tiếp bao thức ăn xuống nền nhà. Nên có các biện pháp ngăn ngừa, diệt chuột và các loại côn trùng gây hại. 4. Nước uống và hệ thống cấp, thoát nước 4.1. Nước uống phải đáp ứng đủ theo nhu cầu của từng loại lợn; nguồn nước phải đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh (như: nước dùng sinh hoạt; nước máy; nước đã qua xử lý đạt yêu cầu ...). 4.2. Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước (bao gồm bể chứa, bồn chứa, đường ống dẫn, máng uống...) đảm bảo hệ thống không bị ô nhiễm, không bị rò rỉ. 4.3. Không để nước thải, nước rửa chuồng chảy tràn từ ô chuồng này sang ô chuồng khác, từ chuồng này sang chuồng khác và không được thải trực tiếp nước thải ra môi trường. Nên có hệ thống thu gom xử lý nước thải, nước rửa chuồng riêng. 5. Công tác thú y và vệ sinh thú y 5.1. Vệ sinh chuồng trại: hàng ngày quét dọn, thu gom chất thải rắn và chất thải Iỏng. Định kỳ phát quang bụi rậm xung quanh chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh. 5.2. Khử trùng chuồng trại: thực hiện vệ sinh, khử trùng chuồng trại, các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi trước khi đưa lợn vào nuôi theo đúng quy định. Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi ngay sau khi chuyển đàn/ xuất bán và để trống chuồng ít nhất 7 ngày. Định kỳ phun thuốc khử trùng toàn bộ diện tích xung quanh khu vực chuồng nuôi. 5.3. Kiểm soát ra vào khu vực chăn nuôi: Các phương tiện dụng cụ, giày dép, ủng đều phải thực hiện khử trùng trước khi ra/vào khu chăn nuôi. Định kỳ khử trùng các thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong khu chăn nuôi. Hạn chế khách thăm quan và những người không phận sự ra vào khu chăn nuôi. Nếu cần thiết thăm thì khách phải thay quần áo, giày dép, đồ bảo hộ phù hợp và thực hiện các biện pháp khử trùng trước khi ra vào khu vực chăn nuôi. 5.4. Bảo hộ lao động: phải có quần áo, bảo hộ lao động sử dụng riêng trong khu vực chăn nuôi. Người chăn nuôi phải thay quần áo, bảo hộ lao động khi ra vào khu vực chăn nuôi, đồng thời định kỳ khử trùng quần áo, bảo hộ lao động. 5.5. Tiêm phòng: phải tiêm phòng vắc xin đầy đủ đối với các bệnh bắt buộc theo quy định của ngành thú y và phải ghi chép lại. 5.6. Sử dụng thuốc thú y: tất cả các loại thuốc thú y, thuốc kháng sinh khi mua và sử dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chi dẫn của bác sỹ thú y. Nên có nơi bảo quản thuốc riêng biệt. 5.7. Chất cấm: Không sử dụng các hóa chất, chất tạo nạc, chất kháng sinh... nằm trong danh mục cấm sử dụng trong chăn nuôi của Nhà nước và của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định. 5.8. Quản lý dịch bệnh: Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, chủ cơ sở chăn nuôi phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc chính quyền địa phương và tiến hành xử lý lợn bệnh theo sự chỉ đạo của chuyên môn thú y, đồng thời phải có ghi chép theo quy định. 6. Xuất bán lợn 6.1. Chỉ xuất bán lợn khỏe mạnh, không bị bệnh; xuất bán lợn sau khi hết thời gian ngưng thuốc như quy định trên nhãn thuốc của nhà sản xuất. 6.2. Phải cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin về nguồn gốc giống, tiêm phòng, tình hình điều trị bệnh... của tất cả các loại lợn khi xuất bán cho người mua. 6.3. Các phương tiện vận chuyển lợn cần đảm bảo mật độ thích hợp để hạn chế tối đa rủi ro, stress cho lợn và có biện pháp tránh rơi vãi chất thải trên đường trong quá trình vận chuyển. 6.4. Các hộ áp dụng VietGAHP cho chăn nuôi lợn an toàn cần thực hiện đeo thẻ tai nhận dạng hoặc xăm số cho lợn nái, lợn thịt để phục vụ truy xuất nguồn gốc từ cơ sở giết mổ khi xẩy ra dịch bệnh hoặc rủi ro về an toàn thực phẩm. 6.5. Các hộ GAHP nên tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm theo hướng an toàn thực phẩm. 7. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường 7.1. Hàng ngày cần thu gom chất thải rắn (phân, chất độn chuồng nếu có) đưa đến nơi tập trung để xử lý. Nếu phân và chất độn chuồng được xử lý bằng phương pháp ủ thì nên sử dụng thêm các chế phẩm sinh học để tăng hiệu quả xử lý và định kỳ phun thuốc khử trùng xung quanh hố ủ. 7.2. Các chất thải rắn khác như: kim tiêm, túi nhựa, đồ nhựa, v.v... phải được thu gom và xử lý riêng. 7.3. Chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ chuồng nuôi tới hệ thống xử lý nước thải (biogas, bể lắng...) bằng đường thoát riêng. Nước thải sau khi xử lý phải đảm bảo an toàn trước khi xả ra môi trường. 7.4. Xác lợn chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân cần được thu gom và xử lý theo đúng quy định của thú y. Tuyệt đối không bán lợn chết ra thị trường, và không được vứt xác lợn chết ra môi trường xung quanh. 8. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ 8.1. Phải có sổ ghi chép và ghi chép đầy đủ tất cả các hoạt động trong quá trình chăn nuôi (từ khẩu nhập con giống, mua và sử dụng thức ăn, tình trạng sức khỏe, tiêm phòng, điều trị bệnh... và việc xuất bán sản phẩm cho từng lứa riêng biệt) theo quy định tại mẫu sổ ghi chép (đính kèm). 8.2. Hệ thống sổ sách ghi chép của chủ hộ phải rõ ràng và cần được lưu giữ ít nhất là 01 năm kể từ ngày đàn lợn được xuất bán hay chuyển đi nơi khác./.
I. HƯỚNG DẪN GHI CHÉP HẠCH TOÁN KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN THEO VIETGAHP LỢN NÔNG HỘ 1. Nguyên tắc ghi chép Hàng ngày Ghi chép chi tiết nội dung tất cả các mua bán phát sinh trong ngày bao gồm: mua giống, thức ăn, nguyên liệu thức ăn, thuốc thú y, dụng cụ... và bán các sản phẩm từ chăn nuôi như lợn giống, lợn thịt, phân... Kết thúc ngày, kẻ 1 vạch ngang đánh dấu hết nội dung. 2. Các nội dung cần ghi chép 2.1. Mua giống - Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất. - Loại lợn (lợn nuôi hậu bị, nuôi thịt...); - Giống lợn (Duroc, lai ¾ Duroc...) - Số lượng (con), tổng khối lượng (kg); - Các loại vắc xin đã được tiêm phòng. - Tổng tiền đã mua (đồng); 2.2. Mua thức ăn/nguyên liệu thức ăn/thức ăn bổ sung... - Loại thức ăn (TĂ đậm đặc; Tă hoàn chỉnh cho lợn con, Tă hoàn chỉnh cho lợn thịt; ngô; premix Vit...) - Tên, địa chỉ cơ sở bán thức ăn chăn nuôi; - Tên cơ sở/công ty sản xuất; - Số lượng (bao), khối lượng (kg), ngày sản xuất (ngày/tháng); - Tổng tiền đã mua (đồng); 2.3. Mua thuốc thú y/ hóa chất khử trùng... - Tên/ loại thuốc thú y/ hóa chất khử trùng.. - Tên, địa chỉ cơ sở bán; - Tên cơ sở/công ty sản xuất; - Ngày sản xuất; - Tổng tiền đã mua (đồng); 2.4. Mua các vật tư/ thiết bị dụng cụ chăn nuôi khác - Loại vật tư/ thiết bị dụng cụ - Tổng tiền đã mua (đồng); 2.5. Mua nhiên liệu (củi, than, gas, trả tiền điện ...) - Tổng tiền đã mua nhiên liệu (đồng) 2.6. Bán các sản phẩm chăn nuôi lợn - Tên loại sản phẩm bán (lợn giống, lợn thịt, phân lợn, gas...); - Tên, địa chỉ, số điện thoại người mua; - Số thẻ tai/ ô chuồng (nếu là lợn thịt); - Số lượng (con), tổng khối lượng (kg); - Tổng tiền đã bán (đồng). 3. Hạch toán kinh tế Hạch toán kinh tế trong chăn nuôi lợn theo hộ/năm 3.1. Tổng thu/năm: + Thu từ bán lợn (thịt, con giống, nái loại...) + Thu từ bán phân + Thu từ tiết kiệm chất đốt và điện do sử dụng Biogas + Thu khác (bán gas ...) 3.2. Tổng chi/năm: + Chi phí mua con giống + Chi phí mua thức ăn + Chi phí mua thuốc thú y, vắc xin, tiêm phòng, thuốc khử trùng. + Chi phí điện, nước, vật rẻ... + Chi phí khấu hao chuồng trại + Chi phí nhân công lao động + Chi cho Lãi xuất vay + Chi phí khác..
BIẾU HẠCH TOÁN KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN THEO VIETGAHP LỢN NÔNG HỘ
II. HƯỚNG DẪN GHI CHÉP NHẬT KÝ CHĂN NUÔI THEO QUY TRÌNH VIETGAHP LỢN NÔNG HỘ 1. Nguyên tắc ghi chép Hàng ngày Ghi chép chi tiết nội dung tất cả các hoạt động kỹ thuật phát sinh trong ngày bao gồm: chu chuyển đàn lợn; ghép đàn lợn; trộn thức ăn; cho ăn; thực hiện vệ sinh thú y; công tác thú y tiêm phòng... Kết thúc ngày, kẻ 1 vạch ngang đánh dấu hết nội dung. 2. Các nội dung phải ghi chép 2.1. Chu chuyển, ghép đàn giống. - Số ô chuồng thả lợn. - Số lượng lợn/ô. 2.2. Bấm thẻ tai. - Số ô chuồng, lượng lợn được bấm thẻ, số hiệu từng thẻ. 2.3. Tự trộn thức ăn: - Tên công thức thức ăn: công thức số...cho lợn... - Thành phần tỷ lệ các nguyên liệu TĂ (ghi lần đầu và khi thay đổi công thức). - Tổng khối lượng đã trộn (kg). 2.4. Dùng thuốc, thức ăn bổ sung trong thức ăn/nước uống. - Tên thuốc/thức ăn bổ sung. - Liều lượng đã dùng (số lượng thuốc, thức ăn bổ sung /số lượng thức ăn, nước). 2.5. Cho ăn hàng ngày. - Loại thức ăn, số lượng lợn, số lượng thức ăn. 2.6. Phòng bệnh và điều trị bệnh. - Nếu lợn bị bệnh, cần ghi rõ triệu chứng trước. - Số ô chuồng/chuồng sử dụng, Tên loại vắc xin/thuốc thú y đã sử dụng, Ngày sản xuất, Liều lượng sử dụng. 2.7. Khử trùng chuồng trại. - Số ô chuồng/chuồng sử dụng, Tên loại thuốc/hóa chất khử trùng, cơ sở sản xuất, ngày sản xuất, liều lượng pha, tổng số dung dịch được pha đã dùng. 2.8. Diệt chuột. - Phương pháp diệt chuột, Tên loại thuốc/hóa chất diệt chuột, tên nhà sản xuất, Liều lượng pha. 2.9. Xử lý xác lợn chết. - Số ô chuồng, số lượng con chết, biểu hiện triệu chứng/bệnh tích, chẩn đoán bệnh, phương pháp xử lý xác lợn chết. 2.10. Khách thăm quan. - Số lượng, tên, địa chỉ của khách tham quan 2.11. Xuất bán sản phẩm. - Số ô chuồng, Số lượng lợn (con);
BIỂU NHẬT KÝ CHĂN NUÔI THEO QUY TRÌNH VIETGAHP LỢN NÔNG HỘ
BIỂU GHI CHÉP SỬ DỤNG THỨC ĂN
QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO CHĂN NUÔI GÀ AN TOÀN TRONG NÔNG HỘ (VIETGAHP GÀ NÔNG HỘ) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1.1. Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này áp dụng để chăn nuôi gà tốt trong nông hộ nhằm ngăn ngừa và hạn chế các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt gà, trứng gà, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng. 1.2. Đối tượng áp dụng: Quy trình này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân chăn nuôi gà theo hình thức chăn nuôi nông hộ tại Việt Nam. 2. Giải thích thuật ngữ 2.1. Chăn nuôi gà trong nông hộ: Là hình thức chăn nuôi gà tại hộ gia đình, với quy mô dưới mức trang trại. 2.2. VietGAHP cho chăn nuôi gà trong nông hộ: Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (Good Animal Husbandry Practice - gọi tắt là VietGAHP) cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ là những nguyên tắc, trình tự hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt gà, trứng gà, sức khỏe người chăn nuôi và người tiêu dùng; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. 2.3. Chất thải trong chăn nuôi nông hộ: Chất thải trong chăn nuôi bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng và khí thải. Chất thải rắn bao gồm phân, chất độn chuồng, gia súc chết, nhau thai, kim tiêm, ống tiêm... Chất thải lỏng là nước tiểu, chất nhầy, nước rửa chuồng trại, dụng cụ, phương tiện dùng trong chăn nuôi. Chương II NỘI DUNG QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO CHĂN NUÔI GÀ AN TOÀN TRONG NÔNG HỘ 1. Vị trí, hệ thống hạ tầng chuồng trại và thiết bị dụng cụ chăn nuôi 1.1. Vị trí xây dựng chuồng nuôi, khu vực chăn nuôi gà phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng hộ và phải tách biệt với nơi ở và nguồn nước sinh hoạt của người. 1.2. Chuồng nuôi phải có tường bao kín hoặc hàng rào kín ngăn cách với khu vực xung quanh tránh người hay động vật khác ra vào tự do, có cổng ra vào riêng, có hố khử trùng hoặc bố trí phương tiện khử trùng ở cổng ra, vào. 1.3. Chuồng nuôi phải đảm bảo: Nền chuồng không trơn trượt, không đọng nước, dễ làm vệ sinh. Hệ thống tường, mái; rèm che chuồng phải đảm bảo không bị dột, thấm, không bị mưa hắt, tránh được gió lùa và dễ làm vệ sinh. Nên có hố khử trùng tại cửa mỗi dãy chuồng nuôi. 1.4. Nơi nuôi cách ly, tân đáo nên tách biệt với chuồng nuôi chính. Nên có nơi để hoặc kho để dự trữ, bảo quản thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y. 1.5. Khu xử lý chất thải, nước thải cần tách biệt với chuồng nuôi chính, công suất của hệ thống xử lý chất thải, nước thải phải đáp ứng nhu cầu xử lý đối với quy mô đàn gà được nuôi. 1.6. Có dụng cụ, thiết bị chỉ dùng riêng cho chăn nuôi, các dụng cụ thiết bị này chỉ được sử dụng tại khu vực chăn nuôi và không dùng chung cho các mục đích khác ngoài khu vực chăn nuôi. 1.7. Thiết bị chiếu sáng, đèn chụp sưởi và các dụng cụ, thiết bị điện khác nên có vật bảo vệ chống vỡ, chống cháy nổ... nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và vật nuôi. 2. Giống và quản lý giống 2.1. Gà giống phải có nguồn gốc rõ ràng. 2.2. Con giống phải khỏe mạnh và được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phù hợp với lứa tuổi gà theo quy định của thú y. 2.3. Gà giống mới nhập về cần được nuôi cách ly riêng và ghi chép đầy đủ các biểu hiện bệnh lý của con giống trong quá trình nuôi cách ly. 2.4. Không nuôi lẫn các lứa gà khác nhau trong cùng, không nuôi chung với các loài vật khác. 3. Thức ăn và quản lý thức ăn 3.1. Thức ăn phải có xuất xứ (địa chỉ nơi bán, đơn vị sản xuất...) rõ ràng, còn hạn sử dụng. Thức ăn đậm đặc phải có hướng dẫn phối trộn cho từng loại gà; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh phải có dấu hợp quy. Nguyên liệu dùng để phối trộn thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, không bị ôi thiu, nấm mốc, mối mọt. 3.2. Khi phối trộn thức ăn đậm đặc cho gà cần tuân thủ theo công thức đã được khuyến cáo; Thức ăn tự phối trộn phải có và tuân thủ công thức. Thức ăn tận dụng phải được nấu chín trước khi cho ăn. Phải ghi chép đầy đủ thông tin về loại thức ăn, nguyên liệu thức ăn đã mua và sử dụng. 3.3. Trong trường hợp trộn thuốc vào thức ăn, phải kiểm tra đúng chủng loại thuốc, sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải ghi chép đầy đủ theo quy định. 3.4. Không sử dụng thức ăn có hoặc cho vào thức ăn chăn nuôi các hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi theo các văn bản của Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định. 3.5. Thức ăn, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cần có nơi để bảo quản riêng biệt, khô ráo. Nên có các giá kê thức ăn và nguyên liệu, tránh đặt trực tiếp bao thức ăn xuống nền nhà. Nên có các biện pháp ngăn ngừa, diệt chuột và các loại côn trùng gây hại. 4. Nước uống và hệ thống cấp, thoát nước 4.1. Nước uống phải đáp ứng đủ theo nhu cầu của từng loại gà; nguồn nước phải đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh (như: nước dùng sinh hoạt; nước máy; nước đã qua xử lý đạt yêu cầu ...). 4.2. Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước (bao gồm bể chứa, bồn chứa, đường ống dẫn, máng uống...) đảm bảo hệ thống không bị ô nhiễm, không bị rò rỉ. 4.3. Không để nước thải, nước rửa chuồng chảy tràn từ ô chuồng này sang ô chuồng khác, từ chuồng này sang chuồng khác và không được thải trực tiếp nước thải ra môi trường. Nên có hệ thống thu gom xử lý nước thải, nước rửa chuồng riêng. 5. Công tác thú y và vệ sinh thú y 5.1. Vệ sinh chuồng trại: hàng ngày quét dọn, thu gom chất thải rắn và chất thải Iỏng. Định kỳ phát quang bụi rậm xung quanh chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh. 5.2. Khử trùng chuồng trại: thực hiện vệ sinh, khử trùng chuồng trại, các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi trước khi đưa gà vào nuôi theo đúng quy định. Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi ngay sau khi chuyển đàn/ xuất bán và để trống chuồng ít nhất 7 ngày. Định kỳ phun thuốc khử trùng toàn bộ diện tích xung quanh khu vực chuồng nuôi. 5.3. Kiểm soát ra vào khu vực chăn nuôi: Các phương tiện dụng cụ, giày dép, ủng đều phải thực hiện khử trùng trước khi ra/vào khu chăn nuôi. Định kỳ khử trùng các thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong khu chăn nuôi. Hạn chế khách thăm quan và những người không phận sự ra vào khu chăn nuôi. Nếu cần thiết thăm thì khách phải thay quần áo, giày dép, đồ bảo hộ phù hợp và thực hiện các biện pháp khử trùng trước khi ra vào khu vực chăn nuôi. 5.4. Bảo hộ lao động: phải có quần áo, bảo hộ lao động sử dụng riêng trong khu vực chăn nuôi. Người chăn nuôi phải thay quần áo, bảo hộ lao động khi ra vào khu vực chăn nuôi, đồng thời định kỳ khử trùng quần áo, bảo hộ lao động. 5.5. Tiêm phòng: phải tiêm phòng vắc xin đầy đủ đối với các bệnh bắt buộc theo quy định của ngành thú y và phải ghi chép lại. 5.6. Sử dụng thuốc thú y: tất cả các loại thuốc thú y, thuốc kháng sinh khi mua và sử dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ dẫn của bác sỹ thú y. Nên có nơi bảo quản thuốc riêng biệt. 5.7. Chất cấm: Không sử dụng các hóa chất, chất tạo nạc, chất kháng sinh... nằm trong danh mục cấm sử dụng trong chăn nuôi của Nhà nước và của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định. 5.8. Quản lý dịch bệnh: Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, chủ cơ sở chăn nuôi phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc chính quyền địa phương và tiến hành xử lý gà bệnh theo sự chỉ đạo của chuyên môn thú y, đồng thời phải có ghi chép theo quy định. 6. Xuất bán gà 6.1. Chỉ xuất bán gà và trứng gà khi gà khỏe mạnh, không bị bệnh; xuất bán gà thịt và trứng gà phải tuân thủ quy định về thời gian ngưng thuốc như trên nhãn thuốc của nhà sản xuất. 6.2. Phải cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin về nguồn gốc giống, tiêm phòng, tình hình điều trị bệnh... của đàn gà thịt được bán (hoặc hồ sơ của đàn gà đẻ trứng đối với sản phẩm là trứng gà) khi xuất bán cho người mua. 6.3. Các phương tiện vận chuyển gà cần đảm bảo mật độ thích hợp để hạn chế tối đa rủi ro, stress cho gà và có biện pháp tránh rơi vãi chất thải trên đường trong quá trình vận chuyển. 6.4. Các hộ GAHP nên tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm theo hướng an toàn thực phẩm. 7. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường 7.1. Hàng ngày cần thu gom chất thải rắn (phân, chất độn chuồng nếu có) đưa đến nơi tập trung để xử lý. Nếu phân và chất độn chuồng được xử lý bằng phương pháp ủ thì nên sử dụng thêm các chế phẩm sinh học để tăng hiệu quả xử lý và định kỳ phun thuốc khử trùng xung quanh hố ủ. 7.2. Các chất thải rắn khác như: kim tiêm, túi nhựa, đồ nhựa, v.v... phải được thu gom và xử lý riêng. 7.3. Chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ chuồng nuôi tới hệ thống xử lý nước thải (biogas, bể lắng...) bằng đường thoát riêng. Nước thải sau khi xử lý phải đảm bảo an toàn trước khi xả ra môi trường. 7.4. Xác gà chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân cần được thu gom và xử lý theo đúng quy định của thú y. Tuyệt đối không bán gà chết ra thị trường, và không được vứt xác gà chết ra môi trường xung quanh. 8. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ 8.1. Phải có sổ ghi chép và ghi chép đầy đủ tất cả các hoạt động trong quá trình chăn nuôi (từ khâu nhập con giống, mua và sử dụng thức ăn, tình trạng sức khỏe, tiêm phòng, điều trị bệnh... và việc xuất bán sản phẩm cho từng lứa riêng biệt) theo quy định tại mẫu sổ ghi chép (đính kèm). 8.2. Hệ thống sổ sách ghi chép của chủ hộ phải rõ ràng và cần được lưu giữ ít nhất là 01 năm kể từ ngày đàn gà được xuất bán hay chuyển đi nơi khác./.
I. HƯỚNG DẪN GHI CHÉP HẠCH TOÁN KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ THEO VIETGAHP GÀ NÔNG HỘ 1. Nguyên tắc ghi chép Hàng ngày Ghi chép chi tiết nội dung tất cả các mua bán phát sinh trong ngày bao gồm: mua giống, thức ăn, nguyên liệu thức ăn, thuốc thú y, dụng cụ... và bán các sản phẩm từ chăn nuôi như gà thịt, trứng gà, phân... Kết thúc ngày, kẻ 1 vạch ngang đánh dấu hết nội dung. 2. Các nội dung cần ghi chép 2.1. Mua giống - Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất. - Loại gà (gà nuôi hậu bị, nuôi thịt...); - Giống gà (ai cập, lương phượng...) - Số lượng (con) - Các loại vắc xin đã được tiêm phòng. - Tổng tiền đã mua (đồng); 2.2. Mua thức ăn/nguyên liệu thức ăn/thức ăn bổ sung... - Loại thức ăn (TĂ đậm đặc; Tă hoàn chỉnh cho gà con, Tă hoàn chỉnh cho gà thịt; ngô; premix Vit...) - Tên, địa chỉ cơ sở bán thức ăn chăn nuôi; - Tên cơ sở/công ty sản xuất; - Số lượng (bao), khối lượng (kg), ngày sản xuất (ngày/tháng); - Tổng tiền đã mua (đồng); 2.3. Mua thuốc thú y/ hóa chất khử trùng... - Tên/ loại thuốc thú y/ hóa chất khử trùng.. - Tên, địa chỉ cơ sở bán; - Tên cơ sở/công ty sản xuất; - Ngày sản xuất; - Tổng tiền đã mua (đồng); 2.4. Mua các vật tư/ thiết bị dụng cụ chăn nuôi khác - Loại vật tư/ thiết bị dụng cụ - Tổng tiền đã mua (đồng); 2.5. Mua nhiên liệu (củi, than, gas, trả tiền điện ...) - Tổng tiền đã mua nhiên liệu (đồng) 2.6. Bán các sản phẩm chăn nuôi gà - Tên loại sản phẩm bán (gà giống, gà thịt, phân gà, gas...); - Tên, địa chỉ, số điện thoại người mua; - Số lượng (con), tổng khối lượng (kg); - Tổng tiền đã bán (đồng). 3. Hạch toán kinh tế Hạch toán kinh tế trong chăn nuôi gà theo hộ/năm 3.1. Tổng thu/năm: + Thu từ bán gà (thịt, con giống, mái loại...) + Thu từ bán phân + Thu từ tiết kiệm chất đốt và điện do sử dụng Biogas + Thu khác (bán gas ...) 3.2. Tổng chi/năm: + Chi phí mua con giống + Chi phí mua thức ăn + Chi phí mua thuốc thú y, vắc xin, tiêm phòng, thuốc khử trùng. + Chi phí điện, nước, vật rẻ... + Chi phí khấu hao chuồng trại + Chi phí nhân công lao động + Chi cho Lãi xuất vay + Chi phí khác…
BIỂU HẠCH TOÁN KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ THEO VIETGAHP GÀ NÔNG HỘ
II. HƯỚNG DẪN GHI CHÉP NHẬT KÝ CHĂN NUÔI THEO QUY TRÌNH VIETGAHP GÀ NÔNG HỘ 1. Nguyên tắc ghi chép Hàng ngày Ghi chép chi tiết nội dung tất cả các hoạt động kỹ thuật phát sinh trong ngày bao gồm: chu chuyển đàn gà; ghép đàn gà; trộn thức ăn; cho ăn; thực hiện vệ sinh thú y; công tác thú y tiêm phòng... Kết thúc ngày, kẻ 1 vạch ngang đánh dấu hết nội dung. 2. Các nội dung phải ghi chép 2.1. Chu chuyển, ghép đàn giống. - Số ô chuồng thả gà. - Số lượng gà/ô. 2.2. Tự trộn thức ăn: - Tên công thức thức ăn: công thức số...cho gà... - Thành phần tỷ lệ các nguyên liệu TĂ (ghi lần đầu và khi thay đổi công thức). - Tổng khối lượng đã trộn (kg). 2.3. Dùng thuốc, thức ăn bổ sung trong thức ăn/nước uống. - Tên thuốc/thức ăn bổ sung. - Liều lượng đã dùng (số lượng thuốc, thức ăn bổ sung /số lượng thức ăn, nước). 2.4. Cho ăn hàng ngày. - Loại thức ăn, số lượng gà, số lượng thức ăn. 2.5. Phòng bệnh và điều trị bệnh. - Nếu gà bị bệnh, cần ghi rõ triệu chứng trước. - Số ô chuồng/chuồng sử dụng, Tên loại vắc xin/thuốc thú y đã sử dụng, Ngày sản xuất, Liều lượng sử dụng. 2.6. Khử trùng chuồng trại. - Số ô chuồng/chuồng sử dụng, Tên loại thuốc/hóa chất khử trùng, cơ sở sản xuất, ngày sản xuất, liều lượng pha, tổng số dung dịch được pha đã dùng. 2.7. Diệt chuột. - Phương pháp diệt chuột, Tên loại thuốc/hóa chất diệt chuột, tên nhà sản xuất, Liều lượng pha. 2.8. Xử lý xác gà chết. - Số ô chuồng, số lượng con chết, biểu hiện triệu chứng/bệnh tích, chẩn đoán bệnh, phương pháp xử lý xác gà chết. 2.9. Khách thăm quan. - Số lượng, tên, địa chỉ của khách tham quan 2.10. Xuất bán sản phẩm. - Số ô chuồng, Số lượng gà (con)/trứng gà (quả);
BIỂU NHẬT KÝ CHĂN NUÔI THEO QUY TRÌNH VIETGAHP GÀ NÔNG HỘ
BIỂU GHI CHÉP SỬ DỤNG THỨC ĂN
Từ khóa: Quyết định 2509/2016/QĐ-BNN-CN, Quyết định số 2509/2016/QĐ-BNN-CN, Quyết định 2509/2016/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định số 2509/2016/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định 2509 2016 QĐ BNN CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2509/2016/QĐ-BNN-CN File gốc của Quyết định 2509/2016/QĐ-BNN-CN Quy chế chứng nhận và Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đang được cập nhật. Quyết định 2509/2016/QĐ-BNN-CN Quy chế chứng nhận và Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hànhTóm tắt
Đăng nhậpĐăng ký |