ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 9 năm 2021 |
CHỈ THỊ
VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2021 - 2022 VỚI MỤC TIÊU “GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH, VỮNG VÀNG PHÁT TRIỂN”
Thành phố Hồ Chí Minh khởi đầu năm học 2021 - 2022 trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp. Hệ thống chính trị và nhân dân Thành phố nỗ lực quyết tâm phát huy sức mạnh của tập thể để kiểm soát dịch bệnh COVID-19. Với mục tiêu “Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vượt qua đại dịch, vững vàng phát triển” của năm học 2021 - 2022, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội các cấp thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
2. Triển khai nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 với những giải pháp linh hoạt, cụ thể nhằm giải quyết căn bản các khó khăn, thách thức từ thực tiễn để tiếp tục giữ vững định hướng “Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng linh hoạt, chuẩn hóa, hiện đại và hội nhập quốc tế”2.1. Giáo dục mầm non: Chủ động chuẩn bị chu đáo các điều kiện, sẵn sàng đón trẻ đến trường khi đảm bảo điều kiện; phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian trẻ chưa đến trường, qua internet, truyền hình và các kênh phù hợp; giúp trẻ hình thành một số kỹ năng, thói quen tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe, vệ sinh cá nhân..., tổ chức cho trẻ 5 tuổi làm quen với việc đọc, viết nhằm giúp trẻ sẵn sàng vào học lớp 1. Tiếp tục phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non của Thành phố; chú trọng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện chương trình giáo dục mầm non2.2. Giáo dục phổ thông: Phát huy tối đa hiệu quả hoạt động dạy và học trên môi trường internet, các hình thức dạy và học trực tuyến phù hợp, hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ cùng học sinh các lớp nhỏ làm quen với hình thức học tập mới, bước đầu tạo kho học liệu mở, hệ sinh thái học tập trên môi trường internet. Triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 các cấp học theo lộ trình. Tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức kiểm tra - đánh giá trên nền tảng giáo dục thông minh và theo định hướng chuẩn quốc tế; tiếp tục quan tâm giáo dục STEM, khuyến khích học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, giáo dục các kĩ năng phù hợp với thực tiễn cuộc sống, giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục; giữ vững kết quả phổ cập giáo dục các cấp.
2.4. Đồng hành với những đối tượng khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 kéo dài: xây dựng chính sách không thu học phí có thời hạn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, triển khai giãn thu học phí trong thời gian chờ ban hành chính sách và giảm thiểu các chi phí phát sinh để hỗ trợ phụ huynh, tạo điều kiện cho học sinh đến trường thuận lợi. Quan tâm, hỗ trợ đội ngũ nhà giáo chịu ảnh hưởng trực tiếp; quan tâm, hỗ trợ các cơ sở giáo dục ngoài công lập vượt qua khó khăn của dịch bệnh, đặc biệt là giáo dục mầm non. Vận động tài trợ, có giải pháp cụ thể, quan tâm và hỗ trợ từng học sinh để hạn chế tối đa những khó khăn về điều kiện học tập trên môi trường internet.
3. Tổ chức thực hiện
- Xây dựng kế hoạch giáo dục linh hoạt, phù hợp với thực tiễn; trong đó chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch COVID-19 dự báo còn diễn biến phức tạp.
- Tiếp tục tập trung thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hoàn thành việc triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo Kế hoạch năm học và chuẩn bị tích cực các điều kiện triển khai chương trình trong năm học tiếp theo; triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lí nhà nước trên nền tảng đẩy mạnh số hóa, giáo dục thông minh; chủ động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ và đẩy mạnh phong trào thi đua “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; đột phá trong cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông; nâng cao chất lượng giáo dục theo định hướng hội nhập khu vực và quốc tế.
- Chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, có kế hoạch và lộ trình nhằm đạt được chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, duy trì đạt 300 phòng học/vạn dân trong độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi) ở từng địa phương.
- Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Thủ trưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục; đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa giáo dục, chương trình kích cầu đầu tư cho giáo dục, huy động mọi nguồn lực và tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy - học, quản lý giáo dục; xây dựng kho tài nguyên học liệu mở, hình thành mạng xã hội học tập trực tuyến, chia sẻ nguồn tư liệu học tập nhằm đa dạng hình thức, giải pháp “cần gì học nấy”, “học mọi lúc - mọi nơi”, phục vụ nhu cầu tự học, tự nghiên cứu cửa học sinh và nhu cầu học tập suốt đời của người dân.
- Đẩy mạnh tiến độ, đảm bảo chất lượng công tác kiểm định chất lượng giáo dục và hoạt động tự đánh giá tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông. Tích cực phối hợp thực hiện các kỳ khảo sát độc lập, các chuẩn kiểm định quốc tế.
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với việc giải quyết các thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công giáo dục; thực hiện tốt, hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm tạo bước đột phá trong công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành, thay đổi cách tiếp nhận các dịch vụ giáo dục truyền thống sang các dịch vụ giáo dục số mà nền tảng là dữ liệu số.
3.2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Tổ chức triển khai việc hỗ trợ giáo viên, nhân viên, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp công lập và ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo quy định.
a) Sở Y tế phối hợp xây dựng các phương án, biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong nhà trường một cách hiệu quả; ưu tiên chích vắc xin cho đội ngũ nhà giáo, nghiên cứu và có kế hoạch tiêm vắc xin cho đối tượng học sinh ngay khi có hướng dẫn của Bộ Y tế. Phối hợp trong công tác y tế học đường; phòng chống tai nạn thương tích, vệ sinh môi trường trong nhà trường.
c) Sở Nội vụ hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện thực hiện tốt công tác giao biên chế cho ngành Giáo dục, công tác thuyên chuyển, tuyển dụng, đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ, giáo viên các cấp học, bậc học, đáp ứng kịp thời nhu cầu đội ngũ khi triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; phối hợp thực hiện sớm việc chuẩn hóa và thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo.
đ) Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông chính xác, đầy đủ những chủ trương, định hướng đổi mới của ngành; hỗ trợ hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để triển khai các ứng dụng, hoạt động dạy - học trên môi trường internet, các giải pháp xây dựng giáo dục thông minh và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
g) Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố phối hợp xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm trong trường học.
- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch, dành quỹ đất cho giáo dục và chuẩn bị các dự án xây dựng trường lớp trên địa bàn, trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt nhằm giải quyết đầy đủ chỗ học cho học sinh Thành phố; có kế hoạch, giải pháp và lộ trình cụ thể để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu về phòng học theo đúng Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI; đảm bảo chỗ học cho tất cả người dân trên địa bàn và từng bước nâng tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày, giảm sĩ số học sinh/lớp.
- Chỉ đạo quyết liệt, phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt công tác quản lý trên địa bàn theo phân cấp, nhất là việc giám sát địa bàn, nắm tình hình tổ chức, hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập, các cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục (Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Tư vấn du học, Giáo dục kỹ năng sống,...); kịp thời phát hiện và kiên quyết đóng cửa những trường hợp hoạt động không phép, sai phép, ảnh hưởng đến an toàn và quyền lợi của người học.
3.5. Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Thành phố và các sở
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, từng bước chuyển đổi việc tuyển sinh, đào tạo, kiểm tra đánh giá, đẩy mạnh đào tạo trực tuyến ở những ngành nghề phù hợp và bảo vệ tốt nghiệp sang hình thức trực tuyến phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19.
Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng các trường Đại học trên địa bàn Thành phố và Hội đồng Hiệu trưởng các trường Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn Thành phố, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp trên địa bàn Thành phố.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo; | CHỦ TỊCH |
File gốc của Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2021 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 với mục tiêu “Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vượt qua đại dịch, vững vàng phát triển” do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành đang được cập nhật.
Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2021 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 với mục tiêu “Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vượt qua đại dịch, vững vàng phát triển” do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Số hiệu | 12/CT-UBND |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Người ký | Phan Văn Mãi |
Ngày ban hành | 2021-09-03 |
Ngày hiệu lực | 2021-09-03 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Còn hiệu lực |