BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v trả lời kiến nghị cử tri kỳ họp thứ 7 lĩnh vực việc làm và xuất khẩu lao động | Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2010 |
Kính gửi: Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội
1. Quy định Bảo hiểm thất nghiệp mới ra đời còn nhiều vướng mắc, có những cán bộ, công chức, viên chức làm việc gần tới độ tuổi nghỉ hưu hay cán bộ không chuyên trách với mức lương thấp như hiện nay cũng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp. Đề nghị có văn bản hướng dẫn thi hành, quy định cụ thể độ tuổi đóng bảo hiểm thất nghiệp và mức hỗ trợ đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đối tượng là cán bộ không chuyên trách (Cử tri các tỉnh, thành phố Hà Nội, Quảng Nam, Hà Giang – KN số 74):
Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp quy định “Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với người sử dụng lao động quy định tại Điều 3 Nghị định này: a) Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng; b) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; c) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng; d) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước.
Về kiến nghị của cử tri hỗ trợ cho người đóng bảo hiểm thất nghiệp: tại Khoản 3, Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định rõ chính sách hỗ trợ của nhà nước cho đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: “Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần”.
2. Đề nghị xây dựng trung tâm thông tin, dự báo và giới thiệu việc làm vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại An Giang hoặc Cần Thơ: làm cơ sở cho việc định hướng đào tạo nghề của các trung tâm, cơ sở đào tạo và dạy nghề các tỉnh, thành; là cơ sở giao dịch giữa các đối tác (các trung tâm giáo dục, đào tạo, dạy nghề với các doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động). Hình thành trung tâm dạy nghề kỹ thuật cao tại Cần Thơ và dạy nghề chuyên sâu tại các tỉnh còn lại về lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, vật liệu xây dựng (Cử tri tỉnh An Giang – KN số 78)
Hiện nay, dự án Trung tâm giới thiệu việc làm Vùng kinh tế trọng Điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được phê duyệt và đang chuẩn bị triển khai thi công. Trung tâm này có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Nghị định số 19/2005/NĐ-CP, trong đó tập trung vào việc tư vấn, giới thiệu việc làm, thu thập và phân tích thông tin thị trường lao động, thực hiện nhiệm vụ sự nghiệp về Bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, với vị trí thuộc Vùng kinh tế trọng Điểm, Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố Cần Thơ được đầu tư xây dựng và trang bị với thiết bị hiện đại, sau khi đưa vào hoạt động sẽ có nhiệm vụ kết nối với Trung tâm quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động trực thuộc Cục Việc làm Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và toàn bộ các Trung tâm giới thiệu việc làm vùng đồng bằng sông Cửu Long góp phần hình thành mạng lưới thông tin thị trường lao động chung của Việt Nam.
Theo kết quả Điều tra lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê năm 2009, lực lượng thanh niên (15-29 tuổi) của cả nước là 22,399 triệu người (chiếm 26% dân số), trong đó nhóm tuổi 20-29 tuổi là 14,324 triệu người và số thanh niên tốt nghiệp đại học, cao đẳng chiếm Khoảng 4,73% lực lượng thanh niên. Thanh niên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên với những phẩm chất năng động, sáng tạo, nhiệt tình của tuổi trẻ; tinh thần ham học hỏi và khả năng tiếp thu nhanh những cái mới, nhất là các lĩnh vực khoa học, công nghệ mới, là lực lượng xung kích có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của đất nước
Giải quyết việc làm cho thanh niên nói chung, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường nói riêng là trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cùng các ngành, các cấp đang và sẽ tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau:
- Đẩy mạnh dự báo thị trường lao động trong ngắn hạn và dài hạn: Hiện nay, Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động thuộc Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang xây dựng các mô hình dự báo ngắn hạn và dài hạn thị trường lao động, phục vụ cho mọi đối tượng có nhu cầu; tăng cường gắn kết giữa các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội; thực hiện giảng dạy, truyền nghề trực tiếp tại doanh nghiệp, làng nghề.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đào tạo, tạo việc làm và xuất khẩu lao động đã ban hành. Xây dựng và hoàn thiện chính sách thu hút lao động, chú trọng các chính sách thu hút đối với thanh niên có trình độ cao, chính sách thu hút học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp đến làm việc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Phối hợp triển khai đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 – 2015” trong đó đặc biệt chú ý đến các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi để thanh niên học nghề, tạo việc làm và để xuất khẩu lao động; đẩy mạnh và nâng cao năng lực các hoạt động về thông tin, tư vấn, hướng nghiệp giúp thanh niên lựa chọn và quyết định học nghề, lập nghiệp, tham gia thị trường lao động; đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo, các trung tâm giới thiệu việc làm của thanh niên; bồi dưỡng, tôn vinh, khen thưởng những thanh niên giỏi trong học nghề, lập thân, lập nghiệp và những doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động thanh niên.
4. Đề nghị Bộ phân công doanh nghiệp có uy tín để giúp đỡ các huyện nghèo của Lai Châu đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động được thực thi, hiệu quả thiết thực với địa phương (Cử tri tỉnh Lai Châu – KN số 89):
Đối với chương trình đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc do Bộ chủ trì, trong các năm từ 2009 trở về trước, khi phí Hàn Quốc đồng ý để ta phân bổ chỉ tiêu, Bộ luôn ưu tiên phân bổ chỉ tiêu cho các tỉnh miền núi, trong đó có Lai Châu.
Từ cuối năm 2009 đến nay, thực hiện Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020, Bộ đã giới thiệu 04 doanh nghiệp về Lai Châu tuyển chọn lao động tại 5 huyện nghèo của tỉnh Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ, Tân Uyên và Than Uyên. Hiện nay các doanh nghiệp đang phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh và các huyện để tuyển chọn lao động đưa về đào tạo và thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định tại Quyết định. Dự kiến trong nửa đầu tháng 9 năm 2010, Bộ sẽ chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước tổ chức Hội nghị là tỉnh Lai Châu để đẩy mạnh triển khai tuyển chọn lao động theo Quyết định số 71.
Theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (doanh nghiệp xuất khẩu lao động) có nghĩa vụ phải ký kết hợp đồng với bên nhận lao động ở nước ngoài phù hợp với pháp luật nước sở tại, pháp luật nước ta và các quy định của ta về các Điều kiện hợp đồng; tổ chức quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong toàn bộ thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có trách nhiệm phải tìm hiểu kỹ về đối tác, nhà máy tiếp nhận lao động, Điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động, … đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ quản lý, theo dõi để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh với người lao động.
Trước tình hình trên, nhằm giảm thiểu rủi ro cho người lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài ngước, các Ban Quản lý lao động ở nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động rà soát, kiểm tra tình hình của tất cả lao động đang làm việc ở nước ngoài do doanh nghiệp mình đưa đi, phát hiện những khó khăn, vướng mắc để kịp thời giải quyết, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Hiện nay, tình hình thị trường lao động quốc tế đã ổn định trở lên. Hiện tượng lao động phải về nước nước thời hạn không còn xảy ra như trước đây. Tuy nhiên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vẫn chỉ đạo các doanh nghiệp phải thẩm tra kỹ các hợp đồng và các Điều kiện đối với người lao động, đặc biệt là tính ổn định của công việc trước khi đưa lao động đi.
Từ giữa năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu lao động. Nền kinh tế của các nước nhận lao động Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng, nhu cầu lao động giảm đi rõ rệt, một bộ phận lao động mất việc làm. Nhiều nước đã phải áp dụng chính sách bảo hộ lao động trong nước, thực hiện các biện pháp hạn chế nhận lao động nước ngoài, thậm chí đã có một số nước tạm dừng tiếp nhận lao động nước ngoài trong một số lĩnh vực cụ thể. Vì vậy công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thời gian này gặp rất nhiều khó khăn; Nhu cầu nhận lao động mới giảm rõ rệt; đồng thời nhiều lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài không có giờ làm thêm, một bộ phận thiếu việc làm, thu nhập giảm nhiều so với thời kỳ trước, đã có một số lượng lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài phải về nước trước thời hạn vì bị mất việc làm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đã tiến hành rà soát lại toàn bộ các Điều kiện của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ thông qua quá trình thực hiện việc cấp đổi giấy phép hoạt động dịch vụ cho các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp khi được cấp đổi giấy phép đã được tăng cường năng lực về vốn, về bộ máy hoạt động và cán bộ làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động. Công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động và xử lý vi phạm của các doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc. Đồng thời, thông qua việc chỉ đạo xử lý đơn thư, khiếu nại của người lao động, Bộ cũng đã kết hợp rà soát, kiểm tra để chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Qua đó, cũng đã phát hiện những vi phạm của các doanh nghiệp để xử lý theo quy định của pháp luật. Qua thanh tra, kiểm tra, từ năm 2007 đến nay, Bộ đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 191 lượt doanh nghiệp. Bên cạnh công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài xã hội. Bộ đã cung cấp nhiều thông tin làm cơ sở để các cơ quan bảo vệ pháp luật Điều tra và xử lý nhiều tổ chức, cá nhân không có chức năng xuất khẩu lao động nhưng cố tình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bất hợp pháp, đã phát hiện và thu hồi, trả lại tiền cho nhiều người lao động, đưa ra truy tố hình sự một số vụ án liên quan đến xuất khẩu lao động.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thường xuyên thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động và xử lý vi phạm của các doanh nghiệp để đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Khi doanh nghiệp về tuyển chọn lao động tại địa phương, Bộ đã chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước xem xét kỹ các Điều kiện hợp đồng để cho phép đăng ký và triển khai. Khi đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, các doanh nghiệp đều phải tổ chức quản lý, theo dõi để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh với người lao động. Khi tuyển chọn lao động tại địa phương, doanh nghiệp phải báo cáo địa phương, phải thông báo công khai các Điều kiện đối với người lao động. Trường hợp người lao động gặp khó khăn khi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp của phải phối hợp với các cơ quan địa phương để xử lý.
8. Hiện nay tình trạng người lao động thuộc gia đình chính sách và hộ gia đình nghèo tham gia XKLĐ ở nước ngoài theo hợp đồng được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội theo chủ trương của nhà nước nhưng do gặp thời kỳ khủng hoảng tài chính suy thoái kinh tế toàn cầu nên số lao động này phải về nước do không có việc làm, hiện về nước chưa có công ăn việc làm nên không có khả năng chi trả cho Ngân hàng. Đề nghị Chính phủ có chủ trương cho khoanh nợ cho các đối tượng này và chỉ đạo các Công ty đưa lao động đi làm việc có trách nhiệm trách nhiệm đối với các trường hợp này (Cử tri tỉnh Bình Thuận – KN số 111):
Ngày 23/02/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế và ngày 27/02/2009, liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg; theo đó người lao động đi làm việc ở nước ngoài bị mất việc làm trong năm 2009 do doanh nghiệp gặp khó khăn phải về nước trước thời hạn được hưởng các chính sách:
- Được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội như đối tượng chính sách quy định tại Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN ngày 13/4/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày người lao động bị mất việc làm hoặc ngày người lao động về nước.
Về kiến nghị cho khoanh nợ, hoãn nợ cho các đối tượng trên, ngày 28/7/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội, theo đó các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội bị rủi ro do nguyên nhân khách quan sẽ được áp dụng các biện pháp xử lý nợ bị rủi ro như: gia hạn nợ, khoanh nợ hoặc xóa nợ. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn cụ thể việc thi hành Quyết định này.
- Như trên;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ủy ban CVĐXH Quốc hội;
- Ủy ban VHGDTNTNNĐ Quốc hội;
- Chủ nhiệm VPQH;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP;
- Trưởng đoàn ĐBQH 63 tỉnh, thành phố;
- Bộ LĐTBXH – Bộ trưởng, các Thứ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị Cục VL, Cục QLLĐNN;
- Lưu VP, TKTH(2)
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Hòa
Từ khóa: Công văn 3002/LĐTBXH-VP, Công văn số 3002/LĐTBXH-VP, Công văn 3002/LĐTBXH-VP của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Công văn số 3002/LĐTBXH-VP của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Công văn 3002 LĐTBXH VP của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 3002/LĐTBXH-VP
File gốc của Công văn 3002/LĐTBXH-VP trả lời kiến nghị cử tri kỳ họp thứ 7 lĩnh vực việc làm và xuất khẩu lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành đang được cập nhật.
Công văn 3002/LĐTBXH-VP trả lời kiến nghị cử tri kỳ họp thứ 7 lĩnh vực việc làm và xuất khẩu lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Số hiệu | 3002/LĐTBXH-VP |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Nguyễn Thanh Hòa |
Ngày ban hành | 2010-08-31 |
Ngày hiệu lực | 2010-08-31 |
Lĩnh vực | Lao động |
Tình trạng | Còn hiệu lực |