THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1826/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2012 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012;
QUYẾT ĐỊNH:
1. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán và bảo hiểm; nâng cao chất lượng quản trị công ty, quản trị rủi ro tại các tổ chức phát hành; công khai, minh bạch các hoạt động trên thị trường chứng khoán.
3. Tập trung phát triển nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích nhà đầu tư cá nhân; thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trung và dài hạn, đồng thời tăng cường công tác giám sát và có biện pháp phù hợp, kịp thời để chủ động đối phó với biến động của dòng vốn đầu tư nước ngoài này.
2. Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp bảo hiểm một cách đồng bộ, toàn diện, bao gồm: (i) tái cấu trúc cơ sở hàng hóa và sản phẩm dịch vụ; (ii) tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư; (iii) tái cấu trúc hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm và (iv) tái cấu trúc tổ chức thị trường.
4. Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp bảo hiểm theo nguyên tắc thị trường trên cơ sở doanh nghịệp tự nguyện, tự chịu trách nhiệm; cơ quan quản lý nhà nước chỉ thực hiện vai trò quản lý, giám sát, không làm thay doanh nghiệp.
1. Tái cấu trúc cơ sở hàng hóa trên thị trường chứng khoán
- Nâng cao điều kiện niêm yết, phát hành, chú trọng các tiêu chí về vốn, lợi nhuận, thời gian hoạt động; đơn giản hóa thủ tục chào bán, phát hành, đăng ký, lưu ký và niêm yết, đăng ký giao dịch;
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Triển khai áp dụng cơ chế công bố thông tin của các tổ chức phát hành theo quy mô vốn và tính đại chúng;
c) Nâng cao chất lượng quản trị công ty, quản trị rủi ro tại các tổ chức phát hành:
- Chú trọng công tác bảo vệ cổ đông thiểu số; tuyên truyền, phổ cập kiến thức về quyền và trách nhiệm của cổ đông; tăng cường sự tham gia giám sát của thành viên thị trường đối với hoạt động quản trị công ty tại các tổ chức phát hành.
2. Tái cấu trúc thị trường trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp
- Hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp;
- Nâng cấp hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt theo hướng gắn kết thị trường đấu thầu sơ cấp với thị trường giao dịch thứ cấp; tổ chức thực hiện giao dịch tín phiếu Kho bạc Nhà nước trên hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ; bổ sung các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ giao dịch Repo và các sản phẩm, tiện ích dịch vụ khác; hoàn thiện hệ thống thanh toán hiện đại nhằm giảm rủi ro; nghiên cứu xây dựng đường cong lãi suất chuẩn.
- Hoàn thiện khung pháp lý về phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo nguyên tắc doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trong việc huy động vốn trên cơ sở đảm bảo hiệu quả và khả năng trả nợ; chuẩn hóa thủ tục hành chính liên quan đến phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp; đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp theo lộ trình phù hợp;
- Xây dựng trung tâm dữ liệu thống nhất về giao dịch thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp
a) Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, tập trung phát triển nhà đầu tư tổ chức, chuyên nghiệp, nhằm tạo sức cầu ổn định, giúp thị trường phát triển lành mạnh, bền vững; củng cố lòng tin và khuyến khích nhà đầu tư cá nhân tích cực tham gia thị trường, tăng thanh khoản cho thị trường:
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách để triển khai thí điểm quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ hưu trí bổ sung;
- Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thị trường bao gồm hệ thống giao dịch, hệ thống đăng ký lưu ký, thanh toán bù trừ, hệ thống công bố thông tin, hệ thống giám sát tạo sự tiện lợi trong hoạt động giao dịch, thanh toán của nhà đầu tư;
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, phổ cập kiến thức và thông tin tuyên truyền cho công chúng đầu tư, nâng cao nhận thức xã hội về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trung và dài hạn, góp phần phát triển thị trường chứng khoán, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, bổ sung nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước; nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh và quản trị rủi ro của hệ thống tài chính ngân hàng và nền kinh tế, tăng cường công tác quản lý, giám sát và có giải pháp phù hợp, kịp thời để chủ động đối phó với biến động của dòng vốn này:
- Phân định rõ hoạt động đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; giải quyết mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài, trong đó có cơ chế chuyển đổi từ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sang công ty cổ phần để niêm yết;
- Áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm thu hút dòng vốn đầu tư trung và dài hạn, kiểm soát dòng vốn ngắn hạn; giám sát và chủ động có giải pháp xử lý tình huống đối với dòng lưu chuyển vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài theo Đề án quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
a) Phân loại các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo bốn (04) nhóm trên cơ sở mức độ rủi ro đối với thị trường để có biện pháp xử lý thích hợp:
(ii) Nhóm hoạt động bình thường gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 150% tới 180%;
(iv) Nhóm bị kiểm soát đặc biệt gồm các tổ chức hoạt động kinh doanh thua lỗ làm cho tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%.
(i) Giải pháp đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán hoạt động lành mạnh:
- Cơ cấu lại hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh; từng bước chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa các dịch vụ cung cấp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; mở rộng quy mô, phạm vi và địa bàn hoạt động, khuyến khích việc cung cấp các dịch vụ chứng khoán cho các thị trường quốc tế trong khu vực và trên thế giới; sử dụng công nghệ và hạ tầng kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư;
- Nâng cao năng lực quản trị và điều hành công ty; cơ cấu lại hệ thống quản trị, tổ chức lại bộ máy, nhân sự; áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mực cao nhất về đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên, cán bộ của các tổ chức này; có giải pháp hiệu quả nhằm ngăn ngừa xung đột lợi ích;
(ii) Giải pháp đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán hoạt động bình thường:
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện:
+ Tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, hạn chế hoặc không chấp thuận cho các tổ chức này mở rộng địa bàn, phạm vi hoạt động, bổ sung nghiệp vụ, phân phối lợi nhuận bằng tiền; hạn chế các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, đầu tư vào tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro;
- Khuyến khích các tổ chức tín dụng, tập đoàn có tình hình tài chính lành mạnh là công ty mẹ, chủ nợ, hay đối tác hỗ trợ việc lành mạnh hóa tình hình tài chính của tổ chức kinh doanh chứng khoán như cấp vốn, bổ sung vốn, xóa nợ hoặc chuyển vốn nợ thành vốn chủ sở hữu, khoanh nợ...;
Ngoài áp dụng các giải pháp đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán hoạt động bình thường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng quy trình chi tiết để quá trình tái cơ cấu các tổ chức thuộc nhóm này diễn ra theo lộ trình trật tự, bảo đảm an toàn tài sản của khách hàng:
- Yêu cầu các tổ chức này tự nguyện hoặc thực hiện rút bớt các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật. Khi rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán, chủ động có lộ trình thực hiện, các biện pháp kỹ thuật, xử lý tình huống nhằm bảo đảm an toàn tài sản của khách hàng.
Sau thời gian bị kiểm soát đặc biệt, nếu không bảo đảm được các quy định về an toàn tài chính và tiếp tục thua lỗ (lỗ lũy kế đạt trên 50% vốn điều lệ), thì đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp không khắc phục được và lỗ lũy kế đạt dưới 50% vốn điều lệ, thì chấm dứt mọi hoạt động chứng khoán, duy trì tư cách pháp nhân để thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng, chủ nợ; hoặc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành các chính sách, quy định về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán sau khi hợp nhất, sáp nhập; tạo điều kiện hỗ trợ các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài mua lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán trong nước theo cam kết WTO;
- Các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước không hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chủ động xây dựng phương án, kế hoạch hợp lý nhằm thoái vốn đầu tư tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012.
- Nâng cao điều kiện thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán, hạn chế việc thành lập mới, bảo đảm chỉ duy trì số lượng các tổ chức kinh doanh chứng khoán phù hợp với nhu cầu của thị trường; khuyến khích các hoạt động chuyển nhượng, các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm có tình hình tài chính lành mạnh nắm giữ cổ phần chi phối, kiểm soát hoạt động các tổ chức kinh doanh chứng khoán, từng bước hình thành các tập đoàn tài chính đa năng theo thông lệ quốc tế;
+ Chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa dịch vu chứng khoán theo thông lệ quốc tế, tập trung vào ba lĩnh vực chính: (i) môi giới chứng khoán và các dịch vụ hỗ trợ bao gồm tư vấn đầu tư, quản lý tài khoản, cho vay mua ký quỹ...; tư vấn tài chính doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành và các dịch vụ hỗ trợ bao gồm tự doanh, tạo lập thị trường; (iii) quản lý tài sản và các dịch vụ hỗ trợ bao gồm tư vấn đầu tư, quản trị rủi ro;
+ Đổi mới và nâng cao hiệu quả, năng lực quản trị công ty, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ; cơ cấu, sắp xếp lại các bộ phận nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế nhằm ngăn ngừa xung đột lợi ích; quản lý tách biệt tài sản của khách hàng và tài sản của công ty nhằm tránh hiện tượng lạm dụng tài sản khách hàng; tăng cường tính minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành và tình hình tài chính của các tổ chức kinh doanh chứng khoán;
+ Xây dựng và áp dụng bộ đạo đức nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế, nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên hành nghề; tích cực đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ người hành nghề kinh doanh chứng khoán;
- Mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán theo cam kết quốc tế; khuyến khích các tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn, có uy tín tham gia hoạt động tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán; cho phép các tổ chức này mua để sở hữu toàn bộ tổ chức kinh doanh chứng khoán theo cam kết WTO.
- Xây dựng hệ thống phân loại, đánh giá rủi ro của các tổ chức kinh doanh chứng khoán dựa trên ba trụ cột: (i) mức vốn khả dụng, bảo đảm các tổ chức này có đủ vốn là các tài sản thanh khoản để hấp thụ các rủi ro có thể xảy ra; (ii) năng lực kiểm soát và quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế; (iii) mức độ minh bạch hóa thông tin về tình hình tài chính và hoạt động quản lý điều hành doanh nghiệp;
- Hoàn thiện cơ chế giám sát dòng lưu chuyển vốn từ khu vực ngân hàng tới thị trường chứng khoán thông qua quan hệ sở hữu giữa các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh doanh chứng khoán; nâng cao năng lực giám sát và quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại đối với dòng vốn từ hệ thống ngân hàng vào thị trường chứng khoán;
5. Tái cấu trúc các doanh nghiệp bảo hiểm
- Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc nhóm 1: Tiếp tục củng cố và duy trì hoạt động kinh doanh, thận trọng cho phép mở rộng phạm vi hoạt động; yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; rà soát mạng lưới và bộ máy tổ chức hoạt động;
- Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc nhóm 3: Yêu cầu các doanh nghiệp tự xây dựng và thực hiện phương án khôi phục khả năng thanh toán; tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính; xây dựng phương án tái bảo hiểm; chuyển giao hợp đồng bảo hiểm; cải tổ bộ máy tổ chức hoạt động; tăng cường hiệu quả và an toàn hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh bảo hiểm; nâng cao năng lực quản trị công ty;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định chặt chẽ về vốn pháp định và các mức độ an toàn khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Củng cố, phát triển, kiện toàn mô hình tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm: Đa dạng hóa sở hữu nhằm hạn chế biểu hiện khép kín, độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm. Yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối tiếp tục thoái vốn tại các doanh nghiệp bảo hiểm, đảm bảo đến năm 2015 vốn của các tổ chức này góp tại doanh nghiệp bảo hiểm không quá 20% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm;
- Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh tập trung vào các phân khúc thị trường thế mạnh, đảm bảo đạt hiệu quả cao; cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng; khuyến khích doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tham gia bảo hiểm;
- Công khai và minh bạch hóa thông tin về cơ cấu tổ chức bộ máy, khả nặng thanh toán và tình hình tài chính nhằm phục vụ công tác giám sát và đảm bảo lợi ích của khách hàng, nhà đầu tư.
6. Tái cấu trúc các Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán
b) Củng cố mô hình hoạt động độc lập của Trung tâm lưu ký chứng khoán theo hướng:
- Bổ sung các dịch vụ gia tăng khác liên quan tới hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ, hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản là chứng khoán lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
1. Tái cấu trúc cơ sở hàng hóa
- Thúc đẩy và củng cố hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán; nâng cao chất lượng chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch; thúc đẩy chương trình cổ phần hóa gắn với niêm yết; đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ; nghiên cứu, xây dựng các chỉ tiêu định hạng tín nhiệm doanh nghiệp, từng bước thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển;
b) Năm 2014 - 2015: Tổ chức thị trường giao dịch các sản phẩm chứng khoán phái sinh cơ bản; nghiên cứu thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm.
a) Năm 2012 - 2014:
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán theo cam kết WTO; rà soát các quy định pháp luật về đầu tư, từng bước nâng tỷ lệ sở hữu, tiến tới dỡ bỏ hạn chế sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp nhà nước không cần chi phối;
b) Năm 2015: Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin thị trường, bao gồm hệ thống giao dịch; hệ thống giám sát; hệ thống đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ; hệ thống công bố thông tin.
a) Năm 2012 - 2014
- Ban hành quy trình kiểm soát và quản lý rủi ro; hệ thống đánh giá, giám sát theo tiêu chuẩn quốc tế; hoàn thiện các quy định pháp lý, củng cố mô hình tổ chức và hoạt động các tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm;
- Xây dựng, ban hành các quy định để giám sát hoạt động các doanh nghiệp bảo hiểm dựa trên ba tiêu chí: mức độ an toàn tài chính; quản trị rủi ro doanh nghiệp; và minh bạch hóa thông tin;
b) Năm 2015: Hoàn thành căn bản việc cơ cấu lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm
a) Năm 2012 - 2013: Nghiên cứu xây dựng và ban hành Đề án tái cấu trúc các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán;
a) Tập trung thực hiện các giải pháp tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm; tái cấu trúc cơ sở hàng hóa; tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư và tái cấu trúc tổ chức thị trường;
c) Chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm và hoạt động đầu tư tài chính nói chung; xây dựng lộ trình hợp lý thoái vốn đầu tư tại các tổ chức này phù hợp với Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012;
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
b) Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, tăng cường sự phối hợp thanh tra, giám sát giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tập đoàn tài chính - ngân hàng, các giao dịch tài chính và dòng lưu chuyển vốn giữa các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là các tổ chức kinh doanh chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm trực thuộc các tổ chức tín dụng;
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
b) Hướng dẫn về phạm vi đầu tư, lĩnh vực đầu tư, tỷ lệ sở hữu cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam và lĩnh vực cụ thể. Đối với một số lĩnh vực, có thể xem xét từng bước nâng tỷ lệ sở hữu, tiến tới dỡ bỏ hạn chế sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
File gốc của Quyết định 1826/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm” do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 1826/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 1826/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành | 2012-12-06 |
Ngày hiệu lực | 2012-12-06 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Còn hiệu lực |