ỦY BAN THƯỜNG VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Pháp lệnh số: 01/2012/UBTVQH13 | Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2012 |
HỢP NHẤT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Căn cứ Điều 92 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12;
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Pháp lệnh này quy định về việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan trong việc hợp nhất văn bản, trình tự, kỹ thuật hợp nhất văn bản nhằm góp phần bảo đảm cho hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Văn bản được hợp nhất là văn bản sửa đổi, bổ sung và văn bản được sửa đổi, bổ sung.
4. Ký xác thực văn bản hợp nhất là việc người có thẩm quyền ký xác nhận tính chính xác về nội dung và kỹ thuật hợp nhất của văn bản hợp nhất.
1. Chỉ hợp nhất văn bản do cùng một cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Tuân thủ trình tự, kỹ thuật hợp nhất văn bản.
Văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật.
THẨM QUYỀN VÀ VIỆC TỔ CHỨC HỢP NHẤT VĂN BẢN
1. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tổ chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối với văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành, văn bản sửa đổi, bổ sung của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản được sửa đổi, bổ sung để thực hiện việc hợp nhất văn bản.
Điều 7. Thẩm quyền và thời hạn hợp nhất văn bản của các cơ quan khác của Nhà nước
2. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối với văn bản do mình ban hành, văn bản liên tịch do cơ quan mình chủ trì soạn thảo.
4. Tổng Kiểm toán Nhà nước tổ chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối với văn bản do mình ban hành.
Điều 8. Đăng văn bản hợp nhất trên Công báo và trang thông tin điện tử
a) Văn bản hợp nhất quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này được đăng trên trang thông tin điện tử của Quốc hội;
c) Văn bản hợp nhất đối với văn bản quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 7 của Pháp lệnh này được đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan thực hiện việc hợp nhất văn bản.
Cơ quan thực hiện việc hợp nhất có trách nhiệm gửi văn bản hợp nhất cho cơ quan Công báo để thực hiện việc đăng Công báo.
Điều 9. Xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có sai sót trong văn bản hợp nhất gửi kiến nghị đến cơ quan thực hiện việc hợp nhất để kịp thời xử lý; trường hợp không xác định được cơ quan thực hiện việc hợp nhất thì gửi kiến nghị đến Bộ Tư pháp để Bộ Tư pháp thông báo ngay đến cơ quan có trách nhiệm xử lý sai sót.
Văn bản hợp nhất đã được xử lý sai sót phải được đăng trên Công báo điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 8 của Pháp lệnh này.
1. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện việc hợp nhất văn bản:
b) Bảo đảm điều kiện cần thiết để thực hiện việc hợp nhất văn bản;
d) Xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất.
a) Hướng dẫn kỹ thuật hợp nhất văn bản; bồi dưỡng kỹ năng hợp nhất văn bản;
c) Kiến nghị cơ quan thực hiện hợp nhất văn bản xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất.
KỸ THUẬT HỢP NHẤT VĂN BẢN
1. Thể thức văn bản hợp nhất bao gồm phần quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản hợp nhất, lời nói đầu, căn cứ ban hành, phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của văn bản được sửa đổi, bổ sung và các nội dung được hợp nhất theo kỹ thuật quy định tại Chương này, phần quy định về việc thi hành, phần ký xác thực.
2. Tên văn bản được sửa đổi, bổ sung và tên văn bản sửa đổi, bổ sung được liệt kê ngay sau tên văn bản hợp nhất. Kèm theo tên văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung phải ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành, tên cơ quan ban hành và ngày có hiệu lực của từng văn bản.
1. Văn bản được sửa đổi, bổ sung có lời nói đầu được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thì việc hợp nhất lời nói đầu được thực hiện theo quy định tại các điều 14, 15 và 16 của Pháp lệnh này.
Điều 14. Hợp nhất nội dung được sửa đổi
2. Trong văn bản hợp nhất phải có ký hiệu chú thích ngay tại phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được sửa đổi.
Điều 15. Hợp nhất nội dung được bổ sung
2. Việc sắp xếp phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được bổ sung trong văn bản hợp nhất được thực hiện theo thứ tự quy định trong văn bản sửa đổi, bổ sung.
4. Tại cuối trang của văn bản hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung và ngày có hiệu lực của quy định bổ sung phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ.
1. Văn bản được sửa đổi, bổ sung có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được bãi bỏ thì trong văn bản hợp nhất không thể hiện nội dung được bãi bỏ. Số thứ tự phần, chương, mục, điều, khoản, điểm trong văn bản hợp nhất được giữ nguyên như văn bản được sửa đổi, bổ sung.
3. Tại cuối trang của văn bản hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung và ngày có hiệu lực của quy định bãi bỏ phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ.
1. Trường hợp văn bản sửa đổi, bổ sung có điều khoản quy định về hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, quy định chuyển tiếp thì trong văn bản hợp nhất phải có ký hiệu chú thích ngay tại tên chương hoặc điều quy định về việc thi hành và tại cuối trang của văn bản hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung, ngày có hiệu lực và các nội dung về việc thi hành trong văn bản sửa đổi, bổ sung. Trường hợp văn bản được sửa đổi, bổ sung không có chương hoặc điều về việc thi hành thì các nội dung này được thể hiện tại phần quy định về việc thi hành ở cuối văn bản hợp nhất, kèm theo tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung.
Điều 18. Mẫu trình bày văn bản hợp nhất
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực, các văn bản được ban hành trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực phải được hợp nhất và đăng trên Công báo điện tử và trang thông tin điện tử của cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 8 của Pháp lệnh này.
2. Chương VIII của Quy chế về kỹ thuật trình bày dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 1139/2007/UBTVQH11 ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội hết hiệu lực kể từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực.
TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN HỢP NHẤT
(Ban hành kèm theo Pháp lệnh số 01/2012/UBTVQH13)
TÊN VĂN BẢN ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
1. … (Tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất) ngày … tháng … năm .. (thông qua/ký ban hành) của … (tên cơ quan ban hành), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …;
3. …
LUẬT
NHÀ Ở
1. Luật số 34/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật nhà ở số 56/2005/QH11 và Điều 121 của Luật đất đai số 13/2003/QH11, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2009;
Ví dụ 2: Trình bày tên văn bản hợp nhất
NGHỊ ĐỊNH Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010, được sửa đổi, bổ sung bởi: Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 10 năm 2010. |
THÔNG TƯ
Hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2011.
LỜI NÓI ĐẦU1
………………… 3 ……………………….
Căn cứ ………………….
1 Lời nói đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
3 Đoạn/cụm từ “…” được bổ sung theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …
5 … (Tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung) có căn cứ ban hành như sau:
Ví dụ 4: Trình bày lời nói đầu được hợp nhất
LỜI NÓI ĐẦU
Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất, vì vậy có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật của quốc gia.
Bộ luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh1.
___________
Ví dụ 5: Trình bày căn cứ ban hành trong văn bản hợp nhất
Căn cứ vào Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
1 Pháp lệnh số 15/2011/UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân có căn cứ ban hành như sau:
Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số 34/2002/QH10;
Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân số 03/2002/PL-UBTVQH11.”
Căn cứ ban hành trong văn bản hợp nhất của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp và Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp được trình bày như sau:
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu công nghệ cao; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
1 Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp có căn cứ ban hành như sau: Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu công nghệ cao; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ; IV. TRÌNH BÀY NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI TRONG VĂN BẢN HỢP NHẤT
| |||||||||||||||||
PHẦN (số thứ tự của phần) …………………………. (tên phần) ……………………………….1 PHẦN …….. ………………………………………….. Chương (số thứ tự của chương) ............................ (tên chương) ...................... 2 CHƯƠNG …………….. ……………………………………………………. Mục (số thứ tự của mục) ……………………….. (Tên mục) ………………………3 ………………………………….. ………………………………….. ____________ 2 Chương này được sửa đổi theo quy định tại điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu văn bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm … Ví dụ 7: Trình bày phần/chương/mục được sửa đổi trong văn bản hợp nhất
| |||||||||||||||||
CHƯƠNG XIV GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG1 Mục I QUY ĐỊNH CHUNG ………………………………………… ……………………………………….. ………………………………………. ____________ 2. Trình bày điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được sửa đổi
Khoản 1 Điều 11 và Điều 13 của Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 1 của Luật số 44/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục. Trong văn bản hợp nhất trình bày như sau:
Cụm từ “Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” tại Điều 39 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 15 tháng 4 năm 1997 được thay thế bởi cụm từ “Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật số 63/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong văn bản hợp nhất trình bày như sau:
1. Trình bày phần, chương, mục được bổ sung
Khoản 13 Điều 2 của Nghị định số 115/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật dầu khí và Quy chế đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ban hành kèm theo Nghị định số 34/2001/NĐ-CP bãi bỏ Chương V của Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật dầu khí. Trong văn bản hợp nhất trình bày như sau:
Điều 2 và Điều 3 của Nghị định số 116/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam quy định về hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành. Trong văn bản hợp nhất trình bày như sau:
Ví dụ 19: Trình bày chú thích quy định về việc thi hành tại đơn vị bố cục khác quy định về việc thi hành trong văn bản hợp nhất
| |||||||||||||||||
…………………….. V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH1 Thông tư này thay thế Thông tư số 11/2002/TT-TM-XNK ngày 26 tháng 12 năm 2002 của Bộ Thương mại hướng dẫn việc quản lý xuất nhập khẩu kim cương thô và các Quyết định, văn bản hướng dẫn có liên quan nhằm sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2002/TT-TM-XNK.
1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BCT-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế chứng nhận Quy trình Kimberley, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 02 năm 2012 quy định như sau: Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 02 năm 2012.” |
CHƯƠNG ……………
……………………………………………
1. ……………………
Điều …..
………………………………..
Điểm/khoản … Điều … của … (tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm … quy định như sau:
Ví dụ: Trình bày phần quy định về việc thi hành ở cuối văn bản hợp nhất (Xem ví dụ 20)
a) Trường hợp có văn bản riêng quy định về việc thi hành và trong văn bản hợp nhất có chương về việc thi hành:
CHƯƠNG (số thứ tự của chương) (Tên chương, có thể là ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH, Điều …….
1 Việc thi hành … (tên, số, ký hiệu của văn bản được sửa đổi, bổ sung) được quy định tại … (tên, số, ký hiệu của văn bản về việc thi hành văn bản được sửa đổi, bổ sung) ngày … tháng … năm … (thông qua/ký ban hành); Việc thi hành … (tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ hai) được quy định tại … (tên, số, ký hiệu của văn bản về việc thi hành văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ hai) ngày … tháng … năm … (thông qua/ký ban hành) (nếu có). |
CHƯƠNG (số thứ tự chương)
…………. (Tên chương) ……………..
Điều (số thứ tự của điều). (Tên điều, có thể là: Hiệu lực thi hành/ Điều khoản thi hành/ Trách nhiệm thi hành/ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành/ Quy định chuyển tiếp …)1
2……………………….
………………………….
____________
Việc thi hành …(tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất) được quy định tại … (tên, số, ký hiệu của văn bản về việc thi hành văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất) ngày … tháng … năm … (thông qua/ký ban hành);
c) Trường hợp có văn bản riêng quy định về việc thi hành và trong văn bản hợp nhất đã có phần quy định về việc thi hành:
Điều ……. 2………………………. …………………………. Quy định về việc thi hành1
1 Việc thi hành … (tên, số, ký hiệu của văn bản được sửa đổi, bổ sung) được quy định tại … (tên, số, ký hiệu của văn bản về việc thi hành văn bản được sửa đổi, bổ sung) ngày … tháng … năm … (thông qua/ký ban hành); Việc thi hành … (tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ hai) được quy định tại … (tên, số, ký hiệu của văn bản về việc thi hành văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ hai) ngày … tháng … năm … (thông qua/ký ban hành) (nếu có). |
1……………………….
Điều …….
………………………….
Quy định về việc thi hành
- Việc thi hành …(tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất) được quy định tại … (tên, số, ký hiệu của văn bản về việc thi hành văn bản sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất) ngày … tháng … năm … (thông qua/ký ban hành);
Ví dụ 20: Trình bày quy định về việc thi hành tại tên chương/điều về việc thi hành hoặc tại phần quy định về việc thi hành trong trường hợp có văn bản riêng quy định về việc thi hành
Điều 417. Văn bản ủy thác tư pháp
Điều 418. Công nhận giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận
2. Giấy tờ, tài liệu lập bằng tiếng nước ngoài phải được gửi cho Tòa án Việt Nam kèm theo bản dịch ra tiếng Việt đã được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Điều 2 của Luật số 65/2011/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 quy định như sau:
1. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
1 Việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 được quy định tại Nghị quyết số 32/2004/QH11 ngày 15 tháng 06 năm 2004 về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự;
VIII. TRÌNH BÀY PHẦN KÝ XÁC THỰC TRONG VĂN BẢN HỢP NHẤT
(Phần cuối cùng của văn bản hợp nhất) | ||
(Tên cơ quan thực hiện việc hợp nhất) |
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT | |
|
Nơi nhận: | Hà Nội, ngày … tháng … năm … CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ XÁC THỰC (Chữ ký và dấu) (Họ và tên của người ký xác thực) |
Từ khóa: Pháp lệnh 01/2012/UBTVQH13, Pháp lệnh số 01/2012/UBTVQH13, Pháp lệnh 01/2012/UBTVQH13 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh số 01/2012/UBTVQH13 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh 01 2012 UBTVQH13 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, 01/2012/UBTVQH13
File gốc của Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành đang được cập nhật.
Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Số hiệu | 01/2012/UBTVQH13 |
Loại văn bản | Pháp lệnh |
Người ký | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành | 2012-03-22 |
Ngày hiệu lực | 2012-07-01 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Còn hiệu lực |