ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | Kon Tum, ngày 22 tháng 01 năm 2024 |
Năm 2023, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục trâu bò, Cúm gia cầm, Tai xanh, Dại động vật không xảy ra; các chỉ tiêu về phát triển chăn nuôi và thủy sản được các địa phương triển khai thực hiện đạt và vượt so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vẫn chưa được kiểm soát, còn xảy ra ở một số địa phương; đồng thời chỉ tiêu về chăn nuôi năm 2024 được giao tăng hơn so với năm trước (tổng đàn trâu là 25.000 con, tổng đàn bò là 100.000 con) và xác định đây là chỉ tiêu cần sự nỗ lực, quyết tâm cao độ của chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Để đảm bảo chỉ tiêu phát triển chăn nuôi, thủy sản và thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở động vật nuôi được giao tại Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 05 tháng 12 năm 2023 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2024 và Nghị quyết số 61/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Căn cứ các chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện các nội dung sau:
- Triển khai các giải pháp phát triển chăn nuôi, phát triển nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương nhằm đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển chăn nuôi và thủy sản được giao trong năm 2024.
- Phối hợp với các địa phương giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi (kể cả thủy sản). Phát hiện và xử lý kịp thời không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; kiểm tra, hướng dẫn, triển khai các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; tổ chức triển khai công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi đảm bảo hiệu quả.
- Kiểm tra và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện quản lý công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y theo quy định, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân và không làm lây lan dịch bệnh động vật.
- Trên cơ sở kết quả thống kê đàn trâu, bò của các địa phương nêu tại mục 1 Chỉ thị này, nghiên cứu giải pháp và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện việc phát triển đàn trâu, bò phù hợp với thực tế, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu đã đề ra; hoàn thành trong tháng 02 năm 2024.
b) Thành lập Đoàn công tác làm việc với các địa phương để đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn triển khai công tác phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh động vật.
c) Chế độ báo cáo: Định kỳ hằng tuần (trước 11 giờ 00’, ngày thứ Tư) và hằng tháng (trước ngày 20 hàng tháng) tổng hợp báo cáo kết quả tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật và việc chi trả kinh phí hỗ trợ phòng chống dịch bệnh của các đơn vị, địa phương và các nội dung của Chỉ thị này (hằng tháng); tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng quy định.
3. Sở Y tế: Hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai đồng bộ và hiệu quả các biện pháp phòng, chống các bệnh truyền lây từ động vật sang người. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc chức năng quản lý của ngành y tế.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tuyên truyền cho học sinh về tính chất nguy hiểm của một số bệnh lây truyền từ động vật sang người; cách nhận biết người và động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh; biện pháp xử lý, phòng, chống bệnh ở người và động vật.
5. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp các đơn vị, địa phương tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên thị trường. Kịp thời hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong việc tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh; kết nối các doanh nghiệp với người chăn nuôi để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
6. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về các biện pháp phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản, về các cơ chế chính sách, các quy định của Nhà nước về công tác phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh.
7. Đề nghị Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum: Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn trực thuộc phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, địa phương, lực lượng thú y tổ chức điều tra, đấu tranh, triệt phá việc buôn bán, giết mổ, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật không đúng quy định làm lây lan dịch bệnh; bảo đảm không để xảy ra tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
| CHỦ TỊCH |
File gốc của Chỉ thị 06/CT-UBND triển khai các biện pháp phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024 đang được cập nhật.
Chỉ thị 06/CT-UBND triển khai các biện pháp phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Số hiệu | 06/CT-UBND |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Người ký | Lê Ngọc Tuấn |
Ngày ban hành | 2024-01-22 |
Ngày hiệu lực | 2024-01-22 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Còn hiệu lực |