Skip to content
  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • English
Dữ Liệu Pháp LuậtDữ Liệu Pháp Luật
    • Văn bản mới
    • Chính sách mới
    • Tin văn bản
    • Kiến thức luật
    • Biểu mẫu
  • -
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Lao động » Công văn 1918/LĐTBXH-VL
  • Nội dung
  • Bản gốc
  • VB liên quan
  • Tải xuống

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1918/LĐTBXH-VL
V/v hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2018

Kính gửi:

Thực hiện Khoản 12 Điều 1 Quyết định số 2124/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 3342/BTC-HCSN ngày 23 tháng 3 năm 2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, hỗ trợ tạo. việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

Phần I

HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP

1. Đối tượng

a) Tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng có thời gian nhập học từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018;

Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng;

Trường hợp người học tham gia khóa đào tạo trong thời gian trên nhưng đến ngày 31 tháng 12 năm 2018 chưa hoàn thành khóa đào tạo thì được tiếp tục hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại đến khi kết thúc khóa học. Thời gian hỗ trợ tối đa kể từ ngày nhập học đến khi kết thúc khóa học là 12 tháng.

2. Mức hỗ trợ

- Mức tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học.

+ Trường hợp chi phí đào tạo bằng hoặc thấp hơn 6 triệu đồng, thì người học được hỗ trợ chi phí đào tạo theo số chi thực tế.

Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 -2016 đến năm học 2020 - 2021 và công khai khi tuyển sinh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 86/2015/NĐ-CP).

Khoản 3 và Khoản 4 Điều 9 và Điều 10 Thông tư số 152/2016/TT-BTC.

c) Mức hỗ trợ tiền đi lại: 300.000 đồng/người/khóa học, nếu địa điểm đào tạo cách xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.

a) Người học:

- Trường hợp người học tham gia khóa đào tạo tự đóng học phí ở các cơ sở đào tạo khác: Tham gia khóa đào tạo do cơ sở đào tạo tổ chức theo quy định. Khi hoàn thành khóa đào tạo, được cấp chứng chỉ, nộp hồ sơ đề nghị để nhận hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, hồ sơ gồm: Giấy xác nhận thuộc đối tượng của Quyết định số 12/QĐ-TTg theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Công văn này; Đơn đề nghị cấp chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại, có xác nhận của cơ sở đào tạo theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Công văn này; Phiếu thu chi phí đào tạo do cơ sở đào tạo cấp cho người học khi nộp chi phí đào tạo; Bản sao Chứng chỉ đã được cấp (chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người học chương trình đào tạo dưới 03 tháng).

- Tổng hợp nhu cầu đăng ký đào tạo nghề nghiệp của người học thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển; xây dựng kế hoạch và dự toán gửi Phòng Lao động - thương binh và Xã hội nơi người học đăng ký hộ khẩu thường trú;

- Tạm ứng, thanh quyết toán kinh phí theo quy định tại Thông tư số 152/2016/TT-BTC để tổ chức đào tạo và thực hiện chi trả hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người học trong quá trình học theo hướng dẫn tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Mục này;

c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:

Trường hợp có nhiều người học đăng ký cùng ngành, nghề đào tạo và đủ số lượng để mở lớp, Phòng Lao động - Thương binh vả Xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thực hiện và tạm ứng kinh phí cho cơ sở đào tạo để tổ chức đào tạo, chi trả hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người học hoặc thực hiện đặt hàng đào tạo theo quy định tại Thông tư số 152/2016/TT-BTC;

- Đối với trường hợp người học tham gia khóa học tại cơ sở đào tạo khác và tự đóng học phí: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị để nhận hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại của người học theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Mục này, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người học và thực hiện việc quyết toán kinh phí hỗ trợ với cơ quan tài chính cùng cấp.

1. Đối tượng

2. Mức hỗ trợ

Điều 5 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP không phân biệt chương trình, hình thức đào tạo.

a) Đối với người học nhập học trong thời gian từ tháng 4 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, thì được hỗ trợ học phí từ ngày nhập học đến ngày 31 tháng 12 năm 2018.

c) Tiền hỗ trợ học phí được cấp theo thời gian thực học nhưng không quá 10 tháng/năm học và thực hiện 2 lần trong năm, cụ thể:

- Lần 2 chi trả 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4.

Trường hợp học sinh, sinh viên bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi học sinh, sinh viên đang học gửi thông báo để Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội dùng thực hiện chi trả. Khi học sinh, sinh viên được nhập học lại sau khi hết thời hạn kỷ luật, theo xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện chi trả. Thời gian ngừng học sẽ không được tính để chi trả tiền hỗ trợ học phí.

4. Trình tự, thủ tục hỗ trợ

- Bản sao giấy xác nhận người thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Công văn này;

- Phiếu thu học phí đào tạo do cơ sở đào tạo cấp cho người học khi nộp học phí.

III. TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN

Người học thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển tham gia khóa đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp có nhu cầu vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên.

- Mức vay: tối đa 1.500.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.

Trường hợp Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức vay, lãi suất vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên thì áp dụng theo quy định mới.

a) Đối với người học tham gia khóa đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nhập học trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, có nhu cầu vay vốn thì được xét duyệt cho vay đến hết khóa học.

4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục vay vốn

Phần II

HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM

1. Đối tượng

2. Hồ sơ vay vốn

b) Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 01a ban hành kèm theo Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và Mẫu số 01b ban hành kèm theo Thông tư số 24/2017/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

a) Lãi suất: Bằng 50% mức lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.

4. Mức vay, thời gian, trình tự, thủ tục vay vốn

II. HỖ TRỢ TƯ VẤN, GIỚI THIỆU VIỆC LÀM

2. Căn cứ nhu cầu của người lao động thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển, Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động theo các hình thức sau đây:

b) Tư vấn tập trung;

d) Tư vấn qua điện thoại, trang thông tin điện tử.

1. Người lao động thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển được ưu tiên lựa chọn tham gia các dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công về khôi phục môi trường biển, tái tạo nguồn lợi thủy sản và ổn định, khôi phục, phát triển du lịch tại địa phương.

IV. HỖ TRỢ CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH NHẬN NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀO LÀM VIỆC

Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất kinh doanh) tuyển dụng người lao động thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 vào làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

a) Hỗ trợ kinh phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho người lao động thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển, mỗi người một lần, bao gồm:

- Hỗ trợ tiền ăn 30.000đồng/người/ngày thực học;

Trường hợp người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5km trở lên.

3. Thời gian hỗ trợ

4. Trình tự, thủ tục hỗ trợ

Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng người lao động thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển lập và gửi dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo; hỗ trợ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động đăng ký hộ khẩu thường trú theo mẫu số 4 và mẫu số 5 ban hành kèm theo Công văn này.

- Cơ sở sản xuất kinh doanh gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động đăng ký hộ khẩu thường trú. Hồ sơ bao gồm:

+ Bản sao giấy xác nhận người thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Công văn này;

+ Hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng, chứng từ thanh toán chi phí đào tạo giữa cơ sở sản xuất kinh doanh với cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

Trường hợp người lao động đang được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cùng ngành nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng; hỗ trợ bảo hiểm y tế theo các chính sách khác của Nhà nước thì cơ sở sản xuất kinh doanh không được hỗ trợ chi phí đào tạo, hỗ trợ về bảo hiểm y tế cho người lao động này.

Phần III

HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

1. Đối tượng

a) Có thị thực và ký hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hợp đồng cá nhân ký với chủ sử dụng lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019;

2. Nội dung hỗ trợ

- Đối với người lao động là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, thân nhân người có công với cách mạng:

+ Hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí mức 40.000 đồng/người/ngày, tiền ở với mức 300.000 đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tham gia khóa đào tạo nhưng không quá 12 tháng;

+ Hỗ trợ tiền đi lại 01 lượt (2 chiều đi và về) từ nơi cư trú đến nơi đào tạo, mức hỗ trợ theo giá cước của phương tiện vận tải hành khác thông thường tại thời điểm thanh toán;

- Đối với người lao động thuộc đối tượng khác:

Điều 4 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;

+ Chi phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết: theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khóa học;

+ Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa điểm đào tạo: mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên;

b) Hỗ trợ các chi phí trước khi đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động

- Phí cung cấp lý lịch tư pháp theo mức quy định tại Thông tư số 244/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp;

3. Trình tự, thủ tục hỗ trợ

- Giấy đề nghị hỗ trợ theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Công văn này;

- Giấy tờ chứng minh người lao động thuộc các đối tượng hỗ trợ:

+ Đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo: xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tại giấy xác nhận người thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do sự cố môi trường biển theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Công văn này;

- Bản sao hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (có xác nhận của doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp) hoặc bản sao hợp đồng cá nhân giữa người lao động và chủ sử dụng lao động (nếu hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có chứng thực) và Giấy xác nhận đăng ký hợp đồng cá nhân của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động thường trú;

- Bản sao chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết của người lao động;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của người lao động, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thanh toán tiền hỗ trợ (trực tiếp hoặc qua tài khoản ngân hàng) cho người lao động hoặc người được người lao động ủy quyền; lưu giữ các hồ sơ, chứng từ nêu trên theo quy định.

1. Đối tượng

2. Hồ sơ vay vốn

b) Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 03a ban hành kèm theo Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH và Mẫu số 03b ban hành kèm theo Thông tư số 24/2017/TT-BLĐTBXH.

Mức vay tối đa bằng 100% các khoản chi phí người lao động phải đóng góp theo quy định đối với từng thị trường. Lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Thời gian vay vốn không quá thời hạn làm việc ở nước ngoài của người lao động ghi trong Hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hợp đồng cá nhân với chủ sử dụng lao động. Thời hạn giải ngân từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019. Thời gian được hỗ trợ lãi suất tối đa 24 tháng kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên nhưng không quá ngày 31 tháng 12 năm 2019.

Các quy định khác liên quan đến vay vốn thực hiện theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP và Thông tư số 45/2015/TT- BLĐTBXH.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: TC, NN&PTNT, TN& MT;
- NHCSXH;
- Bộ trưởng (để b/.c);
- Lưu: VT, VL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Doãn Mậu Diệp

Mẫu số 1

(Kèm theo Công văn số 1918/LĐTBXH-VL ngày 18/5/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......

......, ngày ..... tháng ..... năm 201....

GIẤY XÁC NHẬN NGƯỜI THUỘC HỘ GIA ĐÌNH BỊ THIỆT HẠI DỌ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

Ông/bà: ..........................................................................................................................................

Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: ........................................................

Thuộc hộ gia đình ông/bà: .............................................................................................................

Nơi cư trú: .......................................................................................................................................

Hộ gia đình ông/bà................................................................................................. thuộc đối tượng (1)..................................... trong danh sách do Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn quản lý./.

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 2

(Kèm theo Công văn số 1918/LĐTBXH-VL ngày 18/5/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHI PHÍ ĐÀO TẠO, TIỀN ĂN, TIỀN ĐI LẠI
(Dùng cho người học trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng)

.........................................................................................................................................................

- Sinh ngày:....................... tháng:...................... Năm: ...........................

- Ngày cấp:........................................................ Nơi cấp: ...............................................................

- Nghề học:.................................................. Lớp:.......................... Khóa: ......................................

- Thời gian khóa học:.................... ngày, bắt đầu từ ngày:...............tháng:............năm:................

- Số ngày thực học là:.................ngày. Số ngày nghỉ học:...........................ngày.

- Khoảng cách từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo:..................................... km.

.........................................................................................................................................................

Căn cứ Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 và Quyết định số 2124/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét, giải quyết để được cấp hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại theo quy định.

 

 

......., ngày.....tháng.....năm.....
Người làm đơn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của ở đào tạo

Xác nhận ông/bà: .........................................................................................................................

Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: ......................................................

Nơi cư trú (ghi đầy đủ): ........................................................ Xã: ................................................ Huyện:.............................................................. Tỉnh: ...................................................................

Địa điểm tổ chức đào tạo:................................................................. Xã: ....................................... Huyện:.............................................................. Tỉnh: ..................................................

Thời gian thực học của ông/bà:...................................................... là: ...................................... ngày. Số ngày nghỉ học:............................ ngày.

Đã hoàn thành khóa học, được cấp chúng chỉ số: .............................................. ngày: ...../..../......

........................................................................................................................................................)

Cơ sở đào tạo: ......................................................................................................................... cam kết nội dung xác nhận nêu trên là đúng sự thật, nếu có gì không đúng xin chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.

 

......, ngày.....tháng.....năm......
Người đứng đầu cơ sở đào tạo
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 3

(Kèm theo Công văn số 1918/LĐTBXH-VL ngày 18/5/2018 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP TIỀN HỌC PHÍ
(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học trung cấp, cao đẳng)

Họ và tên (chữ in hoa).....................................................................................................................

Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: ......................................................

Lớp:.................................. Khóa:............................. Khoa:......................................

Họ tên cha/mẹ học sinh, sinh viên:...............................................................................................

Tôi làm đơn đề nghị cấp tiền hỗ trợ học phí theo quy định tại Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 và Quyết định số 2124/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ./.

 

......, ngày.....tháng.....năm.....
Người làm đơn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Xác nhận anh/chị: ........................................................................................................................

Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân số: ....................................................

Hiện là học sinh/sinh viên năm thứ:......................... Học kỳ:................ Năm học: ........................

Thời gian khóa học:........................................... (năm).

Đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết tiền hỗ trợ học phí cho anh/chị:............................................................................ theo quy định.

 

 

......., ngày.....tháng.....năm.....
Hiệu trưởng
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 4

(Kèm theo Công văn số 1918/QĐTBXH-VL ngày 18/5/2018 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

TÊN CƠ SỞ SẢN XUẤT
KINH DOANH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

DỰ TOÁN HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐÀO TẠO CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC HỘ GIA ĐÌNH BỊ THIỆT HẠI DO SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

STT

Họ và tên

Ngành nghề đào tạo

Thời gian đào tạo

Cơ sở đào tạo

Kinh phí đào tạo

Ghi chú

Chi phí đào tạo

Chi phí tiền ăn

Chi phí đi lại

Tổng cộng

1

2

3

4

5

6

7

8

9=6+7+8

10

.....

Cộng

 


Nơi nhận:
- Sở LĐTBXH tỉnh ...;
- Lưu: ....

Ngày.......tháng......năm.....
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH
(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu số 5

(Kèm theo Công văn số 1918/LĐTBXH-VL ngày 18/5/2018 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

TÊN CƠ SỞ SẢN XUẤT
KINH DOANH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

DỰ TOÁN HỖ TRỢ KINH PHÍ VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG THUỘC HỘ GIA ĐÌNH BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

STT

Họ và tên

Số tháng hỗ trợ

Mức lương đóng BHXH

Mức hỗ trợ

BHXH (đồng)

BHYT (đồng)

BHTN (đồng)

Tổng kinh phí hỗ trợ (đồng)

1

2

3

4

5=3x4x... %

6=3x4x...%

7=3x4x...%

8=5+6+ 7

Cộng

 


Nơi nhận:
- Sở LĐTBXH tỉnh ...;
- Lưu: ....

Ngày.......tháng......năm.....
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH
(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu số 6

(Kèm theo Công văn số 1918/LĐTBXH- VL ngày 18/5/2018 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

TÊN CƠ SỞ SẢN XUẤT
KINH DOANH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐÀO TẠO CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC HỘ GIA ĐÌNH BỊ THIỆT HẠI DO SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

STT

Họ và tên

Địa bàn cư trú

Cơ sở đào tạo

Mức hỗ trợ kinh phí

Ghi chú

Chi phí đào tạo (đồng)

Hỗ trợ tiền ăn (đồng)

Hỗ trợ tiền đi lại (đồng)

Tổng kinh phí hỗ trợ (đồng)

1

2

3

6

5

6

7

8=5+6+7

9

Cộng

 


Nơi nhận:
- Sở LĐTBXH tỉnh ...;
- Lưu: ....

Ngày.......tháng......năm.....
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH
(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu số 7

(Kèm theo Công văn số 1918/LĐTBXH- VL ngày 18/5/2018 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

TÊN CƠ SỞ SẢN XUẤT
KINH DOANH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC HỘ GIA ĐÌNH BỊ THIỆT HẠI DO SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

STT

Họ và tên

Số sổ bảo hiểm

Số tháng hỗ trợ

Mức lương đóng BHXH

Mức hỗ trợ

Ghi chú

BHXH (đồng)

BHYT (đồng)

BHTN (đồng)

Tổng kinh phí hỗ trợ (đồng)

1

2

3

4

5

6=4x5x...%

7=4x5x...%

8=4x5x... %

9=6+7+8

10

1

2

...

 

Cộng

 

Xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội




Nơi nhận:
- Sở LĐTBXH tỉnh ...;
- Lưu: ....

Ngày.......tháng......năm.....
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH
(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu số 8

(Kèm theo Công văn số 1918/LĐTBXH-VL ngày 18/5/2018 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

Kính gửi: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thị xã/thành phố

......................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:................................................................... Giới tính: .............................

Nơi cấp: .........................................................................................................................................

Huyện ................................................................. Tỉnh .................................................................

Thân nhân của người có công với cách mạng □             Khác □

Số tiền đề nghị hỗ trợ:.................................................................. đồng.

- Tiền chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ:.......................................... đồng

- Tiền ăn, sinh hoạt phí và tiền ở trong thời gian học:.................................. đồng

- Tiền đi lại:.............................................. đồng

- Tiền làm các thủ tục trước khi đi làm việc ở nước ngoài (hộ chiếu, lý lịch tư pháp, thị thực): .............................................đồng

Hình thức nhận tiền hỗ trợ:         Tiền mặt □        Chuyên khoản □

Tôi hiểu mọi quyền lợi được hỗ trợ khi tham gia chương trình và xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của Nhà nước.

Ngày, tháng, năm sinh:................................................... Giới tính: ...............................................

Ngày cấp:......................................... Nơi cấp: ..............................................................................

 

 

......., ngày.....tháng.....năm.....
Người làm đơn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Xác nhận chữ ký của người làm đơn là đúng chữ ký của ông/bà ................................................

Ngày cấp:............................................. Nơi cấp: ...........................................................................

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2017 về sửa đổi Quyết định 12/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế” do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ. khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, cụ thể như sau:
...
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 9 phần E Điều 1 như sau:
“a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định tại khoản 2 mục II phần D Điều 1 Quyết định này. kiểm tra, giám sát, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
b) Thẩm định nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách đào tạo nghề theo quy định tại điểm a khoản 2 mục II phần D Điều 1 Quyết định này của từng địa phương gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.”

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Điều 7. Nội dung và mức hỗ trợ
...
3. Mỗi người chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước, những người trước đây đã được hỗ trợ đào tạo theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo chính sách quy định tại Thông tư này. Trường hợp người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm theo chính sách quy định tại Thông tư này nhưng tối đa không quá 03 lần/người.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Điều 9. Đơn giá đặt hàng đào tạo
...
3. Đối với hợp đồng đặt hàng do địa phương thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác định đối tượng có nhu cầu đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng để xác định chỉ tiêu đặt hàng hàng năm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch đặt hàng. Đơn giá đặt hàng đào tạo cho từng nghề được xác định trên cơ sở định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí cấp quốc gia hoặc định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí do địa phương ban hành (trong trường hợp chưa có định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí cấp quốc gia hoặc khi cần cụ thể hóa định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí cấp quốc gia) phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
4. Đối với các trường hợp chưa ban hành được định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí
*Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 40/2019/TT-BTC
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 152/2016/TT-BTC
...
5. Khoản 4 Điều 9 bỏ cụm từ “định mức chi phí”.*
làm cơ sở ban hành đơn giá đặt hàng, các cơ quan, đơn vị căn cứ hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư này để xây dựng đơn giá đặt hàng đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho từng nghề trong danh mục nghề đào tạo phù hợp với chương trình và thời gian đào tạo.
...
Điều 10. Xây dựng đơn giá đặt hàng trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí
Các cơ quan, đơn vị căn cứ nội dung, mức chi sau để xây dựng đơn giá đặt hàng đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả:
1. Chi tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ.
2. Chi mua tài liệu, văn phòng phẩm, giáo trình, học liệu đào tạo.
3. Chi thù lao giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng:
a) Giáo viên cơ hữu đang làm việc tại các cơ sở đào tạo: Áp dụng mức tiền lương và các phụ cấp theo lương của giảng viên, giáo viên hiện đang hưởng.
b) Người dạy nghề là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, trung tâm khuyến công, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. nông dân sản xuất giỏi cấp huyện trở lên: Áp dụng mức chi cho giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các đơn vị cấp huyện và tương đương theo quy định hiện hành.
c) Người dạy nghề là tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, khai thác thủy sản, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên: Áp dụng mức chi đối với giảng viên, báo cáo viên là cấp Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng và Phó Viện trưởng thuộc Bộ. Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh tương đương. Phó giáo sư. tiến sĩ. giảng viên chính theo quy định hiện hành.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Thông tư 40/2019/TT-BTC
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 152/2016/TT-BTC
...
7. Sửa đổi khoản 3 Điều 10 như sau:
“3. Chi thù lao giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng:
a) Giáo viên cơ hữu đang làm việc tại các cơ sở đào tạo của Nhà nước: Áp dụng mức tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương của giảng viên, giáo viên hiện đang hưởng.
b) Người dạy nghề không thuộc trường hợp tại điểm a khoản này: mức chi do thủ trưởng cơ quan được giao chủ trì xây dựng đơn giá đặt hàng đề xuất, tối đa không quá mức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”.*
4. Phụ cấp lưu động cho giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý đào tạo thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 15 ngày trở lên trong tháng. Mức phụ cấp là 0,2 lần mức lương cơ sở theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Mục II Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức.
5. Chi mua nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ hoạt động đào tạo.
6. Thuê lớp học, thuê thiết bị giảng dạy chuyên dụng (nếu có).
7. Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị giảng dạy đối với trường hợp đào tạo lưu động.
8. Trích khấu hao tài sản cố định phục vụ lớp học theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
9. Chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có).
10. Chi phí khác.
11. Chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo, bao gồm: Chi công tác phí cho cán bộ quản lý lớp. chi kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, chất lượng đào tạo. chi văn phòng phẩm, cước bưu chính và các khoản chi khác để phục vụ quản lý lớp học (nếu có).
*Tiêu đề Điều này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 40/2019/TT-BTC
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 152/2016/TT-BTC
...
6. Sửa đổi tiêu đề Điều 10 như sau:
“Điều 10. Xây dựng đơn giá đặt hàng trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật”.*

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021

Điều 5. Học phí đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp
1. Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 (kể cả các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động) như sau:
(Bảng biểu, xem nội dung chi tiết tại văn bản)
2. Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 như sau:
(Bảng biểu, xem nội dung chi tiết tại văn bản)
3. Mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 được xác định bằng mức trần học phí quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này nhân (x) hệ số sau đây:
(Bảng biểu, xem nội dung chi tiết tại văn bản)
4. Mức trần học phí đối với đào tạo cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục công lập:
a) Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư như sau:
(Bảng biểu, xem nội dung chi tiết tại văn bản)
b) Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư như sau:
(Bảng biểu, xem nội dung chi tiết tại văn bản)
5. Học phí đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên và đào tạo kỹ năng được các cơ sở giáo dục chủ động tính toán và quy định mức thu theo sự đồng thuận giữa người học và cơ sở giáo dục, bảo đảm tính công khai, minh bạch.
6. Quy định thu học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập: Căn cứ vào quy định chế độ học phí nêu trên tương ứng với từng năm học, đặc điểm tính chất đơn vị, yêu cầu phát triển ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo và điều kiện thực tiễn, Giám đốc các Đại học Quốc gia, Đại học vùng, Hiệu trưởng và Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc cấp Trung ương quản lý chủ động quy định chế độ thu học phí cụ thể đối với các đơn vị, chương trình đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý và thực hiện chế độ công khai, minh bạch cho toàn khóa học. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định về mức học phí cụ thể đối với các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của địa phương.
7. Đối với các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước quản lý trực tiếp, việc quy định thu học phí do tổ chức kinh tế, doanh nghiệp chủ động xây dựng theo các nhóm ngành, chuyên ngành phù hợp trên cơ sở bù đắp chi phí đào tạo và báo cáo về cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp ở trung ương thông qua trước khi thực hiện. Riêng đối với các ngành, chuyên ngành đào tạo được ngân sách nhà nước hỗ trợ thì mức học phí phải áp dụng theo quy định như khung học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nêu tại Điều 5 Nghị định này. Học phí trong các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước quản lý trực tiếp phải được các cơ sở giáo dục công bố công khai cho từng năm học và dự kiến cả khóa học trước khi tuyển sinh. Ngân sách Nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho người học thuộc diện được miễn, giảm học phí đang học tại các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước trực tiếp quản lý tính theo mức trần học phí tương ứng với các chương trình đào tạo đại trà của cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư quy định tại Nghị định này.
8. Học phí đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo phương thức giáo dục thường xuyên áp dụng mức không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng cùng trình độ đào tạo, nhóm ngành, chuyên ngành và nghề đào tạo theo chương trình đào tạo đại trà tại cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chưa thực hiện tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư. Học phí đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác được áp dụng thu theo sự thỏa thuận chi phí giữa cơ sở giáo dục và người học. Không áp dụng chính sách miễn, giảm học phí đối với người học theo phương thức giáo dục thường xuyên và đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại các cơ sở giáo dục thường xuyên.
9. Học phí đào tạo tính theo tín chỉ, mô-đun: Mức thu học phí của một tín chỉ, mô-đun được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành, nghề đào tạo và tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa theo công thức dưới đây:
Học phí tín chỉ, mô-đun = Tổng học phí toàn khóa / Tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa
Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 học sinh, sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số năm học.
10. Học phí đối với chương trình đào tạo chất lượng cao:
a) Học phí của chương trình đào tạo chất lượng cao (kể cả chương trình chuyển giao từ nước ngoài đối với giáo dục nghề nghiệp).
Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập thực hiện chương trình chất lượng cao chủ động xây dựng mức học phí phù hợp cùng với hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để bảo đảm đủ trang trải chi phí đào tạo, trình cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương thông qua trước khi thực hiện và cơ sở giáo dục thực hiện việc công bố công khai trước khi tuyển sinh.
b) Học phí đối với người nước ngoài học ở các cơ sở giáo dục Việt Nam do các cơ sở giáo dục tự quyết định.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021

Điều 5. Học phí đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp
...
5. Học phí đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên và đào tạo kỹ năng được các cơ sở giáo dục chủ động tính toán và quy định mức thu theo sự đồng thuận giữa người học và cơ sở giáo dục, bảo đảm tính công khai, minh bạch.

Từ khóa: Công văn 1918/LĐTBXH-VL, Công văn số 1918/LĐTBXH-VL, Công văn 1918/LĐTBXH-VL của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Công văn số 1918/LĐTBXH-VL của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Công văn 1918 LĐTBXH VL của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 1918/LĐTBXH-VL

File gốc của Công văn 1918/LĐTBXH-VL năm 2018 hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành đang được cập nhật.

Lao động

  • Công văn 2241/TCGDNN-VP năm 2021 về tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành
  • Hướng dẫn 33/HD-TLĐ năm 2021 về tiêu chí thi đua và khen thưởng Phong trào thi đua "Công nhân, viên chức, lao động nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19" do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
  • Công văn 3416/UBND-KGVX năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp do Thành phố Hà Nội ban hành
  • Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2021 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
  • Công văn 2161/TCGDNN-KHTC năm 2021 về cung cấp thông tin xây dựng bản đồ số phục vụ xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành
  • Quyết định 26/2021/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 01/2018/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
  • Công văn 3252/UBND-ĐT năm 2021 về tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động di chuyển, khôi phục sản xuất, kinh doanh an toàn do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
  • Quyết định 3309/QĐ-TLĐ năm 2021 về hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho đoàn viên người lao động đang thực hiện "1 cung đường 2 điểm đến" của doanh nghiệp tại địa bàn các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15/CT-TTg và Chỉ thị 16/CT-TTg do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
  • Kế hoạch 230/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2022-2027"
  • Công văn 7009/VPCP-KGVX năm 2021 về đề xuất các giải pháp hỗ trợ người lao động trong ngành công nghiệp do Văn phòng Chính phủ ban hành

Công văn 1918/LĐTBXH-VL năm 2018 hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

- File PDF đang được cập nhật

- File Word Tiếng Việt đang được cập nhật

Chính sách mới

  • Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
  • Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
  • Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
  • Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Tiêu chí phân loại phim 18+
  • Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
  • Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
  • Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023

Tin văn bản

  • Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
  • Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
  • Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
  • Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
  • HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
  • Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
  • Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
  • Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
  • Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước

Tóm tắt

Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Số hiệu 1918/LĐTBXH-VL
Loại văn bản Công văn
Người ký Doãn Mậu Diệp
Ngày ban hành 2018-05-18
Ngày hiệu lực 2018-05-18
Lĩnh vực Lao động
Tình trạng Còn hiệu lực

Văn bản Được hướng dẫn

  • Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2017 về sửa đổi Quyết định 12/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021
  • Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng do Thủ tướng Chính phủ ban hành

DỮ LIỆU PHÁP LUẬT - Website hàng đầu về văn bản pháp luật Việt Nam, Dữ Liệu Pháp Luật cung cấp cơ sở dữ liệu, tra cứu Văn bản pháp luật miễn phí.

Website được xây dựng và phát triển bởi Vinaseco Jsc - Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý.

NỘI DUNG

  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu
  • Media Luật

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VINASECO

Địa chỉ: Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam - Email: [email protected] - Website: vinaseco.vn - Hotline: 088.66.55.213

Mã số thuế: 0109181523 do Phòng DKKD Sở kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/05/2023

  • Trang chủ
  • Văn bản mới
  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu