BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v triển khai thực hiện Nghị định số 107/2010/NĐ-CP của Chính phủ | Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2010 |
Kính gửi: |
Để triển khai thực hiện Nghị định số 107/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 107/2010/NĐ-CP), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị: 1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện một số công việc sau: 1.1. Tổ chức triển khai, hướng dẫn trực tiếp đến người sử dụng lao động và người lao động các quy định tại Nghị định số 107/2010/NĐ-CP, nhất là ở các địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp; doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất; doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; doanh nghiệp thuộc các địa bàn có sự dịch chuyển vùng quy định tại Nghị định số 107/2010/NĐ-CP so với Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ. 1.2. Tuyên truyền, giải thích trên các phương tiện thông tin truyền thông (đài truyền hình, đài phát thanh, các báo) về nội dung của Nghị định số 107/2010/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan quy định về quyền, lợi ích đối với người lao động mà người sử dụng lao động phải thực hiện. 1.3. Tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát giá cả sinh hoạt, nhất là giá cả các mặt hàng thiết yếu liên quan trực tiếp đến người lao động, như giá lương thực, thực phẩm, thuê nhà ở…, tránh gây tâm lý tăng lương kéo theo tăng giá làm ảnh hưởng đến đời sống của người lao động, giảm ý nghĩa, tác dụng của tiền lương tối thiểu. 1.4. Trong quá trình triển khai, hướng dẫn các doanh nghiệp và người lao động cần chú ý một số nội dung sau: a) Người lao động hưởng mức lương tối thiểu theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 107/2010/NĐ-CP là người lao động làm công việc giản đơn nhất không phải qua học nghề trong điều kiện lao động bình thường. Đối với các doanh nghiệp đang trả lương cho người lao động làm công việc giản đơn nhất không phải qua học nghề trong điều kiện lao động bình thường thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 1 Nghị định số 107/2010/NĐ-CP thì phải điều chỉnh lại cho bằng mức lương tối thiểu vùng quy định. b) Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó. Doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn có sự dịch chuyển vùng so với Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ thì phải thực hiện theo mức lương tối thiểu vùng mới, trong đó mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 1 Nghị định số 107/2010/NĐ-CP được áp dụng như sau: - Các địa bàn quy định tại phụ lục số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 107/2010/NĐ-CP thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. - Các địa bàn được điều chỉnh vùng áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 107/2010/NĐ-CP thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. c) Người lao động đã qua học nghề hưởng lương theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Nghị định số 107/2010/NĐ-CP bao gồm: - Những người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học nghề theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo; - Những người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005; - Những người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề; - Những người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề của cơ sở đào tạo nước ngoài; - Những người được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề. Việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng đối với lao động đã qua đào tạo nghề cụ thể như sau: - Đối với người lao động đã qua học nghề mà người sử dụng lao động đang trả lương theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Nghị định số 98/2009/NĐ-CP hoặc đang trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại khoản 2, Điều 3 Nghị định số 107/2010/NĐ-CP hoặc người lao động sau khi thử việc đã được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 thì kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 trở đi phải điều chỉnh theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Nghị định số 107/2010/NĐ-CP (trả cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 1 Nghị định số 107/2010/NĐ-CP). - Đối với người lao động đã qua học nghề được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 trở đi thì sau khi thử việc theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động và Điều 7 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động phải trả cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu quy định tại Điều 1 Nghị định số 107/2010/NĐ-CP. d) Khi áp dụng các quy định tại Nghị định số 107/2010/NĐ-CP thì người sử dụng lao động không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ đã được pháp luật lao động quy định như: tiền lương khi người lao động làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm; tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại. Đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp. đ) Đối với các mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc trong thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng theo quy định tại Điều 57 Bộ luật Lao động và Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương thì doanh nghiệp căn cứ vào mặt bằng tiền công trên thị trường, giá cả sinh hoạt để điều chỉnh các mức lương đã thỏa thuận cho phù hợp. Mức điều chỉnh cụ thể do người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức công đoàn đại diện cho người lao động trong doanh nghiệp thỏa thuận, bảo đảm các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương do Chính phủ quy định và quan hệ tiền lương hợp lý giữa người mới được tuyển dụng và người có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp. 1.5. Để bảo đảm quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật lao động, yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương phải giám sát, kiểm tra, đôn đốc doanh nghiệp xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; thực hiện ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, xây dựng định mức lao động, thực hiện chế độ trả lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ nâng bậc lương, chế độ tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật lao động. 1.6. Đầu quý II năm 2011, tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai thực hiện các công việc trên về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2. Đề nghị Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: 2.1. Chỉ đạo Liên đoàn Lao động, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các cơ quan chức năng theo phân công của các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện các công việc tại điểm 1 nêu trên. 2.2. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến đến người lao động, người sử dụng lao động và kiểm tra, giám sát việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 107/2010/NĐ-CP. Trong quá trình thực hiện các quy định tại Nghị định số 107/2010/NĐ-CP, nếu phát sinh vướng mắc thì báo cáo ngay về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, xử lý kịp thời./.
|
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Từ khóa: Công văn 4190/LĐTBXH-LĐTL, Công văn số 4190/LĐTBXH-LĐTL, Công văn 4190/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Công văn số 4190/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Công văn 4190 LĐTBXH LĐTL của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 4190/LĐTBXH-LĐTL
File gốc của Công văn 4190/LĐTBXH-LĐTL thực hiện Nghị định 107/2010/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành đang được cập nhật.
Công văn 4190/LĐTBXH-LĐTL thực hiện Nghị định 107/2010/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Số hiệu | 4190/LĐTBXH-LĐTL |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Phạm Minh Huấn |
Ngày ban hành | 2010-11-29 |
Ngày hiệu lực | 2010-11-29 |
Lĩnh vực | Lao động |
Tình trạng | Còn hiệu lực |