CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/1999/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 1999 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để cụ thể hoá Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Thể dục Thể thao, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Nhà nước và xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở ngoài công lập như các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở công lập. Các cơ sở ngoài công lập cũng có một phần trách nhiệm thu nhận và cung cấp dịch vụ cho các đối tượng chính sách xã hội như các cơ sở công lập.
Điều 4. Các hình thức ngoài công lập:
1. Bán công: Là cơ sở được thành lập trên cơ sở liên kết giữa tổ chức Nhà nước với các tổ chức không phải tổ chức Nhà nước, thuộc mọi thành phần kinh tế hoặc các cá nhân theo các phương thức: thành lập mới, chuyển toàn bộ hoặc một phần từ đơn vị công lập để cùng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, quản lý, điều hành mọi hoạt động theo quy định cuả pháp luật.
2. Dân lập: Là cơ sở do tổ chức đứng ra thành lập, được đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước (vốn của tổ chức, tập thể, cá nhân) và quản lý điều hành mọi hoạt động theo quy định của pháp luật. Không lấy vốn, tài sản, kinh phí của Nhà nước để đầu tư cho các cơ sở dân lập.
3. Tư nhân: Là cơ sở do cá nhân, hộ gia đình thành lập và quản lý điều hành mọi hoạt động theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, y tế, Văn hóa - Thông tin, Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Thể dục Thể thao phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan, căn cứ vào Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và Nghị định này để xây dựng quy hoạch phát triển các hình thức ngoài công lập thuộc ngành mình, cụ thể hóa các chủ trương và mức độ ưu tiên, khuyến khích phát triển các hình thức ngoài công lập phù hợp với từng lĩnh vực, từng loại hình hoạt động.
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CÁC CƠ SỞ NGOÀI CÔNG LẬP
Điều 5. Các cơ sở ngoài công lập được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
Điều 6. Các đơn vị công lập được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển sang cơ sở bán công (chuyển từng phần hoặc toàn bộ) thì cơ sở bán công được tiếp tục quản lý và sử dụng phần tài sản do Nhà nước đã đầu tư (kể cả đất và tài sản trên đất) trên cơ sở kiểm kê, đánh giá lại theo thời giá và xác định đó là phần vốn góp của Nhà nước.
Căn cứ vào Luật Đất đai hiện hành, việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các cơ sở ngoài công lập được quy định như sau:
2. Các trường hợp khác được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất thì thực hiện nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Cơ sở ngoài công lập được giao đất để sử dụng cho các mục đích quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này, không phải nộp thuế nhà, đất.
2. Các trường hợp khác được Nhà nước giao đất thì thực hiện nộp thuế nhà, đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các cơ sở ngoài công lập được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.
Điều 11. Về thuế giá trị gia tăng
Các cơ sở ngoài công lập không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động sau:
1. Hoạt động y tế: khám bệnh, chữa bệnh, phòng dịch bệnh, điều dưỡng sức khoẻ cho người.
2. Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục thể thao mang tính phong trào, quần chúng, tổ chức luyện tập, thi đấu không thu tiền hoặc có thu tiền nhưng không nhằm mục đích kinh doanh.
3. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: ca, múa, nhạc, kịch, xiếc; hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác và dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim các loại.
Hoạt động phát hành và chiếu phim: đối với phim nhựa không phân biệt chủ đề loại phim, đối với phim video chỉ là phim tài liệu, phóng sự, khoa học.
4. Dạy học, dạy nghề bao gồm cả dạy văn hoá, ngoại ngữ, tin học và dạy các nghề khác.
5. In, xuất bản và phát hành: báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số; tranh ảnh, áp phích, tuyên truyền, cổ động.
6. Chuyển giao công nghệ (không bao gồm giá trị thiết bị, máy móc thiết bị kèm theo công nghệ được chuyển giao).
Điều 12. Về thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Về thuế suất:
a) Cơ sở ngoài công lập trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao có các hoạt động: dạy học; dạy nghề; khám bệnh, chữa bệnh, biểu diễn ca, múa, nhạc dân tộc, nghệ thuật dân tộc, chiếu phim; sưu tầm, bảo tồn, phát triển, phổ biến văn hoá dân tộc; triển lãm và hoạt động thể dục thể thao không nhằm mục đích kinh doanh, được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Được áp dụng mức thuế suất 15% nếu hoạt động tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Được áp dụng mức thuế suất 20% nếu hoạt động tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Được áp dụng mức thuế suất 25% nếu hoạt động ngoài các địa bàn nói trên.
b) Các trường hợp khác không quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thì áp dụng mức thuế suất 32% theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Các cơ sở ngoài công lập không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đối với thu nhập từ các hoạt động nêu tại điểm a, khoản 1, Điều này.
2. Về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp:
a) Cơ sở ngoài công lập mới thành lập trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao bao gồm: các trường học ở các bậc học; các cơ sở dạy nghề, nâng cao tay nghề cho công nhân, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh; các cơ sở y tế trong các lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh; các nhà văn hoá dân tộc; các đoàn ca, múa, nhạc dân tộc; các cơ sở sưu tầm, bảo tồn, phát triển, phổ biến văn hoá dân tộc; các trung tâm tập luyện và thi đấu thể thao; và những trường hợp khác theo quy định của Chính phủ, được hưởng ưu đãi về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, kể từ khi có thu nhập chịu thuế như sau:
Được miễn 4 năm đầu và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với các cơ sở đầu tư tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Được miễn 4 năm đầu và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo đối với các cơ sở đầu tư tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Được miễn 2 năm đầu và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với các cơ sở đầu tư ngoài các địa bàn nói trên.
b) Cơ sở ngoài công lập quy định tại điểm a, khoản 1, Điều này có đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện sinh thái, môi trường được hưởng ưu đãi về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mới mang lại, kể từ khi có thu nhập chịu thuế như sau:
Được miễn 4 năm và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo nếu hoạt động tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Được miễn 3 năm và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo nếu hoạt động tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Được miễn 1 năm và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo nếu hoạt động ngoài các địa bàn nói trên.
Số tiền tài trợ của Nhà nước tối đa bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp mà cơ sở ngoài công lập phải nộp. Các cơ sở ngoài công lập chỉ được sử dụng khoản tiền tài trợ của Nhà nước vào việc phát triển cơ sở vật chất, tăng cường mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể trình tự và thủ tục tài trợ; thực hiện kiểm tra việc sử dụng khoản tài trợ ở các cơ sở ngoài công lập theo quy định tại Điều này.
Điều 14. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
Những người thuộc cơ sở công lập nếu làm thêm giờ ở các cơ sở ngoài công lập được miễn thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao từ phần thu nhập do cơ sở ngoài công lập chi trả.
Cá nhân góp vốn vào các cơ sở ngoài công lập được miễn thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao từ phần thu nhập góp vốn do cơ sở ngoài công lập chi trả.
Điều 15. Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1. Cơ sở ngoài công lập thực hiện các hoạt động thuộc diện ưu đãi quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 12, Nghị định này được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá sau đây mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng:
- Thiết bị, máy móc và phương tiện vận tải chuyên dụng nằm trong dây chuyền công nghệ nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở ngoài công lập hoặc để mở rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ.
- Phương tiện vận chuyển chuyên dùng để đưa đón cán bộ, giáo viên, học sinh.
2. Thiết bị, máy móc và phương tiện vận tải chuyên dụng được miễn thuế nhập khẩu phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho hưởng ưu đãi chấp thuận và phải đăng ký với hải quan cửa khẩu để thực hiện.
3. Danh mục thiết bị, máy móc và phương tiện vận tải chuyên dụng được miễn thuế nhập khẩu, thẩm quyền quyết định miễn thuế đối với các cơ sở ngoài công lập quy định tại Điều này được áp dụng theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu; Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và các văn bản pháp luật hiện hành.
Công chức, người lao động chuyển công tác từ cơ sở công lập sang cơ sở ngoài công lập được bảo lưu phần bảo hiểm xã hội của thời gian công tác ở cơ sở công lập; hoặc được giải quyết theo chế độ trợ cấp 1 lần theo quy định của Nhà nước nếu công chức, người lao động đó có yêu cầu.
V. KHEN THƯỞNG, PHONG TẶNG DANH HIỆU
1. Thu học phí, viện phí, thu các các khoản đóng góp theo quy định của Chính phủ và của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thu dịch vụ, thu do bán sản phẩm theo giá thoả thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và người thụ hưởng dịch vụ... (trừ những sản phẩm dịch vụ do Nhà nước định giá).
Ngoài các khoản thu nói trên, các cơ sở ngoài công lập được nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.
Phần thu nhập có được từ nguồn vốn góp của Nhà nước được để lại cho cơ sở để tiếp tục đầu tư.
1. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch và kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ và hàng năm đối với giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, xây dựng định hướng xã hội hoá trong từng lĩnh vực làm căn cứ cho các cấp, các ngành và nhân dân tổ chức thực hiện.
2. Ban hành các chính sách, chế độ khuyến khích xã hội hoá phù hợp với các hình thức hoạt động trong giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, phù hợp với yêu cầu phát triển của từng lĩnh vực trong từng thời kỳ và từng khu vực.
3. Quản lý thống nhất về nội dung, chương trình, yêu cầu về số lượng, chất lượng dịch vụ trong từng lĩnh vực làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện và theo dõi, giám sát của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
4. Cấp giấy phép và thu hồi giấy phép theo quy định đối với các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
6. Các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước nói trên.
Điều 23. Thẩm quyền cho phép thành lập các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập trường đại học.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thành lập trường cao đẳng, trường dự bị đại học.
3. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập cơ sở bán công hoặc chuyển sang bán công toàn bộ hoặc một phần từ trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề trực thuộc.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
5. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú do ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
Điều 24. Thẩm quyền cho phép thành lập các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực y tế như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các cơ sở y tế có quy mô lớn mang tính chất quốc gia và quốc tế.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép thành lập bệnh viện.
3. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập cơ sở bán công hoặc chuyển sang bán công toàn bộ hoặc một phần từ cơ sở y tế trực thuộc.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập cơ sở y tế do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
Điều 25. Thẩm quyền cho phép thành lập các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực văn hoá như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập cơ sở văn hoá có quy mô lớn mang tính chất quốc gia và quốc tế.
2. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập cơ sở bán công hoặc chuyển sang bán công toàn bộ hoặc một phần từ cơ sở văn hoá trực thuộc.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập cơ sở văn hoá do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
Điều 26. Thẩm quyền cho phép thành lập các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực thể thao như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập cơ sở đào tạo, huấn luyện và thi đấu, sân bãi có quy mô lớn mang tính chất quốc gia và quốc tế.
2. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập cơ sở bán công hoặc chuyển sang bán công toàn bộ hoặc một phần từ cơ sở thể thao trực thuộc.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập các cơ sở đào tạo, huấn luyện và thi đấu, sân bãi và khu vui chơi, giải trí có tính chất thể thao với quy mô nhỏ do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
Các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao đã thành lập trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành nếu đang trong thời gian còn được hưởng ưu đãi theo quy định tại Nghị định này thì được hưởng các chính sách ưu đãi quy định tại Nghị định này cho thời gian còn lại.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
File gốc của Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao đang được cập nhật.
Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 73/1999/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành | 1999-08-19 |
Ngày hiệu lực | 1999-09-19 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Hết hiệu lực |