BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2017/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2017 |
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Thông tư này quy định một số biện pháp quản lý, triển khai hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; hình thức, nội dung, chương trình và việc tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
1. Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
Điều 3. Quản lý hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được thực hiện đối với cá nhân tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật và chưa được cấp chứng chỉ kiểm định viên hoặc đã bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên;
Điều 5. Nội dung, chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
a) Lý thuyết chung: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kiểm định; phương pháp đánh giá rủi ro máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; hướng dẫn sử dụng các thiết bị đo lường, dụng cụ phục vụ công tác kiểm định kỹ thuật an toàn;
c) Thực hành: kiểm định thiết bị theo quy trình kiểm định; sử dụng phương tiện đo lường; kiểm tra dụng cụ phục vụ công tác kiểm định.
3. Chương trình khung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; lựa chọn đơn vị thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng; thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; công nhận kết quả sát hạch huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
a) Là tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động còn hiệu lực;
c) Thực hiện trách nhiệm của đơn vị thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Điều 11 Thông tư này.
a) Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
c) Chương trình, nội dung huấn luyện, bồi dưỡng;
đ) Kế hoạch tổ chức sát hạch và đề xuất thành viên tham gia Hội đồng sát hạch theo nội dung, chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
Điều 7. Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
2. Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có tối thiểu 05 thành viên là đại diện cơ quan đầu mối và đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức khóa huấn luyện, trong đó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ quan đầu mối.
4. Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có các nhiệm vụ sau đây:
b) Xây dựng, điều chỉnh đề sát hạch phù hợp với đối tượng tham dự khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
d) Tổng hợp kết quả sát hạch, báo cáo thủ trưởng Cơ quan đầu mối quyết định công nhận kết quả sát hạch. Mẫu Báo cáo kết quả sát hạch khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Tổ chấm sát hạch huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
2. Tổ chấm sát hạch có nhiệm vụ sau đây:
b) Kiến nghị Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động điều chỉnh kịp thời những sai sót trong đề sát hạch.
1. Học viên được tham gia sát hạch nếu bảo đảm lên lớp tối thiểu 80% thời lượng chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ.
a) Sát hạch lý thuyết: Học viên làm bài sát hạch trên giấy theo hình thức trắc nghiệm. Nội dung bao gồm lý thuyết chung và lý thuyết của môn học tương ứng theo nội dung đăng ký.
3. Đối với khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, học viên làm bài sát hạch trên giấy theo hình thức trắc nghiệm.
Điều 10. Công nhận kết quả sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
2. Học viên đạt yêu cầu sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động khi kết quả sát hạch lý thuyết, kết quả sát hạch thực hành theo chương trình huấn luyện, bồi dưỡng đạt từ 70 điểm (theo thang điểm 100) trở lên.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, đơn vị huấn luyện, bồi dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu trong kế hoạch đã được duyệt. Trường hợp có sự thay đổi kế hoạch, phải thông báo kịp thời về cơ quan đầu mối để được xem xét quyết định.
4. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, con người, đảm bảo an ninh, an toàn trong suốt quá trình sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
1. Các bộ theo thẩm quyền quy định tại Khoản 7 Điều 42 Nghị định 44/2016/NĐ-CP thực hiện báo cáo tình hình hoạt động kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, hoặc bằng dữ liệu điện tử về phần mềm cơ sở dữ liệu về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
3. Ngoài các quy định tại Điều 15, Điều 44 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm:
b) Phải ký kết hợp đồng đối với kiểm định viên để thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; cấp thẻ kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho các kiểm định viên làm việc tại tổ chức. Mẫu thẻ kiểm định viên quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
hệ thông tin trong quản lý hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
b) Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
d) Công bố thông tin về các Tổ chức đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn lao động.
1. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm xây dựng, cập nhật, quản lý phần mềm cơ sở dữ liệu kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Hướng dẫn và cung cấp dữ liệu cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương để thực hiện quản lý công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trên địa bàn.
Điều 14. Công bố thông tin về các Tổ chức đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn lao động
2. Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn hình thức nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; cấp, cấp lại Chứng chỉ kiểm định viên qua mạng điện tử. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm xây dựng quy trình giải quyết, xử lý các hồ sơ gửi qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.
1. Phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn cơ sở sử dụng đối tượng kiểm định, Tổ chức kiểm định hoạt động trên địa bàn thực hiện Thông tư này.
3. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đóng trên địa bàn.
Điều 8 và Điều 14 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.
6. Tổng hợp, báo cáo cơ quan đầu mối về tình hình khai báo sử dụng, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trên địa bàn định kỳ hằng năm trước ngày 05 tháng 01 năm sau hoặc khi được yêu cầu.
1. Xây dựng, ban hành, áp dụng quy chế tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
3. Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 01 năm sau về tình hình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong phạm vi cả nước.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 8 năm 2017.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Kèm theo Thông tư số 16/2017 /TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
TT
Môn học/ đối tượng huấn luyện
Nội dung huấn luyện
Số tiết tối thiểu
Yêu cầu giảng viên, huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
8
- Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động tối thiểu 5 năm.
4
- Có kinh nghiệm thực hiện công tác kiểm định liên tục trên 10 năm.
8
- Có chứng chỉ kiểm tra siêu âm cấp 2 còn hiệu lực.
4
8
- Có kinh nghiệm thực hiện công tác kiểm định đối với nồi hơi và bình chịu áp lực liên tục trên 10 năm.
4
8
12
4
4
hóa lỏng, khí hòa tan.
12
- Có kinh nghiệm thực hiện công tác kiểm định đối với hệ thống các thiết bị áp lực liên tục trên 10 năm
4
hóa lỏng, khí hòa tan.
8
12
4
4
12
- Có kinh nghiệm thực hiện công tác kiểm định đối với Thang máy, thang cuốn, băng tải, máy vận thăng liên tục trên 10 năm.
4
8
12
4
4
24
- Có kinh nghiệm thực hiện công tác kiểm định đối với thiết bị nâng trên 10 năm.
4
12
12
4
4
- Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu, thiết bị bảo vệ an toàn.
8
- Có kinh nghiệm thực hiện công tác kiểm định đối với công trình vui chơi công cộng hoặc thiết bị nâng trên 10 năm.
8
12
4
4
8
- Có kinh nghiệm thực hiện công tác kiểm định đối với công trình vui chơi công cộng hoặc thiết bị nâng trên 10 năm.
4
4
16
4
4
*Ghi chú: 1 tiết học lý thuyết = 45 phút; 1 tiết thực hành = 60 phút
Tùy theo yêu cầu về bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, có thể sử dụng một trong những chương trình sau đây:
Nội dung:
- Cập nhật các thông tin, kinh nghiệm về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trên toàn quốc.
2.2. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ đặc biệt:
b) Thời lượng: Áp dụng như Chương trình bồi dưỡng thông thường và thêm thời gian thực hành và sát hạch thực hành.
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁT HẠCH KHÓA HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Kèm theo Thông tư số 16/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………. | ………., ngày tháng …… năm 20…… |
BÁO CÁO
Kết quả sát hạch khóa huấn luyện (hoặc bồi dưỡng) nghiệp vụ
kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Chương trình, nội dung huấn luyện (bồi dưỡng).
- Thời gian, địa điểm tổ chức.
2. KẾT QUẢ KHÓA HUẤN LUYỆN (HOẶC BỒI DƯỠNG) NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
- Môn học…….: số lượng học viên…….; số lượng học viên đủ điều kiện sát hạch…….; số lượng học viên sát hạch đạt yêu cầu đạt yêu cầu: ………..
3. Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
DANH SÁCH CHI TIẾT KẾT QUẢ SÁT HẠCH CỦA CÁC HỌC VIÊN
STT
Họ và tên
Thời gian lên lớp
Kết quả sát hạch
Đánh giá (Đạt/ Không đạt)
Lần 1
Lần 2
Điểm lý thuyết
Điểm thực hành
Điểm lý thuyết
Điểm thực hành
1
...tiết/...tiết
…/…
…/…
…/…
…/…
STT
Họ và tên
Thời gian lên lớp
Kết quả sát hạch
Đánh giá (Đạt/ Không đạt)
Lần 1
Lần 2
Điểm lý thuyết
Điểm thực hành
Điểm lý thuyết
Điểm thực hành
1
...tiết/...tiết
…/…
…/…
…/…
…/…
…
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Kèm theo Thông tư số 16/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Mẫu số 02. Mẫu Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Mẫu số 01. Mẫu Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
(TÊN ĐƠN VỊ HUẤN LUYỆN) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……….., ngày ….. tháng ……năm ……. |
Ảnh 3x4 (đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi)
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
Số:.........................
Sinh ngày:…………………., Nơi sinh...................................................................................
Đơn vị công tác:....................................................................................................................
Đã hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các đối tượng kiểm định:
Được tổ chức từ ngày …… tháng …… năm ….. đến ngày …… tháng …… năm ……
GIÁM ĐỐC
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu số 02. Mẫu Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
(TÊN ĐƠN VỊ HUẤN LUYỆN) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……….., ngày ….. tháng ……năm ……. |
Ảnh 3x4 (đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi)
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
Số:.........................
Sinh ngày:………………………….., Nơi sinh......................................................................
Quốc tịch:……………………………., Số CMND (hộ chiếu)................................................
Chức vụ: ……………………..Số hiệu kiểm định viên:………………………
GIÁM ĐỐC |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH, MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
BỘ ……………………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………………….. | …………., ngày tháng … … năm 20…. |
BÁO CÁO
Tình hình hoạt động kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
1. Tình hình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý ngành, lĩnh vực
3. Tình hình cấp, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (kèm theo danh sách)
5. Tình hình thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý
II. Khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện công tác kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
MẪU THẺ KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
(MẶT TRƯỚC)
ĐỊA CHỈ:
LO GO | ||
THẺ KIỂM ĐỊNH VIÊN Số hiệu: | ||
Ảnh 3x4 | Ngày sinh: ……………………………………………………………………. Ngày hết hạn: ……………………………………………………………….. | |
Ngày …. tháng …. năm 201… | ||
|
|
|
(MẶT SAU)
PHẠM VI KIỂM ĐỊNH
(Ghi phạm vi kiểm định được phân công)
|
(Thẻ có kích thước 86mm x 54mm)
MẪU GIẤY XÁC NHẬN KHAI BÁO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI …… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
(PHÒNG …………………..) | …….., ngày …. tháng …. năm …… |
GIẤY XÁC NHẬN KHAI BÁO
SỬ DỤNG MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
2. Địa chỉ: .........................................................................................................................
Đã khai báo sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo phiếu khai báo ngày ……. tháng ……. năm ……. do Ông/ bà ………………….. ký./.
NGƯỜI XÁC NHẬN (1)
(Ký tên)
(1) Người xác nhận là đại diện hợp pháp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Lãnh đạo Sở; Lãnh đạo Phòng, Ban hoặc chuyên viên được phân công nhiệm vụ, tùy theo quy định về phân cấp, phân quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
File gốc của Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Số hiệu | 16/2017/TT-BLĐTBXH |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Doãn Mậu Diệp |
Ngày ban hành | 2017-06-08 |
Ngày hiệu lực | 2017-08-22 |
Lĩnh vực | Lao động |
Tình trạng | Còn hiệu lực |